Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn ở Trung học Phổ thông

Với giáo viên

- Theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THPT môn Ngữ Văn,

hầu như các văn bản được học đều tích hợp thành các chủ đề và thời gian để

thực hiện các văn bản trong một chủ đề không bị ràng buộc chặt chẽ như trước

đây. Chính vì vậy GV có thời gian nhiều hơn để hướng dẫn HS tự học và HS

cũng tự thực hiện được các nhiệm vụ học tập ở trên lớp một cách chủ động và

sáng tạo hơn. Thế nhưng có một số GV vẫn chưa bắt nhịp kịp nên khoảng trống

thời gian trên lớp còn chưa khai thác triệt để.

- Hình thức kiểm tra và đánh gia đã có sự thay đổi thế nhưng GV vẫn

chưa mạnh dạn và có sự bứt phá trong việc áp dụng phương pháp hướng dẫn HS

tự học. Một số GV ngại thử sức với phương pháp mới, theo lỗi cũ khi hướng dẫn

HS học Văn nên tính hiệu quả chưa cao, chưa có sức hút đối với học sinh.

- GV được tập huấn về phương pháp hướng dẫn HS tự học chưa được

đồng bộ, các tài liệu liên quan đến các phương pháp hướng dẫn tự học không có

nhiều. GV vừa dạy, vừa học vừa rút kinh nghiệm.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường chưa đảm bảo và tạo nhiều

thuận lợi trong việc hướng dẫn HS tự học.

* Nguyện vọng của GV:

- Trên cơ sở hướng điều chỉnh nội dung dạy học cấp THPT môn Ngữ

Văn, nhà trường cần trao đổi tổ nhóm chuyên môn xây dựng PPCT hợp lý. Các

bài được tích hợp thành một chủ đề dạy học cần phân bố thời gian hợp lý, chú

trọng thời gian cho HS tự học, tự làm, tự đọc ngay trên lớp.- Cần cung cấp các tài liệu liên quan đến phương pháp hướng dẫn HS tự

học. GV được tập huấn về phương pháp hướng dẫn HS tự học một cách bài bản,

có chất lượng.

- Nhà trường kết hợp tổ chuyên môn mời các chuyên viên trao đổi trực

tiếp về tinh thần đổi mới của bộ môn Ngữ văn và cung cấp một số phương pháp

cụ thể trong việc hướng dẫn tự học.

- Các nhóm chuyên môn thường xuyên trao đổi các bài dạy trước khi lên

lớp để đưa ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. Mỗi nhóm chuyên môn của

mỗi khối nên lập riêng một trang ( Zalo, Facebook.) để cùng trao đổi chuyên

môn, cùng thảo luận các phương án thực hiện.

- Tổ, nhóm chuyên môn cần thường xuyên nhắc nhở các GV phải có ý

thức cao trong việc trau dồi chuyên môn nhất là các phương pháp dạy học phát

huy được NL tự học, tự làm, tự đọc, tự sáng tạo của HS. Cần tuyên dương, khen

thưởng những GV có nhiều đổi mới trong việc hướng dẫn HS tự học có hiệu quả

cao. Đề xuất những GV có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn HS tự học dạy thể

nghiệm để cả tổ cùng trao đổi, học tập.

pdf70 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn ở Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nhân vật trong tác phẩm: An Dương Vương, Mị Châu, 
Trọng Thủy ( chú ý các việc làm của các nhân vật, thái độ của bản thân em về 
các nhân vật) 
2. Hướng dẫn HS tự học qua các giờ lên lớp ở trường. 
Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phát hiện và giải quyết vấn đề, thảo luận 
nhóm, trò chơi. 
HĐ: Khởi động: ( 5 phút) 
B1: GV tổ chức cho các đội chơi (4 đội, mỗi đội 3 em, vị trí 4 góc khác nhau, 
thời gian 3 phút) 
 Em hãy nêu các nguyên nhân có thể dẫn đến cảnh nước mất nhà tan? 
B2. HS suy nghĩ câu trả lời vào bảng đã chuẩn bị sẵn 
B3. Các đội chơi trả lời câu hỏi ; HS khác bổ sung nếu có 
B4. GV nhận xét. Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài 
học: Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy (Tiết 2) 
Yêu cầu cần đạt và kết 
quả dự kiến 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
HĐ: Hình thành kiến 
thức mới ( 35 phút) 
I/ Tìm hiểu chung. 
1. Thể loại: Truyền thuyết 
2. Văn bản: 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Nhân vật An Dương 
Vương 
a. Xây thành, chế nỏ, 
đánh thắng Triệu Đà 
b. Cơ đồ đắm biển sâu! 
- Chỉ ra được nguyên nhân 
mất nước do An Dương 
Vương 
* Kết quả dự kiến 
+ Nhận lời cầu hòa của 
Triệu Đà 
+ Nhận lời cầu hôn và cho 
con trai Trọng Thủy của 
Triệu Đà ở rể ngay trong 
thành 
+ Trọng Thủy tráo lẫy 
thần, nỏ thần mất công 
hiệu mà ADV không biết 
+ Cho Trọng Thủy về 
thăm cha mà không nghi 
vấn 
+ Quân Đà đã tiến sát 
thành, ADV vẫn ung dung 
ngồi chơi cờ, ỷ thế có nỏ 
thần, không lo lắng tìm kế 
 GV cho tình huống sau: 
- Giả sử ADV: không nhận lời 
cầu hòa của Triệu Đà và cho 
con trai Trọng Thủy của Triệu 
Đà ở rể ngay trong thành thì 
sẽ như thế nào? 
 Nhận xét câu trả lời của HS. 
? Nguyên nhân mất nước? 
Nhận xét câu trả lời của HS. 
HS: Trả lời theo câu hỏi 
( Hoạt động cá nhân) 
- HS khác bổ sung ( nếu có 
ý kiến) 
HS: Trả lời theo câu hỏi 
( Hoạt động cá nhân) 
đánh giặc 
-> ADV mơ hồ về bản 
chất ngoan cố, âm mưu 
thâm độc của kẻ thù và sự 
chủ quan. 
* Kết quả dự kiến 
- ADV công lớn nhưng để 
mất nước, với vai trò là 
thủ lĩnh tối cao, ông phải 
gánh trách nhiệm không 
nhỏ 
- Nhân dân Âu Lạc đời 
sau vẫn hết sức kính trọng 
và biết ơn nhà vua. Trong 
tình cảm nhân dân, ông 
vẫn bất tử. 
=> Vừa có công vừa có tội 
2. Hình tượng nhân vật 
công chúa Mị Châu 
Là người có tội, đáng bị 
trừng trị nghiêm khắc 
nhưng nàng cũng là người 
đáng thương và nhân dân 
đã rất công bằng, bao 
dung, độ lượng khi đánh 
giá nàng 
* Kết quả dự kiến 
- Xinh đẹp, ngây thơ, 
trong trắng, không một 
chút ý thức về trách nhiệm 
công dân, ý thức chinhd 
trị, chỉ biết đắm chìm 
trong tình yêu. 
- Bị kết tội là giặc ngồi 
sau lưng ngựa là đúng 
? Hành động An Dương 
Vương rút gươm chém con gái 
và sau đó ông cũng cầm sừng 
tê đi xuống biển sâu nói lên 
điều gì ? 
- Quan sát, hỗ trợ 
-Tổ chức HS báo cáo kết quả. 
- Nhận xét kết quả học tập của 
các nhóm và các ý kiến bổ 
sung. 
? Sai lầm lớn nhất của Mị 
Châu là gì? Qua đó em có 
nhận xét gì về con người, hành 
động và trách nhiệm của nàng 
đối với quốc gia? 
Tổ chức cho HS trả lời 
Nhận xét câu trả lời của HS 
? Những lời nói cuối cùng của 
Mị Châu trước khi chết và 
hình ảnh ngọc trai – ngọc 
minh châu sau khi nàng chết 
có ý nghĩa gì? 
- Quan sát, hỗ trợ 
-Tổ chức HS báo cáo kết quả. 
- Các nhóm tiến hành thảo 
luận, thư kí ghi kết quả vào 
bảng phụ. 
- Đại diện các nhóm trả lời. 
- HS khác bổ sung ( nếu có 
ý kiến) 
- HS làm việc cá nhân. 
-HS phát biểu 
-HS khác bổ sung 
- Từng cặp đôi trả lời câu 
hỏi vào phiếu học tập. 
- Các cặp đôi khác bổ sung 
- HS phát biểu 
Xuất phát từ cơ sở phương 
pháp luận và ý thức xã 
hội, chính trị- thẩm mĩ của 
nhân dân trong đặc điểm 
thể loại truyền thuyết . 
Truyền thuyết đề cao cái 
đẹp , phê phán cái xấu, đề 
cao lòng yêu nước, ý chí 
vì độc lập- tự do, không 
thể ca ngợi nàng công 
chúa con vị vua chỉ biết 
nghe lời chồng, không 
nghĩ đến bổn phận công 
dân với vận mệnh tổ quốc. 
3. Nhân vật Trọng Thủy 
Trọng Thủy là một nhân 
vật truyền thuyết phức tạp, 
mâu thuẩn được xây dựng 
khá thành công. 
* Kết quả dự kiến 
- Một mặt thời kì đầu, 
Trọng Thủy đơn thuần 
đóng vai trò một tên gián 
điệp, theo lệnh vua cha 
sang làm rể, thực hiện âm 
mưu của Triệu Đà. 
- Mặt khác, có thể trong 
quá trình sống với Mị 
Châu hắn đã yêu nàng. 
- Nhưng y vẫn phải hoàn 
thành bổn phận với Triệu 
Đà. 
- Y thương nhớ vợ rồi tự 
tử. Cái chết của Trọng 
Thủy cho thấy sự bế tắc, 
- Nhận xét kết quả học tập của 
các nhóm và các ý kiến bổ 
sung. 
? Mị Châu cho Trọng Thủy 
xem nỏ thần là theo tình cảm 
vợ chồng mà quên nghĩa vụ 
đất nước. Mị Châu làm như 
vậy là tự nhiên, hợp đạo lí. Ý 
kiến của em? 
Tổ chức cho HS trả lời 
Nhận xét câu trả lời của HS 
Nêu quan điểm của em về ba ý 
kiến sau: 
-Trọng Thủy- một tên gián 
điệp nguy hiểm, một người 
chồng nặng tình với vợ. 
- Trọng Thủy- một nhân vật 
truyền thuyết với mâu thuẩn 
phức tạp nhưng thống nhất, 
vừa là kẻ thù vừa là nạn nhân. 
- Trọng Thủy- một người con 
bất hiếu, một người chồng lừa 
dối, một người rể phản bội- kẻ 
thù của nhân dân Âu Lạc. 
- HS làm việc cá nhân 
- HS trình bày theo cách 
hiểu và đánh giá của mình 
-HS thảo luận theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày. 
HS trả lời 
ân hận muộn mằn của y. 
Trọng Thủy thành công 
lấy trộm được nỏ thần 
nhưng trở thành kẻ lừa dối 
đê hèn, mất vợ, bị người 
Việt đời đời lên án. 
III. Tổng kết: 
Chỉ ra được yếu tố lịch sử 
cốt lõi và yếu tố thần kì. 
* Kết quả dự kiến 
- Yếu tố lịch sử cốt lõi: 
ADV xây thành, chế nỏ, 
chiến thắng Triệu Đà, 
nhận Trọng Thủy làm rể, 
chủ quan nên thua trận, 
giết con, tự sát. 
- Yếu tố thần kì: Sứ Thanh 
Giang giúp vua xây thành, 
móng rùa- lẩy nỏ thần, 
thần Kim Quy hiện lên 
thét lớn, sự hóa thân của 
Mị Châu... 
HĐ: Luyện tập (2 phút) 
HĐ: Vận dụng (1 phút) 
HĐ: Tìm tòi, mở rộng 
(1 phút) 
?Phân biệt yếu tố lịch sử và 
yếu tố thần kì trong truyện? 
Nhận xét câu trả lời của HS. 
? Những bài học lịch sử cần 
rút ra qua truyền thuyết này? 
Nhận xét câu trả lời của HS. 
?An Dương Vương đã tự tay 
chém đầu người con gái duy 
nhất của mình nhưng dân gian 
lại dựng đền và am thờ hai 
cha con ngay cạnh nhau. Cách 
xử trí như vậy nói lên điều gì 
trong đạo lí truyền thống của 
dân tộc ta ? 
GV hướng dẫn cho HS về nhà 
hoàn thiện bài tập: Chú ý 
truyền thống nhân hậu và đạo 
lí gia đình của người Việt 
Nam. 
? Cảm nhận về nhân vật An 
Dương Vương và nhân vật Mị 
Châu- Trọng Thủy bằng các 
hình thức khác nhau. 
? Tìm một số bài thơ viết về 
Mị Châu- Trọng Thủy và nêu 
lên sức sống lâu bền của 
Truyện An Dương Vương và 
HS trả lời. HS khác bổ sung 
HS về nhà hoàn thành 
nhiệm vụ. Báo cáo vào tiết 
sau. 
HS về nhà hoàn thành 
nhiệm vụ 
Mị Châu- Trọng Thủy. 
Tìm đọc truyện “An Dương 
Vương xây thành ốc” của 
Nguyễn Huy Tưởng. Truyện “ 
nỏ thần” của Tô Hoài 
- Hướng dẫn về nhà học tự học: 1 phút 
+ Xem lại bài học ở lớp (vở ghi) 
+ Hoàn thành bài tập Vận dụng, mở rộng 
+ Hệ thống lại toàn bộ tác phẩm theo sơ đồ tư duy (làm vào vở) 
+ Soạn bài tiếp theo: Lập dàn ý bài văn tự sự: Trả lời theo câu hỏi SGK, Sưu 
tầm một số văn bản tự sự em yêu thích. 
5.3. Giáo án minh họa số 3: Hướng dẫn học sinh tự học theo phương pháp 
“Dạy học theo góc ” 
Tiết PPCT: 79 
 TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN ( Tiết 1) 
 (Trích Rô- mê - ô và Giu –li- et ) - W. Sêc- xpia 
I. Mục tiêu cần đạt 
 1. Kiến thức 
 Cảm nhận được tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Rô-
mê-ô và Giu-li-ét. Phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ 
đối thoại trong đoạn trích. 
 Đặc điểm cơ bản của kịch 
2. Kĩ năng 
 Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 
+ Nhận diện, phân tích và đánh giá xung đột kịch, cách giải quyết xung đột kịch 
+ Nhận diện, phân tích và đánh giá đặc sắc của ngôn ngữ kịch và hành động 
kịch 
+ Nhận diện, phân tích, đánh giá nhân vật kịch 
 Đánh giá những sáng tạo độc đáo của các tác giả qua các tác phẩm 
 Vận dụng những kiến thức đã học để đọc những tác phẩm kịch khác (không có 
trong SGK); nêu lên nững kiến giải suy nghĩ về các phương diện nội dung 
nghệ thuật của các tác phẩm kịch đã được học trong chủ đề; rút ra bài học về lí 
tưởng sống, cách sống từ những tác phẩm kịch đã đọc và liên hệ vận dụng vào 
thực tiễn cuộc sống của bản thân. 
 + Kĩ năng làm việc độc lập, tính chủ động, tự giác của HS khi thực hiện học theo 
góc . 
3. Thái độ 
 Yêu con người yêu cuộc sống 
 Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp 
 Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại. 
4. Các năng lực cần hướng tới hình thành cho học sinh: 
– Năng lực thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản (lịch sử – xã hội 
văn hóa; về tác giả và văn bản). 
– Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản 
– Năng lực đọc hiểu văn bản kịch hiện đại theo đặc trưng thể loại. 
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. 
– Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Thiết kế bài dạy, máy tính, phiếu học tập cho HS. 
- HS: Bài soạn, SGK, bảng phụ, bút lông 
III. Phương pháp 
1. GV hướng dẫn HS tự học ở nhà. 
- Đọc SGK chú ý kết quả cần đạt của bài học 
- Tìm hiểu về thời đại phục hưng: Tham khảo thêm SGK Lịch sử 10, Internet 
- Đọc phần tiểu dẫn, nắm được các vấn đề chính: Tác giả Sếch-xpia, nội dung vở 
kịch” Rô-mô-ô và Giu-li-ét” 
- Đoạn trích: “Tình yêu và thù hận” : nhập vai nhân vật đọc đoạn trích, sân khấu 
hóa đoạn trích. 
- Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn SGK. 
- Có những cảm nhận ban đầu về đoạn trích qua việc sân khấu hóa đoạn trích 
- Sưu tầm và nghe bài hát A time for us. 
2. Hướng dẫn HS tự học qua các giờ lên lớp ở trường. 
- Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, hợp tác nhóm, phỏng vấn, đóng vai. 
HĐ: Khởi động : 5 phút 
GV trình chiếu các hình ảnh: Lần lượt cho HS nhận biết tên những tác giả trên ? 
H1: Bức tranh cô gái xinh đẹp với nụ cười đầy bí ẩn này là của họa sĩ nào? 
Đáp án: Nàng Monalisa của tác giả Da Vinci 
H2: Tác phẩm “ Đôn-ki-hô-tê” là của tác giả nào? 
Đáp án: Đôn Ki hô tê của nhà văn Xéc-van-tét 
H3: Ai là người đầu tiên khám phá ra châu Mỹ ? Đáp án: Colombus 
H4: Đây là bức tranh vẽ gì? Đáp án: Hệ tuần hoàn máu - Harvey 
? Bốn bức ảnh trên gợi nhắc cho em nhớ tới thời đại nào trong lịch sử của nhân 
loại? Đáp án: Thời đại Phục hưng 
-GV dẫn vào bài mới: Phục Hưng là khôi phục lại tinh hoa của thời kì trước 
đó, mà chủ yếu là thời kì văn minh Hi Lạp Cố Đại. Đây là thời kì phát triển nhất 
từ trước đến nay và phát triển trên nhiều lĩnh vực trong đó có văn học. Đây là 
thời kì đề cao tiếng nói nhân văn sâu sắc, là thời kì “ Cần đến những con người 
khổng lồ và đã sản sinh ra được những con người khổng lồ” ( Mác, Ăng –Ghen) 
Sêc-xpia là con người khổng lồ như vậy. 
Yêu cầu cần đạt và kết 
quả dự kiến 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
HĐ: Hình thành kiến 
thức mới: 35 phút 
I/ Tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
- Trình bày được những 
nét cơ bản về cuộc đời và 
sự nghiệp của Sêc-xpia 
GV tổ chưc lớp học thành 4 
góc, mỗi góc thực hiện một 
nhiệm vụ khác nhau và các 
thành viên trong nhóm cùng 
hợp tác thực hiện. 
- Thời gian mỗi góc thực hiện 
là 10 phút. 
- Góc 1: Tìm hiểu về tác giả. 
Hãy trình bày những hiểu biết 
của em về tác giả Sêc-xpia 
bằng các hình thức khác 
nhau? 
Gv quan sát, hỗ trợ nếu các 
- Lớp phân thành 4 góc. 
-Thực hiện cặp đôi. HS thể 
hiện các hình thức khác 
nhau. 
THỜI 
ĐẠI 
PHỤC 
HƯNG 
 2. Tác phẩm: Rô- mê-ô 
và Giu - li - ét 
HS sắp xếp hình tương 
ứng đúng với các sự kiện 
trong vở kịch. Tóm tắt 
được vở kịch theo các 
hình ảnh. 
 II. Đọc hiểu đoạn trích 
1. Sáu lời thoại đầu 
* Kết quả dự kiến 
+ Rô-mê-ô: 
-Ngôn ngữ Kịch: hấp dẫn, 
giàu hình ảnh, bay bổng 
→Tâm trạng Rômeo: Ngất 
ngây trong men say tình 
yêu, si mê, nồng nhiệt say 
đắm 
+ Giu-li-et: 
- Ngôn gữ Kịch: Giản dị, 
cụ thể, gần gũi, diễn tả 
được tâm trạng của 
Giuliet: Yêu say đắm, 
nồng nàn, mãnh liệt nhưng 
cũng chưa đựng nỗi băn 
khoăn trăn trở, lo lắng, nỗi 
ám ảnh khôn nguôi về mối 
thù truyền kiếp của 2 dòng 
họ. 
HĐ: Củng cố ( 2 phút) 
Hoạt động cá nhân 
thành viên của góc gặp khó 
khăn 
- Góc 2: Góc quan sát. 
Hãy quan sát màn hình: Lắp 
ghép các hình ảnh đã có thành 
một chuỗi logic để tóm tắt vở 
kịch rô-mê-ô và Giu-li-ét ? 
( GV cung cấp các hình ảnh ( 
ảnh phần mục lục), mỗi ảnh 
gắn liền 1 sự việc có liên quan 
đến vở kịch Rô- mê - ô và Giu 
–li- et, các hình ảnh được sắp 
xếp lộn xộn) 
Gv quan sát, hỗ trợ nếu nhóm 
gặp khó khăn 
- Góc 3: Đọc- hiểu 1: Phân 
tích diễn biến tâm trạng của 
Rô-mê-ô qua những lời độc 
thoại ? 
GV quan sát, hỗ trợ nếu nhóm 
gặp khó khăn 
- Góc 4 : Đọc- hiểu 2: Phân 
tích diễn biến tâm trạng của 
Giu-li-et qua những lời độc 
thoại? 
 GV quan sát, hỗ trợ nếu nhóm 
gặp khó khăn 
Hết thời gian hoạt động, yêu 
cầu HS luân chuyển góc 
-GV tổ chức cho các góc báo 
cáo kết quả. 
-GV nhận xét về kết quả học 
tập của các góc . 
? Điểm gặp gỡ về tâm trạng 
- HS quan sát các hình ảnh 
và sắp xếp theo trình tự hợp 
lý, nhìn các hình ảnh tóm 
tắt vở kịch Rô- mê - ô và 
Giu –li- et: 
- Các thành viên trong góc 
trao đổi thảo luận, thống 
nhất ghi kết quả vào phiếu 
học tập. 
- Các thành viên trong góc 
trao đổi thảo luận, thống 
nhất ghi kết quả vào phiếu 
học tập. 
- Các thành viên trong góc 
trao đổi thảo luận, thống 
nhất ghi kết quả vào phiếu 
học tập. 
HS luân chuyển góc: Từ 
góc 1 sang góc 2; góc 2 
sang góc 3; góc 3 sang góc 
4; từ góc 4 chuyển sang góc 
1) 
-Các góc báo cáo kết quả 
- Các HS khác nhận xét, 
đánh giá. 
-HS tiếp nhận được những 
kiến thức của bài học 
- HS trả lời 
- HS khác bổ sung 
* Kết quả dự kiến 
+Tình yêu nồng nàn, đắm 
say có thể vượt lên mọi 
thù hận. 
+ Ca ngợi tuổi trẻ, tình 
yêu giám vượtqua mọi 
hàng rào ngăn cách hận 
thù > Chủ nghĩa nhân văn 
của VH Phục hưng 
HĐ: Luyện tập (2 phút) 
HĐ: Vận dụng 
của Rô mê ô và Guliet ở 6 lời 
thoại đầu này là gì? Qua 6 lời 
thoại đó, tác giả thể hiện thái 
độ gì về tuổi trẻ và tình yêu? 
-GV nhận xét 
? Trình bày những hiểu biết 
của em về lời độc thoại nội 
tâm trong kịch? 
Nhận xét câu trả lời của HS 
? Qua việc tìm hiểu tiết 1, 
bước đầu em có thể xác định 
được những đặc điểm gì về 
kịch của W.Sêch xpia? 
? Nghe và tập bài hát “Romeo 
and Juliet” do ca sĩ Emerson 
ft. Lake & Palmer thể hiện 
- HS trả lời 
- HS khác bổ sung 
HS ghi câu hỏi, về nhà hoàn 
thiện. 
- Hướng dẫn về nhà học tự học: 1 phút 
+ Hoàn thành bài tập Vận dụng, bổ sung 
+ Cảm nhận về 6 lời độc thoại đầu. 
+ Chuẩn bị bài tiếp theo: “ Tình yêu và thù hận” (Tiết 2) cụ thể: 
. Tìm hiểu về lời đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-et: Nội dung, ý nghĩa của các 
lời thoại. Vai trò của lời đối thoại. 
. Tình yêu đã vượt lên hận thù như thế nào? 
. Những lí tưởng nhân văn cao đẹp nhất của chủ nghĩa nhân văn thời phục hưng. 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
- Quá trình nghiên cứu 
. Thời gian hình thành ý tưởng: Tháng 01 năm 2019 
. Tiến hành xây dựng tiêu chí và khảo sát: Từ tháng 3 năm 2019-> tháng 9 năm 
2019 
. Hoàn thành sáng kiến: tháng 2 năm 2020 
. Áp dụng- Thực nghiệm sư phạm : Từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021 
. Chỉnh sửa, hoàn thiện: tháng 3 năm 2021 
- Phạm vi áp dụng 
Đề tài có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường THPT Tân Kỳ và đã 
được thể nghiệm một cách có hiệu quả tại trường THPT Tân Kỳ và một số 
trường THPT khác trong huyện. 
- Đối tượng áp dụng 
Đề tài được triển khai cho các đối tượng học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 từ 
trung bình, đến khá, giỏi, bởi đề tài phù hợp với mọi đối tượng học sinh đồng 
thời đề tài còn phát huy được các năng lực, phẩm chất khác nhau của người học 
đặc biệt năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, phẩm 
chất chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm 
- Ý nghĩa của đề tài 
Đề tài có ý nghĩa rất lớn đối với GV nói chung và GV THPT nói riêng. Đề 
tài đã đáp ứng được vấn đề cấp thiết cần đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Bản 
thân mỗi GV thì được trang bị thêm một số phương pháp hướng dẫn HS tự học 
và các bước tiến trình thực hiện cụ thể khi áp dụng vào thực tiễn. Với HS thì sẽ 
được tiếp cận với các phương pháp tự học mới nên sẽ hứng thú hơn và sẽ kích 
thích được việc tự học. 
2. Kiến nghị 
- Nhà trường cần đầu tư thêm cơ sở vật chất, các thiết bị để hỗ trợ cho việc tự 
học nhất là không gian lớp học còn quá chật. 
- Các tổ chức, đơn vị cần công bố rộng rãi các đề tài về hướng dẫn HS tự học. 
- Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong Sách giáo khoa cần đựơc bổ sung 
và thay đổi và sắp xếp lại để phát huy tính sáng tạo và tự học của HS 
 * * * 
Đến nay, việc hướng dẫn HS tự học môn Ngữ văn ở cấp THPT hầu như 
còn ít được nghiên cứu, thể nghiệm trong các nhà trường. Bản thân tôi đã nghiên 
cứu và thực hành để kiểm chứng hiệu quả của nó nhằm góp phần nâng cao chất 
lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT . Đề tài được các đồng nghiệp và 
hội đồng khoa học Trường THPT Tân Kỳ đánh giá cao, có khả năng vận dụng 
hiệu quả trong giảng dạy trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, đề tài cũng 
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong bạn bè, đồng nghiệp và Hội 
đồng khoa học cấp trường góp ý, bổ sung, phản biện để đề tài của tôi được hoàn 
thiện hơn. 
 Xin trân trọng cảm ơn! 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thị Thu Ba “Kỹ năng phát triển năng lực tự học của học sinh” 
2. Nguyễn Lăng Bình ( Chủ biên) “Một số phương pháp và kỉ thuật dạy học” 
Nhà xuất bản Đại học sư phạm 
3. Bộ GD và ĐT: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 
4. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một 
góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
5. Nguyễn Văn Đường (Chủ biên) Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 NC tập một 
6. Vũ Văn Hùng, Phạm Xuân Thanh, Trần Đức Tuấn, Đổi mới và hiện đại hoá 
chương trình và SGK theo định hướng phát triển Năng Lực, NXB giáo dục , 
2016. 
7. Lưu Đức Hạnh (Chủ biên), Trịnh Trọng Nam, Lê Thi Anh Thơ, Thiết kế 
dạy học Ngữ văn 12 (Tập 2), Nhà xuất bản Giáo dục, 2008. 
8. Phạm Thị Thu Hương ( Chủ biên), Trịnh Thị Màu- Trịnh Thị Lan-Trịnh Thị 
Bích Thủy, Phát triển năng lực Đọc-hiểu văn bản văn chương qua hệ thống 
phiếu học tập, nhà xuất bản đại học sư phạm. 
9. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn 
Ngữ văn 12, Nhà xuất bản Đại họpc Sư phạm Hà Nội, 2010. 
10. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Bùi Minh Đức, Phạm Thu Hương, Nguyễn Thị 
Hương, Bùi Minh Toán: Dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn lớp 10, 11, 
12 
11. TS Trần Thị Bích Liễu, Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo, NXB giáo 
dục, 2016. 
12. Nguyễn Thị Hồng Nam, Tổ chức dạy học hợp tác trong dạy học Ngữ văn, 
Đại học Cần Thơ, 2006. 
13. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT về đối mới phương pháp 
dạy học, kỉ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá 
môn Ngữ Văn. 
14. Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm 
và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn. 
15. Robert J. Marano Debra J. Pickering- Jane E. Pollock, Classroom Instruction 
that Works (Các phương pháp dạy học hiệu quả), NXB Giáo dục Việt Nam. 
Người dịch: Lê Văn Canh và nhóm dịch giả, 2011. 
16. “Renaissance, Online Etymology Dictionary”. Etymonline.com. Truy cập 
ngày 31 tháng 7 năm 2009. 
17. SGK Ngữ văn lớp 10,11,12 ( tập một) NXBGD 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG TRÍCH 
ĐOẠN “Tình yêu và thù hận” - Tiết 1 - ( Trích: Rô-me-ô và Giu-li-ét) 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
MỚI TRONG TRÍCH ĐOẠN “Tình yêu và thù hận” - Tiết 1 – 
 ( Trích: Rô-me-ô và Giu-li-ét) 
Góc 2: Góc quan sát: Lắp ghép các hình ảnh đã có thành một chuỗi logic để tóm 
tắt vở kịch rô-mê-ô và Giu-li-ét ? 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh.pdf
Sáng Kiến Liên Quan