Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non

Ở nước ta, việ nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi mầm non luôn được các cấp các ngành quan tâm. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ trước độ tuổi đén trường, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi là chỉ số nhạy cảm nhất về mức sống và sự phát triển của trẻ . Ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, suy dinh dương đang cón chiếm tỷ lệ cao và mang tính chất xã hội cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao của trẻ em trước tuổi đến trường đe dọa sự phát triển đầy đủ nguốn nhân lực của đất nước trong tương lai. Suy dinh dương hay béo phì cũng đều ảnh hưởng không tốt đen trí tuệ của trẻ. Tại Hà Nội, cuộc hội thảo với tiêu đề : “ Nâng cao chất lượng dinh dưỡng – chăm sóc sức khỏe cho trẻ em” bậc học mầm non đã được tổ chức. Nhiều ý kiến của các chuyên viên và giáo viên bậc học mầm non đã có những ý kiến đóng góp và những giải pháp cho vấn đè này đã cho thấy sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm đối với thế hệ tương lai của đất nước.

 Thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, thực hiện nhiệm vụ của Vụ giáo dục mầm non- Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT Hà Nội đã chỉ đạo tích cực, sáng tạo đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non. Ngành giáo dục đã phối hợp với các ban ngành để tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng, phòng chông suy dinh dưỡng cho trẻ, tổ chức cho trẻ các hội thi Bé khỏe- bé ngoan, nuôi dạy con, cô và mẹ nuôi con khỏe ngoan Ngày hội dinh dưỡng, ngày tiêm chủng, ngày vi chất, tháng vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe trẻ em như đầu tư cơ sở vật chất cho trường lớp, xây dựng bếp 1 chiều, tạo môi trường sáng - xanh – sạch cho trường mầm non đã được quan tâm và triển khai mạnh mẽ.

 

doc25 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bảng phân công trong ngày : Người nấu chính, người nấu phụ. Bảng thực đơn theo tuần, bảng tính định lượng từ sống sang chín, bảng định lượng thức ăn, thực đơn công đoàn, 10 nguyên tắc vàng, bếp ăn 5 tốt, nội quy nhà bếp. Thực hiện nghiêm túc việc tính khẩu phần ăn cho trẻ, vệ sinh nhà bếp theo lịch, khi nấu xong phải dọn dẹp sạch sẽ. 
 - Tôi đặc biệt chú ý đến dụng cụ nhà bếp. Các cụ ta đãcó câu : “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Cho nên bát, đũa, thìa phải để trong tủ, thoáng, cao ráo, sạch sẽ và phải sấy hàng ngày. Không dùng bát, đĩa, thìa bằng nhựa.
3.3.4 Vệ sinh môi trường :
 - Hàng ngày, khi sơ chế, chế biến thực phẩm đều có lượng rác thải ra, do đó, số rác đó cần phải đổ đúng nơi qui định, rác ngày nào sử lý ngày đó, không để đến hôm sau làm mất vệ sinh, ô nhiếm môi trường tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển, sinh sôi nảy nở.
 - Rác thải phải cách xa khu chế biến, cống rãnh phải khơi thông, không ứa đọng.
3.4. Biện pháp 4 : Xây dựng thực đơn năng lượng, cung cấp dinh dưỡng cho từng lứa tuổi tại trường :
 - Bữa ăn của trẻ ở trường rất quan trong, chính vì vậy, mà thực đơn của trẻ càn phải phong phú và đa dạng, đặc biệt chú ý đến canxi và khuyến khích sử dụng sữa bột. Tổ bếp phối kết hợp cùng kế toán, phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng xây dụng thực đơn cho trẻ theo tuần, theo mùa. Chọn thực phẩm giàu chất đạm động vật và thực vật bổ xung kết hợp hài hòa theo tỷ lệ, ngoài ra, tôi chú ý số bữa ăn của trẻ trong tuần, trong ngày của từng độ tuổi, từng chế độ ăn phụ ( số bữa chính, số bữa phụ )
 - Chọn các loại rau phù hợp theo mùa
Ví dụ :
+ Mùa xuân : rau cải, , bắp cải 
+ Mùa hè : Rau muống, rau rền, rau mùng tơi, mướp....
+ Mùa thu : Rau cải cúc, bầu...
+ Mùa đông : Su hào, cà rốt, bắp cải....
 - Lựa chọn cách chế biến thứa ăn cho theo lứa tuổi
 Ví dụ :
 + Với nhà trẻ : hường nấu cháo cho các cháu, chúng tôi thường nấu cháo thịt, cháo ngao, cháo tôm, cháo gà.... để kích thích cho trẻ ăn ngon miệng hơn. Khi trẻ ăn được 1-2 tháng đầu, chúng tôi bắt đầu cho trẻ tập ăn cơm nát kết hợp với các loại thức ăn đủ chất dinh dưỡng...
 + Đối với trẻ mẫu giáo : Ăn một thực đơn, chúng tôi luôn chế biến thức ăn cúng với một số loại gia vị để trẻ ăn ngon miệng.
 - Chọn các loại thực phẩm để thay thế :
 Ví dụ :
 + Chất đạm : Phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
 + Chất béo : kết hợp giữa mỡ động vật và dầu thực vật
 + Chất bột đường : Chủ yếu là gạo, có thể thay thế bằng bún hoặc phở 
 + Vi tamin và khoáng chất : Chủ yếu là rau quả tươi, các loại rau có thể thay thế bằng các loại quả như bầu, bí...
- Dưới đây là bảng thực đơn mà chúng tôi đã xây dựng và áp dụng theo mùa
Bảng thực đơn mùa đông ( Tuần 1-3 )
Thứ
Bữa sáng
Bữa chiều
Mẫu Giáo
Nhà trẻ
Bữa chính
Bữa phụ
2
Cơm thịt bò, thịt lợn sốt cà chua. 
Canh cải nấu cá rô
Bún mọc
 ( Cháo tim cật)
Bánh dinh dưỡng
Cơm thịt sốt cà chua. 
Canh cải cúc nấu thịt
Bánh dinh dưỡng
3
Cơm thịt sốt cà chua. 
Canh muống ( Rau ngót) nấu cua
Bánh ga tô cuộn
Sữa Vingo
Cháo chim cút, thịt lợn, đậu xanh, cà rốt
Sữa Vingo
4
Cơm rau củ quả xào thịt 
Canh ngao( trai) thịt nấu chua
Xôi gấc, đậu xanh
 (xôi xéo gà)
Sữa Grow (Hoa quả)
Cơm thịt gà xào nấm hương
Canh bắp cải nấu thịt
Sữa Grow (Hoa quả)
5
Cơm thịt gà, thịt lợn om nấm. 
Canh bí nấu tôm đồng
Bánh Mỳ ngọt
Sữa Vingo
Mỳ tôm (gạo) nấu thịt lợn, rau cải 
Sữa Vingo
6
Cơm tôm, thịt sốt cà chua. 
Canh củ quả( bắp cải, cà rốt) nấu thịt
Mỳ thịt lợn, thịt bò, bắp cải, cà rốt.
Sữa Grow
Cơm thịt bò sốt cà chua. 
Canh xu hào nấu thịt
Sữa Grow
7
Cơm trứng thịt hấp nấm 
Canh rau cải cúc nấu thịt
(Cháo trai, thịt lợn, bí đỏ, đậu xanh)
Cháo thịt gà, bí đỏ, đậu xanh
Sữa Vingo
Sữa Vingo
Bảng thực đơn mùa đông ( Tuần 2-4 )
Thứ
Bữa sáng
Bữa chiều
Mẫu Giáo
Nhà trẻ
Bữa chính
Bữa phụ
2
Cơm thịt, trứng chim cút kho tàu. 
Canh củ quả nấu thịt
 ( Cháo trai)
Bún thịt mọc
Bánh dinh dưỡng
Cơm thịt sốt cà chua. 
Canh xu hào nấu thịt
Bánh dinh dưỡng
3
Cơm tôm, thịt hấp nấm. 
Canh rau cải nấu ngao ( cua)
Bánh ga tô cuộn
Sữa Grow
Phở thịt lợn, thịt gà
Sữa Grow
4
Cơm thịt bò, thịt lợn xào củ quả
Canh đậu thịt nấu chua
Xôi khoai môn
Xôi trắng, thịt kho tàu
Sữa Vingo(Hoa quả)
Cơm thịt bò hầm củ quả
Canh riêu thịt
Sữa Vingo (Hoa quả)
5
Cơm cá thịt kho 
Canh rau ngót( bắp cải) nấu thịt
Bánh Mỳ ngọt
Sữa Grow
Cháo tim cật, đậu xanh, bí đỏ 
Sữa Grow
6
Cơm đậu thịt sốt cà chua
Canh rau muống( cải cúc) nấu thịt
Mỳ gạo, thịt nấu rau cải, 
Sữa Vingo
Mỳ gạo, thịt nấu rau cải
Sữa Vingo
7
Cơm thịt gà, thịt lợn rim
Canh bí nấu thịt
(Cháo cá, thịt lợn, bí đỏ, đậu xanh)
Cháo thịt lợn, bí đỏ, đậu xanh
Sữa Grow
Sữa Grow
Bảng thực đơn mùa hè ( Tuần 1-3)
Thứ
Bữa sáng
Bữa chiều
Mẫu Giáo
Nhà trẻ
Bữa chính
Bữa phụ
2
Cơm trứng thịt hấp nấm 
Canh đậu thịt, thả giá nấu chua
 Cháo cá, thịt lợn, bí đỏ đậu xanh.
(Mỳ gạo, nấu cua, rau cải.)
Bánh dinh dưỡng
Cháo cá, thịt lợn, bí đỏ, đậu xanh
(Mỳ gạo, nấu cua, rau cải.)
Bánh Calci
3
Cơm thịt bò, thịt lợn kho tàu
Canh cua nấu mướp, rau mồng tơi
Bánh ga tô cuộn
Sữa Grow
Bún thịt nấu chua
Sữa Grow
4
Cơm cá thịt viên tuyết hoa
Canrau muống nấu tôm
Mỳ tôm nấu thịt bò, thịt lợn, cà rốt. Sữa Vingo (Hoa quả)
Cơm - thịt bò hầm cà chua
Canh rền nấu thịt
Sữa Vingo (Hoa quả)
5
Cơm thịt bò, thịt lợn xào củ quả
Canh tiêu thịt nấu chua
Bánh Mỳ ngọt
Sữa Grow
Phở gà 
Sữa Grow
6
Cơm tôm thịt hấp nấm
Canh rau rền nấu thịt
Bún riêu cua 
Sữa nguyên kem Vingo
Cơm chả thịt viên
Canh rua cải nấu thịt
Sữa nguyên kem Vingo
7
Cơm thịt sốt cà chua
Canh rau ngót nấu thịt
Cháo thịt lợn, bí đỏ, đậu xanh
Sữa Grow
Sữa Grow
Bảng thực đơn mùa hè ( Tuần 2-4 )
Thứ
Bữa sáng
Bữa chiều
Mẫu Giáo
Nhà trẻ
Bữa chính
Bữa phụ
2
Cơm thịt lợn, trứng cút kho tàu
Canh rau ngót nầu thịt
Mỳ tôm thịt lợn rau cải
Bánh Calci
Cơm thịt lợn rim. 
Canh rau cải nấu thịt
Bánh Calci
3
Cơm Cá thịt sốt cà chua. 
Canh bầu ( mồng tơi) nấu tôm
Bánh ga tô cuộn
Sữa nguyên kem Vingo
Bún thịt mọc
Sữa nguyên kem Vingo
4
Cơm tôm thịt hấp nấm
Canh rau cải nấu trai ( ngao)
Cháo thịt lợn, thịt bò nấu cà rốt, đậu xanh
( Mỳ gạo, nấu thịt lợn rau cải)
Cơm thịt lợn sốt cà chua
Canh rau muống nấu thịt
( Mỳ gạo, nấu thịt lợn rau cải)
Sữa Grow (Hoa quả)
5
Cơm thịt gà, thịt lợn om nấm. 
Canh rau rền nầu tôm đồng
Bánh Mỳ ngọt
Sữa nguyên kem Vingo
Cháo tôm, thịt, bí đỏ 
Sữa nguyên kem Vingo
6
Cơm giá xào thịt lợn, thịt bò
Canh riêu cua
Phở thịt lợn, thịt gà
Sữa Grow
Cơm thịt gà rim 
Canh mồng tơi nấu tôm
Sữa Grow
7
Cơm đậu thịt sốt cà chua
Canh rau cải nấu thịt
Cháo trai đậu xanh
Sữa nguyên kem Vingo
Sữa Vingo
Khi xây dựng khẩu phần ăn của trẻ, tôi luôn chú ý đủ về chất lượng và số lương 
- Đảm bảo cân đối các chất P:L:G
- Đảm bảo dinh dưỡng, năng lượng đưa vào cơ thể
- Đảm bảo bữa chính 70%, bữa phụ 30 % ( đối với MG ), đối với nhà trẻ : bữa chính 45 %, bữa phụ 45 %.
- Cân đối giữa đạm động vật và đam thục vật là 50 – 50 %
3.5. Biện pháp 5: Phương pháp chế biến món ăn để nâng ca chất lượng các bữa ăn cho trẻ. 
- Muốn cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất thì khâu chế biến món ăn rất quan trong. Khi công việc giao nhận thực phẩm đã hoàn tất, tôi bắt tay và sơ chế và chế biến thực phẩm. 
 + Khi sơ chế thực phẩm, chú ý nơi sơ chế phải sạch sẽ, các dụng cụ để gọn gàng, và chú ý cách chế biến các loại thực phẩm
 + Với các loại rau : loại bỏ các phần không ăn được, rửa sạch và ngâm, vớt ra để ráo nước, các loại rau không nên để lâu mới nấu vì sẽ mất vị vitamin của rau. 
 + Với rau mồng tơi và bầu : Khi nấu không nên đun lâu sẽ làm nồng và mất vitamin
 + Với rau muống khi ta nấu mà cho me, muỗm.. vào thì ăn rất ngon miệng nhưng thực chất thì chát axit có trong quả chua sẽ làm mất lượng lớn vitamin trong rau khiến trẻ ăn rất ngon song lại không có chất dinh dưỡng.
 + Món canh thập cẩm : Trẻ rất thích ăn món này vì có nhiều màu sắc hấp dẫn. Màu đỏ của cà rốt, màu vàng của khoai tây, màu xanh của su hào, súp lơ Thật thơm ngon khi nấu chín rồi ta cho ít rau mùi và hành hoa vào làm tăng thêm vị và thơm của canh.
 + Canh bí đỏ, đõ xanh nấu thịt lợn là món mà trẻ hứng thú nhất sau món canh thập cẩm. Bí đỏ rất ngon lại có màu vàng hấp dẫn cùng đỗ xanh và thịt lợn giúp món canh vừa lạ vừa ngon mà trẻ cũng ăn hêt khẩu phần ăn của mình.
 + Canh rau cải nấu cá rô là món canh lúc đầu chúng tôi tưởng trẻ sẽ khó ăn và sợ ăn ví có các tanh nên khi chế biến để hạn chế độ tanh của các chúng tôi đã cho cá vào rán, rối gỡ lấy thịt, sau đó xào cá cùng với gia vị cho vừa vặn, ngọt. Cuối cùng mới đổ cá đã nấu đó vào xoong canh rau cải rồi bắc ra ngay, làm như vậy canh sẽ không bị nồng mà vẫn giữ nguyên được vị ngọt của rau và các làm trẻ thấy lạ miệng và ăn rất ngon.
- Với các loại thịt : Các cháu ở mẫu giáo còn nhỏ, răng cưa hoàn thiện có độ chắc chắn nên khi chế biến chúng tôi đều phải băm nhỏ, xay nhỏ hoặc thái hạt lựu cho trẻ dễ ăn.
- Với thịt lợn : Đa phần trẻ rất thích món thịt kho tàu với trứng chim cút vì món này có màu nâu cánh dán và vị ngọt đặc trưng làm trẻ thích thú. Khi nấu món này, để có màu cánh gián và vị ngọt của đường thì lúc ta chưng nước hàng, cho một chút nước vào đường làm tan ra sau đó mới cho lên bếp chưng như vậy, đường chuyển thành màu nâu nâu cánh gián rồi những vẫn còn vị ngọt của đường. Nếu ta không làm như vậy thì nước hàng sẽ có màu đen và có vị đắng làm mất hương vị củ món này. Thịt lợn đem xay nhỏ, ta ướp gia vị vào thịt để cho ngấm sau đó cho nước hàng sâm sấp với thịt và cho lên bếp đun nhỏ lửa đến khi chín mềm.
- Với thịt bò : Trẻ đặc biệt hứng thú với các món thịt bò xào quả có màu sắc hấp dẫn như màu đỏ của cà rốt, màu xanh của súp lơ, su hào, su su Tất cả các loại nguyên liệu này đều được thái hạt lựu, tỏi đập dập cho mỡ vào phi thơm lên sau đó cho thịt vào đảo qua. Đổ thịt bò ra, ta lấy nước mỡ và thịt vừa xào qua đó cho củ, quả xào cho tới khi chín mềm. Cuối cùng, đổ thịt bò vào với củ quả, bắc ra ăn ngay lúc còn nóng là rất tốt lại ngon.
 Món thịt bò hầm khoai tây, cà rốt là món mà trẻ cũng thích ăn nhất. Thông thường trẻ không thích ăn khoai tây, để trể ăn ngon món này, khi chế biến, ta nên ướp khoai tây, cà rốt với hạt nêm một lúc cho khoai tây và cà rốt giòn và ngấm gia vị. Khi hầm với thịt bò, phần ngột của thịt bò sẽ ngấm vào khoai tây và cà rốt làm cho trẻ khi ăn vừa ngọt lại vừa thơm hương vị của hai loại củ này khiến trẻ ăn ngon mà không sợ ăn khoai tây nữa.
- Với thịt gà : Món thịt gà om nấm rất hợp khẩu vị của trẻ. Thịt gà lọc bỏ xương, phần thịt cho xay nhỏ, nấm hương ngâm nước cho nở sau đó băm nhỏ, nước ngâm nấm hương chắt lại nước trong để cho vào thịt gà đem om. Thịt gà cho ướp gai vị cùng nấm hương cho ngấm, cho nước nấm vào đun nhỏ lửa cho đến khi thịt chín mềm.
- Với cá : Trẻ rất sợ đồ tanh nên tôi đặc biệt chú ý khi sơ chế cá. Cá cần được làm sạch, sau đó lọc sống, cho xắt ra từng khúc, cho vào rán đến khi chín bắc ra gỡ lấy phần thịt rồi còn cho vào rang ruốc, rim mắm hoạc sốt cà chua.
 Ví dụ : Khi nấu món xào thập cẩm, nếu nấu cho người lớn thường thái rau to, xào tái, cho thêm hạt tiêu vào cho có vị ngọt của rau, vị cay của hạt tiêu nhưng nếu nấu cho trẻ nhỏ, chúng tôi phải nấu chín mềm cho trẻ ăn dễ nuốt và kgoong có hạt tiêu vào xào vì trẻ không thể ăn cay.
3.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác theo dõi, chăm sóc cho trẻ bị suy dinh dưỡng :
 Mỗi năm, cứ dịp đầu năm, tổ nuôi chúng tôi luôn tìm hiểu về tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng để nghiên cứu các biện pháp cũng như điều chỉnh các chế độ, cách chăm sóc cho các trẻ bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng có rất nhiều lí do, chủ yếu là do nuôi dưỡng kém, như ngay từ đầu bé, mệ không có sữa hoặc thiếu sữa phải nuôi nhân tạo trẻ, từ bé người nhà đã cho bé ăn dặm quá sớm ( dưới 4 tháng tuổi ) và cho ăn không đủ chất dinh dưỡng, cai sqax cho trẻ quá sớm ( dưới 1 năm ).
 Phần nhiều cũng do tình trạng kiêng khen vô lý, bắt trẻ ăn cháo muối hoặc ăn bột, ăn cháo với ít nước mắm, mì chính kéo dài trong và sau các đợt bị tiêu chảy của nhiều bà mẹ cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
 Ngoài ra, ta phải kể đến các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, h gà, viêm phổi, lao, hội chứng lỵ,.. làm cho cơ thể trẻ suy yếu, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng dễ làm trẻ bị suy dinh đưỡng. Ngược lại, trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể yếu, sức đề kháng với bệnh tật giảm nên rất dễ mắc những bệnh nhiễm khuẩn và bị bệnh nặng, dễ tử vong. Vòng luẩn quẩn suy dinh đưỡng- bệnh nhiễm khuẩn càng làm tình trạng suy dinh dưỡng nặng thêm và việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn càng trở nên phức tạp, khó khăn.
 Như vậy, đâu phải chỉ trẻ em nhà nghèo thiếu ăn bị suy dinh dưỡng, mà bệnh có thể xảy ra cả ở con em những gia đình khá giả thừa ăn nhưng nuôi không đúng phương pháp, cho trẻ ăn uống không hợp lý, hoặc do kiêng khem vô lý trong và sau những lần trẻ bị bệnh, nhất là sau đợt tiêu chảy.
- Các dấu hiệu dễ thấy nhất để phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng là :
 + Trẻ không lên cân mà còn sụt cân
 +Lớp mỡ dưới da mỏng, cơ thể gầy yếu, bắp thịt nhẽo
 + Trẻ biếng ăn, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, tóc thưa, đẽ rụng, mỏi mệt, lờ đờ, có thể bị phù nề, ngoài ra có những đám sắc tố , lở loét.
 Ngoài ra, có thể thấy gan trẻ to ra vì thoái hóa mỡ, mắt bị khô hoặc viêm loét giác mạc do thiếu vitamin A. Phần lớn trẻ suy dinh dưỡng bị thiếu vitamin A dẫn đến khô, loét giác mạc ở các mức độ khác nhau, nếu nặng có thể gây mù lòa.
 Hiện nay, tình trạng suy dinh dưỡng có rất nhiều ở cả thành phố và nông thôn. Đây là vấn đè mà toàn xã hội đều đang quan tâm và mong hạn chế đén múc cao nhất. Chính vì vậy, việc chăm sóc cho trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng được nhà trường và các bậc phụ huynh học sinh rất để tâm đến và sát sao hàng ngày.
 Năm học vừa qua, chúng tôi trao đổi, bàn bạc cùng đưa ra các món ăn để kích thích cho trẻ bị suy dinh dưỡng : Tăng dầu mỡ khi chế biến các món ăn, nấu đặc hơn, tăng cường các chất dinh dưỡng khi chế biến như : thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng . Do đó, khi chế biến phải chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn nhạt và không thích có mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ. Tôi đã tìm hiểu sách báo, ti vi và nên mạng internet để tìm hiểu nhiều món ăn dành cho trẻ suy dinh dưỡng để kích thích trẻ ăn ngon hơn, ăn nhiều hơn, món canh củ quả, trứng rán, canh ngao nấu chua, phở gà xé phay. Những bữa ăn có những món mới, trẻ ăn ngon hơn. Các cháu suy dinh dưỡng ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn các bữa ăn khác.
 Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp với bố mẹ của các cháu bổ sung thêm nhiều bữa ăn nhỏ khi con ăn ở nhà, đặc biệt chú ý cho các cháu uống thêm các loại sữa bột có hàm lượng dinh dưỡng để bổ sung thêm dưỡng chất cho trẻ. Qua đó, bố mẹ, tôi tìm hiểu về sở thích, tính cách của trẻ để hiểu thêm hơn các cháu và tìm hiểu thêm các món ăn mới bổ sung vào thực đơn của trẻ.
 3.7. Biện pháp 7: Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ - chuyên môn :
 Mỗi trẻ sẽ có sở thích cũng như chế độ dinh dưỡng cần thiết khác nhau. Tôi thường xuyên lắng nghe ý kiến đóng góp của giáo viên cũng như các bậc phụ huynh để củng cố chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thiện khả năng chế biến món ăn của bản thâm. Ngoài lắng nghe ý kiến của mọi người, tôi thường xuyên xem sách báo, các chương trình chuyên đề về nấu ăn trên ti vi Để tìm hiểu thông tin về các món ăn mới, tôi sưu tầm lại và ghi lại vào một quyển sổ tư liệu riêng của bản thân, coi đó là sổ nhật kí nấu nướng của bản thân. Tìm hiểu xong, tôi bắt tay và nấu thử các món đó, rồi tự cải tiến các loại gia vị, cách nấu sao cho phù hợp với trẻ.
 Ngoài tìm hiếu các loại sách báo, tôi thường len mạng internet, tìm trên các trang về nấu ăn để tìm hiểu về các món ăn pha chế nấu cho trẻ. Tôi thường xuyên tìm đọc các trang về dinh dưỡng, tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng hay mắc bệnh béo phì, cùng các loại dinh dưỡng phù hợp với những trẻ đó để có cách chế biến món ăn sao cho hợp lí, kích thích trẻ ăn ngon, phụ huynh tin tưởng khi gửi con ăn bán trú tại trường.
 Ví dụ : Tìm hiểu trên mạng Internet, tôi tìm hiểu rất kỹ tháp dinh dưỡng của trẻ.
 Ngoài ra, tôi cũng được BGH cho tham gia các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức. Bản thân luôn học hỏi được các trường bạn những kinh nghiệm bổ ích để về trường có thể áp dụng những gì hay tại đơn vị của mình.
 Hàng tháng tổ nuôi chúng tôi cùng thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại tổ của mình để cùng nhau trao đổi, rút kinh nghiệm để cùng nhau chế biến những món ăn bổ dưỡng cho trẻ
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm :
Chất lượng bữa ăn tại trường cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi thực đơn theo mùa đảm bảo đủ lượng và chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. 
Nhà trường thực hiện tốt mô hình phòng chống suy dinh dưỡng như thông qua việc khám sức khỏe, cân đo theo dõi biểu đồ, tiêm chủng phòng bệnh. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, kết hợp lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ qua các hoạt động như tổ chức bữa ăn, các hoạt động khác trong ngày cho trẻ tại trường mầm non
III. Kết thúc vấn đề
1. Kết luận :
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển về các mặt : Đức – trí – thể - mỹ . Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền móng vững chắc để chuẩn bị đủ mọi điều kiện tốt cho trẻ vào lớp 1.
2. Bài học kinh nghiệm :
 Từ việc áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe cho trẻ ở mầm non, tôi rút ra một số bài học sau :
Mỗi cô nuôi phải làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức về chất lượng dinh dưỡng cho trẻ, thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như trong chế biến món ăn để cung cấp đủ chất cho trẻ cũng như giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng.
Tăng cường công tác vệ sinh khu bếp, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường .
Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để theo dõi sức khỏe của trẻ, phòng chống dịch bệnh, chú trọng tủ lệ các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
Làm tốt công tác tuyên truyền với cộng đồng và xã hội về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho nhà bếp.
Luôn luôn học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ với các đồng chí giáo viên, nhân viên trong tổ, trong trường cùng đội ngũ cô nuôi từ đó khắc phục khó khăn trong các chế biến đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
3. Kiến nghị - đề xuất:
Để nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn cho trẻ, bản thân chúng tôi ngoài trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ tay nghề, chúng tôi cũng luôn đề cập với các cấp lãnh đạo một số vấn đề như sau :
Đề nghi cấp trên tăng cường mở các buổi hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệp, các cách chế biến món ăn giiax các cô nuôi trong trường mầm non để từ đó củng cố, mở rộng, nâng cao thêm trình độ nấu ăn cũng như cách chế biến món ăn cho trẻ.
Đề nghị BGH cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ bếp ăn cho các cháu .
Riêng với cô nuôi, mỗi cá nhân cần tích cự học hỏi hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân nhằm chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu tốt hơn.
 Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã thực hiện trong quá trình áp dụng đề tài. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp trên và của các đồng nghiệp.
Tôi xin trân thành cảm ơn ! 
IV- tµi liÖu tham kh¶o
1. Tài liệu bồi dưỡng giáo dục mầm non 2000- 2008
2. Hướng dẫn chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Giáo dục mầm non
3. Chương trình chăm sóc giáo dục của các đội tuổi, nhà trẻ, mầu giáo mầm non 2000-2005
4. Các tập san, tạp chí giáo dục mầm non .
5. Các kênh thông tin, tuyên truyền về chất lượng dinh dưỡng nâng cao bữa ăn cho trẻ.
6. Sách chiến lược giáo dục đến năm 2020.
7. Sách tỉ lệ dinh dưỡng trong các bữa ăn cho trẻ.
8. Các văn bản quy định về VSAT thực phẩm của Bộ y tế và Bộ giáo dục.

File đính kèm:

  • docChăm sóc nuôi dưỡng_ Ngô Thị Cẩm Vân_ MN Tuổi Hoa.doc.doc
Sáng Kiến Liên Quan