Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề khó khăn gặp phải khi giảng dạy bài "Nhiệt kế - Nhiệt giai" (Vật lí 6) và "Lực đẩy Acsimét" (Vật lí 8) và hướng khắc phục khó khăn
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước phù hợp với yêu cầu CNHHĐH đất nước, ngành giáo dục đào tạo phải đào tạo ra những con người có đức, có tài năng động sáng tạo làm việc có khoa học kỷ luật và hiệu quả. Những năm gần đây ngành đă không ngừng đổi mới nội dung học của trò, cách dạy của thầy nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục .
Môn vật lí là cơ sở của nhiều ngành khoa học kỹ thuật, vì vậy người học hiểu và nhận thức được các hiện tượng, quy luật vật lí là rất quan trọng. Vai trò của sách giáo khoa cung cấp nội dung kiến tức cơ bản hiện đại sát với thực tế là một điều không thể thiếu cho người học. Bên cạnh đó vai trò chủ đạo của người thầy trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội những kiến thức cũng rất quan trọng. Người thầy trong quá tŕnh dạy học phải làm cho học sinh thấy đựoc, hiểu được, hiểu được.và biết áp dụng những cái ḿnh đã học vào cuộc sống thường ngày.
Nội dung sách giáo khoa , vai trò chủ đạo của thầy ngoài việc cung cấp thông tin kiến thức cơ bản còn phải rèn cho học sinh tác phong suy nghĩ , phân tích hiện tượng và làm việc có khoa học nhầm phất triển nhân cách của mình. Người thầy phải tạo cho học sinh lòng yêu khoa học, yêu cuộc sống và nghị lưc vươn lên trước những khó khăn khi đúng trước tình huống có vấn đề.
Qua giảng dạy vật lí bậc THCS tôi thấy đa số nội dung kiến thức học sinh dễ học , dễ hiểu và mang lại nhiều thong tin mới cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn gặp phải một số khó khăn cho người dạy , người học dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao ở môn lí 6, 8. qua thực tế giảng dạy, suy nghĩ trăn trở tôi mạnh dạn nghĩ ra một vài hướng khắc phục theo cách chủ quan của mình.
PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Một số vấn đề khó khăn gặp phải khi giảng dạy bài “Nhiệt kế - nhiệt giai” (Vật lí 6) và “Lực đẩy Ácsimét” (Vật lí 8) và hướng khắc phục khó khăn Họ tên người viết SKKN: Lê Văn Lượng Tổ: Toán – Lí – Hóa Thanh Sơn, ngày 20 tháng 04 năm 2011 PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Một số vấn đề khó khăn gặp phải khi giảng dạy bài “Nhiệt kế - nhiệt giai” (Vật lí 6) và “Lực đẩy Ácsimét” (Vật lí 8) và hướng khắc phục khó khăn Trường: THCS Lê Quý Đôn Tổ: Toán – Lí – Hóa Họ tên người viết SKKN: Lê Văn Lượng NGƯỜI VIẾT SKKN TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN HIỆU TRƯỞNG Lê Văn Lượng Nguyễn Thị Việt Hà Thanh Sơn, ngày 10 tháng 03 năm 2011 A. Đặt vấn đề: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước phù hợp với yêu cầu CNHHĐH đất nước, ngành giáo dục đào tạo phải đào tạo ra những con người có đức, có tài năng động sáng tạo làm việc có khoa học kỷ luật và hiệu quả. Những năm gần đây ngành đă không ngừng đổi mới nội dung học của trò, cách dạy của thầy nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục . Môn vật lí là cơ sở của nhiều ngành khoa học kỹ thuật, vì vậy người học hiểu và nhận thức được các hiện tượng, quy luật vật lí là rất quan trọng. Vai trò của sách giáo khoa cung cấp nội dung kiến tức cơ bản hiện đại sát với thực tế là một điều không thể thiếu cho người học. Bên cạnh đó vai trò chủ đạo của người thầy trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội những kiến thức cũng rất quan trọng. Người thầy trong quá tŕnh dạy học phải làm cho học sinh thấy đựoc, hiểu được, hiểu được.và biết áp dụng những cái ḿnh đã học vào cuộc sống thường ngày. Nội dung sách giáo khoa , vai trò chủ đạo của thầy ngoài việc cung cấp thông tin kiến thức cơ bản còn phải rèn cho học sinh tác phong suy nghĩ , phân tích hiện tượng và làm việc có khoa học nhầm phất triển nhân cách của mình. Người thầy phải tạo cho học sinh lòng yêu khoa học, yêu cuộc sống và nghị lưc vươn lên trước những khó khăn khi đúng trước tình huống có vấn đề. Qua giảng dạy vật lí bậc THCS tôi thấy đa số nội dung kiến thức học sinh dễ học , dễ hiểu và mang lại nhiều thong tin mới cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn gặp phải một số khó khăn cho người dạy , người học dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao ở môn lí 6, 8. qua thực tế giảng dạy, suy nghĩ trăn trở tôi mạnh dạn nghĩ ra một vài hướng khắc phục theo cách chủ quan của mình. B. Nội dung: I. Nhiệt kế - Nhiệt giai: a. Trình tự các bước đi của sách giáo khoa: 1. Nhiệt kế: Hãy nhớ lại bài học về nhiệt kế đă học ở lớp 4 và trả lời các câu hỏi sau đây: C1. Có 3 bình đựng nước a, b ,c cho thêm nước đá vào bình a để có nước lạnh cho thêm nước nóng vào bình c để có nước ấm. Nhúng ngón tay trỏ của bàn tay phải vào bình a, nhúng ngón tay trỏ của bàn tay trái vào bình c các ngón tay có cảm giác thế nào? ( hình 22.1) b. Sau một phút rút cả hai ngón tay ra, cùng nhúng vào bình b (hình 22.2) các ngón tay có cảm giác thế nào? Từ thí nghiệm này cỏ thể rút ra kết luận gì? C2: Cho biết thí nghiệm vẽ ở hình 22.3 và hình 22.4 dùng để làm gì? C3: Hãy quan sát rồi so sánh các nhiệt kế vẽ ở hình 22.5 về GHĐ, công dụng rồi điền vào bảng 22.1 (sgk) C4: Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì? b. Những khó khăn gặp phải khi dạy phần trên. - Mục tiêu của bài học ở mục 1 là cho học sinh biết cấu tạo của nhiệt kế và công dụng của các nhiệt kế khác nhau. Nếu giáo viên khi dạy bài này không suy nghĩ kỹ về hướng dạy, các câu hỏi phụ đặt ra thêm cho học sinh thì sẽ gặp phải một số khó khăn vướng mắc khi trả lời học sinh thường trả lời sai vấn đề cần hỏi. + Ở mục b câu C1, yêu cầu học sinh rút ra kết luận gì thì học sinh thường trả lời vu vơ không rõ ý đồ câu hỏi. + Ở câu hỏi C2 thì ý đồ của câu hỏi này là cho học sinh biết cách chia độ của nhiệt kế nhưng học sinh thường trả lời hình 22.3 nhiệt kế để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi, hình 22.4 dùng để đo nhiệt độ của nước đá đang tan. + Qua mục này học sinh vẫn chưa biết cấu tạo bên trong, bên ngoài của nhiệt kế như thế nào, và vì sao nhiệt kế có thể đo nhiệt độ. Học sinh cũng chưa biết cách đo nhiệt độ như thế nào? + Ở câu C4 thì học sinh lúng túng trước câu trả lời này vì không biết quan sát vào đâu để trả lời vì câu hỏi chua rõ. Những khó khăn trên dẫn đến giáo viên mất thì giờ cho việc trả lời của học sinh do đó bài học dạy thường bị thiếu giờ. c. Hướng khắc phục: Theo ý kiến chủ quan của tôi khi dạy bài này thì giáo viên có thể chỉnh sửa một số câu hỏi cho rõ hơn và có thể thêm một số câu hỏi giúp học sinh dễ hiểu dễ trả lời tăng tính tò mò. Nhiệt kế: Hãy nhớ lại bài học nhiệt kế đã học ở lớp 4 để trả lời các câu hỏi sau đây. C1: Có ba bình a, b, c cho thêm nước đá vào bình a để có nước lạnh, cho thêm vào bình c để có nước ấm. Nhúng ngón tay trỏ của bàn tay vào bình a, nhúng ngón tay trỏ của bàn tay trái vào bình c (hình 22.1 sgk) các ngón tay có cảm giác thế nào? Sau một phút, rút cả hai ngón tay rồi nhúng vào bình b (hình 22.2 Sgk) các ngón tay có cảm giác thế nào? Từ thí nghiệm này em có thể rút ra kết luận gì về cảm giác chính xác nóng lạnh của tay? C2: Quan sát nhiệt kế và mô tả cấu tạo của nhiệt kế? Khi nóng lên thì chất lỏng trong ống quản như thế nào và ngược lại? C3: Quan sát hình 22.3 và hình 22.4 hãy mô tả cách chia độ cho nhiệt kế? C4: Quan sát rồi so sánh nhiệt kế ở hình 22.5 về GHĐ, ĐCNN, công dụng và điền vào bảng 22.1 (sgk) C5: Quan sát điểm A trong ống quản của nhiệt kế y tế và cho biết tại đó có đặc điểm gì? cấu tạo như vậy có tác dụng gì? C6: Hăy nêu cách đo nhiệt độ của nhiệt kế y tế? II/ Lực đẩy ác si mét - Khi dạy bài này một số khó khăn mà giáo viên thường gặp phải ở mục II độ lớn của lực đẩy ác si mét. Trình tự các bước đi của sách giáo khoa I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó (sgk) II. Độ lớn của lực đẩy ác si met Dự đoán: Truyền thuyết kể rằng một hôm ác si met đang nằm trong bồn tắm đầy nước chợt phát hiện ra rằng ông ta nhấn ch́m người trong nước càng nhiều thì lực đẩy do nước tác dụng lên ông càng mạnh. nghĩa là thể tích phần nước bị chiếm chỗ càng lớn thì lực đẩy của nước càng mạnh. Dựa vào nhận xét mà ác si mét dự đoán độ lớn của lực tác dụng lên vật nhúng chìm trong chất lỏng bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Thí nghiệm kiểm tra: Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau người ta đă khẳng định được dự đoán trên là đúng. Sau đây là một trong những thí nghiệm này ( Hình 10.3 a, b, c) C3: Hãy chứng minh rằng thí nghiệm ở hình 10.3 chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy ác si met nêu trên là đúng. Công thức tính độ lớn của lực đẩy acsimet Nếu gọi V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và d là trọng lượng riêng của chất lỏng thì độ lớn của lực đẩy acsmet được tính bằng công thức FA=d.V Những khó khăn gặp phải. Khi dạy bài này giáo viên thương lúng túng trong việc hướng đẫn học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng để rút ra lực đẩy của chất lỏng tác dụng lên vật bằng trọng lượng khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( FA= P) Khi học bài này học sinh khó hình dung một cách cụ thể nếu giáo viên chỉ diễn tả bằng lời dẫn đến học sinh hiểu bài một cách mơ hồ. Khi xây dựng công thức FA = d.V thì giáo viên thường áp đặt cho học sinh dẫn đến học sinh khó hiểu. Hướng khắc phục Theo cá nhân tôi khi dạy bài này thì giáo viên có thể làm như sau: Yêu cầu học sinh tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm và chú ý học sinh khi làm thí nghiệm sao cho vật nặng ở mục b, c phải ngập trong nước và không chạm vào đáy hay thành cốc. Giáo viên phân công nhóm học sinh làm thí nghiệm và phát dụng cụ cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. Trước khi dạy giáo viên chuẩn bị sẵn bảng phụ các bước thí nghiệm ở nhà. Giáo viên yêu cầu nhóm học sinh làm thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm của nhóm mình theo các bước sau: Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 B1: đo trọng lượng vật nặng P1 = ? N P1 = .N P1 = N P1 =.N P1 =...N B2: nhúng vật ngập vào nứoc trong b́nh tràn đo P2 = ? N Fđ = P1 – P2 = ? N P2 = N Fđ = P1-P2 =..N P2 = N Fđ =P1-P2 =..N P2 = N Fđ= P1-P2 =..N P2 = N Fđ=P1-P2 =..N B3: đổ nước tràn ra ở cốc B vào cốc A đo P’ = ? N Pnước tràn ra = P1’ – P2 P1’ =..N Pn =P1’-P2 = ..N P1’ =..N Pn=P1’-P2 = ..N P1’ =..N Pn=P1’-P2 = ..N P1’ =..N Pn=P1’-P2 = ..N B4: so sánh Fđ và Pnước tràn ra Sau khi học sinh làm thí nghiệm xong giáo viên cho học sinh nhận xét kết quả làm thí nghiệm của các nhóm. Đa số học sinh sẽ so sánh ở bước B4 là Fd = Pn ( Fđ là lực đẩy của nước tác dụng lên vật, Pn là trọng lượng của nước tràn ra cũng chính là trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ). Nếu làm sai thì giáo viên có thể chỉ ra nguyên nhân sai. - Khi xây dựng công thức FA = d.V thì giáo viên căn cứ vào bước 4 và làm như sau: + Chúng ta gọi V là thể tích nước tràn ra, d là trọng lượng riêng của nước vậy trọng lượng nuớc tràn ra sẽ là P = d.V + Theo bước 4 ta kiểm chứng dự đoán Fđ = Pn nên suy ra FA= d. V + Công thức trên không những dùng trong trường hợp nhúng vật vào nước mà còn đúng cho các trường hợp khi nhúng vật vào chất lỏng khác và công thức đó chính là công thức tính độ lớn của lực đẩy ac si met. + Từ công thức F = d.V giáo viên cho học sinh thấy được lực đẩy ac si met tác dụng lên vật không phụ thuộc vào chất làm vật mà chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. - Giáo viên cho HS thấy không những chất lỏng có lực đẩy ác si mét mà có cả trong chất khí. Công thức trên vẫn được áp dụng cho lực đẩy ac si mét của chất khí. C. Bài học kinh nghiệm: Trước khi giảng dạy giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài dạy nhất là những bài khó, những nội dung khó hiểu giáo viên có thể tìm ra một phương án tối ưu để giảng day sao cho học sinh dễ hiểu, dễ học và hiệu quả giảng dạy cao hơn. Khi lên lớp giáo viên kết hợp nhiều phương pháp, nhiều cách thức dạy học nhằm tạo sự say mê ham học của người học. Trong quá tŕnh giảng dạy cần thương xuyên đặt những câu hỏi tác động đồng thời ba đối tượng khá, trung bình, yếu. Các câu hỏi đưa ra sát với nội dung bài học rõ ràng dễ hiểu. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi, với tôi đó là bài học kinh nghiệm. Nó có thể chưa chính xác lắm rất mong sự giúp đỡ của đồng nghiệp để tôi nâng cao tŕnh độ chuyên môn kính mong sự đóng góp ý kiến của mọi người. Xin chân thành cám ơn. Thanh Sơn, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Người viết: Lê Văn Lượng
File đính kèm:
- Sang_kien_kinh_nghiem_mon_vat_li_cuc_hay.doc