Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong công tác tham mưu đầu tư mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất và quản lý sử dụng tài sản trong trường học
Giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn dân, nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là tất cả cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường.
.
Trường học là nơi tập hợp những người thực hiện nhiệm vụ chung là dạy và học, giáo dục đào tạo cho học sinh phát triển toàn diện, hình thành nhân cách theo mục tiêu của ngành đã đề ra.
Đối với trường học thì cơ sở vật chất có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, nhất là trong giai đoạn ngành giáo dục chúng ta đang tiến đến phát triển toàn diện, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất các trường trọng điểm và trường chuẩn Quốc gia. Vì vậy việc đầu tư cơ sở vật chất và quản lý sử dụng tài sản nếu có hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục.
Là một kế toán lâu năm, tôi luôn trăn trở phải làm gì? Làm thế nào? Để đảm bảo cơ sở vật chất và phát huy vai trò của nó một cách tốt nhất. Đó chính là vấn đề bức thiết trong công tác giữ vững trường đạt chuẩn mức 1và nâng trường chuẩn Quốc gia lên mức 2, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới giáo dục. Muốn thực hiện được mục đích đó, người kế toán phải nghiên cứu và vận dụng khả năng, áp dụng phương pháp phù hợp trong việc quản lý sử dụng tài sản trong nhà trường thật sự có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường . Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.
1/ ĐỀ TÀI: MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU ĐẦU TƯ MUA SẮM, SỬA CHỮA CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỌC 2/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn dân, nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là tất cả cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường. . Trường học là nơi tập hợp những người thực hiện nhiệm vụ chung là dạy và học, giáo dục đào tạo cho học sinh phát triển toàn diện, hình thành nhân cách theo mục tiêu của ngành đã đề ra. Đối với trường học thì cơ sở vật chất có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, nhất là trong giai đoạn ngành giáo dục chúng ta đang tiến đến phát triển toàn diện, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất các trường trọng điểm và trường chuẩn Quốc gia. Vì vậy việc đầu tư cơ sở vật chất và quản lý sử dụng tài sản nếu có hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục. Là một kế toán lâu năm, tôi luôn trăn trở phải làm gì? Làm thế nào? Để đảm bảo cơ sở vật chất và phát huy vai trò của nó một cách tốt nhất. Đó chính là vấn đề bức thiết trong công tác giữ vững trường đạt chuẩn mức 1và nâng trường chuẩn Quốc gia lên mức 2, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới giáo dục. Muốn thực hiện được mục đích đó, người kế toán phải nghiên cứu và vận dụng khả năng, áp dụng phương pháp phù hợp trong việc quản lý sử dụng tài sản trong nhà trường thật sự có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường . Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này. 3/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: Với mục tiêu của trường: “Phấn đấu dạy tốt, học tốt và tiến đến trường đạt chuẩn mức 2”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vững và phát huy những thành tích dạy học đã đạt được trong thời gian qua, tiếp tục duy trì và nâng mức trường chuẩn. Việc đầu tư cơ sở vật chất , sử dụng tài sản đạt hiệu quả là một trong những yếu tố hết sức cần thiết. Công tác này được cải tiến sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục của trường. Nhà trường cần phải đầu tư nâng cấp phòng học,phòng làm việc,phòng y tế, nhà đa năng, mua sắm bàn ghế, tủ hồ sơ, kệ sách, máy vi tính, máy chiếu, thiết bị dạy học, sách tham khảoSửa chữa lại hệ thống điện, quạt, cổng sắt và mở thêm cổng phụ, sửa chữa một số bàn ghế nhằm phục vụ tốt công tác dạy và học. Để có được những yêu cầu đó cần phải có sự đầu tư từ nhiều nguồn kinh phí. Khi đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ sở vật chất, ta phải biết quản lý, sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Đó là yêu cầu cần thiết nhất mà người làm công tác kế toán cần phải suy nghĩ. 4/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: Tôi được chuyển đến tiếp quản công tác kế toán tại trường từ năm học 2008- 2009. Sau khi xâm nhập sổ sách, đối chiếu số liệu theo sổ sách kế toán và số liệu thực tế khi làm công tác kiểm kê tài sản cuối năm, tôi nhận thấy: Tài sản của trường còn nhiều hạn chế so với yêu cầu dạy học hiện nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới giáo dục theo công nghệ thông tin: - Cần có kế hoạch xin cấp trên xây dựng mới 10 phòng học, nhà ăn cho học sinh, nâng cấp cải tạo lại khu hiệu bộ sửa chữa lại khu vệ sinh bị xuống cấp để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng học tập, sinh hoạt cho học sinh. - Mua sắm mới 200 bộ bàn ghế học sinh và 10 bộ bàn ghế Giáo viên, 10 bảng từ để đảm bảo dạy chuyên và dạy 02 buổi /ngày. - Trang bị 01 phòng máy vi tính với ít nhất 30 máy để đảm bảo cho học sinh học thực hành môn Tin học. - Mua sắm máy tính xách tay, máy vi tính treo tường màn hình phẳng 42 IN phục vụ tốt công tác chuyên môn theo yêu cầu đổi mới công tác soạn giảng. - Trang bị thêm 02 kệ sách, mua thêm sách, thiết bị dạy học bổ sung cho các khối lớp để đảm bảo thư viện đạt chuẩn. - Mua sắm thêm tủ hồ sơ để việc bảo quản, lưu trữ hồ sơ được đảm bảo và có tính khoa học hơn. - Làm thủ tục xin nâng cấp điện 3 pha để đủ tải khi sử dụng nhiều,sửa chữa lại toàn bộ hệ thống điện tại các phòng học đã bị xuống cấp không đảm bảo đủ ánh sáng và mức độ an toàn cho học sinh. Thay thế một số bóng đèn và lắp đặt thêm một số quạt . - Sửa chữa một số bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên và một số công cụ, dụng cụ khác để phục vụ tốt công tác dạy và học. - Trang bị mới bàn hội trường, bàn đọc sách. - Mua sắm bổ sung một số sách tham khảo và truyện đọc để phục vụ tốt công tác chuyên môn, đáp ứng nhu cầu tham khảo, nghiên cứu của Giáo viên và học sinh. - Trang trí hội trường, khán đài, lớp học, các phòng làm việc, phòng thư viện. - Xây dựng quan cảnh sư phạm, đổ đất xây bồn hoa, trồng cây cảnh trong sân trường, san ủi sân chơi bãi tập. Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, tôi tham mưu với Hiệu trưởng, cùng với Hiệu trưởng nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tiết kiệm từ nguồn chi hoạt động của đơn vị để có được nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất. Xây dựng quy chế sử dụng tài sản công một cách chặt chẽ, hoàn chỉnh hồ sơ sổ sách một cách khoa học, thiết lập thêm biểu mẫu để tiện cho việc quản lý, sử dụng tài sản được tốt hơn. 5/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Công tác tham mưu trong việc mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất: - Tham mưu với Hiệu trưởng về nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất. - Vận động toàn trường tiết kiệm nguồn kinh phí chi hoạt động như việc tiết kiệm sử dụng điện thoại, điện sáng, nước sinh hoạt, văn phòng phẩmđể đầu tư mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất. - Làm tốt nhiệm vụ của mình trong công tác xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức đoàn thể, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư. - Tham mưu với Hiệu trưởng để thành lập hội đồng mua sắm, sửa chữa tài sản trong nhà trường ngay từ đầu năm. b) Để làm tốt công tác tham mưu, đòi hỏi người kế toán phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng: - Tiếp nhận đề nghị của từng bộ phận về công tác mua sắm, sửa chữa, di tu tài sản, công cụ dụng cụ, sau đó kiểm tra lại thực tế, thống kê khối lượng cần mua sắm, sửa chữa, di tu, bảo trì tổng hợp và báo cáo Hiệu trưởng duyệt. - Mời lãnh đạo, nhóm trung tâm và ban thanh tra nhân dân cùng khảo sát thực tế khi có tài sản hư hỏng cần nâng cấp, sửa chữa hoặc mua sắm. - Lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa cho từng nhiệm vụ trình Hiệu trưởng duyệt. Sau đó công khai, bàn bạc trong nhóm trung tâm và hội đồng mua sắm, sửa chữa của nhà trường. - Sau khi kế hoạch được duyệt, cùng hội đồng mua sắm tham mưu với Hiệu trưởng để chọn đơn vị có đủ năng lực, vốn, có đủ thiết bị, công nghệ và có uy tín đến thương thảo hợp đồng mua sắm, sửa chữa theo quy định hiện hành của nhà nước. - Sau khi mua sắm, sửa chữa xong phải lập hội đồng nghiệm thu đánh giá chất lượng, hội đồng gồm có: + Đại diện Ban Giám Hiệu, bộ phận tài vụ, các bộ phận có liên quan. + Đại diện Công Đoàn, Thanh tra nhân dân, bộ phận trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. + Đại diện đơn vị bán, thi công sửa chữa. - Công khai minh bạch việc mua sắm, sửa chữa trong hội đồng nhà trường. - Xây dựng quy chế sử dụng và bảo vệ tài sản công, quy trách nhiệm cho từng thành viên trong nhà trường, từng bộ phận, từng lớp trực tiếp sử dụng tài sản, công cụ dụng cụ. Từ đó mọi thành viên đều ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo quản, sử dụng tài sản. Công tác kiểm kê và quản lý sử dụng tài sản, cơ sở vật chất: - Tổ chức kiểm kê định kỳ 02 lần /năm để phát hiện những hư hỏng, bổ sung kịp thời các yêu cầu cần thiết để tăng hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất hiện có. Hằng năm tính hao mòn Tài sản theo quy định. - Mở đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo dõi như sổ theo dõi tài sản cố định, sổ theo dõi công cụ dụng cụ cho từng nơi sử dụng. - Quản lý, sắp xếp ngăn nắp, khoa học, thường xuyên chống mối mọt, làm công tác vệ sinh, di tu, bảo dưỡng.. - Các thiết bị, máy móc cần được đánh số kí mã hiệu. - Giáo viên trong nhà trường trong quá trình sử dụng máy móc, thiết bị nếu phát hiện có hiện tượng bất thường phải báo ngay cho người có trách nhiệm để có biện pháp xử lý kịp thời. - Mọi thay đổi, điều chỉnh đều phải được ghi vào sổ theo dõi tài sản, các bộ phận kiểm kê phải xác nhận đúng nội dung và ghi rõ họ tên. - Khi tài sản không còn giá trị sử dụng cần thanh lý, các bộ phận được giao trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cụ thể tên, số lượng tài sản cần thanh lý về bộ phận tài vụ, sau đó tùy tình hình thực tế nhà trường thành lập hội đồng thanh lý theo quy định. - Không tùy tiện sử dụng tài sản công phục vụ cho mục đích riêng hoặc tùy tiện cho người khác mượn tài sản khi chưa có ý kiến của lãnh đạo nhà trường. - Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất mát, nếu tài sản hư hỏng, mất mát không rõ nguyên nhân thì người trực tiếp sử dụng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thiết lập các loại hồ sơ sổ sách: Theo quy định, tôi lập đầy đủ các biểu mẫu, sổ sách theo dõi tài sản theo Quyết định 19 như: Sổ theo dõi tài sản cố định, sổ theo dõi công cụ dụng cụ, Báo cáo tăng giảm tài sản, Bảng tính hao mòn tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản. Ngoài ra, để tiện cho việc tổng hợp báo cáo, tôi lập thêm mẫu kiểm kê cho từng cơ sở: - Mẫu kiểm kê tài sản tại cơ sởthời điểm(Có phụ lục đính kèm ) Mẫu này dùng để kiểm kê cho từng phòng học, do thành viên ban kiểm kê lập, có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm từng lớp và các thành viên trong ban kiểm kê. Sau đó kế toán kiểm tra, đối chiếu số liệu kỳ trước nhằm phát hiện thừa thiếu, nắm được hiện trạng tài sản vào thời điểm kiểm kê. - Mẫu tổng hợp tài sản theo nơi sử dụng (có phụ lục đính kèm ) Mẫu này do kế toán lập tổng hợp nhằm đối chiếu số liệu tài sản của toàn trường có khớp với số kiểm kê lần trước, biết được tài sản đó đang sử dụng tại đâu. Xác định được số liệu thừa thiếu sau kiểm kê, biết tình trạng tài sản thời điểm kiểm kê trình ban kiểm kê xử lý. - Mẫu báo cáo tình hình tăng giảm và hao mòn tài sản năm 20(có phụ lục đính kèm ) Mẫu này là mẫu tổng hợp do kế toán lập(sau khi đã lập các mẫu trên) để phản ánh cụ thể toàn bộ thông tin về tài sản như: về số lượng, nguyên giá, hao mòn cho tài sản trong năm, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của từng tài sản, nhằm hạch toán cho các tài khoản 211, 214, 466 trên bảng cân đối tài khoản kế toán được dể dàng, thuận lợi. 6/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Kết quả công tác tham mưu trong việc mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất: Trong năm 2009 và 2010 nhà trường đã huy động được kinh phí từ nhiều nguồn để đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo phục vụ tốt công tác dạy và học, đáp ứng nhu cầu dạy học theo công nghệ thông tin, phát huy tính sáng tạo trong công tác giảng dạy của giáo viên và học sinh. Kết quả cụ thể như sau: * Năm 2009: - Nguồn ngân sách cấp không tự chủ: 28.000.000đ + Mua 05 bộ máy vi tính cho học sinh: 28.000.000đ - Nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị: 22.800.000đ + Mua 01 máy vi tính cho văn thư: 6.800.000đ +Sửa nhà xe học sinh: 4.000.000 đ + Đóng mới 20 bộ bàn, ghế học sinh: 12.000.000đ -Nguồn xã hội hóa: 28.000.000đ: Mua sắm 05 bộ máy vi tính cho học sinh: 28.000.000đ - Nguồn CSVC bán trú: 37.350.000đ + Mua sắm 40 bộ bàn ghế học sinh: 16.800.000đ + Mua tủ đựng đồ dùng học tập: 12.000.000đ + Mua quạt, bắt điện: 8.550.000đ * Năm 2010: - Nguồn ngân sách cấp không tự chủ: 110.300.000 đóng bàn, ghế hội trường , trang trí các phòng học , phòng làm việc - Nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị: 21.400.000đ + Mua 01 máy vi tính phục vụ chuyên môn: 6.800.000đ + Mua 01 máy in phục vụ chuyên môn: 2.700.000đ + Nâng cấp điện 3 pha: 9.000.000đ. + Mua ket sắt: 2.700.000đ - Nguồn xã hội hóa: 27.883.000 +Mua máy vi tính: 9.500.000đ + Trang trí các phòng học, phòng chức năng: 18.383.000đ - UBND Phường Hoà Hương hỗ trợ kinh phí: 117.000.000đồng đóng mới 100 bộ bàn, ghế học sinh, 5 bộ bàn ghế giáo viên, mua 9 bảng chống chói. - Nguồn cơ sở vật chát bán trú: 57.711.000đ +Đóng kệ treo khăn 10 cái: 6.700.000đ + May rèm, khung thay quần áo 10 phòng: 20.268.000đ + Làm nhà ăn cho học sinh: 23.577.000đ + Mua bồn nước, sửa bàn ghế: 7.166.000đ - Nguồn học ngày: + Mua sắm đồ dùng dạy học: 11.000.000đồng b) Kết quả về quản lý và sử dụng tài sản: - 100% cán bộ công chức trong nhà trường có ý thức và trách nhiệm bảo vệ, sử dụng tài sản có hiệu quả. - Không xảy ra tình trạng mất mát tài sản. - Những tài sản hư hỏng được sửa chữa, nâng cấp kịp thời. - Quán triệt được học sinh toàn trường có ý thức bảo quản tốt tài sản. - Có phòng máy vi tính với 10 bộ máy phục vụ học sinh học thực hành tốt môn Tin học, được nối mạng Internet thuận tiện cho học sinh giải toán và anh văn trên mạng . Tất cả Cán bộ Giáo viên đều có cơ hội tiếp cận học hỏi, hầu hết Giáo viên biết soạn giáo án vi tính và làm giáo án điện tử. - Nối mạng Internet các phòng làm việc để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cập nhật thông tin được thuận lợi. - Trường liên tục đạt trường tiên tiến, được UBND tỉnh tặng bằng khen. 7/ KẾT LUẬN: Từ các kết quả trên tôi đã rút ra được cho bản thân mình thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất cũng như công tác quản lý sử dụng tài sản cụ thể: - Xây dựng quy chế quản lý tài sản công một cách chặt chẽ để tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản. - Làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa. Tranh thủ sự giúp đỡ của các đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và nguồn kinh phí tiết kiệm của đơn vị. - Có kế hoạch, đề xuất mua sắm, sửa chữa tài sản cụ thể, chi tiết, kịp thời đáp ứng nhu cầu cần thiết sử dụng trong nhà trường. - Công khai minh bạch, dân chủ trong việc mua sắm, sửa chữa trong hội đồng sư phạm nhà trường. - Mở đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách ghi chép chính xác, khoa học. Kiểm kê tài sản đúng thời gian quy định. - Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, phát hiện kịp thời những tài sản hư hỏng cần nâng cấp, sửa chữa, thay thế. - Trường nằm trên địa bàn Phường Hoà Hương 80% sống bằng nghề nông điều kiện học sinh tiếp cận công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, vận động nguồn xã hội hóa còn chậm. 8/ ĐỀ NGHỊ: - Để thực hiện tốt đề tài này cần có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, Tài chính cấp trên để đảm bảo nguồn kinh phí cho trường đầu tư tăng cường cơ sở vật chất đúng mức. - Sự nổ lực của cấp Uỷ, Ban Giám Hiệu, các ban ngành đoàn thể trong nhà trường. - Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ Giáo dục cũng như làm tốt công tác xã hội hóa. - Giáo viên, Nhân viên, Giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện cha mẹ học sinh cùng với nhà trường tham gia tích cực trong công tác xã hội hóa giáo dục để đạt hiệu quả cao. - Toàn thể cán bộ, Giáo viên, Nhân viên và Học sinh chấp hành nghiêm túc quy chế của cơ quan. Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cơ sở vật chất trong nhà trường. - Có sự đồng thuận, nhất trí, đoàn kết trong nội bộ để mọi hoạt động trong nhà trường đều đạt kết quả như mong muốn. 9/ PHẦN PHỤ LỤC: 1/ Mẫu kiểm kê tài sản tại các phòng học: MẪU KIỂM KÊ TÀI SẢN TẠI CÁC PHÒNG HỌCTHỜI ĐIỂM Phòng:... Người được giao quản lý:. TT Tên tài sản Đơn vị tính Số đầu kỳ Số kiểm kê Thừa thiếu Ghi Chú Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 1 2 3 Tổng cộng Ghi chú: Ghi những tài sản bị hư hỏng đề nghị sửa chữa hoặc thanh lý. Người quản lý sử dụng Thành viên kiểm kê Trưởng ban kiểm kê 2/ Mẫu tổng hợp tài sản theo nơi sử dụng: BẢNG TỔNG HỢP TÀI SẢN THEO NƠI SỬ DỤNG NĂM TT - Loại tài sản - Nhóm tài sản Năm đưa vào sử dụng Nguồn gốc tài sản Đơn vị tính Số liệu theo sổ sách 0 giờ ngày.... Tổng Số TS kiểm kê 0 giờ ngày Thừa thiếu sau kiểm kê Tài sản đề nghị thanh lý Chia theo nơi sử dụng Số lượng K L Ng. giá Phòng Hiệu trưởng Phòng Phó Hiệu trưởng Phòng Số 01 Phòng Phòng . 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 . Tổng cộng Cột 9 = cột 12 + cột 13 + cột 14 + cột 15 + cột Cột 10 = cột 6 – cột 9 Lập bảng Trưởng ban kiểm kê 3/ Mẫu báo cáo tình hình tăng giăm và hao mòn tài sản: BÁO CÁO TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM VÀ HAO MÒN TÀI SẢN NĂM TT Tên tài sản Năm mua sắm, xây dựng Đơn vị tính Số đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Số cuối năm Hao mòn trong năm Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 2 4 5 6 TC Ghi chú: Cột 11 = cột 5 + cột 7 – cột 9 Cột 12 = cột 6 + cột 8 – cột 10 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 10/ TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Luật kế toán. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp- Bộ Tài Chính- năm 2006 3. Các văn bản hướng dẫn về tài sản. 11/ MỤC LỤC: TT Nội dung Số trang 1 Đề tài 1 2 Đặt vấn đề 1 3 Cơ sở lý luận 1, 2 4 Cơ sở thực tiễn 2, 3 5 Nội dung nghiên cứu 3, 4, 5, 6 6 Kết quả nghiên cứu 6, 7, 8 7 Kết luận 8, 9 8 Đề nghị 9,10 9 Phần phụ lục 11, 12,13 10 Tài liệu tham khảo 14 11 Mục lục 15 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2010 - 2011 I/ Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường: Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm. 1. Tên đề tài: MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU ĐẦU TƯ MUA SẮM, SỬA CHỮA CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỌC 2. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Phương 3. Chức vụ: Nhân viên kế toán Tổ: Văn phòng 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a/ Ưu điểm: ......................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... b/ Hạn chế: .......................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm thống nhất xếp loại: ........................ Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ................................................... ................................................... II/ Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT TP Tam Kỳ. Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT TP Tam Kỳ thống nhất xếp loại: ........................ Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ................................................... ................................................... III/ Đánh giá xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam. Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ........................ Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- SKKN_KINH_NGHIEM_TRONG_CONG_TAC_THAM_MUU_DAU_TU_MUA_SAMSUA_CHUA_CO_SO_VAT_CHAT_VA_QUAN_LY_SU_DUNG_TA.doc