Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp phát huy tính tích cực của các đối tượng học sinh khác nhau trong giờ học Ngữ văn

Ngày nay, khi chúng ta đang tiến vào thế kỷ XXI- thế kỷ của nền văn minh và hiện đại, chúng ta cũng không thể quên lời dạy của Bác Hồ ngày xưa “vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Lời dạy của Bác đã thể hiện rõ mỗi quan tâm của người đối với sự nghiệp giáo dục cho thế hệ tương lai ở mọi thời đại. Chính vì lẽ đó mà Đảng và nhà nước rất quan tâm đến ngành giáo dục. Trong nghị quyết TWII khoá VIII. Đảng khẳng định rằng: “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và giáo dục là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Đồng thời đảng đã từng bước chỉ đạo quá trình thay đổi nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực và đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục điều 24.2 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Để nâng cao chất lượng giảng dạy trên cơ sở phát huy tính tích cực ở học sinh là một yêu cầu trong công tác giảng dạy các bộ môn khoa học trong nhà trường. Trong đó, văn học là bộ môn mang tính chất khoa học, tính nhân văn và tính nghệ thuật cao.

 

doc27 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3602 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp phát huy tính tích cực của các đối tượng học sinh khác nhau trong giờ học Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hoặc vở cũ của anh chị năm học trước.
- Đến lớp không chú ý nghe giảng, chưa chủ động tham gia các hoạt động, học thụ động, còn lệ thuộc vào giáo viên, ngại giơ tay phát biểu xây dựng bài.
- Trong hoạt động thảo luận nhóm, một số em yếu lại nhút nhát, có tính ỷ lại, đợi các bạn khá, giỏi làm chứ không đưa ra ý kiến.
 II. Giải pháp: 
 Trước thực tế đó chúng tôi đã áp dụng một số giải pháp sau:
 1.Đối với giáo viên :
-Cần đọc kĩ văn bản trước khi dạy
- Trước khi lên một tiết dạy cần phải tĩnh tâm 
-Nắm chắc một số từ ngữ trọng tâm cần phải khai thác một văn bản
-Cần phải đi hệ thống câu hỏi từ nhận diện, phát hiện, suy luận, nhận xét, đánh giá
-Tham khảo thêm tài liệu liên quan đến đơn vị bài học
 2.Đối với học sinh :
-Khi đặt câu hỏi cần phải phân theo từng đối tượng học sinh
	+ Kiểm tra vấn đáp.
 +Đặt câu 
	+ Viết một đoạn văn ngắn.
	+ Thử độ tinh nhạy và linh hoạt của học sinh qua việc giải bài tập 
 Sau khi tìm hiểu tạm thời chia thành ba đối tượng cụ thể:
	+ Học sinh khá, giỏi.
	+ Học sinh trung bình.
	+ Học sinh yếu, kém.
 Sau khi phân loại cụ thể, giáo viên phải định hướng cho mình một cách dạy phù hơpï với từng đối tượng.
 Vậy để hình dung ra cách dạy một bài dạy Ngữ văn theo tinh thần phân hoá, đáp ứng cho các đối tượng học sinh khác nhau trong một lớp giáo viên cần xác định được mức độ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và cách thức để chuyển tải các đơn vị kiến thức, kĩ năng ấy đến với các đối tượng học sinh khác nhau. Việc xác định mức độ kiến thức, kĩ năng tối thiểu (dành cho học sinh trung bình, yếu) và tối đa (dành cho học sinh khá, giỏi) cho mỗi bài học cần phải xem xét, nghiên cứu kĩ các yêu cầu trong sách giáo khoa và những gợi ý của sách giáo viên cũng như các loại sách tham khảo khác. Tối thiểu ở đây như là mức độ chuẩn kiến thức và kĩ năng cần đạt. Chính vì vậy đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng để hình thành cho học sinh những kiến thức và một số kĩ năng nhất định.
2.Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
 Sau khi phân loại được đối tượng học sinh , giáo viên phải tiến hành các bước (giải pháp) đặt ra yêu cầu về kiến thức và kĩ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh.
* Với học sinh khá, giỏi
 - Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản, có mở rộng, nâng cao (tuỳ theo từng bài) - Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh phải viết đươc đoạn văn thành thạo, biết suy luận, nhận xét, đánh giávv.
* Với học sinh yếu và trung bình:
- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản.
- Yêu cầu về kĩ năng: Biết viết đúng đoạn văn, bước đầu biết nhận xét
Vậy để đạt được chất lượng một tiết dạy trên lớp đối với tất cả các đối tượng học sinh trong một lớp quả là một điều không dễ, điều đó còn phụ thuộc rất nhiều ở giáo viên. Người giáo viên phải xác định mức độ tối chuẩn kiến thức theo xu hướng không quá tải, từ đó giáo viên vận dụng vào việc soạn giáo án hàng ngày của mình.
Ví dụ: Văn bản là truyện ngắn.
* Kiến thức tối thiểu:
- Xác định nhân vật chính, sự việc chính, phân biệt tuyến nhân vật.
- Nắm nội dung và đặc điểm của thể loại truyện ngắn.( Học sinh yếu )
- Hiểu được ý nghĩa cụ thể của tác phẩm.( Tất cả các đối tượng)
( Đối với mức tối thiểu, học sinh chỉ cần nắm được ý nghĩa câu chuyện trong sách giáo khoa)
- Thấy được vẻ đẹp và tác dụng của một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm, kể lại được nội dung bằng ngôn ngữ của mình (Học sinh trung bình).
* Kiến thức tối đa: 
 Ngoài kiến thức và kĩ năng tối thiểu dành cho tất cả các đối tượng, học sinh khá, giỏi cần phải đạt những yêu cầu sau:
- Hiểu sâu sắc nội dung của tác phẩm, có mở rộng. 
- Biết phát hiện và phân tích những những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa của câu chuyện.
- Có khả năng kể sáng tạo nội dung câu chuyện. ( thêm một số chi tiết hoặc đề xuất một kết thúc khác với kết thúc của tác phẩm.)
- Biết cách cảm nhận được nghệ thuật và nội dung của một văn bản ( nhân vật, chi tiết, ý nghĩa)
- Biết viết đoạn văn cảm thụ chi tiết hay trong tác phẩm.
 Như vậy, sau khi nhận định chuẩn kiến thức, người giáo viên phải xây dựng cho mình một hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 3. Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng.
 Song song với yêu cầu về kiến thức và kĩ năng thì hệ thống câu hỏi là một trong những phương tiện rất cần thiết và quan trọng để đạt được hiệu quả tiết dạy. Chính vì vậy, để phát huy tính tích cực ở tất cả các đối tượng học sinh, người giáo viên phải xây dựng một hệ thống câu hỏi có chọn lọc phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng cụ thể. Các dạng câu hỏi phải vừa dễ vừa khó để tạo được tâm thế hứng thú cho học sinh, tránh những câu hỏi vụn vặt, thiếu tính liên kết. Để đạt được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị những câu hỏi thật cụ thể cho ba đối tượng.
* Ví dụ :Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi :
-Truyện viết về ai, viết về sự việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện ? 
-Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì ?
-Hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành và Thủy rất mực gần gũi, yêu thương, chia sẽ và luôn quan tâm đến nhau ?
-Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và con em nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn ? Theo em có cách nào giải quyết được mâu thuẫn ấy không ?
 Vậy đối vơí các dạng câu hỏi dành cho học sinh yếu, trung bình người giáo viên phải đưa ra một số câu hỏi phát hiện đồng thời đưa ra một số câu hỏi nhận xét, suy luận nhằm kích thích tính tích cực ở các em. Những dạng câu hỏi thông thường là:
 Ø Câu hỏi phát hiện (từ ngữ, chi tiết).
 Ø Câu hỏi kiểm tra.
 Đối với học sinh khá giỏi: Câu hỏi phải có yếu tố phân tích, suy luận nhiều nhằm kich thích sự động não tìm tòi, óc tưởng tượng của chính bản thân học sinh. Học sinh phải tự suy nghĩ – nhận xét – đánh giá – liên tưởng – tích luỹ kiến thức. Có như thế như thế mới phát huy được tính tích cực ở các đối tượng bằng câu hỏi tư duy.
- Câu hỏi tư duy không nhằm mục đích tái hiện kiến thức, cũng không nhằm khơi sự biểu hiện của học sinh khi đánh giá chi tiết hay toàn bộ tác phẩm văn học. Câu hỏi tư duy phải làm rõ những điều tiềm ẩn trong tác phẩm, phải gây hứng thú nhận thức cho học sinh, phải động viên, khuyến khích học sinh giải quyết những điều suy ra từ tác phẩm.. 
Cụ thể:
* Câu hỏi có nội dung đòi hỏi người nghe muốn trả lời phải có sự động não tìm tòi, suy nghĩ mới trả lời chính xác.
Ví dụ : Bài thơ“Bánh trôi nước”của Hồ Xuân Hương.
- Tác giả miêu tả cái bánh trôi có theo trật tự bình thuờng không? vì sao? (miêu tả thân bánh à luộc bánhà làm bánh à nhân bánh).
- Phải chăng nhà thơ muốn muợn hình ảnh cái bánh trôi để đề cập tới một đối tượng khác? Vậy đối tượng ấy là ai? 
- Họ là những con người như thế nào?
 * Câu hỏi buộc người nghe phải suy nghĩ, phải quan tâm, không thể thờ ơ.
Ví dụ : Bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” 
-Đỗ Phủ ước ngôi nhà như thế nào ? 
-Ao ước như vậy nhằm mục đích gì ?
-Có gì đặc biệt khi thể hiện trong lời thơ :
 Than ôi ! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
 Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được.
-Ước vọng tha thiết này cho em hiểu gì về nhà thơ Đỗ Phủ?
-Ước vọng đẹp đễ cao cả, nhưng tại sao tác giả lại mở đầu bằng hai tiếng Than ôi ! ?
à Như vậy, trong giảng dạy văn học, các dạng câu hỏi sau được xem là câu hỏi kích thích tư duy giáo viên nên dành cho học sinh khá giỏi.
 Ø Câu hỏi tái hiện, tái tạo nhân vật, tình huống (tự sự )cảm xúc (trữ tình).
 Ø Câu hỏi giảng bình (cảm thụ, đánh giá).
 Ø Câu hỏi luận (phân tích, mở rộng, so sánh, đối chiếu..)
 -Vậy là trong một tiết dạy văn, giáo viên có nhiều dạng câu hỏi tuỳ theo yêu cầu của bài dạy và từng đối tượng học sinh.
 - Điều quan trọng là khi sử dụng câu hỏi kích thích tư duy là phải hướng vào vấn đề trọng tâm của tác phẩm, phải khơi gợi được hoạt động tự nhận thức của học sinh, đồng thời đáp ứng nhu cầu bộc lộ cảm xúc, cảm nhận của học sinh. 
 III. Tổ chức thực hiện
Để học sinh mình trực tiếp giảng dạy có nhiều đối tượng được phát huy năng lực của mình và ngày càng lôi cuốn được các em ham thích học văn, người giáo viên phải rèn cho các em thói quen tư duy, óc tìm tòi sáng tạo.
 Xác định được điều đó nên tôi đã chú ý khi lên lớp tôi chỉ làm công tác gợi mở, hướng dẫn để phát huy sự sự sáng tạo của học sinh, không gò ép các em phải tuân theo một cách máy móc theo giáo viên.
1. Đối với giáo viên: 
- Trong quá trình soạn giáo án tôi đã chú trọng phân loại câu hỏi theo trình độ của học sinh. 
 - Nghiên cứu kĩ nội dung từng bài 
- Trên lớp những câu hỏi phát hiện chi tiết hay rút ra kết luận đơn giản, chúng tôi thường gọi những em yếu. Nếu các em trả lới đúng, tôi kịp thời khen ngay và tuyên dương trước lớp bằng hình thức cho điểm trực tiếp hoặc ở những câu hỏi khó nếu các em trả lời tôi phải nhẹ nhàng động viên và gợi mở thêm cho các em, tránh biểu lộ thái độ không vừa lòng hoặc tỏ vẻ khó chịu vì làm như thế các em sẽ tự ái, mắc cở trước lớp .
- Còn những câu hỏi như rút ra ý nghĩa tư tưởng hay suy ra từ ngôn từ, mạch cảm xúc tôi dành cho học sinh khá.
 - Khi cần tạo ra được sự mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết, kích thích trí tuệ sáng tạo, trí tưởng tượng, óc liên tưởng, thị hiếu và nhu cầu tự khẳng định của học sinh tôi dành cho học sinh giỏi. 
2. Đối với học sinh:
- Phải chủ động tìm tòi, chịu khó học hỏi, chắt lọc kiến thức để ghi chép một cách linh hoạt, bài ghi phải kết hợp lời giảng của cô, câu trả lời hay của bạn và sự tư duy của bản thân.
- Những câu trả lời không được phải ghi lại để về nhà suy nghĩ và tìm đáp án.
- Khích lệ học sinh thường xuyên đến thư viện đọc nhiều sách tham khảo để đến lớp có thể tự mình đặt ra câu hỏi cho bạn trả lời. 
- Hướng dẫn các em tự thiết kế trò chơi để học.
 3. Minh hoạ một vài giải pháp trên tiết dạy cụ thể. 
 Tiết 2 7: Văn bản CHỊ EM THÚY KIỀU
( Trích:Truyện Kiều)
 - Nguyễn Du –
I. Mục tiêu cần đạt:
	Học sinh nắm được:
 - Vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của chị em Thúy Kiều – hai nhân vật nổi tiếng trong Truyện Kiều.
 -Tình cảm nâng niu trân trọng giá trị con người – một biểu hiện nhân đạo chủ nghĩa của Nguyễn Du.
 - Bút pháp ước lệ trong miêu tả nhân vật, kết hợp miêu tả với tự sự và biểu cảm trong thể thơ lục bát quen thuộc.
 - Giáo dục ý thức nâng niu những vẻ đẹp của con người.
 - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.
I.Chuẩn bị:
 Giáo viên: - Những tư liệu về lời bình cho đoạn trích, bút pháp ước lệ trong văn chương cổ điển và giá trị ước lệ trong đoạn trích, dự kiến số câu hỏi nêu vấn đề tương ứng với nội dung.
	 - ĐDDH: Bảng phụ, hoa tổ chức trò chơi. 
	 - Nội dung tích hợp: Văn miêu tả kết hợp tự sự và biểu cảm.
	 - Phương pháp: Phân tích, giảng bình. 
 Học sinh : + Đọc thuộc, soạn bài, tóm tắt giá trị nội dung, nghệ thuật.
 + Chuẩn bị cánh hoa.
III. Tiến trình hoạt động:
 1.Ổn định: 
 2. Bài cũ: 
 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bút pháp tả người của Nguyễn Du được vận dụng thành công nhất trong đoạn trích hôm nay chúng ta sẽ học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
2ph
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
 Gv
Hs
* Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu vị trí của đoạn trích, chú thích, đại ý.
- Yêu cầu học sinh tự nêu cách đặt.
- Nhận xét và hướng dẫn, nêu định hướng (giọng trang trọng, chú ý các từ gợi tả, cách ngắt nhịp.
+ Ba em đọc ba đoạn theo hướng dẫn.
- Kiểm tra các chú thích 1, 2, 5, 9, 11.
- Tóm tắt sơ lược về bút pháp ước lệ.
* Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
- Tổ chức cho học sinh tác đoạn và hiểu nội dung chính của mỗi đoạn.
- Nội dung của văn bản gồm nhưng 4 ý chính nào? Ưùng với những đoạn nào trong văn bản? Phần nào là trọng tâm? Đại ý?
+ Học sinh chia bố cục, tìm phương thức biểu đạt, đại ý.
- Tổ chức cho học sinh phân tích, cảm thụ 4 câu thơ đầu.
+ Đọc diễn cảm 4 câu đầu.
- Vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều được giới thiệu bằng hình ảnh nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả nhân vật?
- Nhận xét về câu cuối? Thành ngữ này được dùng để diễn tả vẻ đẹp nào của chi em Thúy Kiều?
+ Tóm tắt ý chính: Bút pháp ước lệ tượng trưng nhằm miêu tả cốt cách thanh cao duyên dáng, trọn vẹn của hai chị em.
- Dùng bảng phụ đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
 Câu 1: Trong 4 dòng thơ, xuất hiện 3 phương thức: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Hãy điền các dòng thơ tương ứng.
a.Tự sự b. Miêu tả c. Biểu cảm
 Câu 2.Theo em sự kết hợp này mang lại hiệu quả nào sau đây?
a. Giới thiệu gia cảnh chi em Thúy Kiều.
b. Khắc họa vẻ đẹp chị em Thúy Kiều.
c. Bộc lộ tình cảm trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp đó.
d.Tất cả những ý trên đều đúng. 
+ Lên bảng điền nội dung.
- Kết luận, chuyển ý.
+ Đọc diễn cảm đoạn 2.
- Trong 4 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Em hiểu được nghĩa của câu nào?
- Nếu thơ cổ điển thường lấy thiên nhiên để tô lên vẻ đẹp của con người thì em sẽ giải thích như thế nào về vẻ đẹp của Thúy Vân qua các so sánh: Hoa cười ngọc thốt, mây thua tuyết nhường?
- TưØ đó vẻ đẹp nào của Thúy Vân được bộc lộ?
+ Tóm tắt biện pháp nghệ thuật so sánh, ước lệ đã tuyệt đối hóa vẻ đẹp thúy Vân: Phúc hậu quý phái.
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều được nói tới cả tài và sắc. Những lời thơ nào tả nhan sắc? Những lời thơ nào giới thiệu tài năng?
- Nhan sắc của Thúy Kiều được nhấn mạnh ở nét đẹp nào trong lời thơ “làn thu thủy nét xuân sơn?”
- Từ đôi mắt đẹp của Kiều có thể liên tưởng đến vẻ đẹp bên trong của nàng không? Từ đó em có cách hiểu như thế nào về ý nghĩa của lời: “Hoa ghen thua thắn liễu hờn kém xanh”?
+ Tóm tắt ý: Đôi mắt đẹp phản ánh vẻ đẹp thanh cao trong sáng của tâm hồn. Vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa khiến những gì đẹp nhất trong thiên nhiên phải ghen tị.
- Bình về hình ảnh đôi mắt, số phận của khách “má hồng”.
- Tài năng của Thúy Kiều được thể hiện ở những phương diện nào?
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ghép hoa để phân tích và tích hợp từ Hán Việt.
- Phổ biến thể lệ chơi.
+ Điền cánh hoa 
 Năng khiếu nổi bật?
- Bạn đàn hay nhất của Kiều là gì? Vì sao với nàng đó là bản nhạc hay nhất?
- Qua đó em yêu thêm vẻ đẹp nào của người con gái họ Vương?
- Em đọc được thiện cảm nào của Nguyễn Du khi ông dành cho nhân vật của mình những lời bình?
Một hai sắc đành 
+ Tóm tắt: Kiều hơn tài ở người, nhất là đàn. Đó là vẻ đẹp của tài hoa nghệ thuật.
- Bình về tài của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Đọc đoạn cuối.
- Nhận xét về nếp sống của hai chị em Thúy Kiều?
* Hoạt động 3. Tổ chức đánh giá ý nghĩa của văn bản.
- Phát phiếu học nhóm.
Câu 1. Em đọc được những vẻ đẹp nào của con người từ văn bản?
Câu 2. Những vẻ đẹp đó gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 3. văn chương cổ điển được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích?
+ Thảo luận, trình bày.
* Hoạt động 4. Hướng dẫn luyện tập.
- Tổ chức trò chơi đoán ô chữ.
- Gián ô chữ phổ biến thể lệ chơi.
Đây là câu thành ngữ nói đến số phận của những người phụ nữ có sắc có tài trong xã hội phong kiến.
 + Tiến hành đoán chữ.
H
ỒØ
N
G
N
H
A
N
B
Ạ
C
M
Ệ
N
H
I.Vị trí.
II. Đọc - hiểu văn bản.
 1. Bố cục: 3 phần.
 2. Phương thức: đan xen tự sự, miêu tả, biểu cảm.
 3. Đại ý:
 4. Phân tích.
a. Giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
 mười phân vẹn mười.
-> Ước lệ gợi tả, thành ngữ.
=> Vẻ đẹp hoàn hảo, toàn diện.
b. Vẻ đẹp của Thúy Vân.
Hoa cười ngọc thốt
Mây thuatuyết nhường.
-> So Sánh, ước lệ.
=> Phúc hậu, quý phái. 
c. Tài sắc của Thúy Kiều.
* Sắc.
Làn thu thủy, nét xuân sơn.
Hoa ghen liễu hờn.
-> Ước lệ, nhân hóa.
=>Thanh cao, lộng lẫy, kiêu sa.
Soạn nhạc
* Tài.
Ca hát
Đánh đàn
Tài năng
Làm thơ
vẽ 
=> Tài năng xuất chúng.
* Tài sắc vẹn toàn.
III. Tổng kết.
Ghi nhớ ( sgk )
IV. Luyện tập.
Trò chơi
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc đoạn trích, nắm vững nghệ thuật ước lệ, cách dùng điển tích điển cố.
- Chuẩn bị cảnh ngày xuân.
Yếu – TB soạn câu 1, 2, 3, khá – giỏi soạn cả 4 câu.
-Vẽ lại một bức họa trong phần trích mà em cho là hay nhất. 
 PHẦN III. KẾT LUẬN. 
 Qua một thời gian thực hiện giải pháp trên trong giờ học Ngữ văn 9. Tôi nhận thấy học sinh có hứng thú hơn và thích học giờ Ngữ văn hơn. Đặc biệt giải pháp này lôi cuốn được những em học yếu, cá biệt, giúp chúng hoà nhập với các bạn và tiếp thu bài nhanh hơn giúp các em nâng cao tư duy, trí lực về môn Ngữ văn. 
 Cụ thể kết quả đạt được trong tổng số 67 học sinh là:
+ Nhóm 1: Có năng lực cảm thụ thơ văn bằng tư duy và yêu thích học môn văn
(15 em ~22,4 %)
+ Nhóm 2: Hiểu được kiến thức cơ bản khi học văn, bước đầu có hứng thú môn văn.
 (40 em ~ 59,7%)
+ Nhóm 3: Chưa yêu thích bộ môn ( 13 em ~ 19,4 %)
 Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ mà tôi góp nhặt được trong quá trình giảng dạy, học hỏi đồng nghiệp và ứng dụng có hiệu quả trong những bước đi đầu tiên của việc đôỉ mới phương pháp giảng dạy hiện hành ở một trường nhỏ trong huyện. Với mong muốn chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao hơn với kết quả thực chất hơn, từ đó hướng tới trau dồi rèn luyện đạo đức học sinh ( hướng tới chân – thiện – mĩ ). Xây dựng con người mới trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Do vậy không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình viết. Rất mong sự góp ý chân tình của quý thầy cô, anh chị và đồng nghiệp để giải pháp thêm hoàn chỉnh.

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_loai_A_ngu_van.doc
Sáng Kiến Liên Quan