Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động thơ

 Chúng ta đã biết mục tiêu chiến lược phát triển của giáo dục Mầm non từ nay đến 2020 đã đưa ra quan điểm xác định vị trí của giáo dục mầm non, đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách thông qua hệ thống giáo dục quốc dân tạo tiền đề cho phổ cập giáo dục tiểu học.

 Mục tiêu chung của phát triển giáo dục Mầm non đến năm 2020 là nhanh chóng mỡ rộng phạm vi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi trên cơ sở xây dựng một đội ngũ giáo viên hiểu biết nghiệp vụ và tâm huyết với nghề. Là cô giáo Mầm non chúng ta phải có trách nhiệm giáo dục đối tượng thế hệ trẻ ngay từ buổi ban đầu “Dạy trẻ như trồng cây non”, “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Trẻ em là nguồn hạnh phúc lớn lao, là niềm tự hào của mổi gia đình và niềm hi vọng chung của toàn xã hội.

 Từ nhận thức trên tôi thấy việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non phát triển toàn diện là vô cùng quan trọng , ở trường mầm non ngoài việc chăm lo sức khỏe đến cung cấp kiến thức là không thể thiếu. Song việc dạy trẻ tham gia vào hoạt động thơ nhằm phát triển ngôn ngữ và làm tăng vốn từ là điều hết sức cần thiết.

 Bởi qua mỗi tác phẩm thơ khơi dậy ở trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu cái hay, cái đẹp, biết lên án và phê phán cái xấu từ đó hình thành ở trẻ thói quen chuẩn mực.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần thiết.
 Bởi qua mỗi tác phẩm thơ khơi dậy ở trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu cái hay, cái đẹp, biết lên án và phê phán cái xấu từ đó hình thành ở trẻ thói quen chuẩn mực.
2. Cơ sở thực tiển:
 Qua thực hiện chuyên đề làm quen Văn học-chữ viết và đã được tập huấn chuyên đề, giáo viên đã nắm được phương pháp hình thức tổ chức hoạt động làm quen văn học, đặc biệt là tiết hoạt động thơ, nhìn chung khả năng cảm nhận được cái hay cái đẹp trong bài thơ, biết thể hiện bằng ý chí năng lực sư phạm của mình, với giọng đọc đầy truyền cảm, sáng tạo, với điều đó đã tạo ra những cảm xúc cho trẻ hứng thú khi tiếp xúc với tác phẩm thơ.
 Bên cạnh khả năng cảm nhận về nội dung một số bài thơ còn hạn chế, giọng đọc, cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ minh họa đôi lúc chưa bộc lộ hết cảm xúc, kết quả trẻ nói trọn câu, rõ lời chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê hào hứng, cách sử dụng đồ dùng dạy học chưa khoa học dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý, đưa đến hiệu quả trên tiết học chưa cao.
 Qua thực tế giảng dạy tôi thấy bộ môn Văn học mà đặc biệt là hoạt động thơ đã có tầm quan trong trong việc phát triển nhận thức giáo dục đạo đức, thẩm mĩ và thông qua hoạt động thơ giúp trẻ làm giàu vốn từ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc và tác phẩm văn học chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết cách truyền tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú, đa dạng.
3. Thực trạng:
 Trong thời gian nghiên cứu đề tài bản thân nhận thấy trong lớp mình đang công tác còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau.
+ Về thuận lợi:
- Trường có nhiều phòng học, sân chơi thoáng mát, cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi đầy đủ, phù hợp thuận lợi cho cô và trẻ hoạt động bộ môn văn học.
- Tôi được nhà trường phân công giao nhiệm vụ đứng lớp 5 tuổi hầu như các trẻ cùng độ tuổi và đã học qua chương trình mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo bé nên đã có nề nếp.
- Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, say sưa với công việc tích cực tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Lớp có 2 cô nên ít nhiều chúng tôi tranh thủ thời gian làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các tiết dạy.
- Nhìn chung phụ huynh đều quan tâm đến trẻ, hiểu được tầm quan trọng của bộ môn LQVH trong trường Mầm non.
- Nhà trường phòng giáo dục luôn quan tâm tới mọi hoạt động của giáo viên, nhất là việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Trường đã có máy vi tính cho công tác tổ chức các tiết dạy học.
+ Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi trên bản thân gặp không ít những khó khăn đó là:
- Mặc dù trẻ cùng độ tuổi nhưng qua khảo sát đầu năm cho thấy khả năng nhận thức và sự tập trung chú ý của mỗi trẻ không đồng đều.
- Một số trẻ phát âm còn ngọng, chưa đủ từ trọn câu, nói những câu phức tạp chưa hoàn thiện, còn lúng túng khi giao tiếp. Chính những khó khăn này làm cho trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp nên trẻ ngày càng ít có cơ hội phát triển ngôn ngữ.
- Thời gian cho việc tạo môi trường hoạt động, tìm tòi khám phá các bài thơ ngoài chương trình chưa nhiều. 
- Qua khảo sát đầu năm cho thấy 30% cháu đạt loại khá, 60% cháu đạt loại trung bình, 10% cháu yếu. Vì thế để tổ chức tốt tiết hoạt động thơ và tạo được môi trường tốt cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và làm tăng thêm vốn từ cho trẻ quả là điều làm tôi băn khoăn.
Chính vì gặp những vấn đề khó khăn trên bản thân đã suy nghĩ và đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện thông qua hoạt động thơ.
4. Biện pháp thực hiện:
a/ Biện pháp thứ nhất: Huy động sức mạnh của phụ huynh và nhà trường:
 Đây là một công việc rất quan trọng và cần thiết nhằm tạo điều kiện để giúp trẻ học tốt hơn chuyên đề LQVH nói chung và hoạt động thơ nói riêng.
- Đầu năm học bản thân mở cuộc họp phụ huynh để tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về tầm quan trọng và phương pháp về bộ môn LQVH mà đặc biệt là hoạt động thơ và trao đổi về kết quả ban đầu của trẻ.
- Trong các giờ đón, trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức mà trẻ tiếp thu và vận động phụ huynh cùng tôi tìm nhặt các phế liệu sẵn có ở địa phương như lịch củ, lông gà, lông vịt, cây thông, các loại tranh ảnh, mẫu các bài thơ... phù hợp với chủ đề chủ điểm, phù hợp với độ tuổi.
- Động viên nhắc nhở phụ huynh thường xuyên đọc thơ cho trẻ nghe và trò chuyện cùng trẻ
- Tham mưu với nhà trường mua sắm thêm các trang thiết bị dạy học như băng đĩa, đèn chiếu, họa báo, tranh ảnh...phù hợp với nội dung các bài thơ, phù hợp với chủ đề chủ điểm.
b/ Biện pháp thứ hai: Tích hợp các nội dung giáo dục và nghệ thuật đọc thơ của cô:
 Như chúng ta đã biết trẻ Mầm non chưa nhìn và tự đọc tác phẩm, trẻ muốn cảm nhận được tác phẩm Văn học phải nhờ vào người lớn, mà người lớn ở đây chính là bố mẹ, cô giáo và cô giáo chính là người trung gian là chiếc cầu nối đưa tác phẩm văn học đến với trẻ . Do đó lời đọc lời nói diễn cảm trong khi truyền thụ tác phẩm có thể coi là phương pháp quan trọng nhất giúp phát triển ngôn ngữ và làm tăng vốn từ cho trẻ.
Lời đọc lời nói càng hay càng hấp dẩn bao nhiêu thì sẽ giúp trẻ cảm thụ được nội dung bấy nhiêu, thông qua tác phẩm thơ là tiền đề cho trẻ bắt chước ngữ điệu, nhịp diệu, là cơ sở phát triển ngôn ngữ, cho trẻ tri giác toàn bộ nội dung bài thơ.
Trong quá trình truyền thụ tác phẩm cho trẻ, việc tích hợp nội dung giáo dục và nghệ thuật đọc thơ của cô là một hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo cao, trí tưởng tượng phong phú, chịu khó kiên trì, tìm tòi học hỏi, chất giọng tốt, cảm nhận chính xác nội dung bài thơ. Lời nói của cô chính là thước đo chuẩn mực cho trẻ học tập.
Vì vậy mà trước mỗi tiết truyền thụ tác phẩm thơ cho trẻ bản thân tôi luôn chú trọng đến việc xác định nội dung, yêu cầu của mỗi bài thơ, bài thơ thuộc thể loại thơ nào, nhịp đọc của mỗi bài thơ như thế nào, bài thơ sử dụng nghệ thuật gì? và nội dung bài thơ nói đến điều gì?
Ví dụ: Bài thơ “Trăng ơi! từ đâu đến” với bài thơ này tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh.
Trăng ơi! từ đâu đến
Hay từ cánh đồng xa
....................................
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
Với nghề thuật so sánh tác giả như vẽ lên trước mặt ta hình ảnh ánh trăng rằm, trăng hồng như quả chín, trăng lại tròn như mắt cá, trăng từ trên cao lại lửng lơ bay như quả bóng, thật sóng động phải không, trăng ở trong bài thơ chỉ mới nghe, chưa được nhìn, được ngắm mà ta cảm nhận được vẽ đẹp lung linh của ánh trăng.
Ngoài ra tôi luôn chú ý đến cách ngắt nghĩ, nhịp diệu, giọng đọc của mỗi từ, mỗi câu thơ cho phù hợp.
Ví dụ: Bài thơ “Giữa vòng gió thơm” Tôi luôn chú ý đến các dấu cấm hỏi, dấu chấm than như:
Này! Chú gà nâu
Cải nhau gì thế?
Với câu thơ này tôi thể hiện giọng đọc như đang hỏi, với dấu chấm than tôi phải ngắt nghĩ đúng nhịp ở từ Này.
Ngoài ra tôi luôn chú ý đến cách ngắt giọng như thế nào, để khi đọc lên câu thơ đó mới có ý nghĩa từ đó mới giúp trẻ hiểu được nội dung của bài thơ nói lên điều gì?
Ví dụ: Bài thơ “Cây dừa”
Cây dừa/ xanh tỏa/ nhiều tàu
Giang tay đón gió/gật đầu gọi trăng
Thân dừa/ bạc phách/ tháng năm
Quả dừa/ đàn lợn con/ nằm trên cao
Đêm hè/ hoa nở/ cùng sao
Tàu dừa/ chiếc lược chải/ vào mây xanh
Ai mang/ nước ngọt/ nước lành
 Ai đeo/ bao hủ rượu/quanh cổ dừa
 ........................................................
Đối với các bài thơ có nhiều từ mang các dấu hỏi, dấu ngã khi đọc bản thân tôi luôn chú ý đến giọng đọc để phù hợp với ngữ điệu như câu thơ.
 Giữa vòng gió thơm
 Này! Chú gà nâu
 Cải nhau gì thế?
 Này! Chị Vịt bầu
 Chớ gào ầm ĩ.
Như vậy để giọng đọc hay, hấp dẫn tôi phải tự rèn luyện mình, tập đọc nhiều lần cho đồng nghiệp nghe để tham gia góp ý cùng chỉnh sữa. Nếu đơn thuần trong quá trình truyền thụ tác phẩm chỉ có lời đọc suông thì trẻ sẽ cảm thấy nhàm chán và không chú ý đến từng câu thơ từ đó trẻ sẽ không hiểu được nội dung bài thơ giáo dục điều gì? Vì vậy tôi luôn chú ý đến cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, điệu bộ nhưng quan trọng hơn là sử dụng các nghệ thuật đó như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh của mỗi câu thơ, bài thơ.
Để tiết dạy hấp dẫn tôi chú trọng đến việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vào để dạy, việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục trong hoạt động thơ vừa có tác dụng tạo ra bầu không khí thoải mái, vừa có tác dụng giáo dục trẻ một cách toàn diện về trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức và thể lực. Nhưng lồng ghép ở đây không có nghĩa xáo trộn, kiêm dạy quá nhiều môn học khác mà lồng ghép sao cho thật nhẹ nhàng, hòa quyện vào nhau và xen kẽ các hoạt động, động, tỉnh khác nhau.
Ví dụ: Thông qua bài thơ “Mèo đi câu cá” tôi lồng ghép bộ môn âm nhạc bằng cách tôi cho trẻ hát bài “Ai cũng yêu chú mèo” để qua đó tôi có thể đàm thoại và hướng dẫn trẻ vào chủ đề và nội dung bài thơ. Để thay đổi không khí tôi xen kẻ động, tỉnh bằng cách tổ chức trò chơi “Bắt chước tiếng mèo kêu” hoặc trò chơi “Mèo đuổi chuột” một cách nhẹ nhàng giúp trẻ thoải mái hơn trong khi hoạt động. Tùy theo nội dung bài thơ mà tôi đưa ra trò chơi phù hợp như vậy sẽ giúp trẻ hứng thú và tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và không bị gò bó.
c/ Biện pháp thứ ba: Xây dựng câu hỏi phong phú và đa dạng:
Căn cứ vào yêu cầu, vào bài dạy, căn cứ vào độ tuổi mà tôi đặt câu hỏi cho phù hợp.
Câu hỏi đặt ra phải ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, phát huy được tính tư duy ở trẻ Ví dụ: Các mẫu câu hỏi như: Vì sao? Tại sao?
Câu hỏi đặt ra phải có một hệ thống, có sự chuẩn bị một cách chu đáo, câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Câu hỏi không phát huy được tính tư duy của trẻ thì không nên hỏi
Ví dụ: Câu hỏi ở bài thơ “Giữa vòng gió thơm”.
Con thấy bạn nhỏ ở trong bài thơ có thương yêu bà mình không? Mà nên hỏi. Con thấy bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà như thế nào?
Cùng một nội dung câu hỏi tôi có thể đưa ra các câu hỏi khác nhau nhằm giúp trẻ làm quen với cách đặt câu và mở rộng cho trẻ về ý nghĩa của từ, từ đó làm tăng vốn từ cho trẻ.
Ví dụ: Bài thơ “Hoa cúc vàng”
Trong bài thơ tác giả nói đến hoa gì?
Hoa gì có ở trong bài thơ?
Bài thơ nói về gì?
Trong câu hỏi đặt ra để trẻ trả lời nếu trẻ không trả lời được cô nên gợi ý.
Ví dụ: Bài thơ “Giữa vòng gió thơm” cô hỏi
Cô vừa đọc con nghe bài thơ gì? Nếu không trả lời được tôi có thể gợi hỏi.
Bài thơ gì có chú Gà nâu, có chị Vịt bầu và có em bé đang quạt cho bà đó.
Trong mỗi câu hỏi nên cho từ 3-4 trẻ trả lời, trong quá trình trẻ trả lời cô chú ý sữa sai và hướng cho trẻ nói đúng từ, trọn câu nếu nhiều lần cô hướng dẫn mà trẻ không nói được thì cô bồi dưỡng thêm ngoài tiết học.
Tùy theo nội dung bài thơ dể hay khó, dài hay ngắn, thuộc hay chưa để tôi đưa ra các câu hỏi khác nhau.
Ví dụ: Những bài thơ ngắn dễ hiểu tôi giúp trẻ khám phá những điều mới lạ, những điều trẻ chưa biết, đưa ra câu hỏi khó hơn, dài hơn và yêu cầu trẻ trả lời trọn câu.
Còn đối với những bài thơ khó, dài, trên tiết học tôi có thể cho trẻ đọc nhiều lần, giảng giải, giải thích cho trẻ về các câu thơ, đoạn thơ, các từ khó, đặt ra các câu hỏi dễ hơn, gợi mở hơn hoặc tôi có thể kích thích trẻ trả lời dưới dạng câu ghép. Ví dụ như bài thơ “Mèo đi câu cá” cô hỏi.
Vì sao giỏ của mèo em lại không có cá?
(Vì mèo em ham chơi với bầy Thỏ bạn nên không câu được cá)
Như vây có thể nói mổi bài thơ đưa ra nhiều cách như vậy sẽ giúp trẻ lựa chọn ngôn ngữ trả lời, qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói đủ câu như câu đơn, câu ghép và chắt lọc ngôn ngữ cho trẻ khi giao tiếp.
Đặc biệt khi hỏi trẻ cô củng phải hỏi bằng các giọng điệu, cử chỉ khác nhau nhằm kích thích gây hứng thú cho trẻ trả lời. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng việc sử dụng các câu hỏi đàm thoại khác nhau, phù hợp với độ tuổi, yêu cầu của bài dạy, của đối tượng thì tôi thấy không chỉ giúp trẻ phát triển nhân cách mà đặc biệt là phát triển ngôn ngữ làm tăng vốn từ cho trẻ, giúp trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, bên cạnh chất lượng tiết dạy của tôi ngày một đạt chất lượng cao.
c/ Biện pháp thứ tư: Sử dụng đồ dùng gây hứng thú cho trẻ:
 Đối vớiVí dụ: ở góc gác sách khi thực hiện chủ đề “Gia đình” tôi bố trí môi trường mới có đủ các loại tranh ảnh, sách báo có nội dung về gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em... cho trẻ xem.
 trẻ Mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Chính vì vậy mà trong quá trình chuẩn bị cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ tôi luôn chú trọng đến đồ dùng trực quan và lựa chọn trực quan nào cho phù hợp, bởi đồ dùng đẹp, hấp dẫn bao nhiêu thì kích thích và gây sự chú ý của trẻ bấy nhiêu, vì vậy mà tôi luôn tạo ra những đồ dùng không lặp lại với các giờ học trước, trong một tiết học tôi có thể sử dụng đồ dùng trực quan theo nhiều hình thức.
Ví dụ: Khi dạy bài “Hoa cúc vàng” tôi có thể vẽ tranh, chụp tranh, phong cảnh nào đó phù hợp với nội dung bài thơ, sau đó đưa lên máy chỉnh sữa, tìm những hình ảnh phù hợp với bài thơ để tạo thành bức tranh theo ý muốn. Sử dụng hình ảnh trên máy trẻ cảm thấy hứng thú hơn, hình ảnh trên máy sống động và mượt mà hơn, sử dụng các nhân vật trong thơ bằng máy vi tính tôi không phải sợ khó khăn, không phải sợ cứng và đó cũng là điều giúp tôi chú ý hơn trong giọng đọc giọng nói của mình.
Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng đồ dùng trên máy thì sẽ không kích thích sự tò mò hoạt động của trẻ, vì vậy ngoài việc sử dụng hình ảnh trên máy để giải thích, giảng giải tôi có thể sử dụng sa bàn bằng cách tôi sử dụng nhiều hình ảnh, nhân vật, cảnh vật bằng xốp, bông...thông qua đó trẻ có thể sử dụng các đồ dùng đó, vừa sử dụng vừa thể hiện lại nội dung bài thơ bằng sự sáng tạo của trẻ.
Tuy nhiên đồ dùng đồ chơi gây hứng thú cho trẻ song việc sử dụng nó như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, tôi phải tập sử dụng nhiều lần, tập trước gương bạn bè, đồng nghiệp để cùng tham gia chỉnh sữa cho phù hợp với từng câu thơ, bài thơ. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng đồ dùng trực quan quan trọng và cần thiết như thế nào đối với bộ môn làm quen văn học nói riêng và tiết thơ nói chung, qua đó giúp trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ một cách nhanh nhất.
Sự thu hút và gây hứng thú về đồ dùng sẽ mang lại cho trẻ sự say mê, chú ý đến lời đọc, lời hướng dẫn, giải thích của cô. Đó chính là khoảng thời gian để trẻ tư duy và sử dụng vốn từ, luyện cách phát âm, diễn đạt ý của mình và diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc.
d/ Biện pháp thứ năm:Tạo môi trường, gây hứng kích thích sự hoạt động tích cực của trẻ:
 Môi trường cho trẻ hoạt động là một trong những việc cần thiết không thể thiếu được trong vấn đề đổi mới nội dung, đổi mới hình thức giáo dục Mầm non hiện nay. Với những năm trước đây thì giáo viên tìm chọn những tranh đẹp, sống động và trang trí lớp cho đẹp từ đầu cho đến cuối năm học. Vì thế mà trẻ nhìn lâu rồi trẻ củng cảm thấy chán và củng không kích thích sự phát triển ở trẻ. Nhưng ngày nay bằng những việc tìm tòi khám phá tôi đã tạo được môi trường cho trẻ hoạt động một cách tích cực và sáng tạo hơn.
Ví dụ: ở góc gác sách khi thực hiện chủ đề “Gia đình” tôi bố trí môi trường mới có đủ các loại tranh ảnh, sách báo có nội dung về gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em... cho trẻ xem.
Môi trường tôi tạo không chỉ ở góc sách mà tôi tạo môi trường trong ngoài lớp ngay chủ đề mà trẻ đang thực hiện để khắc sâu sự ghi nhớ của trẻ với chủ đề với nội dung bài thơ đó.
Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới thực vật” với bài thơ “Hoa cúc vàng” tôi viết nội dung bài thơ bằng chữ to, bên cạnh nội dung bài thơ tôi vẽ thêm cành hoa cúc vàng, tuy trẻ chưa đọc được các từ trên bức tranh nhưng khi được nhìn thấy cành hoa cúc vàng được vẽ cùng với những dòng chữ trong bức tranh phần nào trẻ hiểu được bức tranh nói về bài thơ “Hoa cúc vàng” và dựa trên bức tranh trẻ có thể đọc lại nội dung mà trẻ đã được học giúp trẻ ôn luyện lại bài thơ, ghi nhớ và khắc sâu hơn về bài thơ.
Trong các bức tranh viết chữ to treo ở lớp tôi luôn chú ý đến kích cở, màu sắc phải sống động, rõ ràng để gây được sự chú ý của trẻ.
5. Kết quả đạt được:
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên tôi đã thu được một số kết quả sau:
* Về phía cháu:
+ Nhìn chung 100% trẻ biết tên và hiểu nội dung bài thơ.
+ 80% trẻ hiểu được ý nghĩa của câu, từ và biết thực hiện theo ý nghĩa của câu đó.
+ 80% trẻ nói năng mạch lạc, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
+ 70% trẻ biết sử dụng ngữ điệu, giọng diệu, nhịp điệu phù hợp trong giao tiếp.
+ 90% trẻ biết sử dụng từ ngữ, ngữ pháp đúng.
* Về phía cô:
+ Bản thân tôi cảm thấy thoải mái tự tin khi tiến hành dạy trẻ hoạt động với tiết thơ.
+ Nghệ thuật đọc thơ diễn cảm của bản thân được nâng lên.
+ Tham khảo được nhiều bài thơ hay, hấp dẫn ngoài chương trình.
+ Tích lũy được nhiều kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, cách truyền đạt tác phẩm cho trẻ.
+ Tôi có thêm nhiều kinh nghiệm về việc tạo đồ dùng trực quan đẹp.
+ Khả năng sử dụng máy tính trở nên thành thạo hơn.
* Về phía phụ huynh:
+ Nhận thức của phụ huynh đã thể hiện sự quan tâm rõ rệt đối với con mình.
+ Hiểu được tầm quan trọng của bộ môn Văn học nói chung và tiết thơ nói riêng nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
6. Bài học kinh nghiệm:
 Sau khi thực hiện một số vấn đề phát triển ngôn ngữ trong hoạt động thơ nhằm phát triển ngôn ngữ, nhận thức ngữ điệu, cung cấp vốn từ cho trẻ thu hút được một số kết quả trên và đã rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
- Bản thân luôn luôn tạo hứng thú kích thích tính tò mò ham hiểu biết, thu hút trẻ trong giờ hoạt động thơ.
- Trước khi truyền thụ một tác phẩm văn học giáo viên phải đọc thuộc và diễn cảm bài thơ. Xác định kiến thức cần truyền thụ, giọng đọc của từng câu, từng bài, sau đó luyện giọng đọc diễn cảm phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ minh họa phù hợp với nội dung tác phẩm nhằm thu hút sự tập trung chú ý của trẻ.
- Là giáo viên Mầm non phải có tâm hồn cao đẹp, trái tim nhân hậu, yêu nghề mến trẻ, hiểu được tâm sinh lý và khả năng nhận thức, nhận biết của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp với cá nhân trẻ.
- Chú ý đầu tư nghiên cứu tìm ra các phương pháp hướng dẫn trẻ có nhiều sáng tạo phù hợp mang lại hiệu quả cao.
- Tích cực học hỏi bạn bè đồng nghiệp, luôn tìm tòi các loại sách báo, tranh ảnh để tạo ra môi trường trong và ngoài lớp học phong phú và đa dạng.
- Phải có nhiều sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi và linh hoạt trong cách lên lớp và cách sử dụng đồ dùng.
- Thường xuyên rèn luyện kĩ năng nghe, đọc cho trẻ.
- Biết tạo và xử lý các tình huống sư phạm.
- Tạo cơ hội cho trẻ sữa sai những điều trẻ chưa thực hiện được như nói trọn câu, đúng lời, đúng ngữ pháp và tạo cơ hội để trẻ bộc lộ năng khiếu và thực hiện sở thích của mình.
- Biết lồng ghép các nội dung hợp lý trên các tiết học vào hoạt động trong ngày một cách nhẹ nhàng, không áp đặt trẻ.
- Chú ý phối kết hợp với phụ huynh để thống nhất phương pháp giáo dục trẻ làm quen tác phẩm văn học.
III. Kết luận:
 Công tác giáo dục có một vị trí cực kì quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước. Trong đó Mầm non là bậc học có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc cho trẻ làm quen văn học ngay từ lứa tuổi Mầm non là một cơ sỡ tốt để hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người qua đó trẻ biết yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em, yêu thương quan tâm bạn bè, em nhỏ và luôn có thái độ đúng với con vật, cảnh vật xung quanh trẻ. Văn học còn giúp trẻ phát triển tư duy, trí tường tượng, ngôn ngữ, thẩm mĩ, hình thành nhân cách con người, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào học phổ thông.
 Bộ môn văn học nói chung và văn học trẻ thơ nói riêng là kho tàng qúy báu được khai thác không ngừng phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ. Đặc biệt là các tác phẩm thơ dành cho trẻ Mầm non với hình tượng nghệ thuật gần gủi phù hợp với nhận thức của trẻ và từ những khó khăn thực tế mà lớp tôi gặp phải tôi đưa ra biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong việc hướng dẫn trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động thơ. Kính mong sự góp ý, bổ sung của cấp lãnh đạo, các đồng chí đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi mang tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
	Thái Thủy, Ngày 20 tháng 5 năm 2010
ý kiến của Hội đồng khoa học nhà trường	Người viết
 Trần Thị Thúy Vân
ý kiến của Hội đồng khoa học phòng GD - ĐT Lệ Thuỷ

File đính kèm:

  • docMot_so_van_de_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_5_tuoi_thong_qua_hoat_dong_tho.doc
Sáng Kiến Liên Quan