Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy giải Toán có lời văn Lớp 3

1. Xuất phát từ thực tiễn dạy học.

- Người giáo viên không phải chỉ là một người thợ làm theo những thao tác một cách máy móc mà phải phấn đấu tìm tòi, suy nghĩ những phương pháp tốt nhất và phấn đấu trở thành giáo viên giỏi. Người giáo viên dạy giỏi phải có năng lực và nghiệp vụ sư phạm để học sinh phát huy tới đa năng lực suy nghĩ, nhận xét sáng tạo và cẩn thận của mình.

Để phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học được tiến hành theo hướng lấy học sinh làm trung tâm chủ thể của hoạt động học. Thầy giáo là nhân tố quyết định chất lượng nhà trường, là người tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động của học sinh nên người giáo viên phải biết sử dụng hợp lý và có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật trong dạy học.

2. Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu lý luận.

- Ngày nay việc dạy toán ở tiểu học không chỉ hạn chế ở việc rèn luyện kỹ năng kỹ xảo tính toán, đo đạc mà còn trang bị cho học sinh một số kiến thức lý thuyết, không những kiến thực cụ thể mà cả những kiến thức trừu tượng.

-Trong dạy học toán ở tiểu học, giải toán có lời văn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách củng học sinh tiểu học giải toán giúp chọ sinh củng cố, vận dụng kién thức, kỹ năng về học toán đồng thời giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm, khắc phục thiếu sót.

 

doc20 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 19849 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy giải Toán có lời văn Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là nhân, giảm đi số lần là chia và chỉ có một phép tính duy nhất nên hs không gặp khó khăn lắm trong quá trình giải toán.
Trong sáng kiến này tôi muốn đề cập đến một số dạng toán hợp cơ từ 2 đến 3 phép tính.
1. học sinh thường lúng túng trong việc tón tắt đề bài.
* Nguyên nhân:
Hs khong đọc kỹ đề bài, đặc biệt là những em học kém, chưa hiểu dạng đề bài vì vậy không tóm tắt đựơc bài toán.
- Cũng có những lúc trong 1 tiết dạy lượng bài hơi nhiều sợ không đủ thời gian nên gv chưa hướng dẫn tỉ mỉ và chưa quan tâm đến mọi đối tượng hs có lúc giáo viên đưa câu hỏi, gợi mở quá sớm không phát huy được sự suy luận của hs hoặc đưa ra câu hỏi không sát với nội dung bài nên một số hs yếu không trả lời được dẫn đến tình trạng nhàm chán, căng thẳng hoặc có thể một số hs không cần tóm tắt mà làm bừa bài tóan nên giáo viên không bao quát hết.
+ Biện pháp.
giáo viên cần yêu cầu hs đọc kỹ đầu bài đưa ra hệ thống câu hỏi dành cho cả đối tượng: giỏi, khá , trung bình, yếu đặc biệt những hs yếu cần có những câu hỏi gợi mở và cụ thể hơn
Ví dụ:
Bài 1 (50) Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu bưu ảnh?
Đối với hs khá giỏi, gv có thể cho hs tự tóm tắt sau đó nêu miệng cách tóm tắt hoặc đưa ra cách tóm tắt dễ hiểu nhất
- Đối với hs trung bình gv cần đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý bài toán cho biết gì? và hỏi gì? y/c hs tóm tắt ngắn gọn hoặc hỏi: Anh có bao nhiêu bưu ảnh, số bưu ảnh của em biết chưa, cả 2 anh em có bao nhiêu bưu ảnh.
- Đối với hs yếu kém, gv cần cho hs đó đọc lại đề toán 1 lần nữa rồi đặt câu hỏi gợi mở, Anh có bao nhiều bưu ảnh?
Số bưu ảnh của em như thế nào. So với số bưu ảnh của anh?
Bài toán yêu cầu tìm gì?
Cuối cùng cho từng đối tượng hs nêu cách tóm tắt của mình.
Sẽ có hs tóm tắt là:
Anh có: 15 bưu ảnh
Enm có: ít hơn anh 7 bưu ảnh
Cả hai anh em....bưu ảnh
Lúc này giáo viên lại hd cho hs nhận xét và sửa tóm tắt cho chính xác ngắn gọn và dễ hiểu nhất.
Tóm tắt:
Anh: 15 bưu ảnh
Em: ít hơn 4 bưu ảnh ?bưu ảnh
Hoặc:
Anh 15 Bưu ảnh
Em: 7 bưu ảnh ?bưu ảnh
* Với dạng toán giải bằng hai phép tính nhưng có nhiều dữ kiện phức tạp hơn
VD: bài 1 (52) : Một bến xe có 45 ô tô. Lúc đầu có 18 ô tô rời bến, sau đó có thêm 1 ô tố nữa rời bến. Hỏi bến xe đó còn lại bao nhiêu ô tô?
Hd hs tóm tắt
Cách 1:
Có : 45 ô tô
Rời bến làn 1 : 18 ô tô
Rời bến lần 2 : 17 ô tô
Còn lại : ?ô tố
Cách 2
 45 ô tô
 1 8ô tô 17 ô tô còn ? ô tô
- Theo 2 cách tóm tắt này gv phải hướng dẫn cho hs biểu được rời bến có nghĩa là trừ đi.
* Dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị
Dạng 1:
Ví dụ: Bài 2 (128) có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao có bao nhiêu kg gạo?
Hướng dẫn hs tóm tắt
7 bao : 28 kg
5 bao : kg ?
Hướng dẫn hs hiểu 28 kg đựng đèu trong 7 bao ? có nghĩa là 7 bao đựng đựoc 28kg? để tránh hs hay toán tắt kiểu:
28L 7bao
5bao: ? kg
* Dạng 2: 
Vi dụ: Bài 2 (167) Có 45 học sinh xếp thành 9 hàng đều nhau Hỏi có 60 học sinh thì xếp được bao nhiêu hàng như thế?
Hướng dẫn tóm tắt:
45 học sinh: 9 hàng
60 học sinh: ? hàng
Với dạng toán này giáo viên cần hướng dẫn hs xác định dạng toán rút về đơn vị dạng 1 hay dạng 2 để tóm tắt và định hướng cách giải.
(T176) Ví dụ: Một cửa hàng có 1245 cái áp ,cửa hàng đã bán 1/3 số áo hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu áo.
- Với dạng này hs yếu kém thường không hiểu đã bán 1/3 là gì? hoặc chỉ cần thực hiện phép chia 1245: 3 là ra kết quả số áo còn lại nêu giáo viên phải hướng hs cách toám tắt nào cho dễ hiểu nhất.
 1.245 cái áo
đã bán còn lại
- GVHD: toàn bộ đoạn thẳng là số áo của cửa hàng có (1245 áo) hỏi Hs: Cửa hàng đã bán baonhiêu áo ? HSTL: đã bán đi 1/3 số áo
Hướng dẫn: Bán đi 1/3 có nghĩa là chia số đó ra làm 3 phần bằng nhau và bán đi 1 giờ, còn lại 2 phần như tóm tắt.
Hs nhìn vào sơ đồ sẽ thấy mình tìm số đó còn lại phần tìm số khác đã bán trước.
 Qua một số ví dụ cụ thể trên chúng ta thấy việc phân tích đề bài là một vấn đề rất quan trọng, phân tích cho hs hiểu được vào dề là từ tư duy cụ thể trực quan qua phân tích để hs biết tư duy trừu tượng khi đã thấy được cái đã cho, cái cần tìm thì hs tóm tắt bài toán sẽ nhanh về chính xác luôn.
2. Hs thường khó khăn khi xác định hướng giải.
Nguyên nhân:
- Hs không nắm được mối liên hệ giữa các giữ kiện
- Do hs không đọc kỹ đề bài nên chưa hiểu nội dung bài nói gì?
Khi đọc bài toán học sinh chưa đọc kỹ phần các dữ kiện có liên quan đến nhau "cái này so sánh với cái khi như thế nào" hoặc hs không hiểu phần bài toán hỏi gì nên khi xác định hướng giải.
Có khi có những bài toán có nhiều dữ liệu liên quan đén nhau những hs yếu nếu không đuợc phân tích kỹ sẽ chẳng hiểu gì.
-Từ không hiểu gì dẫn đến không tóm tắt được bài toán 
- Từ những vấn đề trên nên hs khó tìm ra hướng giải.
Biện pháp.
- Hs phải đọc kỹ đề bài, nhất là những hs yếu trước khi hỏi hướng giải phải cho em đó đọc lại đề bài lần nữa để từ đó nắm chắc đựoc môi quan hệ giữa các giữ kiện của đầu bài với yếu tố phải tìm.
- Gv hướng dẫn hs tóm tắt bài toán bằng cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất (thường là tóm tắt bằng trực quan sơ đồ để từ đó hs tìm ra hướng giải) .
- Hướng dẫn hs xác định rõ đã biết được gì và trong phần đã biết đó thì hai dữ kiện đã biết có liên quan với nhau như thế nào. Cái nào đã biết cụ thể rồi, cái nào cần tìm trứơc sau đó mới xác đinh sau bài toán hỏi gì, (yêu cầu tìm gì). Qua đó hs sẽ xác định được các phép tính cụ thể cho từng phần của bài,
- Khi hướng dẫn hs giải toán có lời văn gv cần cho hs đọc kỹ đề bài, trong những dạng toán không giống toán mẫu giáo viên phải hướng dẫn, gợi mở đẻ giúp hs định hướng bài toán đó thuộc dạng toán nào đã học từ đó hs sẽ hình dung ra cách giải đã học.,
Với hs không giải đựoc bài toán gv không làm thay mà phải gợi ý, hd bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, như: Bài toán hợp này được gộp của hai dạng toán nào hs dể nêu được thì gv nêu dạng một là tìm một trong các phần bằng nhau của một số vậy phải làm bằng phép tính gì?
Dạng 2 là toán tìm tổng hoặc tìm hiệu. Vậy phải làm bằng phép tính gì? (cộng hoặc trừ)
Chú ý gv cần đinh hướng những câu hỏi phải có nội dung phù hợp với tất cả đối tượng hs.
Ví dụ:
Bài 3 (161) Lần đầu người ta chuyển 27150 kg thóc vào kho lần sau chuyển được số thóc gấp đôi lần đầu. Hỏi cả hai lần chuyển vào kho đuợc bao nhiêu kg thóc?
- Gv gọi 2 - 3 học s đọc bài toán, lớp đọc thầm
-HD hs trung bình và yếu cách tóm tắt bằng các câu hỏi gợi ý để giúp hs đưa ra được tóm tắt.
Lần đầu: 27150 kg
Làn sau: gấp đôi lần đầu kg
Hoặc Lần đầu: 27180kg
Lần sau: kg
Sau đó gv đặt câu câu hỏi gợi ý riêng cho từng đối tượng
* Đối với hs khá giỏi
- Bài toán này thuộc dạng toán gì? (Bài toán giải = 2 phép tính)
Nói gộp của những dạng toán nào? (gộp của dạng toán gấp 1 số lên nhiều lần và dạng toán tìm tổng)
* Đối với hs tb - yếu
Bài toán cho biết gì?
Số thóc chuyển lần đầu là bao nhiêu?
Số thóc chuyển lần sau như thế nào so với số thóc chuyển lần đầu?
- Gấp đôi là làm bằng phép tính gì? (phép nhân)
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tính số thóc cả hai lần chuyển ta phải tìm gì truớc?
(phải tìm số thóc chuyển lần đầu)
- Khi đã tìm được số thóc chuyển lần sau, ta phải làm phép tính gì nữa để tìm số thóc chuyển cả 2 lần?
(làm phép tính cộng)
- Lấy cái gì cồng với cái gì? (Lấy số thóc lần đầu chuyển cộng với số thóc chuyển lần sau vừa tìm được.
* Đối với hs thường gặp khó khăn chủ yếu là: khó nhận thức được mối quan hệ cảu cái đã cho trong dữ kiện của bài toán hợp khong biết phải làm gì trước khi đi tìm cái bài toán hỏi.
- Vì vậy đối với hs yếu kém gv cần chỉ vào tóm tắt và giải thích rõ mối quan hệ của các đã cho biết.
- Sau đó có thể cho hs tự làm bài sau khi đã hướng dẫn kỹ để sau đó nhận xét cái học sinh đã làm tốt và yếu còn chưa làm được để động viên khuyến khích học sinh làm cho hs có hứng thú giải bài toán khác.
- Nếu hs đã làm đúng ở trên bảng thì cần cho hs yếu kém nhắc lại nhiều lần phần trình bày lời giải.
3. Học sinh còn lúng túng trong việc trình bày lời giải cho các phép tính
* Nguyên nhân.
- Gv chưa quan tâm hướng dẫn chu đáo cho hs trong việc đặt lời giải ở dạng toán có lời văn.
- Do hs không đọc kỹ đề bài nên không hiểu bản chất của bài toán. còn áp dụng, dập khuôn máy móc với các bài giải mẫu. Chưa hiểu bài toán cho biết bì, bài toán hỏi gì.
- Hs không hiểu trình bày phải tìm cái gì trước, cái gì sau trong toán hợp nên dẫn đến phép tính đúng mà lời giải sai hoặc lời gải chưa rõ ràng thiếu tính chính xác.
- Do chưa thạo và hiểu tiếng phổ thông ( đối với hs dân tộc) hoặc chưa hiểu rõ ngôn ngữ trong toán học. Do trình độ diễn đạt kém ít được rèn luyện nêu lời giả còn dài dòng, lủng củng, thiếu hoặc thừa chưa đúng trọng tâm.
* Biện pháp.
- Yêu cầu hs phải đọc kỹ đề bài để hiểu rõ đựoc nội dung bài toán, giải thích rõ cho hs yếu kém phần nội dung câu hỏi mối liên quan giữa các đã biết cụ thể và cái chưa biết cụ thể ( như hơn, kém, bằng một phần mấy hoặc gấp mấy lần) và cuối cùng là đi tìm cái gì?
- Gợi ý hs có thể dựa vào tóm tắt phần cho biết và phần hỏi để đưa ra lời giải cho chính xác.
- Cho hs tập trình bày từ dạng đơn giản nhất, thực tế nhất đối với hs yếu kém)
- HD được ra lời giải phải ngắn gọn, đầy đủ, cụ thể, chính xác
- Y cầu hs tìm cái gì thì đặt lời giải đó.
- Khi học sinh không đặt được lời giải gv không trả lời hộ mà cần đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý để hs tự nêu lời giải
- Gv có thể đưa ra tình huống sai, lời giải sai với phép tính) hoặc lời giải lủng củng còn thiếu - yêu cầu học sinh phát hiện rồi sửa.
Ví dụ:
Bài 2 (167)
Có 45 hs xếp thành 9 hàng đều nhau: Hỏi có 60 học sinh thì xếp được bao nhiều hàng như thế?
- Trước tiên yêu cầu hs đọc kỹ đề bài.
- Yc hs suy nghĩ nêu cách tóm tắt bài toán
Tóm tắt
 45 hs : 9 hàng
60 hs : hàng?
- Trước tiên gv hỏi muốn tính xem 60 hs xếp được bao nhiêu hàng thì ta phải tính gì trước?
(Tính xem 1 hàng xếp được bao nhiêu hs)
- Hs có thể đặt lời giải là:
Số hs xếp được là (hs xếp được là)
- Ta thấy lời giải ngắn , thiếu không đủ với dữ kiện của bài
- Cho hs nhận xét rồi đưa ra cách trả lời khác cho phù hợp
Số hs xếp trong hàng là:
45 : 9 = 5 (học sinh)
- Gv tiếp tục hỏi 5 hs xếp thành 1 hàng vậy có 60 hs thì sẽ xếp được bao nhiêu hàng như thế.
- Hs sẽ nêu ta lấy 60 hs chia cho số hs trong 1 hàng (5)
- Lời giải của phép tính này tương đối dài và khó
Hs có thể trả lời là:
Có 60 hs thì xếp được số hàng là
- Đây là lời giải còn dài dòng, y/c cắt bớt phần rườm rà để có: Số hàng 60 học sinh xếp được là
60:5=12 (hàng
VD 2: Cứ 4 cái áo như nhau thì cần có 24 cái cúc áo. Hỏi 42 cái cúc áo thì dùng cho mấy cái áo như thế?
- ở lời giải của phép tính 1 thì đơn giản hơn nhưng có một số ít học sinh vẫn trả lời:
- Số áo cần cho 1 chiếc cúc là: (điều vô lý)
- Gv cần giảng cho hs hiểu là 1 chiếc áo thì không thể dùng cho được đủ nhiều cái áo, mà ta phải cần tìm xem 1 cái áo cần phải khâu bao nhiêu cái áo để học sinh đưa ra đuợc câu trả lời.
Số cúc áo cần cho một chiếc áo là:
24 : 4 = 6 (cúc áo)
- Còn ở lời giải của phép tính 2 thì hs rất khó diễn giải (đối với hs tb, yếu kể cả hs khá đối lúc cũng nhầm với dạng toán rút về đơn vị dạng 1 là các danh số cần tìm là giống nhau
VD dạng 1
Tóm tắt
7 bao: 28 kg
5 bao: ...kg ?
Bàigiải
Số kg gạo trong 1 bao là:
28 :7 = 4 (kg)
Số kg gạo trong 5 bao là
5x4=20 (kg)
Dạng 2
Tóm tắt
24 cúc áo: 4 cái áo
42 cúc áo .....cái áo
Bài giải
Số cúc áo cần cho một chiếc áo là
24 : 4 = 6( cúc áo)
Số áo loại đó dùng hết 42 cúc áo là
42:6=7 (cái áo)
Chúng ta thấy ở 2 dạng khác nhau ở dạng 1 cả 2 phép tính đều có chung danh số (vd kg) nhưng ở vd 2 của dạng 2 GV phải phân tích và hướng dẫn cho hs hiểu ở phép tính và lời giải thứ 2 muốn làm đúng các con phải chú ý vào phần tóm tắt để nêu lời giải.
- Có thể hs nêu
- Số cúc áo cần dùng cho 42 cái cúc là 
hoặc số áo cần dùng là:
- Cho hs nhận xét rồi đưa ra lời giải khác
Số áo cần dùng hết 42 cái cúc là
42:6=7 (cái áo)
- Nhưng hs hay nhầm ở dạng 1 nên có thể trả lời là
42:6=7 (cái cúc)sai vì bài yêu cầu tìm số cái áo
- Gv phải hướng dẫn các con nhìn vào tóm tắt xem họ hỏi phải tìm gì để trả lời cho chính xác.
Lưu ý học sinh
Không được viết
42:6=7 cúc áo
đáp số: 7 (cái áo)
mà phải viết
42:6=7 (cúc áo)
đáp số: 7 cái áo
- Cuối cùng gv yêu cầu vào học sinh đọc lại toàn bộ bài giải và đáp số của bài toán để khắc sâu kiến thức, giúp các em nhớ bài lâu hơn, có hệ thống hơn để áp dụng dạng bài khác.
4. Đối với dạng toán dạng gấp, (giảm) một số lên (đi) nhiều lần hoặc tăng (giảm) lên (đi) một số đơn vị
- Nguyên nhân: Hs thường không đọc kỹ đề và còn hiểu lơớm về các thuật ngữ tăng, giảm số lần với thêm, bớt một số đơn vị nên đã không xác định được phép tính phù hợp cho bài toán.
+ Biện pháp:
- Với dạng toán này giáo viên cần phải hướng dẫn thật kỹ thuật ngữ trong bài toán, đối với hs yếu thì giáo viên có thể phải giảng kỹ cho hs hiểu kỹ trước bằng các vd cụ thể.
- Tăng lên một số đơn vị là làm bằng phép tính gì ? 
(làm bằng phép tính cộng)
- Gấp lên 1 số lần là làm bằng phép tính gì?
( làm bằng phép tính nhân)
- Giảm đi một số đơn vị thì làm bằng phép tính gì?
(làm bằng phép tính trừ)
- Giảm đi một số lần thì làm bằng phép tính gì?
(làm bằng phép tính chia)
.iii. những phương pháp giải toán có lời văn lớp 3.
- Dạy học giải toán hay dạng nội dung kién thức nào khác cũng phải theo định hướng đổi mới PPDH ở tiểu học cần tổ chức giờ học dưới dạng các hoạt động học tập hs được phát huy tính tích cực, chủ động cố gắng tự mình chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn, gợi mở của thầy với các câu hỏi phù hợp với từng đối tượng hs, giỏi, khá, tb, yếu, tuỳ từng dạng toán mà có sự thể hiện cách dạy học cho phù hợp và hiệu quả .
1. Một số quy tắc khi dạy giải toán.
a, Tổ chức cho hs tìm hiểu nội dung bài toán bằng các thao tác.
Đọc kỹ đề bài ( đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm...) Đây là bước nghiên cứu đầu tiên để giúp hs có suy nghĩ ban đầu về ý nghĩa của bài toán, nắm được nội dung bài tóan.
Tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng để hiểu nội dung, nắm bắt bài toán cho biết cái gì, bài toán yêu cầu phải tìm gì?
b, Tìm cách giả bài toán bừng các thao tác:
Tóm tắt bài toán (tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng hình vẽ, tóm tắt bằng sơ đồ)
- Cho hs diễn đạt bài toán thông qua tóm tắt
- Lập kế hoạch giải bài toán: Xác định trình tự giải bài toán, thông thường xuất phát từ câu hỏi của bài toán đi đến các yếu tố đã cho. Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện đã cho với yêu cầu phải tìm và tìm được đúng phép tính số học thích hợp.
c, Thực hiện cách giải qvà trình bài lời giả bằng các thao tác.
- Thực hiện các phép tính đã xác định (có thể viết phép tính sau khi viết câu lời giải và thực hiện phép tính) 
- Viết câu lời giải
-Viết phép tính tương ứng
- Viết đáp số.
Kiểm tra bài giải: Kiểm tra số liệu, kiểm tra tóm tắt kiểm tra phép tính, kiểm tra câu lời giải, kiểm tra kết quả cuối cùng có đúng với yêu cầu bài toán.
2. Một số phương pháp cụ thể khi dạy giải toán có lời văn lớp 3.
- Chủ yếu dạy học sinh biết cách giải bài toán (phương pháp giải toán) GV không nên làm thay hoặc áp đặt cách giải mà chỉ cho hs tự suy nghĩ tìm ra phép tính và kết quả cố gắng để hs tự tìm ra cách giải bài toán (tập trung vào 3 bước. tóm tắt bài toán để biết bài toán cho biết gì? hỏi gì? tìm cách giải, thiết lập mối quan hệ giữa các dữ liệu của đề bài với phép tính tương ứng, trình bày bài giải, viết câu lời giải tương ứng và đáp số.
- Về phần tóm tắt bài toán yêu cầu hs tự tri giác đề toán rồi nêu ( viết tóm tắt bằng các cách phù hợp. phần tóm tắt rất cần thiết khi học giải toán vì mục đích tóm tắt bài toán là làm rõ giả thiết ( bài toán cho biết gì) và kết luận (bài toán hỏi gì) từ đó có cách giải thích hợp.
- Về trình bày bài giải: hs cần viết được câu lời giải và phép tính tương ứng. GV cần kiên trì để học sinh diễn đạt câu trả lời bằng lời, sau đó viết câu lời giải. Với những hs diễn đạt câu trả lời, sau đó viết câu lời . với những hs đưă còn lúng túng GV nên để hs đưa ra các câu lời giải có thể là diễn đạt còn vụng về nhưng đúng ý sau đó sẽ chỉnh sửa dần dần không nên vội vàng làm thay hs. .
iii các giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy toán
- Để góp phân tích vào việc nâng cao hiệu quả việc dạy toán đối với giáo viên cầm làm tốt các vấn đề sau:
+ Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải đóng vai trò là người định hướng , hướng dẫn học sinh hứng thú - tự giác tích cực trong học tập, phát huy đựoc mọi khả năng học tập của hs.
+ Giáo viên phải tạo ra nhiều cơ hổi đẻ thu hút tát cả các đối tượng hs trong lớp tham gia vào học tập một cách sáng tạo khi đặt câu hỏi giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi phù hộp với cả 3 đối tượng học sinh trong lớp.
+ Gv không làm thay, không áp đặt mà chỉ đưa ra những câu hỏi gợi ý để hs suy nghĩ rồi làm.
+ Gv cùng với hs xây dựng nội dung trọng tâm một cách linh hoạt, không áp đặt một cách máy móc, dập khuôn.
v. kết quả tổ chức thực nghiệm:
Trong quá trình giảng dạy, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tế hiệu quả giảng dạy ở nhà trường, tôi đã áp dụng phương pháp dạy toán có lời văn này vào lớp 3B do tôi chủ nhiệm trong năm học vừa qua đối chứng học kỳ I kết quả thu được như sau:
Thang điểm
Lớp 3 B 29 hs
Dưới 5
5
6
7
8
9
10
Học kỳ I
Số Hs
3
3
4
4
6
4
5
Tỉ lệ
10%
10%
14%
10%
21%
14%
17%
Học kỳ
II
Số hs
0
0
3
2
3
6
15
Tỉ lệ
10%
0,7%
10%
21%
52%
Với kết quả trên ta thấy việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên là người tổ chức, định hướng cho hs tự tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh tri thức mới đã mang lại kết quả rất tốt. Đa số hs của lớp hiểu được cách giải toán và biết tự trình bày bài giải một cách hợp lý, đặc biệt phương pháp giải đã giúp ta khắc phục nâng cao chất lượng, giảm bớt tối đa tỉ lệ hs trung bình.
- Với đối tượng hs ở trường tối đều là con em cán bộ nhân dân thuộc địa bàn thị trấn nên kết qủa thực nghiệm có phần khả quan. Nhưng tôi tin rằng nếu ápdụng phươngpháp dạy giải toán có lời văn do tôi đưa ra với các lớp khác (kể cả vùng khó khăn) chắc rằng các em sẽ hiểu bài và nắm được phương pháp giải một cách tốt nhất.
kết luận
Dạy toán cho hs tiểu học là giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học, những kinh nghiệm và kỹ năng đã có để thực hành giải toán. giải toán có lời văn có vị trí quan trọng và giúp học sinh luyện tập củng cố, vận dụng các kiến thức, thao tác thực hành để rèn luyện kỹ năng tính toán áp dụng vào thực tiễn làm nền tảng kiến thức suốt quá trình học toán ở bậc tiểu học của các em. Nội dung này khó và có liên quan nhiều đến các loại toán khác mà các em sẽ dần được học ở các lớp sau này.
- Trong quá trình giảng dạy áp dụng phương pháp dạy học mới, giáo viên cần tổ chức cho hs tự làm chủ trong giải quyết vấn đề không nên làm mẫu không được áp đặt cho hs. hs phải chủ động tìm tòi dưới sự hướng dẫn của gv, để rút ra hướng giải và tự hiểu và ghi nhớ để vận dụng kỹ năng giải toán.
Sau khi học xong mỗi dạng toán gv phải chốt lại các đặc điểm của dạng toán đó để học sinh so sánh, đối chiếu với các dạng toán khác để dễ dàng phân biệt dạng toán khi thực hành làm bài tập.
- Hs phải được hoạt động, thực hành nhiều trên bài tập
- Gv không nhất thiết phải tuân thủ theo cách dạy của SGK và sách hướng dẫn và phải có sự suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo trong dạy học.
- Giáo viên cần chú trọng vào rèn hs theo trình độ của hs mình mà cải tiến một số câu hỏi và bài tập cho phù hợp theo các mức độ hs: giỏi (có thể nâng cao), khá TB, yếu.
- Trên dây là một số kinh nghiệm ít ỏi của tôi thông qua quá trình công tác giảng dạy nên không tránh khỏi những thiếu sót, vì với tâm huyết nghề nghiệp mốn nghiên cứ và tìm tòi những phương pháp dạy học để giúp phần nâng cao chất lượng của hs, nhưng với trình độ có hạn nên tôi chỉ thực hiện trên một lớp của mình với một khía cạnh nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học
Vậy tôi rất mong được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của hội động khoa học trường tiểu học Hát Lót cung các bạn bè động nghiệp để sáng kiến kinh kinh nghiệm của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn góp phần tốt hơn cho công tác giảng dạy sau này.
 Tôi xin trân thành cảm ơn
 Mai Sơn, ngày 2 tháng 5 năm 2007
 Người thực hiện
 Lê Thị Nam
nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học nhà trường

File đính kèm:

  • docSKKN_L3.doc
Sáng Kiến Liên Quan