Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học ở THPT

Căn cứ vào kết quả kiểm tra qua các bài kiểm tra qua các bài kiểm tra, qua các ki thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học và cao đẳng của trường THPT số 5 .

Để giúp cho học sinh ôn tập, luyện tập và vận dụng các kiến thức vào việc giải các bài tập trắc nghiệm môn hóa học và đặc biệt khi giải những bài tập cần phải tính toán một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất đồng thời đáp ứng cho kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học và cao đẳng.

Xuất phát từ tình hình thực tế của học sinh trong trường: kiến thức cơ bản chưa chắc chắn, tư duy hạn chế. Do thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá môn hóa 100% câu hỏi TNKQ . Để giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản vận dụng tốt làm các bài tập TNKQ trong các kì thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học và cao đẳng. Đặc biệt với kì thi tốt nghiệp.

 

doc26 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2972 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học ở THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu:	0,03 0,1 mol
Phản ứng:	0,03 ® 0,09 ® 0,03 mol
Þ	= 0,01mol
tiếp tục hòa tan kết tủa theo phương trình:
	Al(OH)3 + OH- ¾® AlO2- + 2H2O
	 0,01 ¬ 0,01 mol
Vậy:	= 78´0,02 = 1,56 gam. (Đáp án B)
Phương pháp 5: SỬ DỤNG CÁC GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH
1. lí thuyết.
Đây là một trong một số phương pháp hiện đại nhất cho phép giải nhanh chóng và đơn giản nhiều bài toán hóa học và hỗn hợp các chất rắn, lỏng cũng như khí.
Nguyên tắc của phương pháp như sau: Khối lượng phân tử trung bình (KLPTTB) (kí hiệu ) cũng như khối lượng nguyên tử trung bình (KLNTTB) chính là khối lượng của một mol hỗn hợp, nên nó được tính theo công thức:
	.
	(1)
trong đó M1, M2,... là KLPT (hoặc KLNT) của các chất trong hỗn hợp; n1, n2,... là số mol tương ứng của các chất.
Công thức (1) có thể viết thành:
	(2)
trong đó x1, x2,... là % số mol tương ứng (cũng chính là % khối lượng) của các chất. Đặc biệt đối với chất khí thì x1, x2, ... cũng chính là % thể tích nên công thức (2) có thể viết thành:
	(3)
trong đó V1, V2,... là thể tích của các chất khí. Nếu hỗn hợp chỉ có 2 chất thì các công thức (1), (2), (3) tương ứng trở thành (1’), (2’), (3’) như sau:
	(1’)
trong đó n là tổng số số mol của các chất trong hỗn hợp,
	(2’)
trong đó con số 1 ứng với 100% và
	(3’)
trong đó V1 là thể tích khí thứ nhất và V là tổng thể tích hỗn hợp.
Từ công thức tính KLPTTB ta suy ra các công thức tính KLNTTB.
Với các công thức:
ta có:
- Nguyên tử cacbon trung bình:
- Nguyên tử hiđro trung bình:
và đôi khi tính cả được số liên kết p, số nhóm chức trung bình theo công thức trên.
2. Bài tập.
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 2,84 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại phân nhóm IIA và thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn bằng dung dịch HCl ta thu được dung dịch X và 672 ml CO2 (ở đktc).
1. Hãy xác định tên các kim loại.
	A. Be, Mg.	PB. Mg, Ca. 	C. Ca, Ba.	D. Ca, Sr.
2. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
	A. 2 gam.	B. 2,54 gam.	PC. 3,17 gam. 	D. 2,95 gam.
Hướng dẫn giải
1. Gọi A, B là các kim loại cần tìm. Các phương trình phản ứng là
	ACO3 + 2HCl ¾® ACl2 + H2O + CO2­	(1)
	BCO3 + 2HCl ¾® BCl2 + H2O + CO2­	(2)
(Có thể gọi M là kim loại đại diện cho 2 kim loại A, B lúc đó chỉ cần viết một phương trình phản ứng).
Theo các phản ứng (1), (2) tổng số mol các muối cacbonat bằng:
	mol.
Vậy KLPTTB của các muối cacbonat là
	 và 
Vì thuộc 2 chu kỳ liên tiếp nên hai kim loại đó là Mg (M = 24) và Ca (M = 40). (Đáp án B)
2. KLPTTB của các muối clorua:
	.
Khối lượng muối clorua khan là 105,67´0,03 = 3,17 gam. (Đáp án C)
Ví dụ 2: Trong tự nhiên, đồng (Cu) tồn tại dưới hai dạng đồng vị và . KLNT (xấp xỉ khối lượng trung bình) của Cu là 63,55. Tính % về khối lượng của mỗi loại đồng vị.
	PA. 65Cu: 27,5% ; 63Cu: 72,5%. 
	B. 65Cu: 70% ; 63Cu: 30%.
	C. 65Cu: 72,5% ; 63Cu: 27,5%.
	D. 65Cu: 30% ; 63Cu: 70%.
Hướng dẫn giải
Gọi x là % của đồng vị ta có phương trình:
	 = 63,55 = 65.x + 63(1 - x)
Þ 	x = 0,275
Vậy: đồng vị 65Cu chiếm 27,5% và đồng vị 63Cu chiếm 72,5%. (Đáp án C)
Ví dụ 3: Hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối so với CH4 bằng 3. Cần thêm bao nhiêu lít O2 vào 20 lít hỗn hợp khí đó để cho tỉ khối so với CH4 giảm đi 1/6, tức bằng 2,5. Các hỗn hợp khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
	A. 10 lít.	PB. 20 lít. 	C. 30 lít.	D. 40 lít.
Hướng dẫn giải
Cách 1: Gọi x là % thể tích của SO2 trong hỗn hợp ban đầu, ta có:
	 = 16´3 = 48 = 64.x + 32(1 - x)
Þ	x = 0,5
Vậy: mỗi khí chiếm 50%. Như vậy trong 20 lít, mỗi khí chiếm 10 lít. 
Gọi V là số lít O2 cần thêm vào, ta có:
	.
Giải ra có V = 20 lít. (Đáp án B)
Cách 2:
Ghi chú: Có thể coi hỗn hợp khí như một khí có KLPT chính bằng KLPT trung bình của hỗn hợp, ví dụ, có thể xem không khí như một khí với KLPT là 29.
Hỗn hợp khí ban đầu coi như khí thứ nhất (20 lít có M = 16´3 = 48), còn O2 thêm vào coi như khí thứ hai, ta có phương trình:
	,
Rút ra V = 20 lít. (Đáp án B)
Ví dụ 4: Có 100 gam dung dịch 23% của một axit đơn chức (dung dịch A). Thêm 30 gam một axit đồng đẳng liên tiếp vào dung dịch ta được dung dịch B. Trung hòa 1/10 dung dịch B bằng 500 ml dung dịch NaOH 0,2M (vừa đủ) ta được dung dịch C.
1. Hãy xác định CTPT của các axit.
	PA. HCOOH và CH3COOH.
 	B. CH3COOH và C2H5COOH.
	C. C2H5COOH và C3H7COOH.
	D. C3H7COOH và C4H9COOH.
2. Cô cạn dung dịch C thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
	A. 5,7 gam.	PB. 7,5 gam. 	C. 5,75 gam.	D. 7,55 gam.
Hướng dẫn giải
1. Theo phương pháp KLPTTB:
	gam,
	gam.
	.
Axit duy nhất có KLPT < 53 là HCOOH (M = 46) và axit đồng đẳng liên tiếp phải là CH3COOH (M = 60). (Đáp án A)
2. Theo phương pháp KLPTTB:
Vì Maxit = 53 nên . Vì số mol muối bằng số mol axit bằng 0,1 nên tổng khối lượng muối bằng 75´0,1 = 7,5 gam. (Đáp án B)
Phương pháp 6: TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG
1. Lí thuyết.
Nguyên tắc của phương pháp là xem khi chuyển từ chất A thành chất B (không nhất thiết trực tiếp, có thể bỏ qua nhiều giai đoạn trung gian) khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu gam thường tính theo 1 mol) và dựa vào khối lượng thay đổi ta dễ dàng tính được số mol chất đã tham gia phản ứng hoặc ngược lại. Ví dụ trong phản ứng:
MCO3 + 2HCl ¾® MCl2 + H2O + CO2­
Ta thấy rằng khi chuyển 1 mol MCO3 thành MCl2 thì khối lượng tăng
(M + 2´35,5) - (M + 60) = 11 gam
và có 1 mol CO2 bay ra. Như vậy khi biết lượng muối tăng, ta có thể tính lượng CO2 bay ra.
Trong phản ứng este hóa:
CH3-COOH + R¢-OH ¾® CH3-COOR¢ + H2O
thì từ 1 mol R-OH chuyển thành 1 mol este khối lượng tăng
(R¢ + 59) - (R¢ + 17) = 42 gam.
Như vậy nếu biết khối lượng của rượu và khối lượng của este ta dễ dàng tính được số mol rượu hoặc ngược lại.
Với bài tập cho kim loại A đẩy kim loại B ra khỏi dung dịch muối dưới dạng tự do:
- Khối lượng kim loại tăng bằng
	mB (bám) - mA (tan).
- Khối lượng kim loại giảm bằng
	mA (tan) - mB (bám).
2.Bài tập:
Ví dụ 1: Có 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1 mol/l và (NH4)2CO3 0,25 mol/l. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi các phản ứng kết thúc ta thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B.
Tính % khối lượng các chất trong A.
	A. = 50%, = 50%.
	B. = 50,38%, = 49,62%.
	PC. = 49,62%, = 50,38%. 
	D. Không xác định được.
Hướng dẫn giải
Trong dung dịch:
	Na2CO3 ¾® 2Na+ + CO32-
	(NH4)2CO3 ¾® 2NH4+ + CO32-
	BaCl2 ¾® Ba2+ + 2Cl-
	CaCl2 ¾® Ca2+ + 2Cl-
Các phản ứng:
	Ba2+ + CO32- ¾® BaCO3¯	(1)
	Ca2+ + CO32- ¾® CaCO3¯	(2)
Theo (1) và (2) cứ 1 mol BaCl2, hoặc CaCl2 biến thành BaCO3 hoặc CaCO3 thì khối lượng muối giảm (71 - 60) = 11 gam. Do đó tổng số mol hai muối BaCO3 và CaCO3 bằng:
	 = 0,3 mol
mà tổng số mol CO32- = 0,1 + 0,25 = 0,35, điều đó chứng tỏ dư CO32-.
Gọi x, y là số mol BaCO3 và CaCO3 trong A ta có:
Þ	x = 0,1 mol ; y = 0,2 mol.
Thành phần của A:
	 = 49,62%;
	= 100 - 49,6 = 50,38%. (Đáp án C)
Ví dụ 2: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị (I) và một muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
	PA. 26,0 gam. 	B. 28,0 gam.	C. 26,8 gam.	D. 28,6 gam.
Hướng dẫn giải
Cứ 1 mol muối cacbonat tạo thành 1 mol muối clorua cho nên khối lượng muối khan tăng (71 - 60) = 11 gam, mà
	= nmuối cacbonat = 0,2 mol.
Suy ra khối lượng muối khan tăng sau phản ứng là 0,2´11 = 2,2 gam.
Vậy tổng khối lượng muối khan thu được là 23,8 + 2,2 = 26 gam. (Đáp án A)
Ví dụ 3: Cho 3,0 gam một axit no, đơn chức A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,1 gam muối khan. CTPT của A là
	A. HCOOH	B. C3H7COOH
	PC. CH3COOH	D. C2H5COOH.
Hướng dẫn giải
Cứ 1 mol axit đơn chức tạo thành 1 mol muối thì khối lượng tăng (23 - 1) = 22 gam, mà theo đầu bài khối lượng muối tăng (4,1 - 3) = 1,1 gam nên số mol axit là
	naxit = = 0,05 mol. ® Maxit = = 60 gam.
Đặt CTTQ của axit no, đơn chức A là CnH2n+1COOH nên ta có:
	14n + 46 = 60 ® n = 1.
Vậy CTPT của A là CH3COOH. (Đáp án C)
Ví dụ 4: Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch hỗn hợp có hòa tan 6,25 gam hai muối KCl và KBr thu được 10,39 gam hỗn hợp AgCl và AgBr. Hãy xác định số mol hỗn hợp đầu.
	A. 0,08 mol.	PB. 0,06 mol.	C. 0,03 mol.	D. 0,055 mol.
Hướng dẫn giải
Cứ 1 mol muối halogen tạo thành 1 mol kết tủa
	 ¾® khối lượng tăng: 108 - 39 = 69 gam;
 0,06 mol ¬¾¾¾¾¾¾¾¾ khối lượng tăng: 10,39 - 6,25 = 4,14 gam.
Vậy tổng số mol hỗn hợp đầu là 0,06 mol. (Đáp án B)
Phương pháp 7: QUI ĐỔI HỖN HỢP NHIỀU CHẤT VỀ SỐ LƯỢNG CHẤT ÍT HƠN
1. Lí thuyết.
Một số bài toán hóa học có thể giải nhanh bằng các phương pháp bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tử, bảo toàn khối lượng song phương pháp quy đổi cũng tìm ra đáp số rất nhanh và đó là phương pháp tương đối ưu việt, có thể vận dụng vào các bài tập trắc nghiệm để phân loại học sinh.
Các chú ý khi áp dụng phương pháp quy đổi:
1. Khi quy đổi hỗn hợp nhiều chất (hỗn hợp X) (từ ba chất trở lên) thành hỗn hợp hai chất hay chỉ còn một chất ta phải bảo toàn số mol nguyên tố và bảo toàn khối lượng hỗn hợp.
2. Có thể quy đổi hỗn hợp X về bất kỳ cặp chất nào, thậm chí quy đổi về một chất. Tuy nhiên ta nên chọn cặp chất nào đơn giản có ít phản ứng oxi hóa khử nhất để đơn giản việc tính toán.
3. Trong quá trình tính toán theo phương pháp quy đổi đôi khi ta gặp số âm đó là do sự bù trừ khối lượng của các chất trong hỗn hợp. Trong trường hợp này ta vẫn tính toán bình thường và kết quả cuối cùng vẫn thỏa mãn.
4. Khi quy đổi hỗn hợp X về một chất là FexOy thì oxit FexOy tìm được chỉ là oxit giả định không có thực.
 2. Bài tập.
Ví dụ 1: Nung 8,4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam chất rắn X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là
	PA. 11,2 gam.	B. 10,2 gam.	C. 7,2 gam.	D. 6,9 gam.
Hướng dẫn giải
· Quy hỗn hợp X về hai chất Fe và Fe2O3:
Hòa tan hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư ta có
	Fe + 6HNO3 ¾® Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
 	¬¾¾¾¾¾¾¾¾¾ 0,1 mol
Þ Số mol của nguyên tử Fe tạo oxit Fe2O3 là
	 ® 
Vậy:	
Þ	 = 11,2 gam.
· Quy hỗn hợp X về hai chất FeO và Fe2O3:
	FeO + 4HNO3 ¾® Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
	 0,1 ¬¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ 0,1 mol
ta có:	
	= 0,1´72 + 0,025´160 = 11,2 gam. (Đáp án A)
Chú ý: Vẫn có thể quy hỗn hợp X về hai chất (FeO và Fe3O4) hoặc (Fe và FeO), hoặc (Fe và Fe3O4) nhưng việc giải trở nên phức tạp hơn (cụ thể là ta phải đặt ẩn số mol mỗi chất, lập hệ phương trình, giải hệ phương trình hai ẩn số).
· Quy hỗn hợp X về một chất là FexOy:
	FexOy + (6x-2y)HNO3 ¾® Fe(NO3)3 + (3x-2y) NO2 + (3x-y)H2O
 	 mol ¬¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ 0,1 mol.
Þ	 ® mol.
Vậy công thức quy đổi là Fe6O7 (M = 448) và
	 = 0,025 mol.
Þ	mX = 0,025´448 = 11,2 gam.
Nhận xét: Quy đổi hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 về hỗn hợp hai chất là FeO, Fe2O3 là đơn giản nhất.
Ví dụ 2: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng HNO3 đặc nóng thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 gam muối khan giá trị của m là
	A. 35,7 gam.	PB. 46,4 gam.	C. 15,8 gam.	D. 77,7 gam.
Hướng dẫn giải
Quy hỗn hợp X về hỗn hợp hai chất FeO và Fe2O3 ta có
	FeO + 4HNO3 ¾® Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
 	0,2 mol ¬¾¾¾¾ 0,2 mol ¬ 0,2 mol
	Fe2O3 + 6HNO3 ¾® 2Fe(NO3)3 + 3H2O
	0,2 mol ¬¾¾¾¾¾ 0,4 mol
	 = 0,6 mol.
Þ	mX = 0,2´(72 + 160) = 46,4 gam. (Đáp án B)
Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2 (đktc).
	a) Tính phần trăm khối lượng oxi trong hỗn hợp X.
	A. 40,24%.	B. 30,7%.	PC. 20,97%.	D. 37,5%.
b) Tính khối lượng muối trong dung dịch Y.
	A. 160 gam.	PB.140 gam.	C. 120 gam.	D. 100 gam.
Hướng dẫn giải
Quy hỗn hợp X về hai chất FeO, Fe2O3, ta có:
Þ	= 49,6 - 0,8´72 = -8 gam « (-0,05 mol)
Þ	nO (X) = 0,8 + 3´(-0,05) = 0,65 mol.
Vậy: a) 	 = 20,97%. (Đáp án C)
 b) 	= [0,4 + (-0,05)]´400 = 140 gam. (Đáp án B)
Ví dụ 4: Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thì cần 0,05 mol H2. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) là.
	PA. 224 ml.	B. 448 ml.	C. 336 ml.	D. 112 ml.
Hướng dẫn giải
Quy hỗn hợp X về hỗn hợp hai chất FeO và Fe2O3 với số mol là x, y, ta có:
	FeO + H2 Fe + H2O
	 x y
	Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
	 x 3y
	 ® 
	2FeO + 4H2SO4 ¾® Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
	 0,02 ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾® 0,01 mol
Vậy:	= 0,01´22,4 = 0,224 lít (hay 224 ml). (Đáp án A)
Phương pháp 8: SƠ ĐỒ ĐƯỜNG CHÉO
1. Lí thuyết.
Bài toán trộn lẫn các chất với nhau là một dạng bài tập hay gặp trong chương trình hóa học phổ thông cũng như trong các đề thi kiểm tra và đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Ta có thể giải bài tập dạng này theo nhiều cách khác nhau, song việc giải loại dạng bài tập này theo phương pháp sơ đồ đường chéo theo tác giả là tốt nhất.
Nguyên tắc: Trộn lẫn hai dung dịch:
Dung dịch 1: có khối lượng m1, thể tích V1, nồng độ C1 (nồng độ phần trăm hoặc nồng độ mol), khối lượng riêng d1.
Dung dịch 2: có khối lượng m2, thể tích V2, nồng độ C2 (C2 > C1 ), khối lượng riêng d2.
Dung dịch thu được: có khối lượng m = m1 + m2, thể tích V = V1 + V2, nồng độ C (C1 < C < C2) và khối lượng riêng d.
Sơ đồ đường chéo và công thức tương ứng với mỗi trường hợp là:
a. Đối với nồng độ % về khối lượng:
	 ®	(1)
b. Đối với nồng độ mol/lít:
	 ®	(2)
c. Đối với khối lượng riêng:
	 ®	(3)
Khi sử dụng sơ đồ đường chéo cần chú ý:
	- Chất rắn coi như dung dịch có C = 100%
	- Dung môi coi như dung dịch có C = 0%
	- Khối lượng riêng của H2O là d = 1g/ml.
 2. Bài tập.
Ví dụ 1: Để thu được dung dịch HCl 25% cần lấy m1 gam dung dịch HCl 45% pha với m2 gam dung dịch HCl 15%. Tỉ lệ m1/m2 là
	A. 1:2.	B. 1:3.	PC. 2:1.	D. 3:1.
Hướng dẫn giải
Áp dụng công thức (1):
	. (Đáp án C)
Ví dụ 2: Để pha được 500 ml dung dịch nước muối sinh lý (C = 0,9%) cần lấy V ml dung dịch NaCl 3% pha với nước cất. Giá trị của V là
	PA. 150 ml.	B. 214,3 ml.	C. 285,7 ml.	D. 350 ml.
Hướng dẫn giải
Ta có sơ đồ:
Þ	V1 = = 150 ml. (Đáp án A)
Ví dụ 3: Hòa tan 200 gam SO3 vào m2 gam dung dịch H2SO4 49% ta được dung dịch H2SO4 78,4%. Giá trị của m2 là
	A. 133,3 gam.	B. 146,9 gam.	C. 272,2 gam.	PD. 300 gam.
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng:
 SO3 + H2O ¾® H2SO4
 	 100 gam SO3 ® = 122,5 gam H2SO4.
Nồng độ dung dịch H2SO4 tương ứng 122,5%.
Gọi m1, m2 lần lượt là khối lượng của SO3 và dung dịch H2SO4 49% cần lấy. Theo (1) ta có:
Þ	 = 300 gam. (Đáp án D)
Ví dụ 4: Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,319. Brom có hai đồng vị bền: và . Thành phần % số nguyên tử của là
	A. 84,05.	B. 81,02.	C. 18,98.	PD. 15,95.
Hướng dẫn giải
Ta có sơ đồ đường chéo:
Þ	
Þ	´100% = 15,95%. (Đáp án D)
Phương pháp 9: CÁC ĐẠI LƯỢNG Ở DẠNG KHÁI QUÁT
1. Lí thuyết.
Trong các đề kiểm tra và thi tuyển sinh theo phương pháp trắc nghiệm chúng ta thấy rằng số lượng câu hỏi và bài tập khá nhiều và đa dạng bao trùm toàn bộ chương trình hóa học phổ thông. Rất nhiều các phương pháp, các dạng bài đã được bạn đọc biết đến. Sau đây là một số ví dụ về dạng bài tìm mối liên hệ khái quát giữa các đại lượng thường xuất hiện trong trong các đề thi tuyển sinh đại học.
2. Bài tập
Ví dụ 1: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là
	PA. V = 22,4(a - b).	B. V = 11,2(a - b).
	C. V = 11,2(a + b).	D. V = 22,4(a + b).
Hướng dẫn giải
Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 ta có phương trình:
	HCl + Na2CO3 ¾® NaHCO3 + NaCl	(1)
	 b ¬¾ b ¾¾¾® b mol
	HCl + NaHCO3 ¾® NaCl + CO2­ + H2O	(2)
 (a - b) ¾¾¾¾¾¾¾¾¾® (a - b) mol
Dung dịch X chứa NaHCO3 dư do đó HCl tham gia phản ứng hết,
	NaHCO3 + Ca(OH)2 dư ¾® CaCO3¯ + NaOH + H2O
Vậy:	V = 22,4(a - b). (Đáp án A)
Ví dụ 2: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là
	PA. 3.	B. 6.	C. 4.	D. 5.
Hướng dẫn giải
Một phân tử Clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC theo phương trình:
 + kCl2 
Do:	%mCl = 63,96% 
Þ	%mC,H còn lại = 36,04%.
Vậy	 = 
Þ	 = 3. (Đáp án A).
Ví dụ 3: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
	A. a : b = 1 : 4.	B. a : b < 1 : 4.
 	C. a : b = 1 : 5. 	PD. a : b > 1 : 4.
Hướng dẫn giải
Trộn a mol AlCl3 với b mol NaOH để thu được kết tủa thì
Để kết tủa tan hoàn toàn thì
	 ³ 4 ® ³ 4.
Vậy để có kết tủa thì < 4
Þ	a : b > 1 : 4. (Đáp án D)
Ví dụ 4: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
	A. HOOC-CH2-CH2-COOH.	B. C2H5-COOH.
	C. CH3-COOH.	PD. HOOC-COOH.
Hướng dẫn giải
- Đốt a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2 ® axit hữu cơ Y có hai nguyên tử C trong phân tử.
- Trung hòa a mol axit hữu cơ Y cần dùng đủ 2a mol NaOH ® axit hữu cơ Y có 2 nhóm chức cacboxyl (-COOH).
Þ Công thức cấu tạo thu gọn của Y là HOOC-COOH. (Đáp án D)
 Phương pháp 10: TỰ CHỌN LƯỢNG CHẤT
1. Lí thuyết.
Trong một số câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chúng ta có thể gặp mốt số trường hợp đặc biệt sau:
- Có một số bài toán tưởng như thiếu dự kiện gây bế tắc cho việc tính toán.
- Có một số bài toán người ta cho ở dưới dạng giá trị tổng quát như a gam, V lít, n mol hoặc cho tỉ lệ thể tích hoặc tỉ lệ số mol các chất... 
Như vậy kết quả giải bài toán không phụ thuộc vào chất đã cho. Trong các trường hợp trên tốt nhất ta tự chọn một giá trị như thế nào để cho việc giải bài toán trở thành đơn giản nhất.
Cách 1: Chọn một mol nguyên tử, phân tử hoặc một mol hỗn hợp các chất phản ứng.
Cách 2: Chọn đúng tỉ lệ lượng chất trong đầu bài đã cho.
Cách 3: Chọn cho thông số một giá trị phù hợp để chuyển phân số phức tạp về số đơn giản để tính toán.
Sau đây là một số ví dụ điển hình:
 2. Bài tập.
CHỌN 1 MOL CHẤT HOẶC HỖN HỢP CHẤT PHẢN ỨNG
Ví dụ 1: Hoà tan một muối cacbonat kim loại M hóa trị n bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% ta thu được dung dịch muối sunfat 14,18%. M là kim loại gì?
	A. Cu.	PB. Fe.	C. Al.	D. Zn.
Hướng dẫn giải
Chọn 1 mol muối M2(CO3)n.
 M2(CO3)n + nH2SO4 ¾® M2(SO4)n + nCO2­ + nH2O
Cứ (2M + 60n) gam ¾® 98n gam ® (2M + 96n) gam
Þ	
Þ	
	 = 2M + 60n + 1000.n - 44.n = (2M + 1016.n) gam.
Þ	M = 28.n ® 	n = 2 ; M = 56 là phù hợp vậy M là Fe. (Đáp án B)
Ví dụ 2: Cho dung dịch axit axetic có nồng độ x% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Vậy x có giá trị nào sau đây?
	A. 20%.	B. 16%.	PC. 15%. 	D.13%.
Hướng dẫn giải
Xét 1 mol CH3COOH:
	CH3COOH + NaOH ¾® CH3COONa + H2O
	 60 gam ® 40 gam ® 82 gam
	 gam.
Þ	x = 15%. (Đáp án C).
Ví dụ 3: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
	PA. Cu. 	B. Zn. 	C. Fe. 	D. Mg.
Hướng dẫn giải
Xét 1 mol M(OH)2 tham gia phản ứng
	M(OH)2 + H2SO4 ¾® MSO4 + 2H2O
 Cứ (M + 34) gam ® 98 gam ® (M + 96) gam
Þ	
Þ	
Þ	M = 64 ® M là Cu. (Đáp án A)
Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm N2 và có H2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến hành phản ứng tổng hợp được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 4. Hiệu suất phản ứng tổng hợp là
	A. 10%.	B. 15%.	C. 20%.	PD. 25%.
Hướng dẫn giải
Xét 1 mol hỗn hợp X, ta có:
	mx = = 7,2 gam.
Đặt , ta có:
	28a + 2(1 - a) = 7,2
Þ	a = 0,2
Þ	 và ® H2 dư.
	 N2 + 3H2 2NH3
Ban đầu:	 0,2 0,8
Phản ứng: 	 x 3x 2x
Sau phản ứng: (0,2 - x) (0,8 - 3x) 2x
	nY = (1 - 2x) mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mX = mY
Þ	
Þ	 ® x = 0,05.
Hiệu suất phản ứng tính theo N2 là . (Đáp án D)
PHẦN III. KẾT LUẬN.
 Trên đây một số phương pháp giải nhanh hóa học trắc nghiệm nhằm thuận lợi cho học sinh trong quá trình làm bài tập và hoàn thành tốt các bài kiểm tra, bài thi tốt nghiệp và bài thi trong kì thi tuyển sinh đại học và cao đẳng. Chắc hẳn còn rất nhiều thiếu sót và hạn chế vậy mong quý thầy cô và các đồng nghiệp góp ý bổ sung để hoàn thành các giải pháp hoàn thiện hơn.

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM.doc
Sáng Kiến Liên Quan