Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 trường tiểu học Mai DDăng Chơn học tốt phần đọc hiểu (read and answer) môn Tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu. Nó là công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực; tiếp cận những thông tin quan trọng về khoa học kỹ thuật; tiếp cận với các nền văn hoá khác cũng như các sự kiện thế giới quan trọng.
Với vai trò tối quan trọng nói trên nên đòi hỏi phải có thật nhiều người có khả năng sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo. Muốn đạt được mục tiêu này thì bộ môn Tiếng Anh phải được đưa vào giảng dạy thật hiệu quả ngay ở các trường phổ thông.
Việc học tiếng Anh ở trường tiểu học sẽ giúp các em dần dần hình thành và phát triển những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tiếng Anh. Ngày nay, việc dạy và học Tiếng Anh trong trường tiểu học đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này.
ình giảng dạy phần này, thêm vào đó khi được dự giờ các giáo viên văn hóa trong trường tôi đã học hỏi được rất nhiều kỹ thuật dạy học tích cực từ đó tôi đã mạnh dạn áp dụng và đã mang lại hiệu quả đáng kể. Trong quá trình vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu, học hỏi tôi đã đúc rút được một vài biện pháp có thể khắc phục được thực trạng trên khi giảng dạy phần Đọc-Hiểu (Read and aswer): “Thứ nhất, giáo viên phải có cách dẫn bài thật sự hấp dẫn, thu hút được sự tò mò khám phá kiến thức mới của học sinh.Thứ hai, dùng những hình ảnh minh họa cụ thể giúp học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung bài đọc. Thứ ba, áp dụng nhiều hình thức luyện tập sao cho thu hút được học sinh”. Tôi đã áp dụng nhiều lần trên lớp và đã mang lại hiệu quả đáng kể. III. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ Xuất phát từ tình hình thực tế như đã trình bày ở trên, bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi những hình thức học tập giúp học sinh dễ nắm bắt được nội dung bài học, khắc sâu được kiến thức cho học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho mọi học sinh có được nhiều cơ hội luyện tập. Trước hết để các em thực sự thích tìm hiểu hoạt động này, tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp sau và đã mang lại hiệu quả như mong muốn. Biện pháp 1. Tạo ra các tình huống có vấn đề: Đứng trên phương diện là người giảng dạy chúng ta không thể nhồi nhét kiến thức vào đầu học sinh được. Chính vì vậy mà câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để học sinh tiếp thu bài học một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Phải chăng là chúng ta nên giúp các em tạo ra động cơ học tập đúng đắn. Chúng ta biết rằng tâm lý trẻ là rất tò mò nên việc tạo ra các tình huống có vấn đề sẽ thu hút sự tập trung tìm hiểu, khám phá của trẻ. Có nhiều cách để tạo tình huống có vấn đề: Thứ nhất, tạo ra những tình huống, những câu hỏi khiến học sinh phải suy đoán có thể đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo của riêng mình. Thứ hai, có thể dẫn dắt học sinh tham gia vào các câu chuyện kể để ngõ và yêu cầu các em dự đoán diễn biến tiếp theo. Với những cách tổ chức như vậy sẽ kích thích được sự tò mò, muốn khám phá đến cùng để giải đáp thắc mắc của chính các em. 1.1 Câu hỏi gợi mở, dẫn dắt bài mới Trước khi học sinh đi vào phần tìm hiểu bài thì đây là giai đoạn quan trọng quyết định việc các em có tích cực tham gia vào bài học hay không. Nếu giáo viên giới thiệu bài học một cách chung chung, trừu tượng sẽ không thu hút được sự tập trung chú ý của các em. Vì thế cần làm thế nào để thu hút các em ngay từ ban đầu là câu hỏi thường xuyên được tôi suy nghĩ và dành thời gian để tìm cách giải đáp nhiều nhất. Trong một số đoạn văn có hình ảnh minh họa cụ thể hoặc nếu không có thì tôi tìm một hình ảnh phù hợp yêu cầu các em quan sát và tìm hiểu nội dung các tranh thông qua một hệ thống câu hỏi từ những thứ mà các em đã được học đến những vấn đề liên quan đến bài mới mà các em cần suy nghĩ đưa ra một lời dự đoán nào đấy. Muốn biết dự đoán của mình có chính xác không các em háo hức tham gia vào bài học để tự mình đi đến kết luận từ đó tạo cho các em một động cơ chính đáng để tham gia vào quá trình lĩnh hội tri thức mà các em mơ hồ không nhận ra. Tony Chẳng hạn đối với phần Read and answer của Unit 1: NEW FRIENDS, NEW PLACES tôi đưa tranh minh họa Tony và đưa ra hàng loạt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời nếu đó là những điều các em đã được học hoặc đưa ra dự đoán nếu là vấn đề mới cần tìm hiểu. Ví dụ: Who’s he? Where is he from? What’s his address? Where does he study? What’s his favourite subject at school? Từ đó học sinh muốn tìm hiểu những thông tin này thì các em phải tập trung vào bài học để tự giải đáp thắc mắc của mình. Sam Son beach Tương tự đối với phần Read and answer của Unit 8: FAMILY WEEKEND ACTIVITIES tôi cho các em xem bức ảnh về bãi biển Sầm Sơn – Thanh Hóa và đặt ra một số câu hỏi như: Where’s this? Have you gone to Sam Son? Last weekend, Nam went to Sam Son with his family. Can you guess what did he do there? Ở Unit 9: ACTIVITIES FOR NEXT SUNDAY, bức ảnh minh họa của phần này không toát lên nội dung nội dung bài đọc, vì vậy tôi thay và đó bằng một tranh khác thiết thực hơn, dễ gợi mở cho học sinh hơn. Từ đó đưa ra một số câu hỏi kích thích học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu bài. Where is this? Have you gone to Hanoi? Do you know any places in Hanoi? Nga Nga is going to visit Hanoi next Sunday with her family. Can you guess what she is doing there? Khi sử dụng biện pháp này tôi nhận thấy rằng học sinh của mình trở nên hứng thú hơn, các em tham gia vào bài học sôi nổi hơn, vì thế các tiết học không còn buồn tẻ và kém hiệu quả nữa. 1.2 Dùng hình thức “Kể chuyện” (Story Telling) Bằng hình thức kể chuyện kèm theo những hình ảnh minh họa cụ thể, những cử chỉ điệu bộ thể hiện nội dung câu chuyện sẽ thu hút được sự tập trung sự chú ý của học sinh từ đó các em học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung bài đọc và ghi nhớ chúng một cách bền lâu. Chính vì nắm bắt được nhu cầu thích nghe, nhìn và hoạt động của học sinh nên tôi đã lựa chọn hình thức kể chuyện để dẫn dắt các em tham gia vào bài học một cách tự nhiên, không miễn cưỡng. Ví dụ: Ở Unit 4: SCHOOL ACTIVITIES: Đây là một đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi của các em. Mặc dù là rất quen thuộc nhưng với ngôn ngữ là Tiếng Anh thêm vào đó lại không có một hình ảnh minh họa nào nên để nắm được nội dung bài không phải là một việc đơn giản. Chính vì thế tôi đã vận dụng các tranh về các hoạt động các em đã được học và tìm kiếm một số tranh khác hỗ trợ thêm để làm nổi rõ nội dung bài. Tôi có thể truyền tải qua trang giáo án sử dụng phần mềm Power Point hoặc cũng có thể chuẩn bị thành những tranh vẽ cầm tay và sử dụng một cách hợp lý trong khi chuyển tải nội dung bài đọc thành một câu chuyện và đây cũng là lý do thu hút các em vào các hoạt động tiếp theo của tiết học. Ví dụ: Giáo viên đưa tranh và bắt đầu câu chuyện We are having a break now. We are doing many interesting things. Hoa is writing a letter to her pen friend. Nam is doing an English crossword. Phong is telling a story about Santa Claus. Mai and I are reading some funny stories about pets. Tiến hành tương tự với phần Read and Answer của Unit 12: DIRECTIONS AND ROAD SIGNS. They are going to travel to Ho Chi Minh City by train. Li Li and Alan are at Hanoi now. It takes about 30 hours. They are going to visit some places of interest here. After a week, they are going to fly back to Hanoi. Biện pháp 2. Minh họa bằng sơ đồ (Network) hoặc hình ảnh cụ thể 2.1 Sử dụng sơ đồ (Network) Sao Mai School Ở Unit 2: THE DATE OF BIRTHDAY, đầu tiên tôi hỏi một số câu hỏi liên quan đến bản thân các em như What’s your name? How old are you? When were you born? Tiếp theo, tôi đưa bức tranh trong sách giáo khoa (trang 24) yêu cầu học sinh đoán xem đây là tiệc sinh nhật của ai. Sau đó tôi sử dụng mô hình “Network” với một số câu hỏi yêu cầu học sinh dự đoán như: How old is she? When was she born? What is the name of her school? What are there in her birthday party? ... Học sinh có thể đưa ra bất kỳ dự đoán nào mà các em nghĩ tới, giáo viên ghi nhận tất cả vào “Network” ở bảng phụ sau đó đẫn dắt các em tìm hiểu nội dung trong bài cho sẵn và cuối cùng là đối chiếu với dự đoán ban đầu của mình từ đó giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức bài học. 10 years old February Fruit Candies Cakes musician piano student singer sing Math Tương tự đối với phần Read and Answer của Unit 3: JOBS, trước hết tôi hỏi một số câu liên quan đến bản thân các em như: What’s your name? Where do you study? What subjects do you like? What do you want to be? Từ đó yêu cầu các em đưa ra một số thông tin dự đoán về bạn Nam 2.2 Dùng hình ảnh minh họa (Áp dụng kỹ thuật “elicit”) Thiết bị dạy học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học, là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả của tiết dạy. Nó giúp giáo viên dễ dàng trong truyền thụ kiến thức, học sinh dễ nắm bắt, khắc sâu lượng kiến thức được giảng dạy và đặc biệt các tiết dạy sử dụng các thiết bị dạy học một cách linh hoạt, khoa học tạo được hứng thú học tập ở học sinh. Đối với học sinh tiểu học, thiết bị dạy học lại càng đặc biệt quan trọng vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kỹ năng kỹ xảo. Tư duy của học sinh tiểu học chưa sâu, những lời giải thích suông của giáo viên trở nên rất mơ hồ đối với các em. Do vậy, dụng cụ trực quan được sử dụng một cách khoa học sẽ kích thích được luồng suy nghĩ của các em, không chỉ góp phần to lớn mang lại thành công của tiết dạy mà còn là phương tiện hữu hiệu nhất giúp học sinh tiếp cận với nguồn kiến thức, kích thích tư duy giúp các em tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Nhờ đó, kiến thức sẽ được khắc sâu và mãi đi cùng các em trên con đường học vấn. * Ở Unit 4: SCHOOL ACTIVITIES, sau khi thu hút học sinh bằng một câu chuyện dựa vào nội dung bài đọc và để mở nhiều thông tin kích thích tính tò mò của học sinh. Nhằm giúp học sinh nắm rõ hơn về nội dung bài trước khi các em đi vào phần thực hành tôi cho học sinh luyện đọc đoạn văn. Thay vì đưa nguyên cả đoạn văn chỉ có kênh chữ tôi lồng vào một số hình ảnh minh họa để các em cảm thấy hứng thú hơn cũng như dễ dàng nắm bắt nội dung bài đọc hơn. Ví dụ: We are having a break now. We are doing many interesting things. Hoa is to her pen friend. Nam is an English Phong is a story about and some students are listening to him. Mai and I are some funny stories about . * Tương tự như vậy có thể thực hiện ở Unit 7: MY HEALTH như sau: Jonh likes very much. He them all the time. Yesterday he did not because he had a . His mother took him to the . The examined him and said, “You should after meals. You should not too many because they are not good for your . * Unit 10: SEASONS AND WEATHER Hi. My name is . I live in . There are four seasons in my country: , , , and . In , it’s hot and sunny. I usually . It’s cool in . I often . In , it is cold and cloudy. I sometimes . In it is warm and beautiful. I sometimes . Biện pháp 3. Sử dụng các hình thức luyện tập phong phú, đa dạng Như chúng ta biết tâm lý của học sinh tiểu học luôn thích những điều mới lạ. Tuy nhiên tất cả các bài luyện tập sau các phần đọc hiểu của mỗi đơn vị bài học đều như nhau: Đọc và trả lời bốn câu hỏi vì vậy rất dễ gây nhàm chán cho các em. Để giải quyết thực trạng này, tôi đã tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn đưa vào áp dụng một vài kỹ thuật dạy học tích cực và cũng đã mang lại kết quả như mong muốn. 3.1 Kỹ thuật “Mảnh ghép”. Sau khi các em đã được tìm hiểu nội dung bài đọc bằng các biện pháp tôi đã trình bày ở trên, nhằm giúp các em củng cố lại những gì các em vừa tìm hiểu, tôi tổ chức các em thảo luận trả lời các câu hỏi theo phương pháp “Mảnh ghép” như sau: Giai đoạn 1: Tổ chức nhóm chuyên sâu - Chia lớp thành các nhóm 4 (ví dụ chia lớp thành 8 nhóm), vì có 4 câu hỏi nên hai nhóm sẽ trả lời một câu hỏi. Cụ thể như sau: Nhóm 1, 5 trả lời câu hỏi 1; Nhóm 2, 6 trả lời câu hỏi 2; Nhóm 3, 7 trả lời câu hỏi 3; Nhóm 4, 8 trả lời câu hỏi 4 theo sơ đồ sau: Nhóm 1 Nhóm 5 1 1 1 1 5 5 5 5 Nhóm 2 Nhóm 6 2 2 2 2 6 6 6 6 Nhóm 3 Nhóm 7 3 3 3 3 7 7 7 7 Nhóm 4 Nhóm 8 4 4 4 4 8 8 8 8 - Từng nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi của mình trong vòng 2 phút. Lúc này, mỗi học sinh của nhóm trở thành “chuyên gia” lĩnh vực của mình. Giai đọan 2: Tổ chức nhóm mảnh ghép - Xây dựng nhóm mảnh ghép: Mỗi học sinh của nhóm chuyên sâu di chuyển ra khỏi nhóm và kết hợp với học sinh của các nhóm khác tạo thành một nhóm mới gọi là nhóm mảnh ghép. Cụ thể như sau: học sinh các nhóm 1, 2, 3, 4 tách ra và hợp thành 4 nhóm mảnh ghép; tương tự đối với học sinh ở các nhóm 5, 6, 7, 8 được minh họa như sau: Nhóm mảnh ghép 1 Nhóm mảnh ghép 2 1 2 3 4 1 2 3 4 Nhóm mảnh ghép 3 Nhóm mảnh ghép 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Nhóm mảnh ghép 5 Nhóm mảnh ghép 6 5 6 7 8 5 6 7 8 Nhóm mảnh ghép 7 Nhóm mảnh ghép 8 5 6 7 8 5 6 7 8 - Từng “chuyên gia” trong nhóm trình bày câu trả lời đã được thảo luận ở nhóm chuyên sâu. - Tổ chức cho học sinh hỏi lẫn nhau để chắc rằng các em nắm toàn bộ nội dung bài học. Với việc áp dụng kỹ thuật này không những rèn cho học sinh kỹ hăng hoạt động nhóm mà còn tạo cơ hội cho các em được thể hiện vai trò cá nhân trong hợp tác, khả năng trình bày vấn đề đã được thảo luận trước một nhóm khác. Điều này giúp các em ngày càng tự tin mạnh dạn hơn. 3.2 Sử dụng Trò chơi học tập Tâm lý của học sinh tiểu học là thích chơi đùa hơn là những giờ học căn thẳng. Nắm bắt được điều đó, tôi thường xuyên đưa vào bài giảng những trò chơi bổ ích, lý thú nhằm giúp các em tập trung vào bài học cũng như khắc sâu hơn kiến thức đã học. a. Trò chơi “Lucky number” Đối với trò chơi này có thể thiết kế trên phần mềm Power Point hoặc thực hiện thủ công. * Thiết kế trên phần mềm Power Point: Tạo 6 ô màu được đánh số 1 đến 6 nối các số với các câu hỏi trong bài, còn lại 2 ô được nối với hình ảnh may mắn một ô cộng 10 điểm, một ô cộng 20 điểm. Các câu hỏi được nối với đáp án cụ thể để dễ dàng cho học sinh khi kiểm tra câu trả lời của mình. Để thêm phần gay cấn tôi tổ chức cho các em gieo xúc xắc để chọn câu hỏi. Ví dụ con xúc xắc dừng lại ở máy nút thì các em trả lời ở câu hỏi đó, nhưng nếu trong trường hợp ô đó đã được mở rồi thì các em bị mất lượt. Và cứ thế các em gieo đến khi mở hết các ô số. Hoặc nếu không có điều kiện sử dụng dụng cụ đa phương tiện, chúng ta có thể dùng các mẫu giấy ghi số thứ tự câu hỏi và điểm số cụ thể trên mẫu giấy “Lucky number” sau đó cho vào một cái túi và thực hiện trò chơi tương tự như trên với một con xúc xắc. Với cách thực hiện này hiệu quả trò chơi không hề thua kém về độ sôi nổi thậm chí có thể nói còn gây được sự hứng thú hơn ở học sinh vì các em được tự tay mình chọn ngẫu nhiên câu hỏi cần trả lời. Với trò chơi này vừa để thay đổi không khí lớp học và cũng vừa để giải quyết nhiệm vụ bài học yêu cầu. Thông qua trò chơi học sinh càng tự tin thể hiện mình hơn. b. Trò chơi “Ding Dong” Sau khi học sinh hoàn thành mọi yêu cầu của bài đọc, tôi tổ chức trò chơi mà tôi gọi tên là “Ding Dong” để giúp học sinh tự kiểm tra lại nội dung bài đọc xem thử các em nắm bắt đến đâu. Cách tiến hành: Lúc này tôi giả vờ mệt mỏi, đọc lại bài text, cố ý đọc sai một số thông tin, nếu các em phát hiện ra hãy nói lớn “Ding Dong, Ding Dong” và giúp cô sửa lại. (I’m tired now. Maybe I will make some mistakes. Please stop me by saying “Ding Dong, Ding Dong” and help me correct). Ví dụ phần Read and answer của Unit 3: Jobs. Giáo viên bắt đầu đọc: My name is Nam. I am a student at Sao Mai Primary School. HS: “Ding Dong, Ding Dong” - I am a student at Thang Long Primary School GV: Very good! Maths is my favourite subject. HS: “Ding Dong, Ding Dong” - Music is my favourite subject. GV: Welldone!.... Tương tự như vậy, tôi tiến hành cho đến hết bài. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng những thông tin tôi cố tình đọc sai là những thông tin đã được đề cập đến ở phần tạo tình huống có vấn đề và phần minh họa bằng hình ảnh cụ thể. Đây là lúc các em tự kiểm tra lại những gì lĩnh hội được đồng thời bổ sung những kiến thức còn chưa sâu. C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Tiếng Anh cũng là một môn học như bao môn học khác. Tuy nhiên nó sẽ là một môn học vô cùng khó nếu học sinh không tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Vì thế, tạo cho các em thói quen học cũng như niềm đam mê học Tiếng Anh là vấn đề mà tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và không ngừng học hỏi, tìm tòi mọi biện pháp để kích thích các em. Qua gần một học kỳ áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy rằng kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh của em có nhiều chuyển biến tích cực. Phần đông các em giơ tay phát biểu xây dựng bài sôi nổi, nhiệt tình tham gia vào các trò chơi học tập. Điều quan trọng là các em không còn ngượng ngùng khi nói ra những câu bằng tiếng Anh và khả năng đối đáp của các em khá nhanh nhẹn thậm chí những em như Đặng Văn Dương (Lớp 51), Trần Gia Huy (Lớp 51), Huỳnh Văn Hùng (Lớp 52), Đặng Trâm Anh (Lớp 52), Nguyễn Chí Anh (Lớp 53), Huỳnh Thanh Thảo (Lớp 53), chưa một lần xung phong phát biểu xây dựng bài nay thì tự tin hơn, tích cực, mạnh dạn tham gia. Kết quả thể hiện cụ thể như sau: Lớp Sỉ số Thích học Không thích S.lượng % S.lượng % 51 52 53 35 35 35 29 28 28 82,9 80 80 6 7 7 17,1 20 20 Khối 5 105 85 80,1 20 19,9 Tôi tin tưởng rằng nếu áp dụng thường xuyên, linh hoạt trong học kỳ II cũng như những năm học sau, không chỉ cho học sinh khối lớp 5 mà áp dụng cho các khối lớp khác sẽ tạo cho học sinh niềm say mê hứng thú học môn Tiếng Anh như là lần đầu mình được tiếp cận môn học này. D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Tiếng Anh đối với học sinh tiểu học là môn học vừa học vừa chơi, học sinh mới bước đầu làm quen với một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ, nên tạo cho các em thái độ học tập tích cực là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Muốn làm được điều đó cần tạo cho các em có hứng thú, có niềm say mê muốn tìm hiểu, muốn khám phá cái hay, cái lạ. Khi nhận lớp, việc đầu tiên tôi làm đó là quan sát thái độ học tập của các em trong từng hoạt động – Đó là điểm mấu chốt dẫn đến thành công của mọi hoạt động dạy và học. Nghiên cứu kỹ chương trình, trao đổi cùng đồng nghiệp, nắm bắt tâm lý các em tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp nhằm giúp các em hứng thú hơn trong giờ học kỹ năng đọc. Đối với bản thân tôi để các em thật sự hứng thú tham gia vào hoạt động đọc hiểu không đơn giản chút nào. Đầu tiên phải nghiên cứu thật kỹ nội dung bài đọc hiểu, suy nghĩ các tình huống thu hút sợ tò mò của học sinh. Tiếp theo là phải chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết để giúp học sinh tiếp cận với nội dung bài học một cách cụ thể, dễ hiểu nhất. Cuối cùng là lựa chọn các hình thức luyện tập mới lạ, phù hợp thu hút được học sinh, đồng thời cũng là hình thức luyện tập giúp học sinh củng cố lại những nội dung mình vừa tìm hiểu và khắc sâu lượng kiến thức mình vừa lĩnh hội được. Bên cạnh đó, tôi cũng không quên động viên khích lệ những học sinh yếu, nhút nhát giúp cho các em cảm thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn. Với sự chuẩn bị chu đáo như vậy, tin rằng chúng ta sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn và học tập một cách có hiệu quả hơn. E. kÕt luËn Qua thực tiễn ở khối lớp 5 mà tôi đã vận dụng các biện pháp trên, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân là: Kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh không phải là do năng khiếu như một số người đã nghĩ, mà đó là kết quả phấn đấu, nỗ lực của cả thầy lẫn trò. Có nghĩa là điều đó đòi hỏi người thầy phải có tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi và sáng tạo trong khi soạn giảng để tìm ra những phương pháp dạy học mới khuyến khích tư duy sáng tạo và năng lực tự lĩnh hội kiến thức của học sinh. Cụ thể là : Thứ nhất, phải kích thích được tính tò mò, thích khám phá của học sinh bằng các tình huống có vấn đề hoặc những câu chuyện kể để ngõ. Thứ hai, phải minh họa bằng các hình ảnh trực quan sinh động giúp học sinh nắm bắt nội dung thông tin một cách dễ dàng hơn. Thứ ba, phải sử dụng những hình thức luyện tập sao cho vừa có hiệu quả, vừa tránh được sự nhàm chán. Với những kết quả đáng khích lệ nói trên, tôi rất muốn chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ bé của mình để việc học tiếng Anh trong trường tiểu học thực sự đạt hiệu quả cao. Rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. Ngũ Hành Sơn, Ngày 06 tháng 12 năm 2012. Người viết Mai Thị Xuân Thủy MỤC LỤ A. Đặt vấn đề Trang 1 B. Nội dung I. Cơ sở lý luận Trang 2 I. Thực trạng Trang 2 II. Các biện pháp cụ thể Trang 3 Biện pháp 1. Tạo ra các tình huống có vấn đề Trang 4 1.1 Câu hỏi gợi mở, dẫn dắt vào bài Trang 4 1.2 Dùng hình thức "kể chuyện » Trang 6 Biện pháp 2. Minh họa bằng sơ đồ (Network) hoặc bằng các hình ảnh cụ thể 2.1 Sử dụng sơ đồ “ Network ” Trang 8 2.2 Dùng hình ảnh minh họa Trang 9 Biện pháp 3. Sử dụng các hình thức luyện tập phong phú, đa dạng 3.1 Kỹ thuật “Mảnh ghép” Trang 11 3.2 Sử dụng Trò chơi học tập Trang 13 C. Kết quả đạt được Trang 15 D. Bài học kinh nghiệm Trang 16 E. Kết luận Trang 17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem.doc