Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề cần quan tâm khi dạy địa lí dân cư ở lớp 9

- Dân số nước ta từ năm 1954 đến nay tăng nhanh và tăng liên tục. Thời gian tăng dân số gấp đôi liên tục được rút ngắn từ 39 năm ( 1921 – 1960) xuống còn 25 năm ( 1960 -1985).

- Nửa cuối thế kỉ XX gia tăng tự nhiên dân số cao khoảng 2% -3% => Bùng nổ dân số

- Hiện nay tốc độ gia tăng dân số có chậm lại: khoảng 1,01%

- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng

 Tuy tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm khoảng trên 1 triệu người do

+ Quy mô dân số lớn, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao, mỗi năm có khoảng 45 đến 50 vạn phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ.

 + Tốc độ gia tăng dân số nước ta đã giảm nhưng vẫn còn dương

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng. Ở thành thị và các khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp hơn nhiều so với khu vực nông thôn và miền núi

 

docx9 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề cần quan tâm khi dạy địa lí dân cư ở lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9
Người báo cáo: Nguyễn Thị Xoan
Ngày báo cáo: 03/12/2019
I. DÂN SỐ
1. Số dân
 Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc vào ngày 19/10/2018 dân số của Việt Nam khoảng 96.7 triệu người, chiếm 1,27% dân số thế giới. 
Dân số Việt Nam đang đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 8 Châu Á,14 thế giới trong khi thứ 58 thế giới về diện tích. 
 Dự kiến Dân số của Việt Nam đạt 100 triệu người vào đầu năm 2025.
2. Gia tăng dân số.
- Dân số nước ta từ năm 1954 đến nay tăng nhanh và tăng liên tục. Thời gian tăng dân số gấp đôi liên tục được rút ngắn từ 39 năm ( 1921 – 1960) xuống còn 25 năm ( 1960 -1985).
- Nửa cuối thế kỉ XX gia tăng tự nhiên dân số cao khoảng 2% -3% => Bùng nổ dân số
- Hiện nay tốc độ gia tăng dân số có chậm lại: khoảng 1,01%
- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng
 Tuy tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm khoảng trên 1 triệu người do
+ Quy mô dân số lớn, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao, mỗi năm có khoảng 45 đến 50 vạn phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ.
 + Tốc độ gia tăng dân số nước ta đã giảm nhưng vẫn còn dương
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng. Ở thành thị và các khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp hơn nhiều so với khu vực nông thôn và miền núi 
Bảng tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số năm 1999 và 2017( đơn vị %)
Các vùng
Năm 1999
Năm 2017
Cả nước
1,43
1,01
Thành thị
1,12
0,95
Nông thôn
1,52
1,07
Trung du miền núi Bắc Bộ
1,75
1,2
Đồng bằng Sông Hồng
1,11
0,92
Bắc Trung Bộ
1,47
0,91
Duyên Hải Nam Trung Bộ
1,46
0,91
Tây Nguyên
2,11
1,47
Đông Nam Bộ
1,37
0,82
Đồng bằng sông Cửu Long
1,39
0,96
Năm 2017 bình quân mỗi cặp vợ chồng có 2,01 con
Các vùng khác nhau mức sinh cũng khác nhau: thành thị, nông thôn; đồng bằng, miền núi
	TDMNPB: 2,5 con/ cặp vợ chồng
	Đông Nam Bộ: 1,56 con/ cặp vợ chồng
	Lai Châu: 3,11 con/ cặp vợ chồng
	TP Hồ Chí Minh: 1,4 con/ cặp vợ chồng
* Tác động của việc dân số đông và tăng nhanh.
1. Tích cực
+ Dân số đông và tăng nhanh làm cho nguồn lao động nước ta dồi dào, trẻ đó là vốn quý để phục vụ các ngành kinh tế, an ninh, quốc phòng.
+ Nhân lực dồi dào, giá rẻ và thị trường rộng lớn kích thích các ngành sản xuất trong nước đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài.
2. Tiêu cực
* Gây sức ép lên vấn đề kinh tế
+ Dân số đông trong khi nền kinh tế chưa phát triển cao dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ngày càng gia tăng
+ Tốc độ phát triển kinh tế chậm.
+ Tiêu dùng lớn nên tích luỹ để đầu tư phát triển kinh tế ít.
* Gây sức ép lên vấn đề xã hội.
+ Dân số đông tăng nhanh nên dịch vụ y tế, giáo dục chậm được nâng cao về chất lượng. Số y bác sỹ, số giường bệnh, số giáo viên, lớp học/1000 dân còn thấp.
+ Thu nhập bình quân/người thấp, chất lượng cuộc sống chậm được nâng cao tệ nạn xã hội theo đó tăng lên.
+ Nền sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của mọi tầng lớp nên sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng.
* Gây sức ép lên vấn đề môi trường.
+ Dân số đông tăng nhanh dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức để sản xuất nên cạn kiệt
+ Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến vấn đề phát triển bền vững như: thiên tai, dịch bệnh.
= > Chính vì vậy việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
 Chính sách dân số giai đoan trước là đẩy mạnh công tác KHHGĐ tuy nhiên giai đoạn hiện nay do dân số Việt Nam đang ở trong thời kỳ dân số Vàng, dân số đang trên đà già hóa do vây chính sách dân số có sự thay đổi theo khẩu hiệu “Mỗi cặp vợ chồng nên có đủ 2 con” để tránh được tháp 4-2-1 nghĩa là mỗi đứa trẻ sinh ra phải chăm sóc cả ông bà nội, ông bà ngoại và bố mẹ.
 "Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững".
3. Cơ cấu dân số.
a. Theo độ tuổi
Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 31 tuổi
 Bảng cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta năm 1999 và 2015( ĐV %)
Nhóm tuỏi
Năm 1999
Năm 2015
0-14
33,5
23,5
15-59
58,4
67,3
60 tuổi trở lên
8,1
9,2
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta đang thay đổi theo xu hướng già hóa
 + 0-14 tuổi giảm tỷ lệ do nước ta thực hiện tố chính sách DSKHHGĐ và nhận thức của người dân về vấn đề dân số cũng tăng lên
+ 15-59 tuổi tăng tỷ lệ do tăng tích lũy của dân số trong giai đoạn trước (từ 0-14 tuổi giai đoạn trước)
+ Trên 60 tuổi tăng do chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, chăm sóc sức khỏe được đảm bảo nên tuổi thọ tăng.
=>Việt Nam chuyển từ dân số trẻ sang thời kỳ dân số vàng năm 2007, sớm hơn dự kiến 4 năm.
 Hiện nay nước ta vừa trong giai đoạn dân số vàng vừa trong thời kỳ dân số già( năm 2011 nước ta có 10,1 triệu người cao tuổi trong đó có 2 triệu người trên 80 tuổi-> đến 2020 dân số cao tuổi chiếm 17% dân số cả nước) . Dự đoán 2041 Việt Nam sẽ hết giai đoạn dân số vàng, đến 2050 dân số nước ta Siêu già
 Bảng độ tuổi trung bình của dân số các nước Đông Nam Á năm 2017
Thứ tự
Quốc gia
Tuổi
1
Singapo
41
2
Thái Lan
39
3
Việt Nam
31
4
Brunây
30
5
In đô nê xi a
29
6
Ma lai xi a
29
7
Mian ma
28
8
Campuchia
25
9
Philippin
24
10
Lào
22
11
Đôngtimo
19
b.Cơ cấu giới tính của dân số.
SGK học sinh biết
+ Ở nước ta tỉ số giới tính ( số nam so với 100 nữ) của dân số đang thay đổi. Tác động của chiến tranh kéo dài làm cho cấu giới tính mất cân đối ( Năm 1979 là 94,2) vì nam thường đi chiến trận nhiều hơn, lao động nặng nhọc, nguy hiểm hơn và thường sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn ( Năm 1999 là 96,9).
+Tỉ số giới tính ở một số địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư . Tỉ số này thường thấp ở những nơi có các luồng xuất cư và cao ở các nơi có những luồng nhập cư. Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi liên tục nhiều năm có các luồng xuất cư di dân nông nghiệp tới các địa phương Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Một số tỉnh thuộc Tây Nguyên và các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước do có tỉ lệ nhập cư cao nên tỉ số giới tính cao rõ rệt.
=> Giáo viên: theo thực tế hiện nay
Năm 2017 tỷ lệ giới tính 979 nam/1.000 nữ (thế giới 1.017 nam/ 1.000 nữ)
Tỷ lệ giới tính khi sinh đang có sự chênh lệch lớn
 Năm 2017 cứ 112,8 bé trai/ 100 bé gái. Tỷ lệ này cao nhất ở tỉnh Hưng Yên 120 bé trai/ 100 bé gái
Tỷ lệ chênh lệch này ở Thành phố cao hơn nông thôn, đồng bằng cao hơn miền núi, người có trình độ thu nhập cao tỷ lệ này cao hơn dân có trình độ thấp,thu nhập thấp
Nếu duy trì chênh lệch giới tính như hiên nay thì đến 2040 Việt Nam sẽ thiếu 2,3- 4,3 triệu phụ nữ nghĩa là sẽ có 2,3- 4,3 triệu đàn ông Việt không lấy được vợ
* Nguyên nhân:
+ Tư tưởng trọng nam khinh nữ đang tồn tại
+ Sự tiến bộ và can thiệp sâu của y học trong lựa chọn giới tính của một số cặp vợ chồng
+ An sinh xã hội chưa đáp ứng cho người làm cha làm mẹ khi về già
II. MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ
1. Mật độ dân số và phân bố dân cư.
Nước ta có mật độ dân số cao trên thế giới. 
- Năm 2003 là 246 người / km2 ( Thế giới là 47 người / km2).
- Năm 2018 là 292 người/Km2(Đông Nam Á là 150 người/km2,Thế giới 50,5 người/ km2)gấp 5,2 lần thế giới, gấp đôi Trung Quốc.
- Việt nam đứng thứ 5 về mật độ dân số sau Ấn Độ, Băngladdet, Nhật Bản, Philippin
- MDDS việt Nam cao gấp 7,5 lần mật độ an toàn về lương thực do tổ chức lương thực thế giới cảnh báo
Bảng dân số và mật độ dân số các nước Đông Nam Á Năm 2017
Hạng
Quốc gia
Dân số (người)
Mật độ dân số (người/km²)
1
Singapore
 5,783,388
8264
2
Philippines
103,520,311
348
3
Việt Nam
95.991.472
290
4
Indonesia
267.758.971
148
5
Thái Lan
69.226.471
136
6
Malaysia
31,095,193 
95
7
 Campuchia
 16,056,149
 91
8
Đông Timor
1.334.123
90
9
Myanmar
54.024.596 
84
10
Brunei
435.936 
83
11
Lào
7,038,128 
31
2. Phân bố dân cư
* Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi.
- Đồng bằng chỉ chiếm có 1/4 diện tích nhưng lại tập trung tới 80% dân số.
- Trung du, miền núi có tới 3/4 diện tích chỉ có 20% dân số.
* Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa nông thôn và thành thị.
Năm 2003 có 26 % dân cư sống ở thành thị, 74 % dân số sống ở nông thôn. 
Năm 2017 có 34,7% dân cư sống ở thành thị, 65,3 % dân số sống ở nông thôn.
* Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam.
- Phía Bắc có lịch sử định cư lâu đời hơn nên MĐDS cao hơn phía Nam.
Tài liệu cũ 1999 ĐBSH có MĐDS là 1179 người / km2, ĐBSCL là 420 người / km2 ( 2002).
2017- ĐBSH 1145 người/ Km2(( 2015: 994người/ Km2 ) 
ĐBSCL 443 người/ Km2
*Dân cư nước ta phân bố không đồng đều trong phạm vi nhỏ.
Trong cùng 1 khu vực ở ĐBSH dân cư tập trung đông nhất ở Hà Nội, thưa hơn ở rìa phía Bắc và Tây Nam.
Bảng dân số, diện tích, mật độ dân số các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng
 năm 2009
STT
Tỉnh
Dân số( triệu người)
Diện tích(km²)
Mật độ dân số( người/ Km2)
1
Hà Nội
6699,6
3328,9
2013
2
Vĩnh Phúc
1014,6
1236,5
821
3
Bắc Ninh
1060,3
822,7
1289
4
Hải Dương
1718,9
1656,0
1038
5
Hải Phòng
1878,5
1523,4
1233
6
Hưng Yên
1150,4
926,0
1242
7
Thái Bình
1786,0
1570,0
1138
8
Hà Nam
786,9
860,5
914
9
Nam Định
1833,5
1651,4
1110
10
Ninh Bình
906,9
1390,3
652
- ĐBSCL tập trung đông ở ven sông Tiền và sông Hậu thưa ở đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên.
 *Dân cư nước ta phân bố không đồng đều do nhiều nhân tố:
- Nhân tố tự nhiên như: Khí hậu, nước, địa hình, đất đai, khoáng sản, sinh vật.
- Nhân tố kinh tế, xã hội, lịch sử: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, vấn đề chuyển cư.
=>Phân tích hậu quả của việc phân bố dân cư không đều.
- Tích cực
 Đồng bằng và các thành phố lớn dân cư tập trung đông, lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn thuận lợi việc hình thành các trung tâm công nghiệp và dịch vụ.
- Tiêu cực.
+ Dân cư nước ta phân bố không đồng đều gây khó khăn cho sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên trong nước cũng như mỗi vùng kinh tế.
- Ở đồng bằng đất chật người đông thừa lao động tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm tăng dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, bình quân lương thực và GDP/người thấp.
- Ngược lại ở trung du miền núi dân cư thưa, đất rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại thiếu lao động để khai thác nhất là lao động có kĩ thuật TNTN bị lãng phí trong khi đời sống của đồng bào miền núi còn gặp nhiều khó khăn cần được nâng cao.
+ Mặt khác quá trình đô thị hoá không đi đôi với quá trình công nghiệp hoá nên tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao. Ở nông thôn lao động dư thừa ra thành phố tìm việc làm tạo nên sức ép về vấn đề nhà ở, việc làm, môi trường đô thị
=>Biện pháp khắc phục.
+ Phân bố lại dân cư thực hiện chương trình di dân xây dựng vùng kinh tế mới.
+ Có chính sách ưu đãi với lao động kĩ thuật lên canh tác ở trung du miền núi.
+ Phân công lại lao động theo ngành và theo lãnh thổ.
- Ở nông thôn: Xây dựng các cơ sở chế biến tiểu thủ công nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hoá các loại hình nông nghiệp chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá.
- Ở thành thị phát triển các trung tâm công nghiệp và dịch vụ.
III. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
- Mức độ đô thị hoá đang tăng nhanh
- Trình độ đô thị hoá ở nước ta chưa cao
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng 
- Quy mô đô thị ngày càng mở rộng như năm 2008 mở rộng thủ đô Hà Nội; 2015 thị trấn Kỳ Anh trở thành Thị Xã Kỳ AnhThành phố Hồ Chí Minh đã trở thành siêu đô thị( 8,445 triệu người 2017)
-Tỷ lệ dân thành thị tăng 25,8%(2003)-> 34,7%(2017)
- Mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị còn mang tính chất xen cài trong lối sống, trong quan hệ kinh tế và không gian đô thị.
- Các đô thị ra đời trên cơ sở phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ hành chính, ít đô thị phát triển dựa vào sản xuất công nghịêp.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở các đô thị còn kém phát triển. Các đô thị thường có quy mô nhỏ, phân bố không đều tập trung ở đồng bằng ven biển.
IV. VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
1. Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh
Theo công bố của Tổng cục Thống kê về tình hình Kinh tế Xã hội năm 2017, lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2017 ước tính là 54,8 triệu người
- Mỗi năm tăng khoảng 1,1 triệu lao động
- Lao động khu vực thành thị chiếm 32,2%; khu vực nông thôn chiếm 67,8%.
-Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2017 ước tính đạt 21,5%, cao hơn mức 20,6% của năm trước.
* Ưu điểm của nguồn lao động nước ta.
- Lao động Việt Nam có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, năng động, linh hoạt với cơ chế thị trường.
- Lao động đông, dồi dào, giá rẻ, thị trường rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 
- Lực lượng lao động tập trung đông ở ĐBSH, ĐNB, và các thành phố lớn thuận lợi cho hình thành các trung tâm công nghiệp, dịch vụ thuận lợi cho các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao phát triển.
* Tồn tại của nguồn lao động.
- Lao động nước ta hạn chế vể thể lực và trình độ chuyên môn gây khó khăn cho việc sử dụng lao động
- Lao động phân bố chưa hợp lí dẫn đến đồng bằng và thành phố lớn thừa lao động gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm nhưng trung du, miền núi nhiều tài nguyên lại thiếu lao động khai thác.
Bảng lao động phân theo khu vực của nước ta năm 2017( đơn vị %)
Lao động
Tỷ lệ
Thành thị
32,1%
Nông thôn
67,9%
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
40,4%
Khu vực công nghiệp và xây dựng 
25,6%.
Khu vực dịch vụ chiếm
34%
2. Vấn đề việc làm
Việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt của nước ta hiện nay do
- Lao động đồi dào,tăng nhanh trong khi kinh tế phát triển chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm.
- Trình độ lao động chưa đáp ứng nhu cầu phát triển
- Phân bố lao động chưa hợp lí
Bảng tỷ lệ thất nghiệp,thiếu việc làm của lao động Việt Nam năm 2017( Đv: %)
Năm 2017
Cả nuước
Thành thị
Nông thôn
Thất nghiệp
2,51
3,22
1,81
Thiếu việc làm
1,50
0,85
2,15
* Các giải pháp giải quyết việc làm.
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng để vừa tạo thêm việc làm vừa khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đã tiếp nhận hàng chục vạn lao động đến xây dựng kinh tế mới.
- Đối với nông thôn: Đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình. Khôi phục lại các ngành nghề thủ công truyền thống: mây tre đan, mộc, khảm trai, thêu ren 
- Đối với thành thị: Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ 
- Đa dạng hoá các loại hěnh đào tạo đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp 
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động thu ngoại tệ.
V. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Mức độ an toàn, chăm sóc sức khỏe, giá tiêu dùng, sức mua, giao thông đi lại, mức độ ô nhiễm, giá nhà đất so với thu nhập, tuổi thọ, tỷ lệ người lớn biết chữ
Tuổi thọ: 2017 là 76,6 tuổi trong đó nữu 81,1tuổi, Nam 71,9 tuổi
Tỷ lệ người lớn biết chữ từ 15-59 tuổi đạt 97,3%
Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 53,5 triệu đồng/ năm
Tỷ lệ tử vong suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh được đẩy lùi
 Nghị quyết số 21 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành T.Ư Ðảng khóa XII nêu rõ: "Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững". Như vậy có thể thấy, nhiều vấn đề về công tác dân số cần giải quyết cả giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Sau hơn 50 năm theo đuổi chính sách giảm sinh, nhất là 25 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, khóa VII về chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình nhận thấy:
 Thứ nhất, Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số "vàng", với số người trong độ tuổi lao động, hơn gấp đôi số người phụ thuộc. Ðiều này mang lại nhiều "dư lợi" về lao động nhưng cũng là thách thức về tạo việc làm và việc làm có năng suất, thu nhập cao. Cơ cấu dân số "vàng" sẽ chấm dứt vào khoảng đầu thập niên 40 của thế kỷ này. Vì vậy, nếu không khai thác nhanh và hiệu quả, cơ hội "vàng" sẽ bị bỏ qua.
 Thứ hai, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh nghiêm trọng. Năm 2015, cứ 100 bé gái được sinh ra thì tương ứng có tới gần 113 bé trai. Nếu không được cải thiện, tình trạng này sẽ dẫn đến sự phát triển không bền vững về mặt xã hội.
 Thứ ba, năm 2011, tỷ lệ người cao tuổi ở nước ta đã đạt 10%, tức là bước vào giai đoạn già hóa. Ở nhiều nước, để trở thành nước có dân số già phải mất 50 đến 70 thậm chí cả trăm năm, nhưng theo dự báo, Việt Nam, chỉ mất khoảng 27 năm, thuộc nhóm nước già hóa nhanh nhất thế giới. Trong khi đó, Việt Nam chưa có sự chuẩn bị tốt để thích ứng một xã hội già hóa, chăm sóc và phát huy giá trị người cao tuổi.
 - Thứ tư, mặc dù tỷ lệ dân thành thị thấp nhưng tốc độ di cư, đô thị hóa, tích tụ dân số diễn ra khá mạnh. Di dân góp phần thay đổi cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất lao động nhưng việc tích tụ dân số với mật độ rất cao cũng dẫn tới nhiều áp lực lên hạ tầng cơ sở; gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường
Thứ năm, chất lượng dân số tăng lên, nhưng chưa cao. Việt Nam chưa khi nào lọt vào tốp 100 nước có Chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất. Nhiều năm nay, Tổng cục DS-KHHGÐ thực hiện các dự án nâng cao chất lượng dân số, như tư vấn tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã thu được những kết quả tốt. Tuy nhiên, thành công vẫn chỉ mới trong khuôn khổ các dự án.
 Chính sách dân số trong thời kỳ mới
Do tình hình dân số đã có những thay đổi, tác động sâu rộng đến sự phát triển bền vững của đất nước, cho nên công tác dân số trở thành nội dung quan trọng trong Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành T.Ư Ðảng khóa XII diễn ra vừa qua. Nghị quyết của Hội nghị đã khẳng định: "Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGÐ sang dân số và phát triển". Ðây là chủ trương lớn của Ðảng, là bước ngoặt lịch sử trong chính sách dân số của nước ta, sự khác biệt với chính sách dân số từ năm 1961 đến nay, vốn chủ yếu tập trung vào giảm sinh.
Tuy nhiên, trước hết, cần lưu ý, chỉ chuyển "trọng tâm" chính sách, chứ không phải từ bỏ KHHGÐ. Ðể duy trì mô hình gia đình hai con, đương nhiên phải áp dụng các biện pháp KHHGÐ. Vấn đề là KHHGÐ sẽ được tổ chức theo phương thức mới, linh hoạt. Ðó là, tập trung ưu tiên vận động sinh ít con hơn ở vùng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ hai con ở những nơi có mức sinh thấp. Do đó, việc truyền thông, phương thức cung cấp phương tiện, dịch vụ cũng phải khác nhau giữa các địa phương có mức sinh khác nhau.
 Trọng tâm của chính sách dân số, từ nay sẽ chuyển sang "dân số và phát triển". Trọng tâm đó được chỉ rõ: Phấn đấu duy trì ổn định vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ lệ giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; duy trì và tận dụng có hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số "vàng", thích ứng với già hóa dân số, nâng cao chất lượng dân số, phân bố dân số phù hợp với quá trình phát triển. Trong kết luận Hội nghị T.Ư sáu, phần về công tác dân số, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh: Ðây là vấn đề "rất lớn và khó"."Rất lớn", bởi nếu trước đây, chính sách DS-KHHGÐ chỉ tập trung giải quyết một vấn đề là mức sinh cao, thì nay, chính sách dân số mới phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. "Rất lớn", bởi đây là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan đến việc bảo vệ, phát triển giống nòi, quốc gia, dân tộc; ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế - xã hội và môi trường của nước ta.
 Người báo cáo
 Nguyễn Thị Xoan

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_van_de_can_quan_tam_khi_day_dia.docx
Sáng Kiến Liên Quan