Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả một tiết dạy, học môn Địa lý 8 theo phương pháp đổi mới - Lê Quốc Liệu
Năm học 2006-2007 là năm học thứ 5 thực hiện chương trình và SGK mới, cũng là năm học thứ 3 đối với lớp 8, đồng thời cũng là năm thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT "Nói không vỡi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Để thực hiện tốt chương trình và SGK mới đồng thời thực hiện tốt cuộc vận động của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đưa ra, ở các trường phổ thông đã dấy lên phong trào cải tiến, đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Nhiều cuộc hội thảo đã đựơc tổ chức xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp dạy học như thế nào mang lại hiệu quả cao nhất. Đó là một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong quá trình dạy học hiện nay.
Hướng đổi mới của phương pháp hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
Theo chương trình biên soạn của SGK mới hiện nay đã thể hiện rõ cách học mới của học sinh. Từ những hình ảnh trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn, hình thành nên khái niệm, quy luật, mối quan hệ nhân quả. từ đó tìm ra được kiến thức bài học. Điều đó đòi hỏi ở giáo viên một vận dụng các phương pháp dạy học mới.
Đối với nội dung SGK mới Địa lý nói chung và Địa lý 8 nói riêng, nội dung được chú trọng thể hiện đồng bộ trên cả kênh hình và kênh chữ. Những tranh ảnh, những hình vẽ trong SGK không hoàn toàn chỉ là minh hoạ cho bài giảng mà chúng gắn bó hữu cơ với bài học, là một phần không thể thiếu được của nội dung bài học. Bên cạnh đó còn có các bài đọc thêm, bài thực hành, các câu hỏi ở cuối bài.
ện các kĩ năng, vừa có kiến thức mới: Cụ thể: - Đối với bản đồ, lược đồ: đó là nguồn kiến thức quan trọng và đựoc coi như cuốn sách Địa lí thứ hai của học sinh. Tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ, biểu đồ, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản dồ, biểu đồ: như đọc tên trên bản đồ để biết đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ là gì. Đọc bảng chú giải để biết người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào. Dựa vào các kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí các đối tượng địa lí. Dựa vào bản đồ kết hợp với các kiến thức địa lí, vận dụng các thao tác tư duy để phát hiện mối quan hệ địa lí không thể hiện trực tiếp trên bản đồ: Ví dụ: Hưóng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ "Tự nhiên châu á" trong SGK Địa lí 8 - Tên bản đồ: Tự nhiên châu á - Cách thể hiện: các miền địa hình được thể hiện bằng thang màu. Màu nâu đậm địa hình núi cao, màu vàng địa hình núi thấp, màu xanh lá địa hình đồng bằng... - Dựa vào màu sắc thể hiện trên bản đồ xác định vị trí các núi cao, các cao nguyên, các đồng bằng... - Dựa vào bản đồ kết hợp với các kiến thức đã học để xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ độ, vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi, động thực vật... từ đó tìm ra dược mối quan hệ nhân quả. * Đối với biểu đồ: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ theo các bước: đọc tiêu đề của biểu đồ xem biêu đồ thể hiện hiện tượng gì? Xem các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì? Dựa vào các số liệu thông kê đã được trực quan hoá trên biểu đồ đối chiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể hiện. * Đối với tranh ảnh: Nêu tên bức ảnh, xác định xem bức ảnh đó thể hiện đối tượng địa lí nào, ở đâu. * Đối với bảng số liệu thống kê: Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức các bảng số liệu thống kê không bỏ sót số liẹu nào. Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào số liệu cụ thể, tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, xác lập mối quan hệ giữa các số liệu. So sánh, đối chiếu các số liệu. Đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu nhằm tìm ra kiến thức mới. b.2. Tổ chức hướng dẫn học sinh thu thập, xử lí thông tin trong SGk và trình bày lại: - Giáo viên hướng dẫn học sinh thu thập xử lí thông tin trong SGK Địa lí 8: + Thu thập thong tin của học sinh được tiến hành qua việc quan sát các kênh hình và kênh chữ trong SGK, song cũng có thể cho học sinh thu thập thông tin qua việc ôn lại kiến thức đã học ở các lớp trước. + Xử lí thông tin thông qua các câu hỏi, bài tập, giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào các thông tin đã thu thập để rút ra những kết luận cần thiết về một đơn vị kiến thức cơ bản. b.3: Tổ chức hoạt động của học sinh theo những hình thức học tập khác nhau: * Hình thức học tập cá nhân có thể được tiến hành như sau. Giáo viên nên vấn đề, xác định nghiệm vụ nhận thức chung cho cả lớp và hướng dẫn học sinh làm việc. + Làm việc cá nhân ( ghi kết quả ra giấy hoặc trả lời vào phiếu học tập) + Giáo viên chỉ định một vài học sinh báo cáo kết quả, các học sinh khác theo dõi, góp ý bổ sung. + Giáo viên tóm tắt , cũng cố và chuẩn xác kiến thức. * Hình thức học tập theo nhóm. Tuỳ theo số lượng học sinh trong mỗi lớp mà giáo viên chia thành bao nhiêu nhóm,thông thường mỗi nhóm từ 4-6 học sinh. Các nhóm có thể được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học. Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau. - Các bước tiến hành tổ chức học tập theo nhóm có thể làm việc chung cả lớp, làm việc theo nhóm. Giáo viên nêu vấn đề để xác định nhiệm vụ, trong nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, các thành viên trao đổi thảo luận, ghi kết quả, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Giáo viên tổng kết, chuẩn xác kiến thức. c. Một số PPDH cần được quan tâm nhiều hơn trong dạy học Địa lý 8. c.1: Phương pháp sử dụng bản đồ: Để có thể giúp học sinh sử dụng có hiệu quả các loại bản đồ, GV cần chú ý một số điểm sau: - Cần chú trọng hơn vào việc tiếp tục phát triển học sinh các kỷ năng đọc và phân tích bản đồ: Học sinh biết kết hợp vốn hiểu biết về bản đồ và các kiến thức địa lý đã có để tìm ra những kiến thức chứa đựng trong mỗi bản đồ theo yêu cầu bài học. Việc hình thành các kỷ năng này có mức độ từ thấp đên cao như từ việc đọc để biết tên bản đồ, dựa vào bảng chú giải có các ký hiệu để tìm vị trí các đối tượng địa lý trên bản đồ đến việc dựa vào bản đồ để tìm ra một số đặc điểm của đối tượng, phải biết xác lập mối quan hệ để rút ra những điều mà trên .bản đồ không thể hiện trực tiếp. Ví dụ: Khi dựa vào bản đồ để tìm đặc điểm đòng bằng ven biển miền Trung (ở ý b mục 2 bài 9sgk Địa lý 8 ) đầu tiên học sinh phải dựa vào màu sắc, chữ viết trên bản đồ tự nhiên để tìm vị trí các đồng bằng ven biển miền Trung trên bản đồ, tiếp theo học sinh phải dựa vào bản đồ để so sánh độ lớn của các đồng bằng miền Trung với các đồng bằng khác trong nước, từ đó học sinh rút ra được đặc điểm đồng bằng miền Trung. c.2: Phương pháp so sánh: Để có thể đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng phương pháp so sánh, GV cần chú ý những điểm sau: - Cần xác định rõ mục đích của việc so sánh, GV cần trả lời các câu hỏi: So sánh để nhằm mục đích gì? - Cần chọn kỹ các đối tựợng cần so sánh và làm nổi bật lên những vấn đề cần so sánh. - Phải biết kết hợp các phương pháp so sánh với các PPDH khác ( như phương pháp sử dụng bản đồ, hình vẽ, các biểu đồ hoặc phương pháp thảo luận, trò chơi.....). - Cần phát huy cao độ tính tích cực của học sinh trong so sánh. c.3 : Dạy học giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp đặt ra trước học sinh các vấn đề nhận htức có chứa đựng mâu thuẩn giữa cái đã biết và cái chưa biết, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, tự chủ, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. Dạy học giải quyết vấn đề có thể được tiến hành như sau; -Đặt vấn đè ( tạo tình huống có vấn đề ) - Giải quyết vấn đề ( đề xuất các giả thuyết, lập kế hoạch giả thuyết ) -Kết luận ( khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu ). Ví dụ: Bài 9 Địa lý 8 “Khu vực Tây Nam á” - Đặt vấn đề: Vì sao khu vực Tây Nam á nằm sát biển nhưng có khí hậu nóng và khô hạn? - Giải quyết vấn. + Học sinh nêu các giả thuyết và nguyên nhân làm cho khí hậu Tây Nam á nóng và khô hạn( do yếu tố địa hình, có nhiều núi cao bao quanh khu vực, chịu ảnh hưởng gió Mậu dịch khô nóng thổi quang năm từ lục địa ra, lượng mưa rất nhỏ dưới 300mm/năm...) + Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận: Nêu lên lý luận để bảo vệ giả thuyêt của mình + GV cho học sinh quan sát và phân tích lược đồ tự nhiên khu vực TNA kết hợp với kiến thức đã học tìm ra nguyên nhân dẫn đến khu vực TNA có khí hậu nóng và khô hạn. c.4: Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Tuỳ theo số lượng học sinh, GV chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4-6 học sinh. Các bước của một hoạt động theo nhóm có thể là như sau. * Làm việc chung cả lớp: - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức - Phân công nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm * Làm việc theo nhóm. - Trong nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. từng cá nhân làm việc độc lập. - Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết quả * Thảo luận tổng kết trước toàn lớp: - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả - Thảo luận chung - GV tổng kết đánh giá kết quả học tập của học sinh d. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. d.1: Đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo các yêu cầu của dạy học bộ môn, gồm cả các kiến thức, kỷ năng, thái độ. - Kiến thức: Đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh theo 3 mức độ: + Mức độ nhận biét (ghi nhớ, tái hiện ) + Mức độ hiểu: Giải thích, chứng minh,phân tích được các mối quan hệ địa lý + Mức độ vận dụng: Vận dụng kiến thức đã học vào tình huống mới hoặc để giải thích một số vấn đề thường gặp trong thực tiễn có liên quan đế kiến thức đã học. Kỷ năng: Sử dụng bản đồ, lược đồ, các bảng số liệu...để khai thác, trình bày kiến thức địa lý. Thái độ : Xem xét mức độ thể hiện sự tôn trọng, trong bảo vệ thiên nhiên, cuộc sống quê hương đất nước... d.2: Phương pháp đánh giá. Đánh giá kết quả học tập của học sinh phải toàn diện, khách quan và chính xác. Vì vậy cần kết hợp các phương pháp trắc nghiệm tự luận với các câu hỏi mở và phương pháp trắc nghiệm khách quan với các câu hỏi như đúng, sai, điền khuyết, câu hỏi nhiều lựa chọn... . Các câu hỏi trắc nghiệm cần tạo điều kiện để học sinh bộc lộ được các năng lực của bản thân. GV cũng tạo điều kiện để học sinh tự đánh giávà để học sinh tham gia tự đánh gia lẫn nhau. 2: Đối với học sinh: Trước hết phải tạo được cho học sinh sự ham mê học tập môn Địa lý Phải rèn luyện thói quen học tập bộ môn Địa lý theo phương pháp đổi mới + Có tính độc lập, tư duy, năng động, sáng tạo + Biết hợp tác với nhau để hoạt động trong một tiết học + Kết hợp đồng bộ cả kênh hình và kênh chữ Rèn luyện kỷ năng khai thác qua kênh hình Rèn kỷ năng vận dụng những kiến thức và kỷ năng vốn có để giải quyết một vấn đề Địa lý cụ thể, thông qua các bài tập, câu hỏi...cỷa giáo viên đặt ra trong một tiết dạy. Đặc biệt yếu tố quan trọng để học tốt một tiết học địa lý là học sinh phải có sự chuẩn bị bài mới chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên và hệ thống câu hỏi trong bài ở SGK. Sưu tầm trnh, ảnh, các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học. Tìm ra phương pháp học tối ưu nhất để nhanh chống chiếm lĩnh, lĩnh hội được kiến thức mới. Dưới đây là một bài soạn minh hoạ về một đơn vị kiến thức, để dạy tốt một tiết học Địa lý theo phương pháp đổi mới . Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu á. I/ Mục tiêu bài học. 1: Kiến thức: Sau bài học,. Học sinh cần nắm được Mạng lưới sông ngòi Châu á khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn. Đặc điểm của một hệ thống sông lớn và giải thích nguyên nhân. Sự phân hoá đa dạng của các cảnh quan, nguyên nhân của sự phân hoá đó. Thuận lợi và khó khăn của tự nhiên Châu á. 2. Kỷ năng: - Biết sử dụng bản đồ để tìm đặc điểm sông ngói và cảnh quan Châu á - Xác định trên bản đồ vị trí các cảnh quan tự nhiên, các hệ thống sông lớn. - Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu, địa hình với sông ngòi và cảnh quan tự nhiên. 3. Thái độ: ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên. II/ Các phương tiện dạy học. - Bản đồ tự nhiên Châu á - Bản đồ cánh quan tự nhiên Châu á - Tranh, ảnh về các cảnh quan tự nhiên Châu á (sưu tầm ). III/ Tiến trình trên lớp: 1: ổn định lớp: 2: Bài cũ: ( 5/ ) * Khí hậu Châu á phổ biến là các kiểu khí hậu nào? Sự phân bố và đặc điểm của các kiểu khí hậu đó? 3: Bài mới. Hoạt động Thầy Hoạt động trò Nội dung chính * Hoạt động 1: (15/ ) Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi Châu á. Hoạt động nhóm. * Nhóm1,2,3: - Quan sát bản đồ tự nhiên Châu á và H1.21sgk, hãy . + Nhận xét chung về mạng lưới sông ngòi Châu á? + Tên các sông lớn ở khu vực Bắc á, Đông á, Tây nam á? + Nơi bắt nguồn từ khu vực nào? Đổ vào biển và đại dương nào? * Nhóm4,5,6: Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu á và kiến thức đã học, hãy cho biết: + Đặc điểm mạng lưới sông ngòi ở 3 khu vực Bắc á, Đông á, TNA? + Sự phân bố và chế độ nước sông ngòi ở 3 khu vực trên? Giải thích nguyên nhân? + Gọi h/s lên xác định các sông lớn của 3 khu vực trên bản đồ? =>GVnhận xét, kết luận, chuẩn xác kíên thức trên bản đồ. ( GV nhấn mạnh sự ảnh hưởng của địa hình, khí hậu đối với sông ngòi từng khu vực) -Gv mở rộng thêm kiến thức về hồ Châu á + Yêu cầu h/s xác định các hồ lớn nước mặn, nước ngọt của Châu á trên bản đồ? + Liên hệ đến giá trị kinh tế của sông và hồ ở Vnam? =>GV nhận xét, chốt kiến thức * Hoạt động 2: (13/) Tìm hiểu các đới cảnh quan tự nhiên. Hoạt động cá nhân/ cặp . - Dựa vào H3.1 sgk cho biết. + Tên các đới cảnh quan Châu á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 80oĐ? + Tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và cảnh quan ở khu vực khí hậu khô hạn? + Gọi HS lên xác định các cảnh quan Châu á trên bản đồ? =>GV kết luận, chốt kiến thức. ( Nhấn mạnh sự phan hoá cảnh quan từ B-N và từ Đ-T, ảnh hưởng của sự thay đổi khí hâụu từ ven biển vào nội địa, thay đổi theo vĩ độ......) * Hoạt động 3: ( 6/ ) Thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu á. Hoạt động cả lớp. - Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu á và vốn hiểu biết. + Châu á có những thuận lợi và khó khăn gì về tự nhiên đối với sản xuất và đời sống? =>GV nhận xét chốt kiến thức. - Q/sát bản đồ và H1.2sgk - Thảo luận trao đổi ý kiến, tổng hợp kết quả vào phiếu HĐ nhóm - Đại diện trả lời - Nhóm khác nhận xét bổ sung - Quan sát bản đồ Thảo luận trao đổi ý kiến, ghi kết quả vào phiếu HĐ nhóm - Đại diện trả lời - Nhóm khác nhân xét bổ sung -H/S lên xác định, lớp nhận xét H/S lên xác định, h/s khác nhận xét bổ sung -H/S liên hệ - Quan sát H3.1 - N/C độc lập - H/S trả lời, h/s khác nhận xét, bổ sung - H/S lên xác định, lớp nhận xét N/C cá nhân - H/S trả lời - h/S khác nhận xét bổ sung I/ Đặc điểm sông ngòi - Châu á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển, nhưng phân bố không đều, chế độ nước phức tạp - Bắc á: + Mạng lưới sông ngòi dày + Mùa đông sông đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tuyết tan. - Tây Nam á và Trung á. + Rất ít sông + Nguồn cung cấp nước cho sông là băng tan, lượng nước giảm dần về hạ lưu - Đông á, ĐNA, Nam á. + Có nhiều sông, sông nhiều nước, lên xuống theo mùa - Sông ngòi và hồ Châu á có giá trị rất lớn trong đời sống văn hoá, du lịch 2: Các đới cảnh quan tự nhiên - Cảnh quan tự nhiên Châu á phân hoá rất đa dạng. + Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở Xi- bia +Rừng cận nhiệt, nhiệt đới ẩm có nhiều ở phía Đông Trung Quốc, Đông Nam á và Nam á 3: Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu á - Thuận lợi. + Nguồn tài nguyên phong phú, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn( than, dầu khí, sắt...) + Thiên nhiên đa dạng - Khó khăn. + Địa hình núi cao hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. + Thiên tai bất thường 4: Cũng cố và dặn dò.(6/) a/ Hoàn thành nội dungvào bảng dưới đây: Khu vực Tên sông lớn Nguồn cung cấp nước Mùa lũ Bắc á Đông á ĐNA và Nam á TNA và Trung á b/ Nối các ý ở cột A Với cột B sao cho đúng. A (Khí hậu ) B (Cảnh quan ) 1. Cực và cận cực a. Rừng cận nhiệt đới ẩm 2. Ôn đới lục địa b. Rừng nhiệt đới ẩm 3. ôn đới gió mùa c. Rừng cây bụi lá cứng ĐTH 4. Cận nhiệt lục địa, nhiệt đới d. Đài nguyên 5. Cận nhiệt gió mùa e. Rừng lá kim Tai ga 6. Nhiệt đới gió mùa f. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng 7. Cận nhiệt Địa Trung Hải g. Hoang mạc và bán hoang mạc * Dặn dò: - Học bài , trả lời các câu hỏi sgk - Chuẩn bị nội dung bài thực hành - ôn tập lại kiến thức lớp 7 “ Môi trường nhiệt đới gió mùa” - Ôn tập lai khí hậu Châu á IV/ Kết quả Qua quá trình áp dụng kinh nghiệm dạy học theo phương pháp mới vào một tiết học Địa lý 8 năm học 2006-2007, tôi nhận thấy như sau. - Về tâm lý: Đã từng bước tạo được sự hứng thú, khơi dậy lòng say mê học tập môn Địa lý ở học sinh. Chính vì vậy mà các em không còn xem nhẹ môn học này. - Về kiến thức: Học sinh hoạt động tích cực chủ động hơn, đa phần học sinh đã chiếm lĩnh được kiến thức một cách nhanh chống và chắc chắn - Về kỷ năng : Kỹ năng trực quan, tư duy, phân tích, tổng hợp của học sinh được nâng cao hơn và hoàn thiện hơn. Qua đó hình thành và nâng cao kỹ năng xác lập mối quan hệ qui luật, biện chứng, mối quan hệ nhân quả...ở học sinh. Đồng thời học sinh vận dụng được các liến thức địa lý vào cuộc sống thực tiễn một cách dễ dàng và hiệu quả. Chính vì vậy mà sau khi tiến hành vận dụng một số kinh nghiệm dạy học theo PP mới trong năm học 2006-2007 Tôi tiến hành khảo sát chất lượng của học sinh ( thời gian 15/ ) cũng qua bài “Sông ngòi và cảnh quan Châu á” . Kết quả là số học sinh khá giỏi tăng lên và số học sinh yếu- kém giảm hẳn đi so với năm trước * Kết quả cụ thể: Số lượng HS Giỏi % Khá % TB % Yếu % 43 8 18,6 16 37,2 16 37,2 3 7,0 V/ Bài học kinh nghiệm. Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu dạy học theo phương pháp đổi mới ở môn Địa lý 8 nói chung và trong một tiết dạy Địa lý 8 nói riêng tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau. 1/ Đối với giáo viên: + Phải có tâm huyyét với nghề, luôn luôn nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo và các đồ dùng trực quan có liên quan đế nội dung bài học. + Luôn luôn học hỏi đồng nghiệp, trau dồi kiến thức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. + Đầu tư nhiều hơn vào việc soạn bài theo tinh thần dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Giáo viên phải thể hiện rõ ràng mục tiêu ,nội dung bài học, hệ thống câu hỏi lôgic, phân chia thời gian hợp lý. + Đẩy mạnh việc đổi mới hoạt động dạy học trên lớp, giáo viên là người chỉ đạo, hướng dẫn, học sinh là người chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức. + Chú trọng việc cũng cố và phát triển ở học sinh các kỷ năng: Kỹ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê, kỹ năng xác lập mối quan hệ nhân quả.... + Vận dụng linh hoạt các PPDH tích cực vào trong một tiết dạy. Hình thành và phát triển các kỹ năng làm việc với các thiết bị học tập Địa lý ở học sinh + Tạo được niềm tin, sự hứng thú, ham mê học tập Địa lý ở học sinh. + Có thái độ cởi mở, thân thiện đối với học sinh, biết khen thưởng và động viên kịp thời, phê bình một cách tế nhị để giúp học sinh tự tin và tự nhiên hơn trong hoạt động học tập, hạn chế tính tự ti, lười hoạt động của học sinh. + Thường xuyên kiểm tra việc học bài, làm bài tập,chuẩn bị bài mới của học sinh, quan tâm nhiều hơn đến học sinh yếu kém và có những biện pháp khắc phục kịp thời. 2: Đối với học sinh: + Yêu thích, say mê,hứng thú học tập môn Địa lý. + Có đầy đủ các phương tiện học tập; SGK, vở bài tập, tập bản đồ, tranh ảnh, tài liệu tham khảo. Sưu tầm tài liệu tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài học. + Đổi mới trong cách học, phải giác ngộ mục đích học tập, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm về hoạt động học tập của mình. + Xác định rõ mục đích, yêu cầu của giờ học, không chỉ về kiến thức mà còn về cả ký năng địa lý ( Kỹ năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp ). + Dành thời gian thích đáng để tự làm việc, nghiên cứu với SGK ( kênh hình, kênh chữ ), với các nguồn cung cấp kiến thức khác theo sự hướng dẫn của giáo viên. + Biết cách học tập, làm việc theo nhóm, hợp tác với bạn để tìm ra kiến thức mới. + Luôn tìm tòi, phát hiện những sự vật, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống có liên quan đến kiến thức địa lý. C/ Kết luận Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện giảng dạy tại trường THCS Kiến Giang. Bản thân tôi nhận thấy; Thứ nhất việc thực hiện đổi mới PPDH tích cực không phải là một sớm một chiều mà đòi hỏi người GV thực hiện liên tục, thông suốt trong cả quá trình giảng dạy; Thứ hai Đổi mới PPDH theo hướng tích cực không chỉ là việc cung cấp các phương tiện dạy học, điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy mà quan trọng và cần thiết là trang bị cho giáo viên và học sinh kỷ năng dạy – học tối ưu nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Kinh nghiệm để dạy tốt một tiết học Địa lý 8 theo phương pháp đổi mới trên đây chưa phải là tất cả nhưng cũng là một kinh nghiệm hết sức quan trọng đối với người giáo viên. Qua quá trình rèn luyện và tích luỹ được những kinh nghiệm đó cũng là quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới, đồng thời phát triển các thao tác tư duy, năng lực kiến thức, tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình dạy học. Để dạy tốt một tiết học Địa lý 8 theo phương pháp đổi mới- rèn luyện kỷ năng địa lý không chỉ ở mỗi lớp 8 mà cần phải bắt đầu từ lớp đầu cấp và được tiến hành liên tục, thông suốt giữa các lớp, phải gây được một phong trào dạy- học lôi cuốn tất cả học sinh và giáo viên tham gia. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi được rút ra từ thực tế giảng dạy ở trường THCS trong những năm gần đây. Mặc dù đã rất nhiều cố gắng song không tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành củấ các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn nhằm đưa lại hiệu quả cao hơn trong quá trình giảng dạy ở những năm học tiếp theo. Kiến Giang Ngày tháng năm 2007 Người viết Xác nhận của HĐKH Lê Quốc Liệu
File đính kèm:
- Dia ly_Nang cao hieu qua_Le Quoc Lieu_THCS Kien Giang.doc