Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy đọc hiểu ở môn Tiếng Anh Lớp 7

Khi học Tiếng Anh, thông thường các em học sinh phải thực hiện đầy đủ bốn kỹ năng cần thiết đó là: Nghe, Nói , Đọc và Viết. Trong đó kỹ năng đọc hiểu cũng là một phần khá quan trọng khi các em học sinh phải tham gia các kỳ thi.Vì thế trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải chú ý rèn cho cho học sinh kỹ năng này. Nhưng thực hiện như thế nào và dùng thủ thuật ra sao để giúp các em học tốt kỹ năng này là vấn đề mà bản thân tôi đặc biệt quan tâm.

 Theo phương pháp mới, khi dạy mỗi bài Read giáo viên cần phải theo các bước như sau:

+ Pre- reading.

+ While – reading.

+ Post – reading.

a.Pre – reading ( phần giới thiệu bài trước khi đọc)

 Trong phần này, giáo viên cần xây dựng một hay hai hoạt động nhằm để giới thiệu bài đọc. Phần này chủ yếu là giúp học sinh làm quen với nội dung và chủ đề sắp được đọc trong bài. Khi thực hiện giai đoạn này sẽ làm cho học sinh cảm thấy hứng thú hơn mà qua đó đôi khi học sinh còn có thể ôn lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới cũng như các em học sinh cũng có thể rèn thêm kỹ năng Nói , Nghe, Viết bên cạnh kỹ năng Đọc theo yêu cầu.

 Khi thực hiện giảng dạy phần này chúng ta thường theo các bước như sau:

Thiết kế hoạt động ngắn ( còn gọi là Warm up) bằng các phương pháp khác nhau để tạo hứng thú cho các em trước khi vào tiết học.

Khi thực hiện hoạt động trên chúng ta thường cho các em học sinh rèn thêm kỹ năng Nghe- Nói - Viết bằng cách hỏi đáp, một vài dạng bài tập nhỏ hay một số trò chơi nhỏ vừa tạo các em cảm thấy thoải mái, vừa ôn lại kiến thức mà các em đã học. Dùng các phương pháp phù hợp với lứa tuổi, tâm lý của các em học sinh lớp 7 như yêu cầu đoán tranh, đoán từ vựng để đoán nội dung chính của nội dung bài đọc nhằm kích thích tò mò cho các em học sinh .

 

doc9 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy đọc hiểu ở môn Tiếng Anh Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC HIỂU
Ở MÔN TIẾNG ANH LỚP 7.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 	 “Reading” là phần quy định trong chương trình dạy tiếng Anh lớp 7. Đây là phần quan trọng ở những trường THCS hiện nay. Như chúng ta đã biết, trong đề kiểm tra một tiết cho đến đề thi học kỳ bao giờ cũng có phần Đọc hiểu. Như vậy làm thế nào cho các em học sinh lớp 7 có thể học và làm tốt phần Đọc hiểu này? Qua nhiều năm giảng dạy tiếng Anh lớp 7, qua các tiết dự giờ, học hỏi đồng nghiệp cũng như được tham dự các khóa học thay sách giáo khoa, tôi đã rút ra được cho mình một số kinh nghiệm trong phần dạy này.
II. NỘI DUNG
 	Khi học Tiếng Anh, thông thường các em học sinh phải thực hiện đầy đủ bốn kỹ năng cần thiết đó là: Nghe, Nói , Đọc và Viết. Trong đó kỹ năng đọc hiểu cũng là một phần khá quan trọng khi các em học sinh phải tham gia các kỳ thi.Vì thế trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải chú ý rèn cho cho học sinh kỹ năng này. Nhưng thực hiện như thế nào và dùng thủ thuật ra sao để giúp các em học tốt kỹ năng này là vấn đề mà bản thân tôi đặc biệt quan tâm. 
 	Theo phương pháp mới, khi dạy mỗi bài Read giáo viên cần phải theo các bước như sau:
+ Pre- reading.
+ While – reading.
+ Post – reading.
a.Pre – reading ( phần giới thiệu bài trước khi đọc) 
 	Trong phần này, giáo viên cần xây dựng một hay hai hoạt động nhằm để giới thiệu bài đọc. Phần này chủ yếu là giúp học sinh làm quen với nội dung và chủ đề sắp được đọc trong bài. Khi thực hiện giai đoạn này sẽ làm cho học sinh cảm thấy hứng thú hơn mà qua đó đôi khi học sinh còn có thể ôn lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới cũng như các em học sinh cũng có thể rèn thêm kỹ năng Nói , Nghe, Viết bên cạnh kỹ năng Đọc theo yêu cầu.
 	Khi thực hiện giảng dạy phần này chúng ta thường theo các bước như sau:
Thiết kế hoạt động ngắn ( còn gọi là Warm up) bằng các phương pháp khác nhau để tạo hứng thú cho các em trước khi vào tiết học.
Khi thực hiện hoạt động trên chúng ta thường cho các em học sinh rèn thêm kỹ năng Nghe- Nói - Viết bằng cách hỏi đáp, một vài dạng bài tập nhỏ hay một số trò chơi nhỏ vừa tạo các em cảm thấy thoải mái, vừa ôn lại kiến thức mà các em đã học. Dùng các phương pháp phù hợp với lứa tuổi, tâm lý của các em học sinh lớp 7 như yêu cầu đoán tranh, đoán từ vựngđể đoán nội dung chính của nội dung bài đọc nhằm kích thích tò mò cho các em học sinh .
Dùng các phương pháp khác nhau từ việc nhìn tranh, tạo hành động, tìm từ cùng nghĩa, khác nghĩa, giải thích bằng tiếng Anh hay tiếng Việt . trong việc giảng dạy từ vựng mới ( nếu có trong bài đọc) nhằm tạo cho các em học sinh hứng thú khi học từ mới.
Có thể cho các em một số dạng bài tập đoán(như True/ false; Multiple choice; Match A and B)và giáo viên sẽ sửa dạng bài tập trong phần luyện đọc để kiểm tra xem mức độ phán đoán học sinh mình như thế nào. Hơn thế nữa các em vừa có thể nắm vững nội dung bài sẽ học vừa có cơ hội luyện thêm một số dạng bài tập mà các em thường gặp trong các bài kiểm tra, kỳ thi khi làm bài Đọc hiểu.
 	1. Ví dụ 1: ( Read – Unit 2 – part 6 / page 26 )
 	Giáo viên đưa ra hình 1 bánh sinh nhật. (trang tranh minh họa)
Giáo viên : What’s this?
Học sinh: It’s a cake.
Giáo viên: When do you have this kind of cake?
Học sinh: On my birthday.
Giáo viên: ( vừa giảng từ invite vừa hỏi) Who will you invite on your birthday?
Học sinh: My relatives 
Giáo viên: ( cho học sinh nghe đoạn văn trong sách) Now you will listen to the tape about Lan’s birthday.
Trước khi các em học sinh nghe nội dung trong bài ( một hay hai lần, nếu bài đọc có nội dung khá dài giáo viên có thể cho các em nghe ngắt đoạn ),tôi cho các em học một số từ vựng, đưa ra một bài tập đoán dạng True -False mà các em sẽ phải làm sau khi nghe.( trang tranh minh họa) 
Kết quả: Khi áp dụng phương pháp dùng hình và hỏi một số câu hỏi để gợi mở nội dung trong bài, tôi nhận thấy các em học sinh cảm thấy thích thú chú ý và chờ đợi nội dung trong bài hơn. Ngoài ra khi áp dụng phương pháp hỏi đáp khi dẫn vào nội dung trong bài, tôi có thể luyện cho các em học sinh kỹ năng Nghe- Nói trong tiết dạy Đọc hiểu.
2.Ví dụ 2: ( Read- Unit 4 – part 6 / page 44 )
Giáo viên cho học sinh chia thành 4 nhóm để tham gia trò chơi ô chữ đoán từ với chủ đề về các môn học và tìm ra từ gốc để có thể đoán được nội dung bài mà mình sắp học có chủ đề là gì ( trang tranh minh họa). Mỗi từ hàng ngang các em đoán đúng sẽ được 2 điểm, nhưng các em có thể đoán từ gốc ( từ hàng dọc) bất kể lúc nào, nếu các em đoán được sẽ được 4 điểm nhưng nếu các em đoán sai thì các em sẽ bị ngừng tham gia trò chơi và bị thua cuộc. Cuối cùng nhóm nào khi cộng điểm cao nhất sẽ là đội thắng trong trò chơi này. 
Sau khi các em đã tìm ra chủ đề từ gốc là school, chung ta cho các em nhìn 2 tranh ( 1 tranh là trường học ở Việt Nam; một tranh là trường học ở Mỹ) 
Giáo viên: ( chỉ trường học ở Việt Nam) Is this school in Viet nam?
Học sinh A : Yes, it is
Giáo viên: ( chỉ trường học ở Mỹ) Is this school in Viet Nam ,too?
Học sinh B: No, it isn’t
Giáo viên: Where is it?
Học sinh C: It is in the USA
Giáo viên: Good, now listen to the tape, you will know about Schools in the USA 
Kết quả: Khi dùng phương pháp trò chơi ô chữ, tôi có thể vừa giúp các em có tâm lý thoải mái trước khi vào tiết học Đọc Hiểu mà các em còn có thể vừa ôn lại từ vựng mà mình đã học. 
 	3. Ví dụ 3: ( Read- Unit 7- part 2/page 77)
Giáo viên chuẩn bị 12 từ : machine, student, factory, chicken, pig, medicine, book, board, buffalo, rice-paddy, sick children, hospital ( giáo viên có thể kèm theo việc giải thích từ mới nếu có) và yêu cầu các em học sinh sắp chúng thành 4 nhóm thích hợp theo chủ đề về nghề nghiệp mà các em thấy thích hợp, sau khi các em đã thực hiện đúng, tôi đã yêu cầu các em đọc to những từ đó lên. Nhóm nào đọc đúng và đoán đúng nghề của chủ đề đó thì nhóm đó thắng.
Teacher: student, board, book.
Farmer: pig, buffalo, chicken, rice-paddy.
Worker: factory, machine.
Doctor ( hay nurse): medicine, sick children, hospital.
Giáo viên: You have four important jobs, today you study about the life of farmers.Now listen to the tape.
Giáo viên cho học sinh nghe băng một lần, sau đó chung ta đưa ra một bài tập trắc nghiệm ( trang tranh minh họa) để các em đoán sau khi nghe lần 2 ( khi cho nghe lần 2 tôi ngắt đoạn ra thành 3 đoạn) để các em có thể nắm vững nội dung bài hơn.
Kết quả: Cũng nhằm mục đích là ôn từ các em đã học nhưng lần này tôi dùng phương pháp sắp từ theo chủ đề để các em không bị nhàm chán trong tiết học. Ngoài ra, khi cho các em dùng bài tập đoán là chọn trắc nghiệm, tôi có thể cho các em làm quen thêm dạng bài tập để các em có thể làm tốt phần Đọc hiểu trong bài kiểm tra cũng như kỳ thi hơn. 
b. While- reading: ( phần luyện đọc) .
 	Ở giai đoạn này, học sinh sẽ đọc nội dung trong bài đọc, sau đó các em sẽ làm bài tập có liên quan đến nội dung bài đọc. Khi thực hiện phần này yêu cầu các em học sinh không chỉ biết nội dung bài đọc mà còn kèm theo việc luyện đọc từ mới và nội dung bài đọc cho chính xác cả hai phần phát âm và ngữ điệu từng câu có trong bài .
 	Khi thực hiện giảng dạy phần này chung ta thường theo các bước như sau:
Học sinh đọc đồng thanh theo giáo viên từ mới ( 1 đến 2 lần).
Học sinh đọc cá nhân từ vựng.( có thể kèm theo việc cho dạng bài tập nhỏ để học sinh có thể thuộc lòng tất cả từ vựng tại lớp).
Học sinh đọc đồng thanh theo giáo viên bài đọc.
Giáo viên cho học sinh thời gian từ 2 đến 4 phút tự đọc thầm.
Học sinh đọc cá nhân bài đọc .
Giáo viên sửa cho học sinh bài tập đoán ( nếu có )
Học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm để thực hiện các bài tập có liên quan đến nội dung bài theo yêu cầu.
 1.Ví dụ 1: ( Read- Unit 9- part 2/page 87).
Giáo viên cho học sinh đọc đồng thanh từ mới.
Học sinh đọc cá nhân từ mới.
Giáo viên cho các em bài tập nhỏ để kiểm tra từ vựng.
Giáo viên cho học sinh khoảng 12 từ ( shark, shirt, dolphin, book, rose, cap, turtle, duck, pig, board, crab, hat.) và yêu cầu các em làm việc theo nhóm để chọn ra những vật có trong hồ cá. Nhóm nào có thể chọn và đọc đúng những từ đó ( shark, crab, dolphin, turtle) thì nhóm đó thắng. 
Giáo viên cho học sinh đối chiếu 2 bên; một bên Tiếng Việt; bên kia là Tiếng Anh những từ mà học sinh mới học trong bài. Nhóm nào thực hiện đúng và sớm nhất thì nhóm đó thắng. 
Giáo viên cũng có thể cho học sinh bài tập điền từ vào chỗ trống, giáo viên có thể cho từ sẳn hay các em tự nhớ từ mà điền vào tùy theo nội dung bài đọc ( những từ điền tôi thường dùng những từ mới các em vừa mới học trong bài đọc) ( trang tranh minh họa). Khi làm dạng này, giáo viên có thể cho các em làm việc theo nhóm hay theo cặp, giáo viên có thể cho các em tự sửa bài cho nhau ( nhóm này sửa bài cho nhóm kia; hay nhóm kia tự sửa bài cho nhóm này), giáo viên là người sửa bài sau cùng. 
Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi trong sách ( đây là phần mà các em thường gặp trong phần đọc hiểu trong sách giáo khoa lớp 7). Khi thực hiện phần này để tránh nhàm chán và giúp học sinh có thể luyện thêm kỹ năng nghe, nói . Tôi thường chia học sinh thành 4 đến 5 nhóm ( tùy số lượng học sinh mỗi lớp), tôi đọc câu hỏi, các em học sinh sẽ nghe và thi đua trả lời câu hỏi. Nhóm nào trả lời chính xác và nhanh nhất thì nhóm đó thắng.Đôi khi để đổi phương pháp tôi cũng chia học sinh của mình thành 4 nhóm nhưng lần này tôi cho các em cá cược điểm; khi kết thúc , đội nào có số điểm cao hơn thì đội đó thắng. Ngoài ra trong phần này giáo viên cũng có thể cho học sinh tham gia trò chơi chọn số may mắn( học sinh sẽ mở bất kỳ số nào mà mình thích( có thể là +1,+2 hay +3 ẩn sau những con số), bên cạnh đó,đằng sau những số này, giáo viên cũng có thể cho từ 2 đến 4 ngôi sao, hình ảnh hay hoa.; khi học sinh chọn những ngôi sao này, học sinh sẽ được + 2 điểm thưởng mà không cần phải trả lời câu hỏi.Cuối cùng khi kết thúc trò chơi, nhóm nào có số lượng điểm cao nhất thì nhóm đó thắng.Giáo viên cũng có thể cho học sinh đổ xí ngầu ( thường có trong trò chơi cá ngựa) để chọn điểm một cách may mắn, khi các em trả lời đúng các em nhóm đó sẽ có điểm số theo số của xí ngầu mà nhóm đó vừa mới đổ.Kết thúc trò chơi, nhóm nào có số điểm cao nhất thì nhóm đó thắng.
Trong phần trả lời câu hỏi trong sách, đôi khi giáo viên cũng có thể cho các em mỗi nhóm giữ bảng câu hỏi và các em tự hỏi nhau. Nhóm nào có thể đọc câu hỏi và câu trả lời chính xác và có số điểm cao hơn thì nhóm đó thắng ..
2. Ví dụ 2: ( Read- Unit 4- part 6/page 44).
Theo yêu cầu của bài , học sinh phải làm bài tập ở dạng True – False.Khi dạy dạng bài tập này, chung ta thường cho học sinh làm việc theo cặp; một học sinh sẽ đọc câu trong sách, học sinh còn lại sẽ chọn True / False; nếu câu đó đúng tôi sẽ yêu cầu em đọc lại, nếu câu đó sai, tôi yêu cầu em phải sửa lại cho đúng.
Kết quả: khi áp dụng nhiều phương pháp khác nhau thực hiện các dạng bài tập theo yêu cầu trong sách giáo khoa hay một số dạng bài tập bên ngoài theo yêu cầu giáo viên trong phần while-reading, tôi nhận thấy các em cảm thấy hứng thú, và thực hiện các bài tập có kết quả tốt hơn.Theo tôi với phương pháp vừa học vừa chơi thật sự có hiệu quả; nó không chỉ giúp học sinh thích học môn Tiếng Anh hơn mà giáo viên còn có có thể sử dụng được phương pháp mới vào các tiết dạy đọc hiểu ở môn Tiếng Anh lớp 7 theo yêu cầu .
c. Post- reading ( phần vận dụng bài nghe ) 
Các hoạt động tiếp theo sau khi học sinh luyện đọc cũng rất quan trọng.Sau khi các em đọc và làm một số bài tập theo yêu cầu của sách giáo khoa, giáo viên có thể kiểm tra kỹ năng đọc hiểu của các em có nắm vững và nhớ nội dung bài đọc hay không bằng nhiều cách: cho các em hỏi nhau một số câu hỏi có liên quan nội dung trong bài, thực hiện bài tập điền vào chỗ trống, tóm tắt nội dung bài đọc
Khi thực hiện giảng dạy phần này tôi thường theo các bước như sau:
Giáo viên cho học sinh nghe máy( hay tự đọc thầm) bài đọc lần nữa.
Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp, nhóm hay tự cá nhận để làm bài tập 
Ở giai đoạn này, học sinh thường phải đóng sách và cố gắng nhớ nội dung bài đọc. Để củng cố, tôi thường cho học sinh làm bài tập với các dạng: tóm tắt, làm câu theo từ gợi ý, nhìn tranh kể lại hay điền từ vào chỗ trống, chọn trắc nghiệm . Giáo viên có thể kèm theo việc kiểm tra từ vựng, cách đọc từ mới nếu có thể.
1.Ví dụ 1: ( Read- Unit 9- part 2/page 87) 
Giáo viên cho học sinh nghe lại bài đọc 1 lần .
Giáo viên xáo trộn 5 tranh(trang tranh minh họa) và yêu cầu học sinh sắp lại cho đúng theo nội dung trong bài.
Giáo viên cho học sinh nhìn lại 5 tranh ( đã theo thứ tự), và yêu cầu học sinh kể lại theo nội dung bài đọc theo từng tranh ( nếu học sinh có trình độ yếu, giáo viên có thể cho các em từ gợi ý sẳn để làm thành câu, sắp xếp từ xáo trộn thành câu hoàn chỉnh hay điền vào chổ trống..) .Khi nhận thấy học sinh có thể kể tốt từng tranh, cuối cùng tôi cho một vài em kể lại toàn bộ nội dung có trong bài .Khi cho học sinh thực hiện phần này cũng giống như trong Pre-reading/ while- reading , tôi cho các em thi đua nhóm với nhau trong lớp bằng nhiều trò chơi nhỏ ( như Lucky number, đổ xí ngầu hay cá cược .) nhằm giúp tiết học các em trở nên sinh động hơn.
2. Ví dụ 2: ( Read- Unit 14- part 3/page 142) 
Giáo viên cho học sinh tự đọc thầm bài đọc ( khoảng 2 phút )
Giáo viên cho học sinh làm bài tập điền từ vào chỗ trống từ bài tóm tắt có trong sách ( SGK- English 7- page 142) 
Giáo viên cho học sinh chia thành 4 đến 5 nhóm; mỗi nhóm đem theo một tấm bìa cứng và yêu cầu học sinh ghi từ điền vào bảng sau đó gắn lên bảng; nhóm nào ghi từ điền đúng và nhanh nhất thì nhóm đó thắng. Giáo viên cũng có thể cho học sinh thi đua bằng cách một học sinh trong nhóm đại diện lên bảng ghi từ điền, các thành viên khác trong nhóm lần lượt đọc tiếp từ điền, nhóm nào đúng và nhanh nhất thì nhóm đó thắng..
Giáo viên cho học sinh kể những chương trình ti vi mà các em thích để mở rộng đề tài; giáo viên có thể hỏi các em có thích ti vi hay không và xem ti vi khi nào
Kết quả: bằng nhiều phương pháp khác nhau sử dụng trong phần vận dụng bài đọc không chỉ học sinh có thể nhớ nội dung bài học mà các em còn có thể biết thêm nhiều dạng bài tập hơn. 
Qua quá trình giảng dạy dùng nhiều phương pháp mà tôi đã kể trên trong các tiết dạy đọc hiểu ở môn Tiếng Anh lớp 7, tôi nhận thấy các em học sinh tiến bộ rõ rệt. Học sinh do tôi phụ trách có vẻ hứng thú, tham gia phát biểu, xây dựng bài tích cực hơn, tự tin hơn trong các tiết học. Thông qua hình thức các trò chơi thi đua lẫn nhau giữa các nhóm, tiết học Reading đã trở nên vui nhộn, sinh động hơn trên tinh thần “ học mà chơi, chơi mà học” chứ không còn khô khan, nhàm chán đối với học sinh.
III. KẾT LUẬN 
Trên đây là những kinh nghiệm và kết quả mà tôi đã gặt hái được, tôi xin trình bày cùng quý thầy cô và đồng nghiệp.Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô, đồng nghiệp để phần giảng dạy Reading ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần tích cực cho quá trình đổi mới phương pháp dạy và học mà cấp trên đã đề ra./.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_doc_hieu_o_mon.doc
Sáng Kiến Liên Quan