Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân

I/ Lý do chọn đề tài:

TDTT là một môn rèn luyện sức khỏe và nó cũng được đưa vào các kỳ đại hội Olympic và hội khỏa phù đổng và đã được luật hóa chương trình thi đấu quốc gia.

Để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phát triển mạnh mẽ của xã hội cho nên bản thân ngành thể dục thể thao nói chung và giáo dục thể chất nói riêng luôn tiếp thu, bổ sung, đổi mới nhằm ngày càng hoàn thiện các hoạt động thể dục thể thao để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Đối với ngành giáo dục, thể chất phải tạo ra nền tảng vững chắc phát triển con người mới một cách toàn diện về đức, trí, thể , mỹ. Nhiệm vụ chiến lược thể dục thể thao ở nước ta hiện nay, là phải tập trung thực hiện công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp có chất lượng ngày cao, từng bước hoàn thiện chương trình giảng dạy và đổi mới phương pháp cho phù hợp với tình hình phát triển mới hiện nay, tăng cường tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa.

Cũng trong giai đoạn này các em bước đầu tiếp xúc với các môn thi đấu thể thao trong các kỳ hội khỏe phù đổng các cấp.

Với thể thao học đường, điền kinh là môn học bắt buộc đối với mọi học sinh. Trong các nội dung thuộc chương trình giáo dục thể chất thì nhảy xa kiểu “ưỡn thân” có tính hấp dẫn và lôi cuốn số đông học sinh tham gia. Thành tích nhảy xa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thể lực, kỹ - chiến thuật, tâm lý. Trong đó, yếu tố thể lực và kỹ thuật luôn đóng vai trò quyết định và có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ có kỹ thuật mà thể lực chưa tốt thì không thể đạt thành tích cao và ngược lại. Ngoài ra, sân tập và dụng cụ học tập đúng tiêu chuẩn, đạt chất lượng cũng giúp phần nâng cao thành tích môn học.

Vì vậy, việc tìm tòi các quy luật vận động của cơ thể, các phương tiện, đổi mới phương pháp giảng dạy, huấn luyện ngày nay trở nên có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện các kỹ thuật động tác để người học thể hiện khả năng của mình trong tập luyện và thi đấu. Với mục đích đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và nhiệm vụ giảng dạy của mình, là giáo viên đang phụ trách giảng dạy bộ môn thể dục, nhiều năm cùng học sinh tham gia giải Hội Khỏe Phù Đổng, Thể Thao Học Đường cấp tỉnh, tôi nhận thấy rằng thành tích môn nhảy xa nói chung và kiểu ”ưỡn thân” nói riêng không phát triển.

 Do vậy, tôi mạnh dạn đưa ra: “ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO THÀNH TÍCH MÔN NHẢY XA KIỂU ƯỠN THÂN” đó chính là lí

 

doc11 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 4887 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Số trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
2
I. Lý do chọn đề tài:
2
II. Mục đích nghiên cứu:
3
III. Đối tượng nghiên cứu:
3
IV. Nhiệm vụ của đề tài:
3
V. Phạm vi nghiên cứu:
3
VI. Phương pháp nghiên cứu:
3
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
4
I. Cơ sở lý luận:
4
II. Cơ sở thực tiễn: 
4
III. Các hình thức, phương pháp tiến hành nhằm nâng cao thành tích:
4
IV. Bài học kinh nghiệm:
6
V. Điều kiện áp dụng của đề tài
7
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
8
I.Kết luận: 
8
II.Kiến nghị:
8
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 
10 
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
TDTT là một môn rèn luyện sức khỏe và nó cũng được đưa vào các kỳ đại hội Olympic và hội khỏa phù đổng và đã được luật hóa chương trình thi đấu quốc gia.
Để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phát triển mạnh mẽ của xã hội cho nên bản thân ngành thể dục thể thao nói chung và giáo dục thể chất nói riêng luôn tiếp thu, bổ sung, đổi mới nhằm ngày càng hoàn thiện các hoạt động thể dục thể thao để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Đối với ngành giáo dục, thể chất phải tạo ra nền tảng vững chắc phát triển con người mới một cách toàn diện về đức, trí, thể , mỹ. Nhiệm vụ chiến lược thể dục thể thao ở nước ta hiện nay, là phải tập trung thực hiện công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp có chất lượng ngày cao, từng bước hoàn thiện chương trình giảng dạy và đổi mới phương pháp cho phù hợp với tình hình phát triển mới hiện nay, tăng cường tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa.
Cũng trong giai đoạn này các em bước đầu tiếp xúc với các môn thi đấu thể thao trong các kỳ hội khỏe phù đổng các cấp.
Với thể thao học đường, điền kinh là môn học bắt buộc đối với mọi học sinh. Trong các nội dung thuộc chương trình giáo dục thể chất thì nhảy xa kiểu “ưỡn thân” có tính hấp dẫn và lôi cuốn số đông học sinh tham gia. Thành tích nhảy xa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thể lực, kỹ - chiến thuật, tâm lý... Trong đó, yếu tố thể lực và kỹ thuật luôn đóng vai trò quyết định và có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ có kỹ thuật mà thể lực chưa tốt thì không thể đạt thành tích cao và ngược lại. Ngoài ra, sân tập và dụng cụ học tập đúng tiêu chuẩn, đạt chất lượng cũng giúp phần nâng cao thành tích môn học.
Vì vậy, việc tìm tòi các quy luật vận động của cơ thể, các phương tiện, đổi mới phương pháp giảng dạy, huấn luyện ngày nay trở nên có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện các kỹ thuật động tác để người học thể hiện khả năng của mình trong tập luyện và thi đấu. Với mục đích đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và nhiệm vụ giảng dạy của mình, là giáo viên đang phụ trách giảng dạy bộ môn thể dục, nhiều năm cùng học sinh tham gia giải Hội Khỏe Phù Đổng, Thể Thao Học Đường cấp tỉnh, tôi nhận thấy rằng thành tích môn nhảy xa nói chung và kiểu ”ưỡn thân” nói riêng không phát triển.
 Do vậy, tôi mạnh dạn đưa ra: “ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO THÀNH TÍCH MÔN NHẢY XA KIỂU ƯỠN THÂN” đó chính là lí do của đề tài. 
 	II/ Mục đích nghiên cứu.
	Xác định và đánh giá hiệu quả ứng dụng một số bài tập thể lực nhắm nâng cao thể lực, kỹ thuật cho đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao thàh tích nhảy xa kiểu “ưỡn thân” cho học sinh.
 III/ Đối tượng nghiên cứu.
 Học sinh THPT ( cụ thể là học sinh khối 12)
 IV/ Nhiệm vụ của đề tài. 
 Với đặc thù của bộ môn thể dục, sân tập là lớp học, hoạt động thể lực nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh là nhiệm vụ của môn giáo dục thể chất, trong khuôn khổ của đề tài này người viết sẽ đúc kết một số kinh nghiệm đã và đang áp dụng, nhằm giải quyết những hạn chế về sân tập và thiết bị dạy học, tìm ra giải pháp tối ưu để vận dụng các hình thức tập luyện như: phân nhóm không và có quay vòng, tập luyện vòng tròn, phối hợp giữa tập đồng loạt với tập lần lượt nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa.
 V/ Phạm vi nghiên cứu.
Làm thế nào để tiến hành một cách tốt nhất, tối ưu nhất trong một giờ học thể dục đạt hiệu quả cao, phạm vi nghiên cứu của đề tài chú trọng các vấn đề sau:
	1/ Xây dựng phân phối chương trình cho mỗi lớp học phù hợp với sức khỏe, điều kiện sân tập, và trang thiết bị hiện có.
	2/ Tăng cường áp dụng một số hình thức tập luyện đạt hiệu quả trong phương pháp dạy học tích cực.
	3/ Vận dụng phương pháp trò chơi và thi đấu như thế nào để đảm bảo đủ lượng vận động, tạo không khí sinh động hấp dẫn cho học sinh.
	VI. Phương pháp nghiên cứu.
	Để thực hiện đề tài này, tôi đã dùng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn(anket)
- Phương pháp kiểm tra sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
B- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 I/ Cơ sở lí luận:
 Đề tài nghiên cứu rất cần thiết đối với các trường còn khó khăn về sân tập thể dục, chưa đạt thành tích cao trong các kỳ Hội Khỏe Phù Đổng và Thể Thao Học Đường.
Mặt bằng tầm vóc, thể lực chung học sinh vùng nông thôn nói chung và trường THPT Trần Phú nói riêng còn hạn chế. Kinh tế địa phương còn khó khăn, gia đình học sinh chưa dành nhiều thời gian cho con em tập luyện TDTT 
 “ Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học, nội dung tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ của học sinh, thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương”. -Mục e/- Yêu cầu đối với giáo viên - Trích: HD thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn thể dục THPT của Bộ GD& ĐT – trang 10.
 II/ Cơ sở thực tiễn:
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường về cơ bản đang trong tình trạng khó khăn, trang thiết bị dạy học vừa thừa vừa thiếu.
 	- Sân tập còn thuê mượn ở cơ quan khác.
	- Các em học sinh cần đạt mức cần thiết về trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện để có đủ sức khỏe học tập, lao động và tham gia các hoạt động xã hội quan trọng. Bên cạnh đó, còn cần phải phát hiện bồi dưỡng một số học sinh có năng khiếu ở môn thể thao nào đó vào các đội tuyển thể thao.
III /Các hình thức và phương pháp tiến hành nhằm nâng cao thành tích.
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1/ Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Áp dụng phương pháp này nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, chọn phương pháp nghiên cứu, lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá và bài tập chuyên dùng trong thực tiễn giảng dạy.
2/ Phương pháp phỏng vấn (Anket).
Nhằm thu thập các test và các bìa tập được sử dụng nhiều trong thực tiễn huấn luyện nhảy xa kiểu “ưỡn thân”.
3/ Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Nhằm mục đích đánh giá thành tích nhảy xa kiểu “ưỡn thân” thông qua các test có liên quan, tôi sử dụng các test sau:
a/ Chạy 30m tốc độ cao.
b/ Bật xa ưỡn thân tại chỗ.
 c/ Bật cóc tiếp sức.
	d/ Chạy 60m xuất phát thấp
 e/ Chạy đuổi.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm song song đơn.
Tôi chia thành 02 nhóm.
- Nhóm 1: Nhóm đối chứng A:
+ Gồm 20 học sinh nam K12 (Lớp 12A1 Trường THPT Trần Phú)
- Nhóm 2: Nhóm thực nghiệm B:
+ Gồm 20 học sinh nam K12 (Lớp 12A7 Trường THPT Trần Phú)
Dự kiến các bài tập sau:
Bật nhảy đổi chân liên tục trên bục.
Tại chỗ bậc nhảy ưỡn thân vào hố cát.
Tại chỗ nâng cao đùi nhanh 10 giây.
Bậc xa tại chỗ liên tục.
Chạy 60m xuất phát cao (giây).
Chạy tăng tốc độ 30m, 60m, 80m.
Lò cò nhanh 1 chân.
Thực hiện động tác đá lăng, ưỡn thân.
Tôi tiến hành giảng dạy theo các bài tập đã lựa chọn , kết quả như sau:
- Nhóm 1: Nhóm đối chứng A:
Học sinh
Đ
%
CĐ
%
20
15
75
5
25
- Nhóm 2: Nhóm thực nghiệm B:
Học sinh
Đ
%
CĐ
%
20
17
85
3
15
 * Phöông pháp nâng cao thành tích nhảy xa kiểu “ưỡn thân”.
 -Bổ trợ kỹ thuật:
+ Xuất phát cao chạy nhanh 15-20m.
+ Tạo đà và giậm nhảy vào hố cát.
+ Chạy chậm thực hiện động tác bước bộ.
+ Giậm nhảy thực hiện động tác ưỡn thân.
	+ Chạy đà giậm nhảy bằng chân thuận thực hiện động tác ưỡn thân và tiếp đất.
- Bài tập phát triển thể lực: 
+ Lò cò tiếp sức.
+ Đội có người bật xa vô địch.
+ Tình bạn keo sơn.
+ Trồng nụ trồng hoa. 
IV/ Bài học kinh nghiệm:
Sau gần tám năm dạy khối 12 học môn nhảy xa kiểu “ưỡn thân”, bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
Để tiết học đạt kết quả cao, bản thân giáo viên phải làm tốt một số công việc sau:
1. Đầu tư nhiều thời gian cho khâu soạn bài, chuẩn bị giáo án:
- Giáo viên lên kế hoạch từ đầu năm, nghiên cứu chương trình, xem những bài nào, phần nào có thể dạy theo phương pháp này. Điều đó sẽ giúp cho giáo viên áp dụng phương pháp một cách thường xuyên, chủ động thực hiện nghiêm túc kế hoạch đặt ra.
- Nếu nội dung trong sách giáo viên đưa ra chưa phù hợp thì giáo viên có thể thay thế nội dung khác phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và tại địa phương.
- Giáo viên phải thiết kế một hệ thống câu hỏi luyện tập khoa học, vừa sức học sinh, bảo đảm đúng nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với lứa tuổi, giới tính nhằm tạo niềm hưng phấn cho học sinh khi tham gia tập luyện.
- Giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị sân bãi, dụng cụ cho chu đáo và phân công học sinh chuẩn bị, giáo viên đôn đốc, kiểm tra phát hiện kịp thời những khó khăn để có biện pháp khắc phục, tránh trường hợp bị động. Đặc biệt chú ý đến khâu an toàn trong khi tập luyện.
2. Bồi dưỡng đội ngũ cán sự lớp:
- Với sự hoạt động tích cực của các cán sự như: trực nhật, nhóm trưởng chuyên môn, trọng tài, giờ học sẽ diễn ra một cách hợp lỹ và ý nghĩa lớn về mặt giáo dục. Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động của các em trong giờ học thể dục, giáo viên phải đào tạo cho các em một số bài tập, một số tri thức về thể dục, thể thao rất cơ bản để các em thừa hành yêu cầu của giáo viên (khi cần thiết) về các mặt: quản lớp, bảo hiểm, giúp đỡ bạn luyện tập, tổ chức trò chơi vận động, làm trọng tài một số môn thể thao cơ bản.
3. Phải làm tốt các bước lên lớp của tiết học:
- Giáo viên cần suy nghĩ tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái, cởi mở, hứng thú trước khi bước vào luyện tập có thể thông qua một trò chơi, là một câu chuyện hấp dẫn...tức là tạo ra tình huống có vấn đề làm cho học sinh háo hức chờ đón câu trả lời: học bài này, phần này ta phải làm gì? Hiểu được kỹ thuật, động tác nào? Phải tập luyện như thế nào để hình thành kỹ năng động tác?
4. Đánh giá quá trình tập luyện sau tiết học:
- Học sinh sẽ rất vui, phấn khởi khi giáo viên quan tâm, đánh giá đúng mức, khen chê kịp thời. Do vậy, đối với học sinh yếu khi các em có ý kiến hoặc thực hiện được một kỹ thuật nào đó tôi thường cho xếp loại cao để động viên và tôi cũng không chê nếu học sinh trả lời hoặc thực hiện chưa đúng mà chỉ sửa chữa bổ sung.
- Nhận xét tuyên dương nhóm hoạt động tốt, phê bình nhắc nhở nhóm chưa tích cực...
Tóm lại, làm tốt được bốn vấn đề nêu trên đã giúp tôi chủ động thực hiện được kế hoạch trong giáo án về thời gian, kiến thức, hiệu quả công việc cao. Các tiết học đã thực sự phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và hầu như học sinh hứng thú học tập tiết thể dục.
V/ Điều kiện áp dụng của đề tài:
1. Đối với sách giáo khoa:
- Tăng cường tranh ảnh để mô tả các động tác khó.
- Sân bãi cần đủ theo tiêu chuẩn.
- Dụng cụ tập luyện: đủ các dụng cụ cần thiết phân phối cho học sinh và phải đúng theo tiêu chuẩn.
2. Đối với giáo viên:
- Nắm vững các yêu cầu của phương pháp tập luyện.
- Nhiệt tình tâm huyết với chuyên môn.
3. Đối với học sinh :
- Hứng thú học tập bộ môn.
- Thường xuyên tập luyện ở nhà.
C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/ Kết luận:
	Vậy cần lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh, sức mạnh, mềm dẻo, khéo léo để áp dụng vào quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh sao cho phù hợp với đặc điểm của học sinh.
 Để đạt được hiệu quả cao, trước hết người giáo viên cần suy nghĩ, tìm tòi những phương án tối ưu nhất để xây dựng bố cục nội dung bài dạy phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường, đồng thời giờ học vẫn đảm bảo phương pháp tích cực hóa người học, tạo không khí sôi nổi, hào hứng trong sự tự giác vận động của học sinh.
 Trong quá trình giảng dạy, tôi đã luôn nỗ lực vượt khó, tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn áp dụng các hình thức và biện pháp tập luyện nêu trên. Tuy chưa thể coi đây là sự thành công hoàn hảo, nhưng về lâu dài tôi tin rằng thành tích môn nhảy xa kiểu “ưỡn thân” ngày càng được cải thiện.
 Từ những kinh nghiệm nhỏ có được, tôi mạnh dạn đề đạt ra đây. Rất mong đồng nghiệp gần xa đóng góp ý kiến xây dựng thêm để hình thành những kinh nghiệm hay cho việc giảng dạy bộ môn thể dục. 
 	II/ Kiến nghị
	Để giúp cho thành tích môn nhảy xa kiểu “ưỡn thân” ngày càng cao, giúp học sinh phát huy cao độ tính tích cự tự giác, năng động trong giờ học, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau (cũng là điều kiện để vận dụng tốt phương pháp trên):
1. Đối với chương trình sách giáo khoa
	- Nên có sách giáo khoa cho học sinh, tăng cường kênh hình, đĩa.
2. Đối với việc bồi dưỡng giáo viên:
	- Đề nghị các cấp lãnh đạo tổ chức bồi dưỡng về phương pháp dạy học cho tất cả các giáo viên thể dục để nâng cao sự hiểu biết về các phương pháp dạy học và năng lực giảng dạy của giáo viên.
	3. Đối với phương tiện – đồ dùng dạy học:
	- Đầu tư mua sắm đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.
	- Sân chơi, bãi tập: cần có sân tập theo đúng tiêu chuẩn.
4. Đối với kiểm tra đánh giá học sinh:
	- Nội dung kiểm tra cần nặng về kỹ thuật kết hợp với thành tích.
	Tuy An ngày 12 tháng 02 năm 2013
	Người viết
	 Lê Vương Sang
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
1. Nhận xét, đánh giá của cấp tổ chuyên môn
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
 Tuy An, Ngày tháng năm 2013
 Tổ phó
 Trương Văn Phi
2. Nhận xét, đánh giá của cấp trường
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
 Tuy An, Ngày tháng năm 2013
 Hiệu trưởng
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docmot_so_phuong_phap_nang_cao_thanh_doc_0515.doc
Sáng Kiến Liên Quan