Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh Tiểu học
1.1. Thuận lợi:
- Về phía nhà trường: Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ phía BGH nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần như :
+ Trong tuần đã sắp xếp thời khóa biểu cho tôi được bồi dưỡng vào các buổi cuối tuần như chiều thứ 4 và bản thân tôi đã linh động tổ chức huấn luyện đan xen vào các tiết thể dục, các buổi chiều cuối ngày và ngày thứ 7.
+ Nhà trường đã cung cấp trang thiết bị, đồ dùng ( bàn đạp, giày đinh, trang phục.)huấn luyện kịp thời để từ đó giáo viên huấn luyện cũng như truyền tải nội dung đến học sinh một cách dễ hiểu nhất.
- Về phía phụ huynh: Đã quan tâm đến con em của mình, bảo đảm sức khỏe cho các vận động viên tham gia tập luyện có tinh thần thoải mái nhất để đạt được thành tích cao nhất.
- Học sinh luôn say mê, học hỏi, luôn có nhu cầu được hoạt động do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thời kỳ này trẻ rất hiếu động.
- Giáo viên huấn luyện có những bài tập phù hợp với nội dung huấn luyện.
- Số lượng HS đông 509 em nên thuận lợi trong việc chọn đội tuyển tập luyện.
1.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên chúng tôi cũng đã gặp phải một số khó khăn trong quá trình huấn luyện:
- Các em còn xem nhẹ môn Điền kinh. Các em chỉ thích chơi các môn thể thao tự chọn như bóng đá, đá cầu, nhảy dây.
- Giáo viên hầu hết chưa đa dạng hóa các bài tập, cách thức tổ chức còn rập khuôn, chưa đổi mới hình thức tập luyện.
- Bài giảng đang mang tính chất lý thuyết nhiều, thiếu hình ảnh minh họa để các em tập trung hơn.
- Học sinh, phụ huynh và một số ngoại cảnh tác động khác đã làm cho các em có suy nghĩ, cái nhìn khác đối với bộ môn.
- Do các em đang còn nhỏ tuổi nên việc giúp đỡ của thầy, cô và gia đình phụ huynh trong một số buổi tập rất cần thiết nhưng cũng bất tiện (Như việc đi lại, hay phụ huynh quan sát con mình trong buổi huấn luyện.)
- Chất lượng sân bãi chưa đáp ứng nhu cầu, đồ dùng còn thiếu.
- Việc lựa chọn đội tuyển đang là một vấn đề khó khăn vì HS ít có tố chất thể dục thể thao.
Chạy ngắn gồm các cự ly sau: 60m, 100m, 200m, 400m, trong đó chạy 60m là nội dung mà giải điền kinh và hội khỏe phù đổng huyện tổ chức thi đấu.
à giảng dạy ngoài trời, học sinh tiếp xúc trực tiếp với điều kiện ngoại cảnh như nắng, gió, ánh sáng, không khí Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển và sắp xếp hợp lý các nội dung và lượng vận động phù hợp với nguyên tắc sư phạm chung. Tác động của buổi tập phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe, trong các nội dung của môn HĐGDTC chạy ngắn có vai trò quan trọng liên quan đến các nội dung khác. Sức nhanh nói chung và sức nhanh khi di chuyển nói riêng đều rất cần thiết cho các hoạt động sống của người tập. Tập luyện chạy ngắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và bồi dưỡng học sinh trong nhà trường. Qua đó hình thành các phẩm chất ý chí và đạo đức của con người, góp phần vào giáo dục và nâng cao trí tuệ, giáo dục lao động và giáo dục thẩm mỹ cho các em. Tần số và độ dài bước chạy là hai thành phần quyết định tốc độ chạy. Tuy nhiên, nếu cố bước dài sẽ làm giảm tần số, mặt khác nếu cố tăng tần số và độ dài bước chạy phải hợp lý không để chúng cản phá lẫn nhau mới có tốc độ cao. 1.1. Thuận lợi: - Về phía nhà trường: Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ phía BGH nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần như : + Trong tuần đã sắp xếp thời khóa biểu cho tôi được bồi dưỡng vào các buổi cuối tuần như chiều thứ 4 và bản thân tôi đã linh động tổ chức huấn luyện đan xen vào các tiết thể dục, các buổi chiều cuối ngày và ngày thứ 7. + Nhà trường đã cung cấp trang thiết bị, đồ dùng ( bàn đạp, giày đinh, trang phục...)huấn luyện kịp thời để từ đó giáo viên huấn luyện cũng như truyền tải nội dung đến học sinh một cách dễ hiểu nhất. - Về phía phụ huynh: Đã quan tâm đến con em của mình, bảo đảm sức khỏe cho các vận động viên tham gia tập luyện có tinh thần thoải mái nhất để đạt được thành tích cao nhất. - Học sinh luôn say mê, học hỏi, luôn có nhu cầu được hoạt động do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thời kỳ này trẻ rất hiếu động. - Giáo viên huấn luyện có những bài tập phù hợp với nội dung huấn luyện. - Số lượng HS đông 509 em nên thuận lợi trong việc chọn đội tuyển tập luyện. 1.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên chúng tôi cũng đã gặp phải một số khó khăn trong quá trình huấn luyện: - Các em còn xem nhẹ môn Điền kinh. Các em chỉ thích chơi các môn thể thao tự chọn như bóng đá, đá cầu, nhảy dây..... - Giáo viên hầu hết chưa đa dạng hóa các bài tập, cách thức tổ chức còn rập khuôn, chưa đổi mới hình thức tập luyện. - Bài giảng đang mang tính chất lý thuyết nhiều, thiếu hình ảnh minh họa để các em tập trung hơn. - Học sinh, phụ huynh và một số ngoại cảnh tác động khác đã làm cho các em có suy nghĩ, cái nhìn khác đối với bộ môn. - Do các em đang còn nhỏ tuổi nên việc giúp đỡ của thầy, cô và gia đình phụ huynh trong một số buổi tập rất cần thiết nhưng cũng bất tiện (Như việc đi lại, hay phụ huynh quan sát con mình trong buổi huấn luyện....) - Chất lượng sân bãi chưa đáp ứng nhu cầu, đồ dùng còn thiếu. - Việc lựa chọn đội tuyển đang là một vấn đề khó khăn vì HS ít có tố chất thể dục thể thao. Chạy ngắn gồm các cự ly sau: 60m, 100m, 200m, 400m, trong đó chạy 60m là nội dung mà giải điền kinh và hội khỏe phù đổng huyện tổ chức thi đấu. Nhìn chung, trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của sự nghiệp giáo dục, giáo dục thể chất trong huyện nhà, đặc biệt là các trường ngày càng được cải thiện, từng bước được nâng lên. Phong trào thể dục thể thao đơn vị mà tôi công tác ngày càng được phát triển mạnh. Để đạt được thành tích đó là nhờ sự quan tâm, sâu sát của BGH nhà trường, của HCMHS, của tập thể GV và đặc biệt là sự chăm lo nhiệt tình, khả năng huấn luyện của Huấn luyện viên và sự tham gia tập luyện tích cực của các vận động viên để các em đạt được kỹ thuật, chiến thuật và thể lực tốt để sẵn sàng thi đấu đạt kết quả cao. Năm học 2018 – 2019, để chuẩn bị cho giải Điền kinh – Bơi lội của huyện, bản thân tôi trực tiếp đảm nhận cương vị là huấn luyện viên bồi dưỡng môn Điền kinh, có trách nhiệm giữ vững phong trào thể dục thể thao của nhà trường. Với cương vị đó, ngay từ đầu năm học vào tháng 9 tôi đã bắt đầu khẩn trương cho công tác tuyển chọn được 4 vận động viên, trong đó có 02 nam, 02 nữ. Đây là 4 học sinh có tố chất chạy nhanh nhưng kỹ thuật và thể lực còn hạn chế. Các em chỉ chạy theo kiểu bản năng chưa có kỹ thuật chạy ngắn thực thụ. Điều khó khăn nhất đối với bản thân tôi là đào tạo các em có kỹ thuật và thể lực trong vòng chưa đầy 5 tháng có thể tham gia Hội khoẻ phù đổng đạt thành tích cao, giành giải lớn về cho nhà trường. Các thành tích ban đầu cho thấy các em khó có thể đạt được thành tích tốt. Sau gần 4 tháng tập luyện, theo dõi sát sao khả năng tập luyện của các vận động viên, vào tháng cuối cùng, tôi chỉ chọn lại 2 vận động viên có tố chất và thể lực tốt nhất để huấn luấn nhằm đạt được thành tích cao nhất mang lại niềm tự hào không những cho học sinh, cho bản thân tôi và cũng là niềm tự hào chung của nhà trường, của xã nhà. Kết quả khảo sát đối với người tập khi chưa áp dụng các giải pháp, kết quả như sau: Stt Họ và tên Lớp Thành tích (60m) Ghi chú 1 Nguyễn Dư Khanh 4C 10 giây 90 2 Phan Trương Bảo Linh 4C 12 giây 10 3 Dương Văn Thanh Nhân 5A 10 giây 20 4 Nguyễn Thị Khánh Phương 5B 12 giây 02 Nhìn vào bảng thành tích trên so với thành tích mà các anh chị đàn anh của huyện nhà lập tại Hội khoẻ phù đổng cấp huyện năm 2017 - 2018, thì thấy đây là một thách thức lớn đối với bản thân tôi để các em có thể đạt được thành tích đó. 2/ Một vài biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh tiểu học. Trong các nội dung thuộc nội dung giáo dục thể chất thì môn điền kinh có tính hấp dẫn, dễ tập và có sức lôi cuốn số đông học sinh tham gia. Thành tích của chạy 60m phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Thực hiện 4 giai đoạn, tần số bước chạy, độ dài bước chạy, tốc độ guồng chânĐối với các em học sinh tiểu học, phương pháp huấn luyện của giáo viên đóng vai trò quyết định thành tích của các em. Bởi vậy, là một giáo viên trực tiếp huấn luyện các em, tôi đã không ngừng học hỏi các đồng chí đồng nghiệp, nhất là các đồng chí huấn luyện viên của các nhà trường lân cận đã bồi dưỡng học sinh đạt được thành tích cao, tham khảo thêm các tài liệu, sách báo, ti viTừ đó có cách huấn luyện hiệu quả nhất nhằm giúp các em nâng cao kĩ thuật chạy 60m và trở thành những vận động viên tốt cho địa phương. 2.1. Biện pháp 1: “Tuyển chọn học sinh” - Đây được coi là công việc đầu tiên hết sức quan trọng nên phải làm việc tỉ mỉ và chính xác. Để tuyển chọn được vận động viên chạy ngắn, tôi đã căn cứ vào các chỉ tiêu: + Hình thái: cơ thể cân xứng, rắn chắc, có chiều cao, cơ bắp có tính đàn hồi cao, chân dài bước biên độ bước chạy tương đối lớn. + Chức năng: căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của học sinh có khả năng chịu đựng lượng vận động tương đối lớn, không mắc các bệnh tim mạch, truyền nhiễm. +Tố chất: Chạy 60m là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tốc độ chạy. Nõ không những phản ánh khả năng gia tốc khi bắt đầu chạy, mà còn phản ánh khả năng duy trì tốc độ cao. Tần số bước: Là nhân tố quan trọng tạo thành tốc độ. Tần số bước chịu ảnh hưởng của độ di truyền khá lớn. Tần số bước có thể dùng để phản ánh tiềm lực tốc độ bẩm sinh của học sinh. - Song song với việc lựa chon đội tuyển tập luyện thì phải có kế hoạch và nội dung bồi dương cụ thể theo từng giai đoạn, để giáo viên và học sinh linh động hơn trong việc huấn luyện cũng như tập luyện. + Giai đoạn 1: Tháng 9 tuyển chọn học sinh có năng khiếu, sàng lọc dần để chọn học sinh ưu tú nhất đem đi dự thi. + Giai đoạn 2: Trong các tháng 9, 10, 11, 12, 1 tổ chức tập luyện theo nội dung huấn luyện và kế hoạch huấn luyện, tổ chức thi đấu thử rút kinh nghiệm cho học sinh. Tham gia thi đấu cấp trường để nâng cao thành tích thi đấu. + Giai đoạn 3: Tháng 2, 3 tiếp tục tăng cường tập luyện, thi đấu thử và đi thi đấu cấp cụm, cấp huyện. 2.2. Biện pháp thứ 2: “Huấn luyện về thể lực, tốc độ”. Biện pháp này chủ yếu nhằm rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực, tập phản xạ, tăng cường sức mạnh, sức nhanh cho từng học sinh. Thời gian tập: 15 buổi, mỗi buổi cách nhau 2,3 ngày. Nội dung tập luyện: + Các bài tập phát triển thể lực, sức nhanh, sức mạnh: Tiến hành cho học sinh khởi động chung đến khởi động chuyên môn, tập các bài tập như chơi cướp cờ, chạy nhanh tiếp sức, bỏ khăn, tập chạy tại chỗ trên cát, chạy lên dốc, chạy lên bậc cầu thang dãy nhà 2 tầng, nhảy dây di chuyển 30m, nhảy dây tại chỗ ( nam 700 lần, nữ 500 lần). + Các bài tập phát triển tốc độ: mục đích tập luyện là để phát triển tốc độ tức là nâng cao thành tích cho người tập. Mà tốc độ = Tần số bước chạy x độ dài bước chạy. Trong đó: độ dài bước chạy là số đo của một bước chạy. Tần số bước chạy là số lần bước chạy trong một thời gian nhất định. - Các bài tập tăng và ổn định độ dài bước chạy: Độ dài bước chạy phụ thuộc và độ dài cẳng chân của học sinh, do đó để tăng độ dài bước chạy là không đáng kể, tuy nhiên nếu tích cực tập luyện và thường xuyên thì độ dài bước chạy cũng có thể sẽ tăng lên hoặc ít nhất cũng giữ được mức ổn định cần thiết. Muốn vậy phải tăng cường các bài tập như: chạy đạp sau, nhảy bước. Đạp sau càng nhanh thì thời gian đạp sau càng lớn. Đạp sau mạnh thì lực phản tác dụng khi đạp sau sẽ cùng độ lớn và nhất trí với phương chuyển động. Đạp sau đúng phương hướng sẽ không bị phân tán về lực. Duỗi hết các khớp mới tận dụng triệt để hết sức mạnh của cơ thông qua trọng tâm cơ thể. Như vậy độ dài bước chạy phụ thuộc vào động tác đạp sau, nếu đạp sau không hết thì độ dài bước chạy sẽ bị hạn chế. - Các bài tập tăng tần số bước chạy: Khi độ dài bước chạy đã đạt đến độ dài cần thiết và ổn định thì việc duy trì tần số bước chạy sẽ quyết định đến thành tích của người tập. Vì vậy, chúng ta nên triển khai tốt các bài tập này cho học sinh: + Bài tập chạy nâng cao đùi tại chỗ và di chuyển. ( 30 giây, 20 mét x 2l) + Bài tập chạy tăng tốc theo từng đoạn cố định ( chạy tăng tốc 30mét, 40mét, 50mét) + Bài tập đứng lên, ngồi xuống: nam 30 lần, nữ 20 lần. + Bài tập bật nhảy đổi chân: nam 30 lần, nữ 20 lần. + Bài tập phát triển cơ lưng cơ bụng: Tập cơ bụng (nam 30 lần, nữ 20 lần), tập cơ lưng: nam 30 lần, nữ 20 lần. + Bài tập bật cóc 15 – 30mét: 3 lần Lượng vận động này sẽ thay đổi và tăng lên theo từng buổi tập ( Huấn luyện viên phải đảm bảo ổn định lượng vận động, tránh tình trạng tập quá tải và hời hợt). Huấn luyện viên phải có nhật ký từng buổi tập, cuối buổi có kiểm tra lại tần số bước chạy của từng em để từ đó có biện pháp điều chỉnh, đảm bảo nguyên tắc tăng tiến về thể lực. 2.3. Biện pháp thứ 3: “ Huấn luyện kỹ thuật” Quá trình huấn luyện được chia thành các giai đoạn sau: a. Huấn luyện cho các em thành thục các động tác bổ trợ cơ bản. Chạy bước nhỏ: Mục đích tăng tần số bước chạy, biết phối hợp toàn thân nhịp nhàng. Chạy nâng cao đùi: Tăng tần số bước chạy và giúp các cơ tham gia tích cực vào động tác nâng đùi khi đưa về trước. Chạy đạp sau: Tăng hiệu quả động tác đạp sau, phối hợp dùng sức hợp lý giữa các bộ phận của cơ thể khi chạy. Ba động tác bổ trợ cơ bản này được huấn luyện kỹ lưỡng trong các buổi tập đầu tiên, sau khi học sinh thực hiện thuần thục sẽ chuyển thành động tác khởi động chuyện môn trong các bài tập. b.Huấn luyện kỹ thuật chạy trên đường thẳng ( kỹ thuật chạy giữa quảng). Đây là nội dung rất quan trọng, nó quyết định đến việc nâng cao thành tích của học sinh. Trong giai đoạn cho học sinh một số bài tập sau: Tiếp tục sử dụng các bài tập tăng độ dài và tần số bước chạy: Chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc, chạy bước tốc. Bài tập bổ trợ về việc nâng đùi và lăng cẳng chân, đây là bài tập rất tốt bổ trợ tích cực cho kỹ thuật nâng đùi và duỗi với cẳng chân khi chạy giữa quảng. Bài tập này bản thân tôi đã sưu tầm trên internet. Cho học sinh thực hiện tại chỗ nâng gối lên cao ngang hang hông sau đó thực hiện duỗi đạp cẳng chân miết bàn chân xuống đất. Thực hiện từng chân, sau đó thực hiện liên tục bằng hai chân. Cho học sinh thực hiện di chuyển đi làm động tác nâng gối và duỗi cẳng chân liên tục bằng hai chân. Cho học sinh thực hiện bật nhảy chạy làm động tác nâng đầu gối và duỗi cẳng chân liên tục bằng hai chân. Chạy tăng tốc độ ( tăng dần cự ly, tần số và độ dài bước chạy) Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính từ 40 - 60m. Tập đánh tay ( đứng tại chỗ, tằng dần biên độ và tần số động tác) Chạy trên đường kẻ vôi. Chạy biến tốc các đoạn ngắn. Chú ý: Số lượng bài tập và lượng vận động được áp dụng cho học sinh phụ thuộc vào những sai sót trong kỹ thuật chạy. Khi chạy tăng tốc cần tăng dần để động tác chạy thoải mái, không gò bó, ngừng việc tăng tốc độ khi xuất hiện những căng thẳng thừa, gò bó. Khi đạt tốc độ cực đại không dừng lại ngay mà cần nâng đùi chạy tiếp một đoạn nữa theo quán tính một cách thoải mái. Trong quá trình tập luyện thường xuyên quan sát từng động tác để phát hiện ra những sai sót để sửa chữa ngay. Những sai sót mà học sinh thường mắc đó là: Đạp sau không hết, chống trước bằng cả bàn, bàn chân đặt lệch hướng. Nguyên nhân: + Nắm khái niệm kỹ thuật chưa đúng + Phối hợp dùng sức chưa tốt Cách khắc phục: + Xây dựng khái niệm kỹ thuật chính xác + Tập nhiều các bài tập bổ trợ: Chạy đạp sau, chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi với tốc độ tăng dần. + Chạy tăng tốc 30m sau đó chạy theo quán tính. + Chạy theo vạch kẻ sẵn Đánh tay gò bó, giật cục, thân trên ngửa ra sau, hoặc đổ về trước nhiều Nguyên nhân: + Năm khái niệm kỹ thuật chưa đúng + Phối hợp giữa căng cơ và thả lỏng kém. + Trình độ phát triển các yếu tố thể lực còn hạn chế. Cách khắc phục: + Xây dựng khái niệm ( phân tích kĩ thuật, cho học sinh xem lại video quay chậm) + Tập đánh tay với tốc độ tăng dần. + Tập chạy tăng tốc độ 30m rồi sau đó có duy trì tốc độ đạt được 20 – 30m. + Phát triển các tố chất thể lực cần thiết cho chạy ngắn. c. Huấn luyện kỹ thuật chạy xuất phát và chạy lao sau xuất phát. Tập xuất phát theo khẩu lệnh “ Vào chỗ” “ Sẵn sàng” “ Chạy” để chuẩn bị tốt với xuất phát. Để học sinh xuất phát có người giữ vai. d. Huấn luyện kỹ thuật chạy về đích. Ở giai đoạn chạy về đích này cũng hết sức quan trọng vì đây là một kỹ thuật hay còn gọi là giai đoạn bảo vệ quyết định thành tích của các 3 giai đoạn trước. Về mặt kỹ thuật còn cạnh tranh nhau về kỹ thuật đánh đích đề được xếp hạng cao hơn. Thông thường chúng ta thường cho học sinh thực hiện kỹ thuật đánh đích bằng đầu, ngực và vai là chủ yếu. 2.4. Biện pháp thứ 4: “Huấn luyện về chiến thuật”. Nhiệm vụ của giai đoạn này hoàn thiện về thể lực cũng như kỹ thuật trong chạy cự ly ngắn để chuẩn bị cho người tập đi thi đấu. Đặc điểm của giải pháp huấn luyện này là trình độ chuyên môn của các vận động viên chạy ngắn càng cao, lượng vận động trong huấn luyện tương ứng với thi đấu càng lớn. Vì vậy, mối quan hệ giữa cường độ và khối lượng của lượng vận động trong huấn luyện liên kết với nhau. Khối lượng chủ yếu trong các bài tập ở giải pháp này là nhằm nâng cao tốc độ chạy cực đại và hoàn thiện chạy lao sau xuất phát được thể hiện trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn. Áp dụng các bài chạy đủ khối lượng, đủ cự ly như chạy 60m, 100m, 200m, 400m với toàn bộ kỹ thuật. Tiếp tục ôn giai đoạn chạy giữa quãng: Chạy tốc độ cao 30-50m, tập liên tục các buổi cách nhau 1 ngày. Ôn xuất phát chạy lao. Xuất phát – chạy lao- chạy giữa quãng – về đích. Tổ chức thi đấu kiểm tra, rèn luyện ý chí tâm lý cho người tập. Quan trọng hơn hết là sau khi kết thúc đợt huấn luyện cho học sinh nghỉ 3-5 ngày trước ngày đi thi đấu. Đây là giải pháp cũng hết sức quan trọng, ngoài việc tổ chức tập luyện để duy trì tốc độ cao, học sinh biết vận dụng liên kết giữa các giải pháp để đạt thành tích cao. Mặt khác, giáo viên thường tổ chức thi đấu, theo dõi thành tích hằng ngày của học sinh. Trong các buổi tập, giáo viên luôn bố trí thời gian thích hợp để học sinh nghỉ ngơi. Sau khi thi đấu kiểm tra, giáo viên nên nhận xét tỉ mỉ kết quả của từng học sinh và lưu vào sổ theo dõi ( sổ nhật ký) để kịp thời điều chỉnh. Ngoài các bài tập mà giáo viên đã truyền thụ và huấn luyện, giáo viên phải thường xuyên giao bài tập về nhà để học sinh luyện tập, dặn dò chế độ ăn uống hợp lý để duy trì và đảm bảo thích tích luôn ở thời kỳ cao nhất. 3. Kết quả nghiên cứu. Qua những năm tôi công tác, giảng dạy và trực tiếp huấn luyện cho đội tuyển điền kinh của trường và sau khi áp dụng các biện pháp, các bài tập trên thì kết quả tôi đạt được như sau: Stt Họ và tên Lớp Thành tích (60m) Ghi chú 1 Nguyễn Dư Khanh 4C 9 giây 30 2 Phan Trương Bảo Linh 4C 11 giây 10 3 Dương Văn Thanh Nhân 5A 9 giây 00 4 Nguyễn Thị Khánh Phương 5B 9 giây 50 Như vậy, thành tích sau khi vận dụng phương pháp tập mới, số giây đã được giảm xuống rõ rệt.Tóm lại, để nâng cao chât lượng bộ Hoạt động giáo dục thể chất nói chung và môn chạy ngắn nói riêng đòi hỏi người giáo viên ngoài việc nắm vững kiến thức bộ môn, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, còn phải biết yêu nghề, tâm đắc với đặc thù giảng dạy của mình, đồng thời bản thân phải biết lựa chọn và áp dụng các bài tập vào huấn luyện với một kế hoạch cụ thể. PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa của đề tài. Trong huấn luyện môn chạy ngắn, huấn luyện viên có nhiệm vụ phải nắm vững tâm lý vận động viên và truyền đạt những kiến thức, kỹ thuật, bản lĩnh thi đấu cho các em. Vận động viên là những người lĩnh hội và tiếp thu những kiến thức đó. Ngoài ra vận động viên có trách nhiệm phát huy sáng tạo, đưa ra những kiếm thức đã được lĩnh hội vào thực tế cho phù hợp nhằm đạt thành tích cao nhất. Do đó việc xác định mục tiêu đặt ra và đạt được kết quả như mong muốn là rất quan trọng. Những bài tập nó không thiên về kỹ thuật mà lại ý nghĩa hỗ trợ cho việc tập luyện và thi đấu góp phần nâng cao thành tích tốt nhất trong chạy cự ly ngắn. Trên thực tế trong quá trình huấn luyện theo kế hoạch trong thời gian ngắn mà cứ theo nguyên tắc huấn luyện rập khuôn sẽ hạn chế thành công. Qua quá trình tổ chức nghiên cứu tôi đã xác định được yếu tố thể lực, tâm lý học sinh rất quan trọng trong việc tập luyện và thi đấu. Để đạt được kết quả như mong muốn trước hết là phải có nguồn học sinh và có sự chọn lọc chính xác, giáo viên phải nắm vững tâm lý, năng khiếu, thể lựcmới áp dụng bài tập cho các em. Từ kết quả đó tôi đã có kết luận sơ bộ: sau khi thực hiện các giải pháp được lựa chọn đã có ảnh hưởng đến thành tích chạy. Từ đó tôi có thể nhận định rằng các bài tập mà tôi nghiên cứu, lựa chọn áp dụng vào huấn luyện đã phù hợp và có hiệu quả nhất định. 2. Kiến nghị, đề xuất 2.1 Kiến nghị * Đối với các trường tiểu học: - Thành lập câu lạc bộ điền kinh, hoạt động thường xuyên, để nâng cao hiệu quả tập luyện cho Học sinh. - Tăng cường cơ sở vật chất về thể dục thể thao để nâng cao hiệu quả tập luyện cho học sinh. - Học sinh cần phải có trang phục thể thao để thuận tiện trong việc tập luyện được thoải mái vận động đạt được hiệu quả tối đa. - Phụ huynh cần phải quan tâm hơn nữa trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu. - Muốn công tác giáo dục thể chất được phát triển và có chất lượng tốt thì phải được sự quan tâm trực tiếp hơn nữa của các cấp, ban ngành. - Đối với học sinh tham gia tập luyện thì cần được sự quan tâm động viên hơn nữa của nhà trường về vật chất cũng như tinh thần, để giúp các em tích cực, hứng thú, ham thích môn học tạo thuận lợi cho việc nâng cao thành tích. * Đối với Phòng giáo dục: - Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các trường học trên địa bàn để giúp các câu lạc bộ thể thao nói chung và điền kinh nói riêng hoạt động thường xuyên và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường học, tăng trưởng cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả tập luyện cho học sinh. 2.2 Đề xuất: Không Trên đây là những kinh nghiệm của tôi về “ Một vài biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh tiểu học”. Trong quá trình áp dụng, tôi nhận thấy còn rất nhiều thiếu sót, rất mong được sự tham khảo và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng bộ môn HĐGDTC nói chung cũng như nội dung chạy 60m nói riêng./.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_nham_nang_cao_thanh.doc