Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học
Tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày từ việc giao tiếp đến những cơ hội trong học tập, làm việc, cũng như các mối quan hệ hợp tác kinh doanh. . Chính vì thế, trong những năm gần đây môn Tiếng Anh có được rất nhiều sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, các bậc phụ huynh, các em học sinh. Là một tỉnh tiên phong trong việc chính thức đưa môn Tiếng Anh vào giảng dạy ở tiểu học, tỉnh Ninh Bình gặp không ít những khó khăn. Nhưng, sau những năm triển khai theo đề án dạy ngoại ngữ, nhờ sự nỗ lực không ngừng của các cấp, các ngành và nỗ lực rất cao vượt qua nhiều khó khăn của các giáo viên Tiếng Anh thì bước đầu môn Tiếng Anh đã được các em học sinh đón chào và học tập rất nhiệt tình sôi nổi. Các bậc phụ huynh luôn chăm chú dõi theo, động viên khuyến khích. Là một giáo viên Tiếng anh, chúng tôi rất vui khi thấy các em rất háo hức khi đến giờ học môn Tiếng Anh. Vậy làm thế nào để kéo dài mãi tinh thần học tập, sự hấp dẫn say mê của các em dành cho môn Tiếng Anh đó là trách nhiệm, là lòng yêu nghề, là sự đổi mới, sáng tạo không ngừng trong các tiết dạy của mỗi giáo viên Tiếng Anh chúng ta.
Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Nếu không có một vốn từ vựng cần thiết thì người học không thể sử dụng các cấu trúc câu và các chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp. Và điều khiến nhiều giáo viên luôn băn khoăn đó là làm sao để giới thiệu được các từ vựng để các em không những hiểu mà còn cảm thấy thú vị. Những bộ não non nớt của các em sẽ vô cùng áp lực trước những phương pháp giới thiệu và kiểm tra từ vựng theo cách ghi chép, nhồi nhét và bắt học thuộc lòng. Nếu không có những cách dạy và kiểm tra từ vựng gây hứng thú thì các em sẽ coi việc học từ vựng là để đối phó với những lần kiểm tra. Xuất phát từ việc nắm bắt được tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học, các em vừa học vừa chơi, hiếu động và sự tập trung của các em không được lâu. Vì thế mà tất cả các hoạt động dạy và học phải nhẹ nhàng, đa dạng, thu hút. Phải lồng ghép vừa học vừa chơi, vừa chơi vừa học nhằm giúp các em luôn hào hứng và nhiệt tình tham gia, đồng thời cũng phải đạt được hiệu quả cao. Để giúp học sinh nắm vững và ghi nhớ tốt từ vựng chúng ta cần phải có những cách giúp học sinh hào hứng trong việc học và ghi nhớ một cách nhanh nhất, sâu nhất.
à bước khá quan trọng trong việc dạy từ vựng. Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được giới thiệu. Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình tự: nghe, nói, đọc, viết. Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác “nghe”. Hãy giúp cho học sinh của bạn có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất: - Bước 1: “nghe”, bạn cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu hoặc nghe theo băng đĩa. - Bước 2: “nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần bạn mới yêu cầu học sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại , bạn cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước, sau đó mới gọi cá nhân. - Bước 3: “đọc”, bạn viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc. Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới một chừng mực mà bạn cho là đạt yêu cầu. - Bước 4: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi bạn mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở. - Bước 5: bạn hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó không và yêu cầu một học sinh lên bảng viết nghĩa của từ đó bằng tiếng Việt. - Bước 6: đánh trọng âm từ: phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diện âm tiết có trọng âm và đánh dấu. - Bước 7: cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác định từ loại của từ mới học. b, Các thủ thuật dạy từ vựng. * Dùng đồ vật trực quan ( real objects): Dùng đồ vật thật trên lớp( hoặc giáo viên chuẩn bị trước), dùng tranh ảnh, hình vẽ phác hoạ (hình que), hình cắt dán từ tạp chí, ...... Có tác dụng mạnh mẽ đến hứng thú học tập của học sinh và giúp học sinh ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn. Example : + khi học về đồ dùng học tập, giáo viên có thể chỉ vào các đồ vật thật có ở trong lớp và giới thiệu : “ a notebook” ,“ a pen” ,“ a ruler” ........ Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ. Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ giáo viên giới thiệu là những đồ vật rất gần gũi với các em hằng ngày và dễ đoán nghĩa đối với các em. + Dùng tranh ảnh và vật thật để giới thiệu từ. (Đồ vật thật có thể ở xung quanh lớp hoặc giáo viên có thể chuẩn bị ở nhà.) example: thức ăn, thức uống (food and drink) + Dùng hình ảnh để dạy về chủ đề loài vật: động vật hoang dã (wild animals), vật nuôi (farm animals), thú cưng (pets), động vật biển (sea animals) * dùng hình ảnh các con số có kèm chữ + Dạy về mầu sắc( colours): dùng bảng màu hoặc màu sắc của các đồ dùng trong lớp học hay trên quần áo của học sinh... * Sử dụng TPR - TPR là một loại hình học từ vựng mà các em rất thích nhẹ nhàng,thu hút , dễ tiếp thu cho trò. Các em có thể TPR theo bài hát , chant (xem video clip và làm theo các hoạt động ). Hoặc giáo viên vừa đọc từ vừa diễn tả từ đó bằng hành động, các em nói và làm theo. Example clap your hand – clap, clap ,clap - jump - skate - take a shower - sing * Đưa ra từ đồng nghĩa (Synonym) Example: Bike = bicycle Autumn = fall Football = soccer Difficult=hard * Đưa ra từ trái nghĩa (antonym) Example : tall short big small long short weak strong young old * Vẽ tranh + Phác họa những hình ảnh đơn giản để dạy ví dụ như hình (shapes) hoặc con vật a cat a bike a fish an apple * Vẽ sơ đồ tư duy ( Imindmap): Ngôn ngữ liên hệ thường dễ nhớ hơn là ngôn ngữ không có kết nối gì. Đó là lý do tại sao phương pháp tốt nhất là dạy từ vựng theo chủ điểm hoặc theo chuỗi các từ vựng có chung gốc. Lập ra các nhóm từ vựng theo chủ đề bằng cách vẽ sơ đồ tư duy: Học sinh làm việc theo nhóm, tìm những thông tin về chủ điểm đã cho, sau đó so sánh với các nhóm. Giáo viên tập hợp các thông tin phản hồi từ học sinh. Thưởng cho nhóm liệt kê được đúng và nhiều từ thuộc chủ đề, và hoàn thành trước nhất. *Học từ theo chủ điểm Example: - Family : Grandfather, grandmother, mother, father, brother, sister, uncle,aunt - Subjects : English, Art , Music, Science, Maths, Vietnamese...... - School things : ruler, rubber, school bag, pencil, pen ......... -Countries : Vietnam, Malaysia, Thailand, Laos, America, Japan........ *Đưa ra ví dụ - Giáo viên đưa ra một câu mới , yêu cầu học sinh thay thế từ gạch chân. Example 1 : What`s the weather like tday ? It’s sunny ......... It’s cloudy ........ It’s hot Example 2 : Unit 8 – Lesson 1 ( Grade 4 ) What day is it today ? It’s Monday....... It’s Tuesday ........ It’s Wednesday 2.1.2. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ mới: Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu và dạy từ mới thôi không đủ, mà chúng ta còn phải thực hiện các bước kiểm tra và củng cố. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn. Trong hoạt động này, chúng ta có thể sử dụng một số trò chơi để kiểm tra từ mới. Sau đây là một số thủ thuật kiểm tra và củng cố từ mới bằng trò chơi: Slap the board.( đập bảng ) - Mục đích: Luyện tập và củng cố kỹ năng nghe lại từ đã học và nhận diện mặt chữ. Luyện phản xạ nhanh ở các em. - Cách chơi: Cả lớp ngồi tại chỗ. Giáo viên giới thiệu tên trò chơi và vẽ một số hình tròn kỳ dị lên bảng, rồi ghi lại một số từ mới vừa học vào các hình trên. Học sinh đứng trước bảng, nghe giáo viên đọc và đập nhanh vào từ đó. - Luật chơi: Chơi theo cặp, giáo viên chia lớp làm hai đội và đặt tên cho mỗi đội, lần lượt mỗi đội cử ra từng bạn lên thi đấu với bạn của đội kia. Hai bạn đứng trước bảng ở một khoảng cách nhất định và nghe giáo viên đọc rồi nhanh chóng đập tay vào chữ nào giáo viên vừa đọc được ghi trên bảng, ai đập nhanh và đúng sẽ mang về cho đội mình 1 điểm. Tiếp tục với cặp thi đấu khác. Kết thúc trò chơi bên nào nhiều điểm, bên đó thắng và được thưởng bằng một tràng pháo tay. ( ví dụ như học bài về nghề nghiệp, tôi đã lựa chọn các từ như sau) Remembering pictures or words ( nhớ tranh ) Có thể chơi cá nhân hoặc chia học sinh thành 3 (hoặc 4 nhóm). Giáo viên dán tranh liên quan đến từ mới đã dạy ở bài hoặc viết từ mới lên bảng. Khi giáo viên nói “go to bed” thì học sinh nhắm mắt và cúi mặt xuống bàn học, đồng thời giáo viên lấy bất kì tranh nào hoặc xóa bất cứ từ nào trên bảng. Sau khi xóa đi 1 từ hoặc lấy 1 tranh xong thì giáo viên nói “ wake up” , học sinh mở mắt ra và ngẩng đầu lên. Học sinh nào hay thành viên đội nào nói nhanh và đúng từ giáo viên đã xóa thì được tính điểm. Bạn nào hoặc nhóm nào có nhiều câu trả lời nhất và đúng sẽ chiến thắng. Crossword (trò chơi ô chữ) Để kiểm tra vốn từ của các em tôi cũng thường xuyên cho các em chơi trò chơi ô chữ: thông qua hình ảnh gợi ý, các em đoán các chữ cần tìm, nếu đội nào đoán được nhiều ô chữ đúng sẽ thắng cuộc. Hot seat ( chiếc ghế nóng ) Giáo viên chia học sinh thành 3 hoặc 4 nhóm và chọn mỗi nhóm 1 thành viên ngồi lên ghế nóng và quay mặt về phía lớp. Giáo viên viết một từ lên bảng, và một thành viên trong đội của học sinh đang ngồi trên Ghế Nóng phải diễn tả bằng hành động giúp đồng đội của mình đoán được ra từ vựng mà không được nói, đánh vần hay viết tên từ đó ra. Nhóm nào được nhiều từ đúng nhất sẽ chiến thắng cuộc chơi. Matching.( nối ) - Mục đích: Luyện tập và kiểm tra lại từ đã học - Chuẩn bị: Chuẩn bị một số tranh liên quan đến từ vừa học hoặc không cần chuẩn bị đồ dùng nào hết. - Cách chơi: Giáo viên viết các từ mới hoặc từ muốn ôn lại cho học sinh thành cột. Cột khác viết ý nghĩa bằng Tiếng Việt, hoặc treo tranh thành một cột khác không theo thứ tự của các từ ở cột kia. Yêu cầu học sinh nối các từ tương ứng ở hai cột với nhau ( có thể ghép từ với tranh). Example: Hangman - Mục đích: Tạo không khí sôi nổi hào hứng và say mê học tập, giúp học sinh xem lại và kiểm tra vốn từ của mình - Cách chơi: Chia lớp thành hai hoặc ba đội và đặt tên cho mỗi đội vào dưới chân giá cheo cổ mà giáo viên vẽ trên bảng. Giáo viên quy định chủ đề hôm nay là gì rồi yêu cầu học sinh tìm một từ có.chữ cái (VD: 5 chữ cái), sau đó mỗi đội có một em xung phong lên bảng viết từ đó ra và đọc to cho cả lớp nghe.Tiếp tục loạt thứ hai mỗi đội lại chọn một bạn xung phong lên bảng ghi từ mình tìm được theo yêu cầu số lượng chữ cái của giáo viên. - Luật chơi: Phải tìm đúng từ có đủ số lượng chữ cái theo yêu cầu và viết đúng chính tả, đội nào sai sẽ bị viết một nét lên giá cheo cổ của đội mình, nếu đội nào sai trong 7 lần là bị thua. Hoặc đội thua là đội bị hoàn thành một hình người cheo cổ trên giá trước - Kết thúc trò chơi: Tặng một tràng pháo tay chúc mừng đội thắng cuộc Who is faster? Chia lớp thành 4 – 5 nhóm, sau đó giáo viên đặt các bức tranh hoặc thẻ chữ có các từ đã học trên bàn và học sinh đứng vòng quanh bàn . Giáo viên sẽ nói to 1 từ bất kì trên bàn, bạn nào chộp được tranh hoặc thẻ chữ nhanh và đúng nhất sẽ được cầm giữ thẻ chữ hoặc tranh đó. Học sinh nào được nhiều tranh hoặc từ nhất sẽ chiến thắng cuộc chơi. Kim’s game (Giáo viên có thể dùng tranh ảnh với các chủ đề khác nhau để học sinh chơi.) - Chia lớp làm 3 đội chơi. - Quan sát lần lượt 6 bức tranh. - Các đội chơi nhớ và ghi lại tên các bức tranh đó bằng Tiếng Anh trong thời gian 1 phút. Ghi đúng mỗi bức tranh đội chơi sẽ được 10 điểm. Ôn từ vựng qua bài hát. Giáo viên luôn phải giới thiệu và cho luyện tập từ vựng trong một ngữ cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa hơn và để những trải nghiệm trở nên đáng nhớ hơn. Các bài hội thoại, truyện ngắn, bài hát đều là những cách hữu hiệu nhằm ngữ cảnh hoá ngôn ngữ để chúng dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Công cụ tốt nhất chúng ta có thể sử dụng trong lớp học là sự dí dỏm; do đó, hãy tìm kiếm những tài liệu có khả năng gây cười cho học sinh. Trong lớp học tiếng Anh, từ vựng được ghi nhớ hiệu quả nhất qua các bài hát có nhiều đoạn lặp lại với nhịp điệu khoẻ và giai điệu dễ nhớ. Thực ra, giáo viên có thể tự sáng tạo ra một giai điệu đều đều cho hầu hết các cấu trúc hay chuỗi từ định dạy. Miễn là đảm bảo nhấn đúng trọng âm, thì việc hát những cụm từ ngắn, hay thậm chí cả những câu hỏi và câu trả lời đơn giản sẽ kích thích học sinh phát âm và lưu ngôn ngữ vào bộ nhớ. ví dụ: trong bài dạy của lớp 4: Unit 19: What animals do you want to see? ( lesson 1) có các từ mới là các con vật: kangaroo, crocodile, elephant, tiger...và mẫu câu: ( What animals do you want to see?I want to see........) tôi đã lồng ghép lời bài hát tôi tự viết vào giai điệu bài hát “ chú voi con ở bản đôn” như sau: Nhạc bài hát: chú voi con ở bản đôn What animals do you want to see in the zoo? I want to see kangaroos. I want to see crocodiles. What animals do you want to see in the (the the) zoo? I want to see tigers. I want to see elephants. 2.1.3. Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà: Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình. Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình các em phải tổ chức cho được hoạt động học tập của mình. Làm được điều đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Cho nên ngay từ đầu từ năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở nhà. - Tìm những từ vựng mà học sinh đang cố gắng ghi nhớ khi đọc hay nghe Tiếng Anh. - Viết những câu sử dụng những từ mới học nói về những gì gần gũi với bản thân. - Nhắc học sinh rằng việc ôn tập một cách đều đặn là cách tốt nhất để các em nâng cao vốn từ vựng mà không quên mất những gì đã học. Sau một thời gian áp dụng “Một số thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học” ngoài việc hướng dẫn cách đọc, phát âm đúng từ vựng, mẫu câu, luôn tạo cho học sinh tính chuyên cần, siêng năng khi đọc tiếng Anh. Và kết quả của bài kiểm tra, khảo sát sau khi áp dụng một số thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ từ vựng môn Tiếng Anh tại lớp 4A, 4B và 4C như sau: Lớp số lượng HS Số lượng từ ghi nhớ Về mức độ hứng thú đối với hoạt động và tiết học dưới 5 từ 5 – 6 từ 7 – 8 từ 9 -10 từ không thích bình thường thích SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 4A 30 1 3 9 30 14 47 6 20 6 20 9 30 15 50 4B 28 1 4 8 28 15 54 4 14 5 18 9 32 14 50 4C 29 2 7 9 31 14 48 4 14 4 14 13 45 12 41 Quan sát kết quả qua bảng thống kê điều tra chúng ta nhận thấy sự tiến bộ của học sinh trong việc học và ghi nhớ từ vựng có sự tiến bộ hơn so với phương pháp cũ. Cụ thể chúng ta sẽ cùng thấy những điểm ưu việt vượt trội của phương pháp mới đó là cải thiện triệt để những hạn chế trong phương pháp cũ trước kia. Bên cạnh đó trong các tiết học tôi nhận thấy rằng: Giáo viên chuẩn bị dễ dàng, giờ học nhẹ nhàng, sôi nổi. Học sinh chủ động, tích cực và rất tự tin khi giao tiếp. Học sinh bổ sung được một lượng từ vựng tăng lên đáng kể. Học sinh không còn cảm giác sợ và bị áp lực khi học từ và kiểm tra từ vựng nữa. Ngược lại, các em rất hào hứng và thích những hoat động này, các em ghi nhớ từ nhanh và sâu. Học sinh có tự tin hơn khi trình bày quan điểm trước lớp Thích nói tiếng Anh khi chào hỏi ,yêu cầu , nhờ bạn một việc gì đó và xin phép Phản ứng rất nhanh, nhớ từ nhiều. Số lượng tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng bài ngày càng tăng từ khoảng 50% lên 90%. Hầu hết học sinh hiểu bài ngay tại lớp và khả năng thực hành tốt các yêu cầu của giáo viên. Đặc biệt khả năng phát âm của các em tốt hơn rất nhiều. Các em nói đã có trọng âm, ngữ điệu tốt hơn. Hình ảnh tiết học môn Tiếng Anh tại trường TH A Kim Mỹ 2.2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: - Tính mới: Phương pháp chủ đạo trong dạy học ngoại ngữ của chúng ta là lồng ghép, nghĩa là từ mới cần được dạy trong ngữ cảnh, ngữ cảnh có thể là một vật thật, tranh ảnh hay một bài hội thoại. Tuy nhiên, tóm lại thì việc dạy và học ngoại ngữ vẫn là việc dạy từ mới như thế nào, dạy mẫu câu mới như thế nào để học sinh biết cách sử dụng từ mới và mẫu câu mới trong giao tiếp bằng tiếng nước ngoài. Với các thủ thuật giới thiệu, dạy, củng cố và kiểm tra từ mới chúng tôi đề cập trên thì học sinh có hứng thú hơn khi tiếp cận với các phương pháp dạy từ vựng tích cực. Khả năng ghi nhớ cũng như kỹ năng vận dụng từ vào giao tiếp được nâng cao. - Tính sáng tạo: Ngay từ đầu, giáo viên cần xem xét các thủ thuật khác nhau cho từng bước xử lý từ vựng trong các ngữ cảnh mới : gợi mở, dạy từ, kiểm tra và củng cố từ vựng. + Có nên dạy tất cả những từ mới không ? dạy bao nhiêu từ trong một tiết ? + Dùng sẵn mẫu câu đã học hoặc sắp học để giới thiệu từ mới. + Dùng tranh ảnh , dụng cụ trực quan để giới thiệu từ mới . + Đảm bảo cho học sinh nắm được cấu trúc, vận dụng từ vựng vào cấu trúc để hoàn thiện chức năng giao tiếp. Thiết lập mối quan hệ giữa cấu trúc mới và vốn từ đã có. + Khắc sâu vốn từ trong trí nhớ của học sinh thông qua các mẫu câu và qua những bài tập thực hành. III. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC. 1. Hiệu quả kinh tế : Sau khi thực hiện các biện pháp trên, chúng tôi nhận thấy bản thân tự tin và chủ động hơn khi dạy ngữ liệu mới, tiết học trở nên sôi nổi, học sinh học tập tích cực và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động môn Tiếng Anh trên lớp. - Trong quá trình áp dụng giảng dạy, phương pháp này không tốn kém đáng kể về kinh tế. Ước tính số tiền làm lợi sau thời gian áp dụng sáng kiến đó là: lần đầu tiên chi phí phải dùng để in tranh, làm flashcards và một số đồ dùng trực quan là 2.000.000VNĐ, nhưng sẽ sử dụng được cho nhiều năm học tiếp theo.Ví dụ: chúng tôi còn công tác nhiều năm nữa trong ngành giáo dục.Vậy số tiền tiết kiệm được sẽ được nhân lên theo từng năm cho nhà trường. Hơn nữa khi vận dụng sáng kiến này thì chúng tôi tiết kiệm được thời gian và công sức. Nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao việc học môn Tiếng anh cho học sinh, giúp học sinh có hứng thú trong việc học từ vựng môn tiếng anh tốt, góp phần năng cao chất lượng học môn Tiếng anh ở trường tiểu học để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong trường tiểu học. 2. Hiệu quả xã hội: Khi áp dụng những phương pháp này có hiệu quả ngay trực tiếp đối với đối tượng áp dụng - đó là học sinh: Các em hiểu bài nhanh, dễ nhớ, hứng thú và yêu thích môn học. Chất lượng học sinh tăng lên, chất lượng giờ học cũng tốt lên. Giáo viên cũng có tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng và nhàn hơn trong việc truyền đạt kiến thức, ... - Học sinh có vốn từ vựng phong phú, sử dụng chính xác, hiểu biết rộng hơn về môi trường xung quanh, tự tin trong giao tiếp và trong cuộc sống. - Các em có thêm một sân chơi trí tuệ, lành mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển về trí tuệ, sự sáng tạo. Giúp hình thành và phát triển nhân cách: Yên thầy, mến bạn, yêu trường lớp, yêu quê hương. Có kĩ năng sống và giao tiếp tốt hơn. - Các em yêu môn học hơn. Luôn háo hức trước mỗi tiết học. IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG. 1 Điều kiện áp dụng: * Nhà trường: - Nhà trường cần đầu tư kinh phí cho việc mua các tài liệu sách tiếng anh, dụng cụ dạy học *Giáo viên: - Chuẩn bị bài dạy chu đáo trước khi đến lớp. - Phải tâm huyết, nhiệt tình, yêu nghề, yêu học sinh, thích tìm tòi và có khả năng thay đổi phương pháp một cách linh hoạt. - Phải nắm vững chuyên môn, phương pháp và tâm lý lứa tuổi học sinh. - Luôn tâm huyết, nhiệt tình và tìm tòi sáng tạo để sáng tác những bài hát ngắn, những trò chơi mới, ... - Luôn biết cách làm mới mình, làm mới giờ học, tạo không khí vui vẻ trước mỗi tiết học. - Chuẩn bị một số đồ dùng tự làm theo trò chơi giáo viên chuẩn bị như : thẻ chữ, tranh ảnh, - Phân bố thời gian tiết dạy sao cho phù hợp và cân đối. - Cần có tầm quan sát tốt học sinh trong lớp. - Khuyến khích học sinh học tập tích cực trong quá trình học. Ngay cả khi các em có đọc hay trả lời sai, giáo viên cần động viên tích cực để các em không mất tự tin. - Kiểm tra sự hiểu bài của học sinh qua mỗi tiết dạy trong phần thực hành. - Hướng dẫn học sinh cách học ở nhà. *Học sinh: - Cần chủ động trong từng nhiệm vụ cũng như trong từng phần của bài học - Cần chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp và học từ vựng ở nhà. - Tích cực tham gia phát biểu trong các giờ học tiếng anh. - Tổ chức học nhóm, cùng nhau kiểm tra từ vựng sau mỗi tiết học. - Hăng say, tích cực học từ mới tiếng anh để nâng cao vốn từ vựng. 2. Khả năng áp dụng Sáng kiến đã và đang được áp dụng cho học sinh trường tiểu học A Kim Mỹ, Tiểu học Phát Diệm và có thể áp dụng cho học sinh tiểu học ở các trường tiểu học trong toàn Huyện. Sau một thời gian vận dụng các thủ thuật giúp học sinh học từ vựng trên lớp và một số thủ thuật giúp học sinh học từ vựng khi ở nhà. Nguồn từ vựng của học sinh đã được tăng lên rõ rệt. Có được nguồn từ vựng này sẽ giúp các em tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, tự tin hơn trong thực hành và giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn tiếng Anh của học sinh và hiệu quả trong việc giảng dạy môn tiếng Anh của giáo viên. Như vậy, việc vận dụng các thủ thuật giúp học sinh học từ vựng ở trên lớp, không chỉ tạo không khí vui vẻ, phấn khởi học tập của học sinh, mà là một thủ thuật khoa học, sáng tạo của người thầy. Chúng tôi tin rằng nếu tiếp tục thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này một cách nghiêm túc, xuyên suốt quá trình giảng dạy thì chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh của trường Tiểu học Kim Mỹ A, Tiểu học Phát Diệm nói riêng mà còn trong các trường Tiểu học trên toàn huyện sẽ có được những kết quả khả quan hơn. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ Kim sơn, ngày 10 tháng 5 năm 2019 Người nộp đơn Hoàng Thị Nhung Trần Văn Tập HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÒNG GD – ĐT KIM SƠN ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ MỤC LỤC
File đính kèm:
- PGD KS Một số thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu Học.doc