Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh cân bằng các phương trình phản ứng hóa học

 Trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước ngày càng cao với quy mô ngày càng lớn. Một trong những trọng tâm của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo dục. Phương hướng giáo dục của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo những con người: Lao động - Tự chủ - Sáng tạo, có năng lực thích ứng và giải quyết những vấn đề thường gặp, qua đó biết lập nghiệp và tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình.

 Để bồi dưỡng năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh thì lí luận dạy học hiện đại đã khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức. Môn hóa học trong trường Trung học cơ sở là một trong những môn có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh có mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản bao gồm kiến thức về cấu tạo, phân loại và tính chất và ứng dụng của chúng .

 Trong phần tính chất cơ bản của các chất thì có sự xuất hiện của các phản ứng hoá học kéo theo nó là các phương trình hoá học xuất hiện. Nhưng việc cân bằng được các phương trình hoá học đó để áp dụng và giải thích, giải toán là một việc cần thiết để học sinh có thể giải các bài toán hoá học sau này.

 Để đạt được mục đích là: cân bằng sao cho đúng, nhanh một phương trình hoá học đơn giản cũng như phương trình phức tạp là cả một vấn đề khó đối với cả giáo viên và học sinh. Giáo viên cần truyền đạt kiến thức như thế nào, mức độ nào đối với từng loại học sinh để học sinh có thể tự cân bằng được phương trình. Còn học sinh thì lo làm sao thu nhận kiến thức và thực hiện như thế nào để có thể cân bằng được phương trình. Mà phương trình hoá học thì có nhiều loại cho nhiều chất cụ thể. Để cho học sinh viết sơ đồ hay công thức cấu tạo đúng đủ các chất có trong phản ứng đã khó, nay mà cân bằng các phương trình đó lại càng khó hơn.

 

doc26 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6871 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh cân bằng các phương trình phản ứng hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự như trên sao cho số nguyên tử
của các nguyên tố ở hai vế của phương trình bằng nhau
Bước 3: Giữ nguyên các phân số hoặc khử mẫu để được phương trình hoàn chỉnh
- Các ví dụ cụ thể 
Ví dụ 1: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau :
 P + O2 ----> P2O5 
Cách làm: 
Bước 1: Do sau phản ứng có 2P, 5O mà trước phản ứng chỉ có 1P, số nguyên tử O sau phản ứng là nhiều nhất nên thêm hệ số vào trước O2
 P + O2 ----> P2O5
 Bước 2: Lúc này sau phản ứng có 2P , trước phản ứng có 1P ta thêm hệ số 2 vào truớc P.
 2P + O2 P2O5
Bước 3: Giữ nguyên hệ số của P2O5 và quy đồng mẫu số chung là 2 ta được phương trình hoàn chỉnh:
 4P + 5O2 2 P2O5 
Ví dụ 2: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau: 
 NH3 + O2 ----> NO + H2O
Cách làm: 
Bước 1: Ta thấy số ngyên tử H là nhiều nhất: trước phản ứng có 3H, sau phản ứng có 2H, nên ta thêm hệ số trước H2O.
 NH3 + O2 ----> NO + H2O 
 Bước 2: Lúc này sau phản ứng có O nên ta thêm hệ số trước O2
 NH3 + O2 ----> NO + H2O
Bước 3: Để mất phân số ta quy đồng mẫu số chung là 4 ta sẽ được phương trình hoàn chỉnh: 
 4NH3+ 5O24NO+ 6H2O
Ví dụ 3: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau Fe + O2 ----> Fe2O3 
Cách làm: 
Bước 1: Ta thấy số ngyên tử Oxi là nhiều nhất: trước phản ứng có 2O, sau phản ứng có 3O , nên ta thêm hệ số trước O2.
 Fe + O2 ----> Fe2O3
 Bước 2: Lúc này sau phản ứng có 2Fe nên ta thêm hệ số 2 trước Fe
 2 Fe + O2 ----> Fe2O3
Bước 3: Để mất phân số ta quy đồng mẫu số chung là 2 ta sẽ được phương trình hoàn chỉnh: 4Fe + 3 O2 2Fe2O3
Các ví dụ khác: Na + O2 -----> Na2O
 P2O5 + H2O -----> H3PO4
Dạng 2: Cân bằng phương trình phản ứng bằng phương pháp “Chẵn- Lẻ”
- Cách tiến hành
Xét các chất trước và sau phản ứng nếu số nguyên tử của cùng một nguyên tố trong, một số công thức hoá học là số chẵn còn ở công thức khác lại là số lẻ thì cần đặt hệ số
2 trước công thức có số nguyên tử là số lẻ. Sau đó tìm các hệ số còn lại
- Xét đối tượng, phạm vi áp dụng
Dạng này sử dụng để hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình các phản ứng có ở
SGK là hiệu quả nhất
- Các ví dụ cụ thể
Ví dụ 1: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau: Al + O2 ----> Al2O3
Cách làm: Số nguyên tử oxi trong Al2O3 là lẻ, nên thêm hệ số 2 vào trước Al2O3
 Al + O2 ----> 2Al2O3
 Ta thấy số nguyên tử nhôm sau phản ứng lúc này là 4Al còn trước phản ứng là 1Al
nên ta đặt hệ số 4 vào trước Al: 4Al + O2 ----> 2Al2O3
Cuối cùng thấy sau phản ứng có 6O, trước phản ứng có 2O nên ta thêm hệ số 3 vào
trước O2 ta được phương trình hoàn chỉnh: 4Al + 3O2 2Al2O3 
Ví dụ 2: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau:
 FeS2 + O2 ----> Fe2O3 + SO2
Cách làm: Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 và SO2 là số chẵn còn trong Fe2O3 là số lẻ nên ta đặt hệ số 2 trước công thức Fe2O3 
 FeS2 + O2 ----> 2Fe2O3 + SO2
Tiếp theo cân bằng nguyên tử Sắt: Trước phản ứng có 1Fe, sau có 4Fe nên đặt hệ số 4 trước FeS2 
 4FeS2 + O2 ----> 2Fe2O3 + SO2
 Lúc này trước phản ứng coi như S là không đổi nữa, trước phản ứng có 8S sau có 1S nên thêm hệ số 8 trước SO2 
 4FeS2 + O2 ----> 2Fe2O3 + 8SO2
 Cuối cùng ta cân bằng nguyên tử Oxi: Trước phản ứng có 2O, sau có 22O nên ta đặt hệ số 11 trước công thức O2. Ta được phương trình hoàn chỉnh:
 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
Ví dụ 3: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau: Fe + O2 ----> Fe2O3
Cách làm: Ta thấy số nguyên tử Oxi trước phản ứng số chẵn còn trong Fe2O3 nguyên tử oxi là số lẻ nên ta đặt hệ số 2 trước công thức Fe2O3 
 Fe + O2 ----> 2Fe2O3
 Tiếp theo cân bằng nguyên tử Sắt: Trước phản ứng có 1Fe, sau có 4Fe nên đặt hhệ số 4 trước Fe 
 4Fe + O2 ----> 2Fe2O3 
 Lúc này: trước phản ứng có 2O sau phản ứng có 6O nên thêm hệ số 3 trước O2 
 4Fe + 3O2 ----> 2Fe2O3 
 Ta được phương trình hoàn chỉnh:
 4Fe + 3O2 2Fe2O3 
 Dạng 3: Cân bằng phương trình phản ứng cháy của hợp chất Hữu cơ.
- Đối tượng, phạm vi áp dụng
 Đối với HS lớp 8 thì HS chưa biết được hợp chất hữu cơ là gì, kể cả HS lớp 9 đến đầu học kì II cũng mới được tìm hiểu. Nhưng ngay khi ở lớp 8 khi học phần tính chất hoá học của oxi, phần oxi tác dụng với hợp chất chủ yếu là các phản ứng cháy của các hợp chất hữu cơ, để phát triển tư duy lôgic và sáng tạo của học sinh thì đối với học sinh khá thì giáo viên có thể giới thiệu sơ qua và hướng dẫn học sinh cân bằng nhanh trong các bài kiểm tra  thường thì dạng này ở THCS chủ yếu là:
Hợp chất hữu cơ + O2 ----> CO2 + H2O + một số chất khác.
- Cách tiến hành
+ Đầu tiên luôn coi hệ số của các hợp chất hữu cơ luôn bằng 1
+ Rồi đến cân bằng số nguyên tử C đầu tiên, đến nguyên tử H, N 
+ Và cuối cùng mới cân bằng nguyên tử oxi.
Ví dụ 1: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau:
 C3H6 + O2 ----> CO2 + H2O
Cách làm: Đầu tiên coi hệ số của C3H6 là 1. . Vậy trước phản ứng có 3C, sau phản ứng có 1C ta thêm hệ số 3 trước CO2: 
 C3H6 + O2 ----> 3CO2 + H2O
 Trước phản ứng lúc này có 6H nên ta thêm hệ số 3 trước H2O
 C3H6 + O2 ----> 3CO2 + 3H2O
Lúc này sau phản ứng có nguyên tử ôxi là ( 6 + 3 = 9 ) và trước phản ứng là 2 ta thêm
hệ số trước O2 ta được phương trình
 C3H6 + O2 3CO2 + 3H2O
Ví dụ 2: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau:
 C2H4 + O2 ----> CO2 + H2O
Cách làm: Đầu tiên coi hệ số của C2H4, là 1. . Vậy trước phản ứng có 2C, sau phản ứng có 1C ta thêm hệ số 2 trước CO2: 
 C2H4 + O2 ----> 2CO2 + H2O
 Trước phản ứng lúc này có 4H nên ta thêm hệ số 2 trước H2O
 C2H4 + O2 ----> 2CO2 + 2H2O
Lúc này sau phản ứng có nguyên tử ôxi là ( 4 + 2 = 6) và trước phản ứng là 2O ta thêm hệ số 3 trước O2 ta được phương trình
 C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O
Từ phương trình này giáo viên có thể triển khai ra các hợp chất khác như: C2H4, C3H4,
C2H6.... ( Các hợp chất chỉ gồm C và H ) và cuối cùng là CxHy để tăng độ khó, tăng
khả năng tư duy của học sinh.
Ví dụ 3: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau:
 CxHy + O2 ----> CO2 + H2O
Cách làm: Đầu tiên coi hệ số của CxHy, là 1. . Vậy trước phản ứng có xC, sau phản ứng có 1C ta thêm hệ số x trước CO2: 
 CxHy + O2 ----> xCO2 + H2O
 Trước phản ứng lúc này có yH nên ta thêm hệ số trước H2O
 CxHy + O2 ----> x CO2 + H2O
Lúc này sau phản ứng có nguyên tử oxi là ( 2x + ) và trước phản ứng là 2 ta thêm
hệ số ( x + ) trước O2 ta được phương trình
CxHy + ( x + ) O2 x CO2 + H2O
 Ví dụ 4: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau:
 C2H6O + O2 ----> CO2 + H2O	
Cách làm: Đối với phương trình dạng này trong hợp chất ban đầu có cả nguyên tố oxi nên khó hơn nhưng nguyên tắc vẫn như trên: 
Đầu tiên coi hệ số của C2H6O là 1, lúc này trước phản ứng có 2C, 6H sau phản ứng có 1C, 2H vậy nên ta thêm hệ số 2 trước CO2 và hệ số 3 trước H2O 
 C2H6O + O2 ----> 2CO2 + 3H2O
 Lúc này sau phản ứng có: ( 2.2 + 3.1 ) = 7 nguyên tử oxi còn trước phản ứng có 
( 1 + 2 ) = 3O ( Giáo viên nên chỉ rõ cho học sinh chỗ này ) mà hệ số của C2H6O là 1 nên tại đây luôn chỉ có 1O nên ta thêm hệ số 3 trước O2. Ta được phương trình hoàn chỉnh :
 C2H6O + 3O2 2CO2 + 3H2O
Từ ví dụ này giáo viên có thể triển khai một số chất tương tự ( phân tử chỉ gồm C, H, O ) như: C3H8O3 , C2H6O2 , C2H4O2 . . . .sau đó tổng quát lên là CxHyOz để rèn luyện khả năng cân bằng phương trình của học sinh.
Ví dụ 5: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau CxHyOz + O2 ----> CO2 + H2O
Cách làm: Đầu tiên coi hệ số của CxHyOz là 1, lúc này trước phản ứng có xC, yH, zO sau phản ứng có 1C, 2H, 3O thêm hệ số X trước CO2 và hệ số trước H2O
CxHyOz + O2 ----> x CO2 + H2O
 Lúc này sau phản ứng có: ( + 2x ) nguyên tử oxi còn trước phản ứng có ( z + 2) nguyên tử oxi nên ta thêm ( x + - ) trước O2. Ta được phương trình hoàn chỉnh
CxHyOz + ( x + - )O2 -> xCO2 + H2O
Ví dụ 6: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau:
 C2H5O2N + O2 ----> CO2 + H2O + N2
Cách làm: Đối với học sinh THCS thì hợp chất gồm 4 nguyên tố như thế này là phức tạp nhưng cứ theo nguyên tắc ban đầu :
 Đầu tiên coi hệ số của C2H5O2N là 1 thì trước phản ứng lúc này có: 2C , 5H, 1N còn sau phản ứng là: 1C , 2H , 2N. Cho nên ta đặt hệ số 2 trước CO2 , hệ số trước H2O và hệ số trước N2 
 C2H5O2N + O2 ----> 2CO2 +H2O + N2 
lúc này số nguyên tử Oxi sau phản ứng là ( 2.2 + .1 ) = = 
còn trước phản ứng là 4O mà hệ số của C2H5O2N là 1 nên ở đây có 2O cố định nên ta thêm hệ số trước O2
 C2H5O2N + O2 2CO2 + H2O + N2 
Qua ví dụ này giáo viên có thể cho học sinh khá, giỏi về cân bằng công thức tổng quát:
 CxHyOzNt + O2 ----> CO2 + H2O + N2 
Cách làm: Theo nguyên tắc ban đầu
 Đầu tiên coi hệ số của CxHyOzNt là 1 thì trước phản ứng lúc này có: xC, yH, tN sau phản ứng là: 1C ,2H , 2N. Cho nên ta đặt hệ số x trước CO2, hệ số trước H2O và hệ số trước N2 
CxHyOzNt + O2 ----> xCO2 + H2O + N2
số nguyên tử Oxi sau phản ứng là(2.x + .1) 
 còn trước phản ứng là ( z + 2 )O ở đây có 2O cố định nên ta thêm hệ số ( x + - ) trước O2 
 CxHyOzNt + ( x + - )O2 xCO2 + H2O + N2
Dạng 4: Cân bằng phương trình phản ứng theo phương pháp: “Đại số”
- Đối tượng phạm vi áp dụng
Trong chương trình THCS thì học sinh mới tim hiểu sơ qua về phản ứng oxi hoá khử
nhưng các khái niệm đó chưa giúp gì chúng ta trong việc cân bằng phương trình phản 
ứng ôxi hoá khử. Cho nên khi bồi dưỡng học sinh giỏi cho trường rất khó khăn để
hướng dẫn học sinh cân bằng các phương trình có nhiều chất phản ứng hay sản phẩm như:
Cu + H2SO4 ------> CuSO4 + SO2 + H2O
Al + HNO3 -----> Al(NO3)3 + NO2 + H2O
MnO2 + HCl -----> MnCl2 + Cl2 + H2O
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, ...lần lượt vào các công thức ở 2 vế của phương trình phản ứng.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng 1 hệ phương trình chứa ẩn trên.
Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số.
Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng.
- Các ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau
 Cu + H2SO4 -----> CuSO4 + SO2 + H2O 
 Cách làm: 
+ Bước 1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, ..lần lượt vào các công thức ở 2 vế của phương trình phản ứng.
 aCu + bH2SO4 -----> cCuSO4 + dSO2 + eH2O
+ Bước 2: Lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về các chất trước và sau phản ứng ( khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau ) Cụ thể:
 Cu: a = c (1)
 S: b =( c + d ) (2)
 H: 2b = 2e (3)
O: 4b = 4c + 2d + e (4)
+ Bước 3: Giải hệ phương trình trên bằng cách: Từ (3) ta có : b = e .Chọn b = e = 1 từ (2) , (4) và (1) --> c = a = d = 
+ Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng.
 Cu + H2SO4 CuSO4 + SO2 + H2O 
Hoặc: Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O
Ví dụ 2: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau:
 Al + HNO3 -----> Al(NO3)3 + NO2 + H2O
Cách làm: 
+ Bước 1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, ..lần lượt vào các công thức ở 2 vế của phương trình phản ứng.
 aAl + bHNO3 -----> cAl(NO3)3 + dNO2 + eH2O
+ Bước 2: Lập hệ
 Al: a = c (1)
 H : b = 2e (2)
 N: b = 3c + d (3)
 O: 3b = 9c + 2d + e (4)
+ Bước 3: Giải hệ: Từ (2) chọn e = 1 --> b = 2
Từ (3) và (4) --> e = d = 1, từ (1) và (3) --> a = c = 
+ Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng.
 Al + 2HNO3 Al(NO3)3 + NO2 + H2O 
 Hay : Al + 6HNO3 Al(NO3)3 + 3NO2 + 3 H2O
- Một số ví dụ khác học sinh thực hiện các bước tương tự
Cu + 4 HNO3 -----> Cu(NO3)2 +2NO2 + 2H2O
 MnO2 + 4 HCl -----> MnCl2 + Cl2 + 2 H2O
Dạng 5: Cân bằng phương trình phản ứng theo phương pháp: “Thăng bằng electron”
- Đối tượng phạm vi áp dụng
Khi hướng dẫn học sinh cân bằng các phương tình phản ứng mà học sinh chưa biết được các khái niệm như số oxi hoá, hay bản chất của phản ứng oxi hoá khử là điều rất khó. Ở dạng 4 ta mới chỉ giải quyết tạm thời về vấn đề cân bằng nhưng nhược điểm của phương pháp này là việc lập hệ và giải hệ tương đối phức tạp, nặng về toán học lại không tìm hiểu đúng bản chất của phản ứng oxi hoá khử. Cho nên phương pháp 5 này chỉ áp dụng để hướng dẫn các học sinh giỏi cân bằng phương trình trong các kì thi. Để áp dụng được phương pháp này thì giáo viên phải trang bị trước cho học sinh một số kiến thức cơ bản về: phản ứng oxi hoá khử, bản chất của phản ứng này, số oxi hoá của các nguyên tố. Sau đây là một số quy tắc để xác định số oxi hóa các nguyên tố hoá học
a, Số số oxi hóa của nguyên tử đơn chất bằng không.
Ví dụ: Số số oxi hóa của Fe, Cu, Cl, S bằng không. Kí hiệu: 
b, Trong hợp chất số số oxi hóa của Hiđrô bằng +1, của Oxi bằng -2.
c, Trong một phân tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng không.
d, Đối với ion đơn nguyên tử số số oxi hóa bằng điện tích của ion đó.
Ví dụ: Số số oxi hóa của Na+, Mg2+, I-, S2- .lần lượt là : +1, +2, -1, -2.
e, Đối với ion nhiều nguyên tử thì tổng số số oxi hóa của các nguyên tử bằng trị số đại số của điện tích ion đó.
Chú ý: Có một số nguyên tố có nhiều số số oxi hóa tuỳ theo từng hợp chất:
Ví dụ: - Nguyên tố N: có các số số oxi hóa như: Trong NH3 thì số số oxi hóa là: -3, trong N2 là 0, +1 ở N2O, +2 ở NO, +4 ở NO2 , +5 ở trong ion NO3-.
 - Nguyên tố Lưu huỳnh cũng vậy: Có số số oxi hóa lần lượt như: -2 trong H2S, 0 của đơn chất S, +4 trong SO2, +6 trong SO3 ...
 - Các bước tiến hành:
 Bước 1: Xác định số Oxi hoá của các nguyên tố ở 2 vế của phương trình phản ứng ( chỉ xác định số oxi hóa của các nguyên tố có sự thay đổi, tức là có sự tăng giảm số oxi hóa )
 Bước 2: Viết các nửa phản ứng thể hiện quá trình oxi hóa và quá trình khử, rồi cân bằng số e cho và nhận.
 Bước 3: Đưa hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào phương trình phản ứng.
Sau đó kiểm tra xem số nguyên tử các nguyên tố ở 2 vế. 
- Các ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau:
Cu + HNO3 -----> Cu(NO3)2 + NO + H2O
Cách làm: 
Bước 1: Xác định số Oxi hoá của các nguyên tố ở 2 vế của phương trình
 + ----->(NO3)2 + + H2O
 Bước 2: Viết các nửa phản ứng thể hiện quá trình oxi hóa và quá trình khử, rồi cân bằng số e cho và nhận.
 - 2e Š Í 3 Quá trình Oxi hoá: Sự oxi hóa – Cu chất khử
 + 3e Š Í 2 Quá trình khử: Sự khử HNO3 là chất oxi hóa
 Bước 3: Đưa hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào phương trình phản ứng
3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Chú ý: Khi dạy giáo viên nên chú ý cho HS tại sao ở trên chỉ có 2 nhưng khi cân
bằng lại có 8 phân tử HNO3 đó là do trên thực tế chỉ có 2 phân tử HNO3 phản ứng còn
6 phân tử nữa làm môi trường cho phản ứng cho nên khi cân bằng dạng này nên cân
bằng các dung dịch axit cuối cùng
Mở rộng: Đối với dạng 5 này khi HS đã thao tác quen các bước thì giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách nhẩm miệng để cân bằng nhanh phương trình phản ứng. 
( Không cần theo các bước ở trên mà chỉ nhẩm ).
VD : Fe + HNO3 -----> Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Khi nhìn vào phương trình xác định ngay số oxi hóa của Fe và N thay đổi
 + HO3 -----> ( NO3)3 + O2 + H2O
 ª Fe + HNO3-----> Fe(NO3)3 +3NO2 + H2O
Lúc này ta chỉ lần lượt cân bằng các nguyên tử của các nguyên tố còn lại:
 Fe + 6HNO3 Fe(NO3)3 + 3NO2 +3 H2O
Ví dụ 2: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau
Br2 + NaOH -----> NaBr + NaBrO3 + H2O
Cách làm: 
Bước 1: + NaOH ----------> Na + NaO3 + H2O
Bước 2: + 1e . 2 Š 2 Í 5
 - 5e . 2 Š 2 Í 1
ª 12 Š 10 + 2 
Bước 3: 6Br2 + 12NaOH 10NaBr + 2NaBrO3 + 6H2O
Dạng 6: Cân bằng phương phản ứng theo phương pháp "Ion – Electron
- Đối tượng phạm vi áp dụng
Đối với dạng 5 đó là: Khi ta xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất nhưng khi ta viết mà phương trình chỉ có nguyên tố đó, nhưng trong thực tế thì nếu chất đó mà phân ly trong nước thì các ngyên tố đó không đứng một mình mà có thể đứng ở dưới dạng Ion như: SO42- , NO33- ...vì vậy dạng 6 này có thể khắc phục được nhược điểm đó, mặt khác dựa vào dạng 6 này ta có thể dự đoán được môi trường của phản ứng và hoàn thiện được phản ứng từ các phương trình Ion rút gọn. Cụ thể như sau:
- Các bước tiến hành
Bước 1: Chia phương trình thành 2 nửa phản ứng, rồi cân bằng các nửa phản ứng đó. Đầu tiên cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở vế bằng cách thêm H+, OH-
hoặc H2O, tiếp theo là cân bằng điện tích ở 2 vế bằng cách thêm, bớt e.
Bước 2: Nhóm các nửa phản ứng với các hệ số sao cho số e nhường trong quá trình oxi hóa bằng số e nhận trong quá trình khử.
Bước 3: Cộng các nửa phản ứng với nhau theo vế và đơn giản phương trình, kiểm tra.
- Các ví dụ cụ thể
Ví dụ 1: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau bằng phương pháp Ion - Electron:
Cu + HNO3 -----> Cu(NO3)2 + NO + H2O
 Cu + NO3- -----> NO + 
Bước 1: Các nửa phản ứng 
 Š 
 NO3- Š NO
Cân bằng khối lượng nguyên tử của mỗi nửa phản ứng, thêm H2O vào vế nào thiếu Oxi, thêm H+ vào vế nào dư Oxi.
 Š 
 NO3- + 8H+ Š 2NO + 4H2O
Bước 2: Cân bằng điện tích : 
 - 2e Š ( Quá trình Oxi hoá ) Í 3 
2NO3- + 8H+ + 6e Š 2NO + 4H2O (Quá trình khử) Í 1
Bước 3: Cộng các nửa phản ứng với nhau theo vế và đơn giản phương trình. 
 3Cu + 2NO3- + 8H+ Š3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Từ đó có thể suy luận các chất trong phưong trình, chẳng hạn như: 
 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Ví dụ 2: Cân bằng sơ đồ phản ứng sau bằng phương pháp Ion - Electron
 Fe2+ + MnO4------> Mn2+ + Fe3+ + H2O
Bước 1: Các nửa phản ứng
 Fe2+ - 1e Š Fe3+ ( Quá trình oxi hóa)
 MnO4- + 8H+ + 5e Š Mn2+ + 4H2O (Quá trình khử)
 Bước 2: Cân bằng Số electron cho – nhận:
 Fe2+ - 1e Š Fe3+ Í 5
 MnO4- + 8H+ + 5e Š Mn2+ + 4H2O Í 1 
Bước 3: Cộng các nửa phản ứng với nhau theo vế và đơn giản phương trình.
 Fe2+ + MnO4- + 8H+ Š Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
4. Hiệu quả áp dụng 
Qua một thời gian ngắn triển khai và áp dụng dạy học vào khối lớp 9. Qua các bài kiểm tra, thấy rằng các em đã biết cách cân bằng phương trình được nhiều hơn và nhanh hơn, một số em học sinh khá giỏi biết cách cân bằng các phương trình khó khi tham khảo một số sách nâng cao và sách phổ thông trung học.
Kết quả khảo sát tháng 11/2013. ( khảo sát cân bằng phương trình hóa học 9 )
Lớp
 Tổng 
 số 
Học sinh cân bằng phương trình hóa học nhanh
Học sinh cân bằng phương trình hóa học chậm
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
9A/24
18
75%
6
25%
9B/24
17
71%
7
29%
III. KẾT LUẬN
 Hoá học nói chung và bài tập hoá học nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc học tập. Hơn thế để học và làm được các bài tập hoá học dựa vào phương trình phản ứng để giải toán và giải thích lại càng khó hơn do đó các phương pháp để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, biết cách làm giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo góp phần hoàn thiện kiến thức là một sự thành công trong giảng dạy.
	Trong thực tế giảng dạy khi áp dụng đề tài này tôi thấy rằng cần cho học sinh tự viết phương trình và rèn luyện viết cũng như cân bằng phương trình thường xuyên trong bài học có liên quan thì mới phát huy được khả năng tự học và tính nhanh nhẹn của từng học sinh 
 	Với kinh nghiệm của bản thân và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp. Tôi đã đưa ra được, các dạng cân bằng phương trình phản ứng và khi tôi áp dụng vào dạy học sinh đại trà, cũng như học sinh giỏi đã thu được một số kết quả. Tuy nhiên trong quá trình triển khai và thực hiện giảng dạy, đề tài không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi rất mong sự giúp đỡ, đóng góp chỉ bảo của các đồng nghiệp để tính thực tiễn đề tài có kết quả được cao hơn.
 Bạch Đích, ngày 5 tháng 10 năm 2014
 Người viết
 NGUYỄN THỊ VIỆT
 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG BAN GIÁM KHẢO
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 --------------------------------------------------------------------
	1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn
	2. Tài liệu: Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở
	3. Sách giáo viên, sách giáo khoa hoá học 8, hoá học 9
	4. Sách giáo khoa hoá học lớp 10, 11, 12.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hoa_9.doc
Sáng Kiến Liên Quan