Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt chương II “Số nguyên” – Số học 6
Tùy từng điều kiện cụ thể của từng lớp và từng trường mà giáo viên có những biện pháp giúp học sinh học tốt một cách thích hợp. Dựa vào điều kiện thực tế lớp 6A2 của trường trung học cơ sở Võ Văn Kiệt thị xã Kiến Tường và quá trình nghiên cứu áp dụng đề tài, tôi tập trung vào các biện pháp chủ yếu sau:
+ Cần lưu ý học sinh không nhất thiết lúc nào giải bài tập cũng phải áp dụng đúng theo quy tắc mà cần phải chú ý đến các cách tính nhanh, tính nhẩm.
+ Trong quá trình giải bài tập giáo viên nên chọn một số lượng bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu các kiến thức được vận dụng và giúp học sinh thấy được những sai lầm thường gặp trong khi giải toán về số nguyên.
+ Hãy để cho học sinh có thời gian làm quen với bài toán, cùng học sinh nghiên cứu tìm các lời giải khác nhau của cùng một bài toán và để cho học sinh được hưởng niềm vui khi tự mình tìm được chìa khóa của lời giải.
, Nhà nước và nhân dân rất quan tâm. Nâng cao chất lượng, đổi mới về phương pháp là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, biết phát hiện giải quyết vấn đề, phát triển tư duy linh hoạt tiến đến sáng tạo, hình thành và ổn định phương pháp tự học của học sinh. Đặc biệt hơn, nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2015-2016 là tiếp tục triển khai Chương trình hành động số 37- Ctr/TU ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Chương trình hành động số 1166/Ctr-SGD ĐT ngày 05 tháng 06 năm 2015 của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An. Nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 còn đặt ra là cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh. Năm học 2015 – 2016 cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường. Công tác xã hội hóa giáo dục phát triển, ngày càng có nhiều nguồn lực từ xã hội đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Khoảng cách về giáo dục giữa vùng sâu, vùng xa và vùng thuận lợi được rút ngắn. Kết quả trên đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Trong việc nâng cao chất lượng môn Toán ở trường phổ thông thì Số học là một môn khoa học có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện tư duy sáng tạo của học sinh. Số học giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn, suy luận chặt chẽ, logic hơn. Ở trường Trung học cơ sở, phân môn Số học tuy chỉ được học ở lớp 6 nhưng nó có ảnh hưởng xuyên suốt trong quá trình học Toán ở các cấp. Bên cạnh đó các kiến thức của chương II “Số nguyên” – Số học 6 được viết theo quan điểm “giảm lý thuyết kinh viện, tăng thực hành, gắn với thực tiễn”; sử dụng triệt để hình ảnh trực quan của trục số; các phương pháp suy luận hợp lí trên cơ sở các thao tác tư duy tiền logic như mò mẫm, dự đoán, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa, được sử dụng nhiều trong chương này nhằm hướng tới việc hình thành và phát triển các phương pháp tự học, các năng lực nhận thức độc lập, các năng lực thực hành của học sinh. Việc học môn Toán (với mức độ Sách giáo khoa) không đòi hỏi học sinh phải có trí thông minh đặc biệt nào. Tuy nhiên không thể suy ra rằng mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, có học sinh tiếp thu tri thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần sự cố gắng nhiều trong khi đó một số em khác có cố gắng nhiều nhưng không đạt được kết quả như vậy. Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Toán, tôi nhận thấy trong quá trình hướng dẫn học sinh giải toán “Số học” đặc biệt là chương II “Số nguyên” thì học sinh còn lúng túng khi vận dụng các tính chất, quy tắc. Sự vận dụng lí thuyết vào giải các bài tập cụ thể của học sinh chưa linh hoạt. Khi gặp một bài toán đòi hỏi phải có sự tư duy thì học sinh không xác định được phương hướng để giải bài toán dẫn đến lời giải sai. Do đó để giúp học sinh khắc phục những vấn đề trên tôi đã chọn đề tài: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt chương II “Số nguyên” – Số học 6 để làm đề tài nghiên cứu cho mình. 2. Mục đích đề tài Đề tài này nhằm giúp giáo viên Toán Trung học cơ sở nói chung và giáo viên dạy Toán 6 nói riêng tìm ra phương pháp dạy học tích cực, làm cho tiết học Toán nhẹ nhàng, học sinh hứng thú, giúp các em chủ động sáng tạo hơn trong việc tiếp thu kiến thức tại lớp và có cách tự học ở nhà. Việc nghiên cứu này cũng nhằm mục đích nắm được tình hình giải các bài toán về “Số nguyên” của học sinh cùng với những khó khăn sai lầm mà học sinh thường mắc phải để từ đó có biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng môn Toán. Đồng thời rất mong bạn đọc có những ý kiến đóng góp giúp đề tài thêm hoàn thiện. 3. Lịch sử đề tài Đã có rất nhiều đề tài đề cập về việc dạy Số học lớp 6. Song do đặc thù của từng vùng miền, điều kiện của từng trường mà việc áp dụng ở mỗi trường có hạn chế riêng. Đối với trường Trung học cơ sở Võ Văn Kiệt, điều kiện học tập của học sinh chưa được phụ huynh quan tâm nhiều và bản thân còn có ít kinh nghiệm. Đứng trước thực trạng giáo dục ở địa phương, tôi luôn trăn trở với từng tiết dạy. Đặc biệt là chương II “Số nguyên”, dạy như thế nào để học sinh xử lí kiến thức nhanh nhất, chính xác nhất và đặc biệt là các em biết cách tự học. Do đó, ngay từ đầu năm học 2015 – 2016, tôi đã chọn học sinh lớp 6A2 của trường Trung học cơ sở Võ Văn Kiệt – thị xã Kiến Tường để thực hiện đề tài này. 4. Phạm vi đề tài Ở đề tài này tôi chỉ nêu ra một vài biện pháp cơ bản khi dạy chương II “Số nguyên” – Số học 6 nhằm giúp học sinh say mê, hứng thú và yêu thích môn Toán hơn . Đề tài này được bắt đầu từ đầu năm học 2015 - 2016 đến nay. Với đối tượng là học sinh lớp 6A2 của trường Trung học cơ sở Võ Văn Kiệt. II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM *** 1. Thực trạng đề tài Việc giúp học sinh học tốt môn Toán trong trường học thời gian qua luôn được nhà trường chú trọng. Theo hướng đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay, tôi luôn quan niệm quá trình học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội các kiến thức có sẵn mà còn là quá trình học sinh tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm tòi đến với kiến thức mới nhờ sự hướng dẫn giúp đỡ và tổ chức của giáo viên. Tôi nhận thấy mình phải nắm vững mục tiêu, phương pháp dạy học, góp một phần nào đó tạo điều kiện tổ chức các hoạt động của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên của học sinh. Bên cạnh đó, một số học sinh chưa có thái độ học tập đúng đắn, chưa tự giác trong học tập, chưa thực hiện hết các yêu cầu của giáo viên và sách giáo khoa đề ra, mà chỉ ỷ lại ở bạn bè, phụ thuộc vào bạn bè trong các hoạt động học tập. Điều đó dẫn đến hiệu quả, chất lượng học tập chưa cao. Một số học sinh xem nhẹ việc học lý thuyết, việc vận dụng lý thuyết vào thực tế giải toán. Để những biện pháp mà mình áp dụng thật sự mang lại hiệu quả, ở mỗi năm học tôi luôn bổ sung thêm một số biện pháp mà bản thân thấy thật sự cần thiết trong quá trình giảng dạy đem lại kết quả cao nhất nhằm so sánh đối chiếu về chất lượng học tập của học sinh. Đầu năm học 2015 – 2016 khi được phân công giảng dạy môn Toán lớp 6A2, tôi tiến hành tiếp xúc và kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh lớp 6A2 kết quả đạt được như sau: Năm học Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% 2015-2016 21 2 9,5 4 19,0 5 23,8 6 28,6 4 19,1 Và tôi cũng đã thống kê bài kiểm tra một tiết chương II “Số nguyên” của năm học trước 2014 – 2015 kết quả như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% 6a1 27 4 14,8 3 11,1 2 7,4 11 40,7 7 26,0 6a2 32 7 21,9 8 25,0 6 18,8 6 18,8 5 15,5 Tổng 59 11 18,6 11 18,6 8 13,6 17 28,8 12 20,4 Qua kết quả trên, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh yếu, kém khá cao: Bài khảo sát đầu năm chiếm đến 47,6 %, bài kiểm tra một tiết chương II “Số nguyên” của năm học trước chiếm đến 49,2%. Kỹ năng làm bài của các em cũng còn nhiều hạn chế như: - Không nắm được thứ tự thực hiện các phép tính. - Chưa có kỹ năng tính nhanh, tính nhẩm. - Không nhạy bén khi áp dụng các quy tắc, tính chất vào giải bài tập. Phân tích và tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, tôi nhận thấy có một số nguyên nhân chính như sau: - Học sinh có nắm được lí thuyết nhưng không biết áp dụng vào bài tập. - Học sinh còn mắc nhiều sai lầm trong khi giải toán về số nguyên. - Các bài toán tính nhanh, tính nhẩm chưa có nhiều học sinh quan tâm đến. 2. Nội dung cần giải quyết Từ những vấn đề nêu trên, để giúp học sinh học tốt Số học 6 nói chung và Chương II “Số nguyên” – Số học 6 nói riêng cần rất nhiều sự hỗ trợ của thầy, gia đình, bạn bè,.Nhưng đặc biệt là sự phấn đấu của thầy và trò. Trò phải chủ động, sáng tạo, phải suy nghĩ nhiều, trả lời nhiều, thực hành nhiều,nhằm nắm vững những kiến thức cơ bản, trọng tâm, vận dụng giải bài tập. Để đạt được điều đó người thầy cần tập trung vào các vấn đề sau: Tìm những biện pháp giúp học sinh dễ nhớ các tính chất, quy tắc khi áp dụng vào bài tập. Giáo viên cần chỉ ra cho học sinh thấy được những sai lầm thường gặp khi giải toán về số nguyên và phân tích những sai lầm đó. Rèn kỹ năng tìm các cách giải khác nhau của cùng một bài toán và chọn ra cách giải phù hợp. 3. Biện pháp giải quyết a) Tìm những biện pháp giúp học sinh dễ nhớ các tính chất, quy tắc khi áp dụng vào bài tập: Việc nắm vững các tính chất, quy tắc Toán học nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản của bộ môn, là cơ hội rất thuận lợi để phát triển ở học sinh khả năng giải toán, góp phần phát triển năng lực trí tuệ của học sinh. Ví dụ 1: Quy tắc cộng hai số nguyên Sau khi tìm hiểu xong các quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu, trong quá trình làm bài tập giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh như sau: ta quy ước rằng số nguyên âm là thể hiện “nợ”, số nguyên dương là thể hiện “có”. Chẳng hạn như bài toán tính (–5) + (–248) có nghĩa là “nợ 5” cộng với “nợ 248” nên ta “nợ 253”. Do đó (–5) + (–248) = – 253. Hay 80 + (–120) có nghĩa là “có 80” mà “nợ 120” nên ta còn “nợ 40”. Do đó 80 + (–120) = – 40 Hoặc bài toán tính 26 + (–6) có nghĩa là “có 26” mà “ nợ 6” nên ta “có 20”. Do đó 26 + (–6) = 20 Từ đó học sinh thấy rằng bài toán cộng hai số nguyên không có gì là khó và cảm thấy hứng thú khi làm các bài toán về số nguyên mà không bỡ ngỡ. Ví dụ 2: Quy tắc trừ hai số nguyên là a – b = a + (–b) Khi áp dụng quy tắc vào bài tập 47 trang 82 Sách giáo khoa Toán 6 tập 1: Tính 1 – (–2) Bài giải như sau : 1 – (–2) = 1 + 2 = 3 Qua bài làm trên, chúng ta thấy rằng – (–2) = + 2 có nghĩa là khi gặp bài toán có hai dấu trừ liên tục như vậy ta đổi ngay thành dấu (+) rồi thực hiện phép tính, từ đó học sinh có thể thực hiện các bài toán khác một cách dễ dàng như bài tập 111 trang 99 Sách giáo khoa Toán 6 tập 1: Tính tổng sau –(–129) + (–129) –301+12 Nhìn vào bài toán ta thấy –(–129) = + 129, do đó ta thực hiện bài tập đó như sau : –(–129) + (–129) –301+12 = 129 + (–129) – 301 + 12 = 0 – 301 + 12 = – 289 Ví dụ 3: Cách nhận biết dấu của tích (+) . (+) ® (+) (–) . (–) ® (+) (+) . (–) ® (–) (–) . (+) ® (–) Qua cách nhận biết dấu trên ta thấy nếu nhân hai số nguyên cùng dấu thì sẽ được kết quả là dấu (+), nếu nhân hai số nguyên khác dấu thì sẽ được kết quả là dấu (–), giáo viên không yêu cầu học sinh học thuộc lòng cách nhận biết dấu của tích mà chỉ cần nhớ là “cùng dấu thì (+), khác dấu thì (–)”. Như vậy học sinh sẽ nhớ kiến thức một cách dễ dàng và cảm thấy Toán học thật thú vị. Ví dụ 4: Sau khi làm xong ?1,?2 của bài “ Tính chất của phép nhân” và rút ra được nhận xét: Trong một tích các số nguyên khác 0: Nếu có một số chẵn thừa số nguyên âm thì tích mang dấu “+” Nếu có một số lẻ thừa số nguyên âm thì tích mang dấu “–” Nhận xét này không chỉ áp dụng vào bài toán tính tích các số nguyên mà còn được áp dụng vào bài toán so sánh một dãy tích các số nguyên với 0 như bài tập 97 trang 95 Sách giáo khoa Toán 6 tập 1: So sánh (–16).1253.( –8).( –4).( –3) với 0 13.( –24).( –15).( –8).4 với 0 Học sinh không cần phải thực hiện phép tính mà chỉ cần đếm xem tích đó có bao nhiêu thừa số nguyên âm rồi áp dụng nhận xét trên ta có ngay kết quả là: (–16).1253.( –8).( –4).( –3) > 0 13.( –24).( –15).( –8).4 < 0 Vì ở câu a có bốn thừa số nguyên âm tích sẽ mang dấu (+), câu b tích có ba thừa số nguyên âm tích sẽ mang dấu (–). Những cách làm bài tập như vậy giúp học sinh thay đổi phù hợp với điều kiện mới, khắc phục được những hành động máy móc khi làm bài, làm trí tuệ trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên, giáo viên cần phải chọn thời điểm phù hợp (nói chung là sau khi học sinh nắm được và vận dụng tương đối thành thạo quy tắc tổng quát) nếu không học sinh không còn tin vào quy tắc nữa. Vấn đề là giáo viên phải tư duy, linh hoạt vừa làm cho học sinh nắm vững quy tắc tổng quát để áp dụng có hiệu quả cho mọi bài toán cùng loại, đồng thời biết phân biệt có thể giải bằng phương pháp khác đơn giản hơn. b) Giáo viên cần chỉ ra cho học sinh thấy được những sai lầm thường gặp khi giải toán về số nguyên và phân tích những sai lầm đó. Đối với học sinh có thể xem việc giải toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học. Do đó khi giải toán học sinh cần chú ý lời giải không có sai lầm. Ví dụ 1: Tính (–38) + 27 (Bài tập 27 trang 76 SGK Toán 6 tập 1) Học sinh có thể giải như sau: (–38) + 27 = 38 – 27 = – 11(lời giải sai). Sai lầm của học sinh là chỉ cần đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn vào kết quả, ta thấy học sinh chưa hiểu rõ quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Lời giải đúng (–38) + 27 = – (38 – 27) = –11 Ví dụ 2: Tính (Bài tập 28 trang 76 Sách giáo khoa Toán 6 tập 1) Lời giải của học sinh (lời giải sai): = – (18 + 12) = –30 Học sinh nhằm tưởng đây là bài toán cộng hai số nguyên âm, giáo viên cần lưu ý học sinh tính giá trị tuyệt đối của –18 trước rồi từ đó mới cộng hai số nguyên lại với nhau. Lời giải đúng: = 18 +(–12) = 6 Ví dụ 3: Tìm số đối của Học sinh thường nhớ rằng hai số đối nhau chỉ khác nhau về phần dấu nên có kết quả là 2014 mà quên đi ở đây nên cần tính = 2014. Do đó số đối của = 2014 là – 2014. Ví dụ 4: Bỏ dấu ngoặc rồi tính (42 – 69 + 17) – (42 + 17) (Bài tập 60 trang 85 SGK Toán 6 tập 1) Các em hay có lời giải như sau: (42 – 69 + 17) – (42 + 17) = 42 – 69 + 17 – 42 + 17 = 42 – 42 + 17 + 17 – 69 = 34 – 69 = – 35 Sai lầm của học sinh là khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “–” thì chỉ đổi dấu số hạng đầu tiên. Lời giải đúng : (42 – 69 + 17) – (42 + 17) = 42 – 69 + 17 – 42 – 17 = (42 – 42) + (17 – 17) – 69 = –69 Vì thế giáo viên cũng cần chú ý với học sinh khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ thì phải đổi dấu tất cả các số hạng bên trong ngoặc. Ví dụ 5: Bài tập 93 trang 95 SGK Toán 6 tập 1. Tính nhanh (–98).( –1 – 246) – 246.98 Một số học sinh làm như sau: (lời giải sai) (–98).( –1 – 246) – 246.98 = (–98).( –1) – 246 – 246.98 = 98 – 98 = 0 Sai lầm của học sinh là chưa nắm vững tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ, các em thường thực hiện như sau: a.(b – c) = ab – c nên giáo viên cần lưu ý học sinh là phân phối a vào trong ngoặc a.(b – c) = ab – ac. Do đó: (–98).( –1 – 246) = (–98).( –1) – (–98).246 Sai lầm thứ hai của học sinh trong bài toán này là không thực hiện đúng thứ tự thực hiện các phép tính, không thể nào lấy 246 – 246 = 0 trong bài toán trên phải thực hiện phép nhân trước, phép trừ sau. Lời giải đúng: (–98).( –1 – 246) – 246.98 = (–98).( –1) – (–98).246 – 246.98 = 98 + 98.246 – 246.98 = 98 Qua bài này giáo viên cũng cần lưu ý với học sinh 98.246 – 246.98 = 0 mà không cần thực hiện phép tính. Giúp học sinh nhận ra những sai lầm thường mắc phải là việc làm thường xuyên trong quá trình giảng dạy của mỗi giáo viên. Nó không những giúp các em luôn cẩn thận trong tính toán mà còn có tác dụng rất lớn trong quá trình học Toán của học sinh. c) Rèn kỹ năng tìm các cách giải khác nhau của cùng một bài toán và chọn ra cách giải phù hợp: Ví dụ 1: Bài tập 39 trang 79 Sách giáo khoa. Tính + (–3) + 5 + (–7) + 9 + (–11) Ở bài tập này học sinh có thể làm bằng nhiều cách: + Cách 1: Cộng từ trái sang phải + Cách 2: Cộng các số dương, các số âm rồi tính tổng. + Cách 3: Nhóm hợp lí các số hạng. Đồng thời học sinh cũng nhận ra được cách thứ ba sẽ tính nhanh hơn và từ đó các em cảm thấy hứng thú học Toán hơn. Bài giải như sau: 1 + (–3) + 5 + (–7) + 9 + (–11) = [1+ (–3)] + [5 + (–7)] + [9 + (–11)] = (–2) + (–2) +(–2) = –6 Ví dụ 2: Bài tập 92 trang 95 Sách giáo khoa (–57) . (67 – 34) – 67. (34 – 57) Học sinh có thể đưa ra hai cách giải: + Cách 1 : Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ . + Cách 2 : Tính trong ngoặc trước. Qua hai cách trên các em cũng dễ nhận thấy rằng cách một đơn giản hơn, tính nhanh hơn. (–57).(67 – 34) – 67.(34 – 57) = –57. 67 + 57. 34 – 67 . 34 + 67 . 57 = 57 . 34 – 67 . 34 = 34.(57 – 67) = 34.( –10) = –340 Trong quá trình làm bài tập nếu giáo viên chỉ ra cho học sinh nắm được cách giải đồng thời còn cho học sinh nhận ra cách nào giải nhanh hơn, hay hơn thì học sinh sẽ nắm chắc bài hơn và cảm thấy học toán rất thú vị. * Ngoài ra để phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của giáo viên và học sinh, tránh sự đơn điệu, thụ động trong giờ học thì người giáo viên cần tìm tòi, thiết kế hệ thống các câu hỏi kèm theo bài tập để kiểm tra nhận thức của học sinh, tạo tình huống mới về kiến thức đã học, kích thích hứng thú học tập của học sinh. 4. Kết quả, chuyển biến Qua một năm tiến hành dạy các tiết Số học 6 mà chủ yếu là chương II “ Số nguyên” theo các phương pháp này, tôi nhận thấy các em học tập sôi nổi, tích cực hơn. Chất lượng bài kiểm tra một tiết cuối chương của lớp 6A2 được nâng lên rõ rệt với kết quả như sau: Năm học Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% 2015-2016 21 6 28,6 8 38,1 6 28,6 1 4,7 0 0 Qua kết quả trên, ta thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên, tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm xuống đặc biệt là không có học sinh xếp loại kém. Điều này cho thấy các biện pháp nêu trên đã góp phần nâng cao chất lượng môn Toán 6 đặc biệt là chương II “ Số nguyên”. Trong quá trình áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy các em có niềm tin hơn trong học tập, các em thích học Toán hơn. Đặc biệt là các em không còn sợ môn Toán, không xem môn Toán là môn học khó, môn học xa lạ mà nó trở nên thân thiện, gần gũi với các em. III. KẾT LUẬN *** 1. Tóm lược giải pháp Tùy từng điều kiện cụ thể của từng lớp và từng trường mà giáo viên có những biện pháp giúp học sinh học tốt một cách thích hợp. Dựa vào điều kiện thực tế lớp 6A2 của trường trung học cơ sở Võ Văn Kiệt thị xã Kiến Tường và quá trình nghiên cứu áp dụng đề tài, tôi tập trung vào các biện pháp chủ yếu sau: + Cần lưu ý học sinh không nhất thiết lúc nào giải bài tập cũng phải áp dụng đúng theo quy tắc mà cần phải chú ý đến các cách tính nhanh, tính nhẩm. + Trong quá trình giải bài tập giáo viên nên chọn một số lượng bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu các kiến thức được vận dụng và giúp học sinh thấy được những sai lầm thường gặp trong khi giải toán về số nguyên. + Hãy để cho học sinh có thời gian làm quen với bài toán, cùng học sinh nghiên cứu tìm các lời giải khác nhau của cùng một bài toán và để cho học sinh được hưởng niềm vui khi tự mình tìm được chìa khóa của lời giải. 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng Với kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế, song với việc thực hiện đề tài này tại trường trung học cơ sở Võ Văn Kiệt thị xã Kiến Tường tôi thấy có hiệu quả. Và tôi hy vọng đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các trường trung học cơ sở khác để góp phần nâng cao chất lượng môn toán Số học 6. 3. Kiến nghị Thư viện của nhà trường cần có thêm nhiều sách tham khảo cho giáo viên và học sinh. Các cấp quản lí cần tổ chức cho các giáo viên dạy Toán chia sẽ các sáng kiến kinh nghiệm có giá trị trong việc dạy và học bộ môn Toán. Trên đây là một vài biện pháp giúp học sinh học tốt chương II “Số nguyên” – Số học 6 nhằm giúp học sinh nâng cao ý thức học tập, giúp giáo viên tham khảo một số biện pháp trong việc tổ chức tiết dạy. Với một thời gian không nhiều, kinh nghiệm còn ít ỏi, bài viết không tránh khỏi những sai sót. Rất mong hội đồng khoa học, quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Bình Tân, ngày 21 tháng 03 năm 2016. Người thực hiện Nguyễn Thị Tuyết Hạnh TÀI LIỆU THAM KHẢO *** 1. Sách giáo khoa và sách giáo viên Toán 6 tập 1 2. Sách bài tập Toán 6 tập 1 3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Toán. 4. Phương pháp dạy học toán học ở trường phổ thông trung học cơ sở ( Hoàng Chúng).
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_to.doc