Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật ở Lớp 9 trường THCS

- Mĩ thuật là một loại hình nghệ thuật, nếu dạy học là khó thì dạy nghệ thuật lại càng khó, Mĩ thuật lại càng mang tính nghệ thuật cao. Song khó không có nghĩa là không dạy được vì học Mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người thấy cái đẹp ở trong mình và xung quanh mình trở nên gần gủi và đáng yêu, đồng thời Mĩ thuật giúp mọi ngườitự tạo ra cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt hằng ngày của mình, làm cho cuộc sống thêm hài hoà và hạnh phúc

 - Dạy học Mĩ thuật ở phổ thông là tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen với những giá trị thẩm mĩ, biết vận dụng kiến thức đã học phục vụ vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày

 - Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận từ nhiều năm qua, các nhà biên soạn nghiên cứu đã không ngừng nghiên cứu biên soạn tiêp thu những thành tựu mớivà hiện đại để đưa nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển và hiện đại. ở đây bản thân tôi không có tham vọng đưa ra những vấn đề lớn lao hay điều chỉnh phương pháp dạy học ở môn Mĩ thuật mà bản thân đã thực hiện trong năm học này

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11567 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật ở Lớp 9 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MộT Số VấN Đề ĐổI MớI PHƯƠNG PHáP DạY HọC
MÔN Mĩ THUậT ở lớp 9 trường thcs
I . Lý do chọn đề tài.
N
hư chúng ta biết, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hoá được đặt ra do yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lựccho đất nước trong giai đoạn những năm đầu thế kỉ 21. Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học môn mĩ thuặt cũng như những môn học khác ở nhà trường phổ thông hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh và hoạt đông dạy học của giáo viên 
 - Mĩ thuật là một loại hình nghệ thuật, nếu dạy học là khó thì dạy nghệ thuật lại càng khó, Mĩ thuật lại càng mang tính nghệ thuật cao. Song khó không có nghĩa là không dạy được vì học Mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người thấy cái đẹp ở trong mình và xung quanh mình trở nên gần gủi và đáng yêu, đồng thời Mĩ thuật giúp mọi ngườitự tạo ra cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt hằng ngày của mình, làm cho cuộc sống thêm hài hoà và hạnh phúc 
 - Dạy học Mĩ thuật ở phổ thông là tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen với những giá trị thẩm mĩ, biết vận dụng kiến thức đã học phục vụ vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày 
 - Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận từ nhiều năm qua, các nhà biên soạn nghiên cứu đã không ngừng nghiên cứu biên soạn tiêp thu những thành tựu mớivà hiện đại để đưa nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển và hiện đại. ở đây bản thân tôi không có tham vọng đưa ra những vấn đề lớn lao hay điều chỉnh phương pháp dạy học ở môn Mĩ thuật mà bản thân đã thực hiện trong năm học này
Việc dạy - học Mĩ thuật ở trường THCS hiện nay so với trước đã có những chuyển biến đáng kể. GV đã chú ý đến tính khoa học chính xác, tính thực tiển của kiến thức nhất là bảo đảm tính hệ thống và chương trình sách giáo khoa quy định, GV đã phấn đấu để có nhiều tiết dạy tốt tăng cường phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn Mĩ thuật và sử dụng phương tiện dạy-học hiện đại như đèn chiếu, máy chiếu đa năng, sử dụng chương trình bài giảng điện tử power point, violet.... để phát huy tính tich cực tư duy của học sinh
 II . Thực trạng và giải pháp 
1 . thực trạng
* Thuận lợi 
- Về giáo viên 
 + Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều cuộc vận động trong giáo dục, tổ chức nhiều cuộc thi GV dạy giỏi cấp trương, cấp cụm, cấp huyện GVđã được tham gia các lớp tập huấn, các đợt bồi dưỡng chuyên đề...
 + Là giáo viên trẻ, được đào tạo đúng chuyên ngành Mĩ thuật, lại rất yêu ngành, tâm huyết với nghề nên đã tìm tòi áp dụng nhiều phương pháp dạy học mới vào trong giảng dạy giúp cho bài dạy trở nên sinh động, lôi cuốn được học sinh hơn 
 + Về phía nhà trường đã cố gắng tạo mọi điều kiện cơ sở vật chấtcho việc dạy học như máy chiếu, mạng internet,phần mềm Violet, đầu video, ... GV đã có bộ sách giáo khoa, sách tham khảo đồ dùng dạy học trực quan... 
- Về học sinh 
 + Đa số HS đều có niềm yêu thích môn Mĩ thuật có ý thức trong các giờ học
 + Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập địa lý.
 + Với trình độ khoa học kĩ thuật phát triển như hiện nay thì ngoài các kiến thức học được ở trên lớp các em có thể biết được nhiều thông tin Mĩ thuật qua sách báo, tivi, qua mạng internet.
 + Học sinh Cảnh Dương với tác phong nhanh nhẹn, có truyền thống hiếu học các em có thể tiếp cận nhanh với các phương pháp dạy học mới, các phương tiện dạy học hiện đại của giáo viên, dễ dàng chiếm lĩnh tri thức mới.
 + Bên cạnh đó, những kiến thức Mĩ thuật thì rất gần gũi với đời sống hàng ngày của các em nên các em đã tiếp thu một cách nhanh và dễ dàng liên hệ với thực tế.
 *Khó khăn : 
 -Về giáo viên:
 +Số lượng học sinh trong một lớp còn quá đông nên gây khó khăn cho giáo viên trong khi tiến hành dạy theo phương pháp mới nhất là hoạt động nhóm vì giáo viên khó tổ chức và khó quản lí.
 +Với lứa tuổi THCS, học sinh đang còn nhỏ nên các kiến thức về xã hội chưa nhiều vì thế đòi hỏi người giáo viên phải truyền thụ đầy đủ và chi tiết gây mất nhiều thời gian trong một tiết dạy.
 + Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học chưa thực sự đầy đủ phòng học chức năng chưa có, còn thiếu một số tranh ảnh,... gây khó khăn cho người dạy.
 -Về học sinh:
 + Bên cạnh các học sinh có ý thức thì thái độ học tập của một số học sinh chưa tốt, còn lơ là, ham chơi ảnh hưởng không nhỏ đến việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh ở trên lớp.
 + Một số em còn lười vẽ phác thảo dẫn đến vẽ dường nét, màu sắc còn yếu, chưa thực sự hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm Mĩ thuật, vẫn còn HS ít vẽ kí hoạ về người và phong cảnh 
 + Nhiều học sinh còn mang nặng tâm lí xem Mĩ thuật là một môn học phụ. 
- Về cơ sở vật chất : 
+Hiện tại chưa có phòng học chuyên ngành (phòng chức năng) 
 + Thiết bị dạy học chưa đầy đủ, bộ ĐDDH Mĩ thuật 9 không có, các khối lớp khác không đáp ứng đủ đồ dùng cho nội dung bài dạy 
 Qua số liệu cho thấy khi khảo sát tình hình học sinh khối 9 học Mĩ thuật đầu năm học như sau
Tổng số 
 K9
 131
 HS Trung bình 
 HS Khá
 HS Giỏi
 SL 
 %
 SL
 %
 SL
 %
 67
 51
 43
 33
 21
 16
- Từ thực tế trên điều mà tôi quan tâm nhất là tìm ra phương pháp dạy- học và học Mĩ thuật như thế nào để dạy tốt môn Mĩ thuật . Muốn vậy, tôi phải có phương pháp tối ưu giúp cho HS nắm được bài học của mình, tạo cho các em sự thích thú say mê trong tiết học Mĩ thuật. Nhằm để học sinh có khả năng vẽ được tranh, GVphải biết khai thác, kích thích sự tìm tòi, khả năng tư duy sáng tạo của học sinh
 - Với những băn khoăn, trăn trở đó, trước tình hình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm nho nhỏ của mình về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật nhằm giúp cho học sinh yêu thích và học tốt hơn môn Mĩ thuật để đưa chất lượng bộ môn Mĩ thuật được nâng cao thông qua các giải pháp như sau:
2. Giải pháp	 
 Để thực hiện mục tiêu trên, tôi đã sử dụng một số phương pháp dạy học trong môn Mĩ thuật cụ thể như sau:
2.1. Phương pháp quan sát: 
Phương pháp quan sát là thông qua việc nhìn nhận, tìm hiểu đối tượng để phân tích so sánh về: cấu trúc, tỷ lệ , màu sắc hình ảnh...của mẫu. Giúp học sinh nhận biết và cảm thụ vẽ đẹp của đối tượng làm cơ sở tư liệu thực hiện bài tập Mĩ thuật.
Ví dụ minh hoạ trong chương trình Mĩ thuật ở THCS.
Bài 7 và bài 8: Vẽ theo mẫu:Vẻ tượng chân dung (Lớp 9)
Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp của mẫu qua đặc điểm hình dạng cấu trúc và tương quan chung.
Do vậy giáo viện cần sử dụng phương pháp quan sát để học sinh nhận ra:
- Khối cơ bản của mỗi vật mẫu
- Khung hình chung của nhóm mẫu
 - Khung hình riêng của vật mẫu
 - So sánh tìm tỷ lệ các bộ phận của mẫu
 - Phân biệt độ đậm nhạt của mẫu.... và tiến hành bài vẽ theo các bước:
 Sắp xếp bố cục trên trang giấy
 Vẽ phác khung hình chung trước
 Vẽ khung hình riêng sau
 Tìm tỷ lệ các bộ phận tương ứng
 Phát hình dáng mẫu bằng nét kỹ hà 
 Thể hiện đối tượng theo cảm nhận
 Hoàn chỉnh hình 
 Thể hiện đậm nhạt của mẫu (bằng chì)
- Như vậy bằng phương pháp quan sát học sinh đã nắm vững về cấu trúc tỷ lệ đặc điểm của mẫu trước khi tiến hành bài vẽ. Phương pháp này cần được sử dụng trong suốt thời gian của tiết học và đặc biệt quan trọng vơí hoạt động 1: Quan sát và nhận xét 
- Qua việc vận dụng phương pháp quan sát đã tạo được hiệu quả : đã định hướng được mục đích và ý tưởng rỏ ràng, giúp cho HS nhận thức phong phú, sâu sắc và đầy đủ hơn, phát triển kĩ năng quan sát, đối chiếu, so sánh và liên hệ với thực tế, HS cảm nhận được sự đa dạng của cuộc sống... 
2.2 . Phương pháp trực quan
- Phương pháp trực quan là sử dụng đồ dùng dạy học đã chuẩn bị để minh học cho nội dung bài dạy, giúp người học hiểu sâu hơn. Nhờ phương pháp trực quan mà những thuật ngữ ,khái niệm về Mĩ thuật trừu tượng được làm sáng tỏ, tao điều kiện cho người học lỉnh hội kiến thức nhanh và hứng thú hơn trong học tập
Ví dụ minh hoạ trong chương trình Mĩ thuật ở THCS.
Bài 15: Vẽ trang trí : Tạo dáng và trang trí túi xách (Lớp 8)
 - Giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan để học sinh nhận thấy sự đa dạng, phong phú và độc đáo của túi xách có nhiều kiểu dáng và được trang tri theo nhiều cách khác nhau ( có loại có quai xách, có loại có dây đeo,...) Cách thức trang trí túi xách rất phong phú ( bằng hình mảng, bằnh hoạ tiết,...) với nhiều cách phối hợp màu sắc khác nhau ( rực rỡ, êm dịu, mạnh mẽ, nhẹ nhàng,...) Từ những gợi ý của đồ dùng trực quan giúp học sinh hình dung được yêu cầu bài học, hứng thú hơn trong quá trình học tập, từ đó nảy sinh nhiều ý tưởng và sáng tạo trong bài thực hành
-Khi vận dụng phương pháp nàyđã thu hút sự chú ý của HS, truền đạt cho nhiều người cùng một lúc, học sinh được nghe nhìn tăng khả năng nhận thức, cung cấp kiến thức từ nhiều nguồn thông tin, sử dụng được nhiều phương tiện dạy học khác nhau, dễ tổ chức, bao quát, hình dung được nội dung học tập.
2.3. Phương pháp vấn đáp
Giáo viên sử dụng hệ thốg câu hỏi để thực hiện câu hỏi, để gợi mở cho học sinh về nội dung nhằm khai thác một chi tiết, một vấn đề nào đó của bài học.
Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những hiểu biết về đối tượng. Suy nghĩ, tìm tòi và giải quyết được bài tập, nâng cao chất lượng bài vẽ bằng khả năng của mình 
Ví dụ minh hoạ trong chương trình Mĩ thuật ở THCS.
Bài 10: Vẽ tranh :Đề tài lễ hội : (Lớp 9)
- GV cần xây dưng hệ thống câu hỏi gợi mở sau :
 Các hoạt động diễn ra vào thời điểm nào, ở đâu ?
 Hình ảnh cụ thể là gì ?
 Hình ảnh nào chính, hình ảnh nào phụ ?
 Quang cảnh xung quanh như thế nào ?
- Trên cơ sở hệ thống câu hỏi của GV, HS trả lời, từ đó định hướng nội dung bài vẽ...Như vậy từ đề tài lễ hội HS vẽ được nhiều nội dung về đề tài này.
2.4. Phương pháp luyện tập - thực hành
 - Củng cố kiến thức cho HS, đồng thời trong quá trình luyện tập, HS còn tìm ra nhiều điều mới lạ giúp cho nhận thức trở nên sâu sắc, phong phú và vững vàng hơn
- Phương pháp luyện tập thực hành ở môn Mĩ thuật là luyện tập HS quan sát nhận xét, đánh giá sự vật, hiện tượng xung quanh. Luyện tập cũng cố kĩ năng vẽ, nâng cao khả năng tìm tòi sáng tạo, khéo léo ; bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ...Thông qua luyện tập - thực hành, những mặt tốt và chưa tốt của HS đều bộc lộ rõ ràng. Vì vậy việc dạy và học sẽ sát đối tượng và hiệu quả hơn 
 Ví dụ minh hoạ trong chương trình Mĩ thuật ở THCS.
Bài 14 : Vẽ tranh : Đề tài lực lượng vũ trang (lớp 9 )
 - Học sinh chọn được hình ảnh đặc trưng thể hiện đúng nọi dung chủ đề. Vẽ được tranh đúng đề tài, mảng hình chặt chẽ, màu sắc tươi sáng
 - Giáo viên sử dụng phương pháp luyện tập - thực hành giúp HS thể hiện được kĩ năng vẽ tranh và vận dụng những quan sát (thực tế) sắp xếp thành nội dung bức tranh theo yêu cầu sau :
 - Hình ảnh chọn lọc, sinh động, thể hiện đúng nội dung
 - Sắp xếp các hình ảnh để tạo thành bố cục đẹp (có mảng chính, mảng phụ, sắp xếp chặt chẽ hợp lí)
 - Không gian trong tranh phù hợp với nội dung
 - Thể hiện được tình cảm của các nhân vật trong tranh
 - Tỉ lệ các hình ảnh trong tranh cân đối 
 - Màu sắc trong sáng thể hiện được trang phục theo binh chủng...
2.5 . Phương pháp làm việc theo nhóm
 Phương pháp làm việc theo nhóm là tạo điều kiện cho mọi HS đều được tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác bằng khả năng của mình. Phương pháp học tập này xây dưng cho học sinh tinh thần tập thể , ý thức cộng đồng với công việc chung. Đồng thời hình thành ở HS tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung. Đông thời hình thanh ở HS phương pháp làm việc khoa học ( tự lập kế hoạch và làm viẹc theo kế hoạch) 
Đối với môn Mĩ thuật, phương pháp làm việc theo nhóm thường được thực hiện khi tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật, bày mẫu và kựa chọn mẫu vẽ; trong các trò chơi gép hình, vẽ màu... để học sinh có điều kiện bộc lộ ý kiến tăng khả năng hợp tác và năng lực làm việc cá nhân.
 Ví dụ minh hoạ trong chương trình Mĩ thuật ở THCS.
Bài 12 :thường thức Mĩ thuật: Sơ lược về Mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam (Lớp 9 )
Học sinh hiểu được Sơ lược về Mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam, biết một số loại hình và đặc điểmcủa Mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam ( tranh thờ và thổ cẩm, nhà rông và tượng nhà mô tây nguyên, tháp và điêu khắc chăm )
Giáo viên tổ chức cho HStìm hiểu nội dung trên với phương pháp làm việc theo nhóm, cụ thể : phân mỗi nhóm tìm hiểu đặc điểm của tưng loại hình nghệ thuật của các vùng, dân tộc ( Tây Bắc,Tây Nguyên, Chăm) về 
 Cách thức tạo hình .
 Chất liệu sử dụng .
 Nội dung phản ánh .... 
2.6. Đổi mới cách sử dụng đồ dùng dạy học
a. Đổi mới tranh vẽ 
Đưa tranh ảnh đúng lúc 
Tranh ảnh có nhiều hình cần che những phần không cần thiết
Cần theo thứ tự trước sau
Sau khi treo tranh cần cho học hinh nhìn một lúc mới đặt câu hỏi
b . Đổi mới mẫu vẽ
Mẫu vẽ rất quan trọng trong công việc giảng dạy mỹ thật vì nó giúp học sinh quan sát tái hiện hình tượng lên tranh vẽ
Khi sử dụng cần đảm bảo: Mẫu vẽ phải đẹp , dễ vẽ 
Giáo viên cần nghiên cứu , tránh lúng túng và đưa ra đúng lúc
Mẫu vẽ cả lớp phải nhìn thấy, nhìn rõ
Khi quan sát giáo viên hướng dẫn học sinh phải trật tự chú ý
2.7. Đối với việc sử dụng giáo án điện tử PowerPoint 
Đây là phương tiện dạy học hiện đại có thể sử dụng nó để mở rộng kiến thức, đào sâu hiểu biết của học sinh chưa thấy
Ví dụ: Khi dạy bài "sơ lược Mĩ thuật thời nguyễn" (lớp 9)
Nên sử dụng chương trình phần mền để học sinh thấy được một số thành tựu Mĩ thuật thời nguyễn phát triẻn như thế nào và giá trị nghệ thuật của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân tộc 
Kết quả thực hiện
 Kĩ năng học Mĩ thuật của học sinh THCS còn ở mức độ rất sơ đẳng. Tuy nhiên, với học sinh lớp 9, nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy Mĩ thuật cho các em. Với nội dung đã nêu, tôi thường vận dụng vào các tiết dạy lý thuyết và các tiết thực hành, với các bước rèn luyện kỹ năng quan sát, luyện tập - thực hành như trên tôi cảm thấy rằng học sinh đã dần dần nắm được cách cách vẽ tranh, vẽ trang trí và vẽ theo mẫu, học sinh tự mình có thể làm được các bước trên dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên. Các em cảm thấy hứng thú hơn với môn học nhất là những tiết thực hành. Giờ học Mĩ thuật trở nên nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, học sinh cảm thấy tự tin, vận dụng nhanh, đạt kết quả tốt, lớp học sôi nổi và đặc biệt giáo viên nhận thấy rõ vấn đề đổi mới phương pháp được nâng cao lên hẳn. Sau khi tiến hành khảo sát tôi thấy chất lượng của bộ môn mình được nâng lên rõ rệt cụ thể như sau: 
Tổng số 
 K9
 131
 HS Trung bình 
 HS Khá
 HS Giỏi
 SL 
 %
 SL
 %
 SL
 %
 19
 14
 70
 54
 42
 32
 Nhìn vào 2 bảng khảo sát đánh giá trên tôi thấy rằng kết quả chất lượng khi vận dụng phương pháp mới vào quá trình dạy học so với khi chưa vận dụng phương pháp mới được nâng lên rõ rệt cụ thể như sau:
Khichưa vận dụng phương pháp mới
Khi vận dụng phương pháp mới
Học sinh khá giỏi : 49%
Học sinh khá giỏi : 86%
Học sinh vẽ được bài: 52%
Học sinh vẽ được bài : 90%
III . KếT LUậN Và KIếN NGHị
 1 . KếT LUậN 
Giáo dục cho học sinh phổ thông chung bằng nghệ thuật tạo hình được thực hiện chủ yếu trong giờ học môn Mĩ thuật. Để chất lượng dạy học ngày càng cao thì giáo viên phải thấy được sự phát triển của xã hội,từ đó đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo cung cấp kiến thức cho học sinh, GV phải đầu tư tìm tài liệu, đọc nhiều sách báo có liên qan đến bài giảng, tập trung soạn kỉ giáo án và thâm nhập giáo án. Nắm vững phương pháp dạy, vận dụng các phương pháp linh hoạt các phương pháp dạy trong tiết học phù hợp với từng đối tượng học sinh . Giáo viên đã thuận lợi hơn trong việc sử dụng các phương pháp mới vào trong dạy học, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm tòi chiếm lĩnh tri thức mới. Từ đó học sinh cảm thấy yêu thích bộ môn Mĩ thuật hơn do đó chất lượng của bộ môn Mĩ thuật được nâng cao rõ rệt .
Ngày nay nhà nước ta đã có nhiều cố gắng đưa hội hoạ vào trong trường học, công tác giáo dục, cải cách giáo dục ở một số bộ môn đã có chiều hướng đổi mới tích cực. Vì vậy cần tạo mọi điều kiện và hướng cho các em học sinh trau dồi sự sáng tạo ở các môn nghệ thuật, cái đẹp bao giờ cũng có ở các em, giúp cho các em có được cái nhìn trong sáng đối với cái đẹp trong cuộc sống, sau này dù lớn lên ở bất kỳ hoàn cảnh nào, nghề nghiệp nào cũng luôn cần đến cái đẹp 
2 . bài học kinh nghiệm
 Sau khi thực hiện xong đề tài này tôi xin có một vài kinh nghiêm nhỏ như sau:
-Để một tiết dạy Mĩ thuật đươc thành công giáo viên phải nắm và bám chuẩn kiến thức bộ môn
-Đầu tư, tìm tòi các phương pháp dạy học mới phù hợp với bộ môn,với đối tượng học sinh của mình
-Phải rèn luyện cho học sinh cách quan sát về đường nét, màu sắc, bố cục, hình khối... ngay từ những tiết đầu tiên cho học sinh nắm chắc từng phần sau đó mới dạy ở các tiêt sau
-Phải đầu tư nhiều vào bài giảng ngay từ khâu soạn giáo án,chuẩn bị đồ dùng,các bước lên lớp ,giảm đến mức tối đa việc cung cấp thông tin đơn thuần của giáo viên và sự tiếp thu thụ động của học sinh.
-Giáo viên phải có đầy đủ đồ dùng dạy học như mẫu vẽ, tranh ảnh trực quan khi dạy nội dung có liên quan
-Luôn luôn cho học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống của các em để các em dễ nhớ và dễ vận dụng
-Cần có mối liên hệ tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh để kiểm tra mức độ nắm bắt kỹ năng của các em
3 . kiến nghị và đề xuất
Giữa cơ quan giáo dục và cơ quan văn hoá cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhằm giải quyết những nhu cầu của công việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh (Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh giành cho các em học sinh, hưởng ứng các cuộc thi vẽ cáctổ chức phát động trong năm, mở câu lạc bộ năng khiếu, tổ chức cho các em đi tham quan các di tích lịch sư hoặc bảo tàng Mĩ thuật. ) Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất (có phòng học chức năng) đồ dùng phương tiện kỹ thuật dạy học, cũng như đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều mà giáo viên không thể tự làm được...
Trên đây là những suy nghĩ của cá nhânkhi thực hiện dạy môn Mĩ thuật, bản thân rất mong đồng nghiệp trao đổi góp ý xây dựng nâng cao chất lượng hiệu quả của công việc dạy bộ môn Mĩ thuật . 
Hội đồng KH Trường THCS Cảnh Dương Cảnh Dương Ngày 17 tháng 03 năm 2009 	 Người viết :
	 HUỳNH THế THảO

File đính kèm:

  • docThao.doc