Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng, phương pháp để nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán cho trẻ 4-5 tuổi

Cơ sở lý luân:

 Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động học của trẻ rất phong phú, đa dạng với nhiều hoạt động học khác nhau và được tổ chức với nhiều hình thức, tổ chức một cách linh hoạt để giúp trẻ lĩnh hội tri thức, phát triển kỹ năng theo nội dung của chủ đề. Trong đó hoạt động làm quen với về toán chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Làm quen với toán nhằm tạo tiền đề cho việc phát triển nhận thức, phát triển tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp. chuẩn bị tâm thế cho việc học toán của trẻ ở các bậc lớn hơn. Những biểu tượng ban đầu về toán của trẻ xuất hiện rất sớm thông qua trải nghiệm hàng ngày với các hiện tượng và sự vật xung quanh trẻ. Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với toán, giúp trẻ có được vốn hiểu biết nhất định và tạo cho trẻ tâm thế vững vàng khi học môn toán.

 Mặt khác, để phù hợp với nhu cầu ngày càng đi lên của xã hội, hòa nhập với xu thế phát triển giáo dục trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng với chương trình tiểu học thì giáo dục mầm non càng cần phải nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục theo hướng giáo dục mầm non, xóa bỏ phương thức dạy học cũ rập khuôn, thụ động, chú trọng phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ có cơ hội được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm. trên khả năng và vốn hiểu biết của trẻ. Trên cơ sở đó Bộ Giáo dục và đào tạo - Vụ Giáo dục mầm non đã có chủ trương thực hiện chương giáo dục mầm non, đặc biệt là chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán ở trường mầm non.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng, phương pháp để nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được học mà chơi, chơi mà học.
 - Mặt khác đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy theo chuyên môn nghành học mầm non. Bản thân tôi là một cô giáo yêu nghề mến trẻ tâm huyết với nghành học. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn ,đồng thời học hỏi tham khảo qua các tài liệu như : sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Tham gia các buổi tập huấn của phòng giáo dục và nhà trường về các môn học nói chung và của môn toán nói riêng.
 - Về phía trẻ: Đa số trẻ đã có nề nếp học tập.
b. Khã kh¨n:
 - Năm học 2013 - 2014 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi víi tæng sè 35 häc sinh: Trong đó vẫn còn một số học sinh mới ra lớp.
 - Do vẫn còn một số trẻ mới ra lớp, khả năng nhận thức và khả năng trẻ tiếp thu còn chậm. Lĩnh vực phát triển nhận thức và các hoạt động chung không đồng đều, nhiều cháu rất lanh lẹ, hoạt bát, thông minh nhưng cũng không ít cháu chậm chạp, ít vận động, ít nói đặt biệt với hoạt động làm quen với toán lại còn nhiều điểm yếu, cháu chỉ biết đếm từ 1-10 theo quán tính, chưa nhận biết được số, chưa biết so sánh, phân tích, thêm bớt theo quy trình, chưa biết tách gộp các nhóm số lượng, thậm chí cách dùng từ cho hoạt động làm quen với toán hầu như các cháu cũng không biết, lý do rất đơn giản là kh¶ n¨ng nhËn thøc cña c¸c ch¸u cßn nhiều hạn chế, mọi hoạt động về nề nếp xếp hàng, phải trái, trên dưới, trước sau, to nhỏ còn lẫn lộn, nhất là các chữ số cháu chưa hề biết, đây là một khó khăn của lớp trong những ngày đầu trẻ mới đến trường.
 - Làm quen với toán là một môn học khó đòi hỏi sự chính xác, khoa học nên giáo viên phải làm thế nào để trẻ tiếp thu được là vấn đề rất khó khăn. chẳng những thế trẻ là dân tộc vùng ®Æc biÖt khã kh¨n nªn viÖc tiÕp xúc bằng tiếng phổ thông còn hạn chế. Vì thế nên việc tiếp thu kiếp thức với trẻ còn gặp nhiều khó khăn và thiếu hệ thống. 
 - Một số phụ huynh chưa thực sự hiểu rõ và quan tâm tới việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhất là cho trẻ tiếp cận với việc làm quen với toán
 - Từ những lý do nói trên dẫn đến hiệu quả của việc dạy đạt kết quả chưa cao vì dạy còn rập khuôn máy móc điều kiện để trẻ được hoạt động trong giờ học còn rất ít không phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ.
* KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN ĐẦU NĂM LỚP MẪU GIÁO 
4 - 5 TUỔI A1 ĐẠT NHỮNG KẾT QUẢ NHƯ SAU:
 Xếp
 Loại
Lần KS
TSHS
Kết quả đạt được
Giỏi
Khá
Đạt yêu cầu
Chưa đạt
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Đầu năm
35
6
17.1%
7
20%
18
51.4%
4
11.4%
 - Do cách tổ chức cho trẻ hoạt động còn chưa có sự sáng tạo không phát huy được tính tích cực trong giờ học của trẻ. Đồ dùng học tập của trẻ chưa đáp ứng được nhu cầu cho trẻ được hoạt động.
 - Từ thực tế trên tôi thấy cần có những kỹ năng, biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán. Là một giáo viên yêu nghề và luôn tích cực học hỏi tôi tin vào bản thân sẽ thực hiện được.
2. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
a. Các giải pháp thực hiện.
Làm quen với toán là một môn học khó lại cứng nhắc, khô khan nhưng nó lại là môn học chiếm vị trí quan trọng. Để trẻ cảm thấy thích thú tích cực trong giờ học thì tôi đã đưa ra các giải pháp:
 1. Cho trẻ làm quen với thuật ngữ toán học và các chữ số ở mọi lúc mọi nơi
2. Làm đồ dùng trực quan phù hợp với giờ học.
3. Lồng ghép tích hợp các hoạt động trong giờ học một cách lô gíc.
4. Xây dựng giờ dạy trên lớp.
5. Tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
6. Cho trẻ tự khám phá hoạt động.
 7. Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động, khai thác tối đa chương trình Kidsmatrt.
8. Phối kết hợp cùng phụ huynh để dạy trẻ học tốt môn toán.
 b. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán.
 Biện pháp 1: Cho trẻ làm quen với thuật ngữ toán học và các chữ số ở mọi lúc mọi nơi.
 Tôi quan tâm đặt biệt đến vấn đề này vì tôi nghĩ rằng cháu hiểu, nhớ và phân biệt các chữ số sẽ là tiền đề để thực hiện các phép tính một cách nhanh chóng
 Độ tuổi này vốn từ của trẻ phát triển nhiều  hơn nhưng vẫn còn  không ít cháu vào thời điểm đầu năm học diễn đạt suy nghĩ của mình chưa mạch lạc, thiếu chính xác, muốn cho trẻ hiểu và diễn đạt một số từ ngữ ®óng trong bộ môn toán ở trường mầm non như cao, thấp, phải, trái, trên, dưới, trước, sau, to, nhỏ, bằng nhau, tách, gộp so sánh.... thì cô giáo cần thường xuyên cung cấp  cho trẻ nắm được các thuật ngữ toán học trẻ mới thực hiện tốt các yêu cầu trong các hoạt động môn toán, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là dễ nhớ mau quên, việc cung cấp kiến thức trong các tiết học chưa đủ để trẻ nhớ lâu, khắc ghi kiến thức mà giáo viên cần cung cấp mọi lúc, mọi nơi để mỗi ngày mỗi ít trẻ nhớ nhiều hơn, nhận thức đúng hơn về các thuật ngữ toán học và các chữ số mà cô giáo đã dạy. 
 Ví dụ : Vào đầu năm học khi cho trẻ tập xếp và di chuyển đội hình tôi kết hợp cho trẻ làm quen và ôn lại các thuật ngữ toán học đã được học như trước, sau, phải trái, trên dưới, cao thấp. tôi yêu cầu : Lớp xếp cho cô 2 hàng : 1 hàng nữ đứng bên tay phải của cô, 1 hàng nam đứng bên tay trái của cô.
 Hay tôi có thể thay đổi khẩu lệnh tập hîp mục đích để trẻ làm quen với các thuật ngữ trước, sau nhanh hơn, chính xác hơn tôi yêu cầu : 2 tổ một hµng dọc trước thẳng, tổ trưởng đứng trước tổ mình, tổ phó đứng sau tổ mình. 
 Hay tập qua bài hát ở mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị cho bài dạy sắp đến cô nói: Đội nam hát to câu 1,2, đội nữ hát nhỏ câu 3,4. 
 Qua từng hoạt động trong ngày, qua nhiều hình thức dạy trẻ, qua bài thơ, bài hát, câu chuyện, câu đố, trò chơi, những hoạt động khác  tôi cung cấp các thuật ngữ toán học đến với trẻ để kiến thức này sẽ giúp cho trẻ phát triển nhận thức một cách tốt hơn. Bên cạnh việc ôn luyện kiến thức về thuật ngữ toán học thì việc cung cấp cho trẻ các chữ số từ 1-5 rất quan trọng vì đây là kiến thức cơ bản để các cháu có đủ lượng kiến thức tốt nhất cho việc lên lớp lớn, cũng tương tự như hình thức trên khi trẻ đã nhuần nhuyễn các thuật ngữ trên dưới, trước sau, phải trái, to nhỏ thì tôi tiếp tục cung cấp kiến thức về các chữ số cho trẻ nắm. 	
 Ví dụ : Giờ hoạt động chơi ngoài trời : Để tổ chức trò chơi tôi yêu cầu trẻ : Lớp mình chia cho cô 5 đội, mỗi đội 7 bạn. Hoặc mỗi lượt tham gia trò chơi tôi yêu cầu mỗi tổ tham gia với số lượng 4 trẻ, 5 trẻ, hoặc 7 trẻ tuỳ theo mức độ hứng thú của trẻ, tôi cố ý nhắc đi nhắc lại số lượng, cho trẻ đếm và cùng cô kiểm tra đội nào xếp đủ số lượng cô giáo yêu cầu, mục đích là cung cấp kiến thức về chữ số cho trẻ nắm bắt. Sau thời gian hơn 1 tháng dưới hình thức mọi lúc mọi nơi kết hợp với các hoạt động trọng tâm tôi đã cung cấp gần 90% trẻ trong lớp hiểu và thực hiện đúng những thuật ngữ toán học và nhận biết các chữ số từ 1 - 5 một cách nhanh chóng  mà vào đầu năm tôi nghĩ rằng khó có thể thực hiện bởi phát triển nhận thức mỗi trẻ không đều nhau và đa số còn yếu, bản thân rất vui mừng khi thấy biện pháp đầu tiên đưa vào áp dụng dạy trẻ học tốt môn toán bước đầu đã có thành công nhất định. 
 Biện pháp 2: Làm đồ dùng trực quan phù hợp với giờ học.
 Đối với trẻ mầm non, trẻ " Học mà chơi, chơi mà học ". Thông qua đồ dùng đồ chơi để trẻ được quan sát, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, dựa vào kinh nghiệm của trẻ để trẻ rút ra kết luận, trẻ lĩnh hội kiến thức và hình thành một số kỹ năng cần thiết cho cuộc sống của trẻ sau này... Vì thế việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ phải được chú trọng và là việc làm thường xuyên.
 Đồ dùng đồ chơi được làm theo từng chủ đề, phục vụ thiết thực cho việc tổ chức các hoạt động của chuyên đề. Không chỉ giáo viên làm đồ dùng đồ chơi mà còn vận động phụ huynh và trẻ cùng tìm kiếm nguyên vật liệu, tham gia làm đồ dùng đồ chơi với cô giáo chủ nhiệm. Để tạo nên sự hấp dẫn, hứng thú cho trẻ trong hoạt động tôi luôn động viên giáo viên tìm tòi sáng tạo để làm ra các loại đồ dùng đồ chơi mang lại hiệu quả lớn nhất cho trẻ trong hoạt động. Hội thi đồ dùng đồ chơi cấp trường giáo viên tham gia đầy đủ và có chất lượng cao.
Để tăng tính hấp dẫn của giờ học tôi luôn vận dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như: Vỏ sữa chua, hộp giấy, hột hạt  để tạo ra những đồ dùng học tập đẹp phong phú hấp dẫn lạ mắt có nội dung gắn bó với cuộc sống của trẻ phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm.
Ví dụ: Tôi dùng muỗng nhựa làm chuồn chuồn hoặc len quấn làm con gà, vỏ sò làm cá
 Việc sưu tầm hình ảnh là việc làm thường xuyên của tôi từ khi bước vào nghề dạy trẻ, đến đâu, đi chỗ nào, gặp ai tôi đều quan sát, để ý ai có hình hoạ báo cũ, tờ rơi quảng cáo, lịch cũ. Tôi đều xin và cất giữ.Nhân dịp người ta quảng cáo về các loại xe máy, ô tô. Tôi đến cửa hàng xe máy tham quan, tìm hiểu. thế là nhận được 1 tập tranh xe máy, ô tô để phục vụ chủ điểm phương tiện giao thông.
Ví dụ : Ở chủ điểm gia đình tôi dạy số 4,  tôi cắt những chiếc bát nhỏ thành nhóm có số lượng 4 và đính keo 2 mặt lên tường men, đến giờ hoạt động góc, hoạt động tự do. Tôi ôn luyện kiến thức phân chia, thêm bớt, cung cấp kỹ năng đếm, so sánh   nhận biết các chữ số. để cháu nhớ lại, khắc sâu kiến thức, trẻ sẽ nhớ lâu hơn bài học của mình, ( tương tự như vậy với các chủ điểm về thế giới động vật, thực vật, phương tiện giao thông.)
Ví dụ : Làm đồ dùng về chữ số học toán.
Tôi cắt các chữ số ở lịch lốc (nhỏ) từ số 1-5 dán vào giấy bìa làm thẻ số cho trẻ học và 100% số cháu trong lớp học toán, kinh phí đỡ tốn kém, đồ dùng chữ số có nhiều màu sắc đẹp hấp dẫn trẻ khi học. Còn thẻ chữ của cô là cắt từ lịch lốc (lớn)
 Ví dụ : Đồ dung thẻ bài, lô tô bằng hình ảnh để dạy toán. 
 Ở  chủ điểm thế giới thực vật tôi sưu tầm được từ tập quảng cáo sản phẩm của nhà nông có rất nhiều hình ảnh về các loại quả, tôi cắt ra với số lượng 5 và làm thẻ bài cho mỗi trẻ, hoặc tôi cắt rời hình ảnh đó để yêu cầu trẻ xếp theo nhóm số lượng được học.Dùng hình ảnh rời, đẹp mắt, phù hợp chủ điểm tôi gắn lên các bảng bé thử tài, bé ghép số, bé đoán giỏi, thử làm phép tính để trẻ được luyện tập ở hoạt động góc, hoạt động tự do nhằm củng cố, ôn luyện kiến thức toán vừa học.
 Ngoài ra tôi còn dùng những hình ảnh sưu tầm được trang trí lớp rất đẹp: Trên mảng tường tôi cắt dán bìa lịch có hồ nước, một số hình con cá được cắt rời, dính keo 2 mặt bỏ vào rổ, cho cháu tự do thực hành theo ý thích hoặc theo yêu cầu cô, bạn 
Ví dụ : Gắn nhóm cá Vàng có số lượng 5, gắn nhóm cá đỏ có số lượng 4, so sánh, thêm, bớt, tạo nhóm ..hoặc gắn 6 con cá lên bảng và đếm.  
Thực hiện biện pháp này tôi thấy không những đô dung dạy toán của lớp tôi đầy đủ mà các môn học khác cũng có nhiều, vì tận dụng được tranh ảnh sưu tầm nhiều loại, nhiều dạng, dùng không được việc dạy thì để trang trí lớp, để cho cháu tự chơi, tự cắt, tự vẽ theo, tự dán.
Như vậy sẽ làm cho trẻ hứng thú trong giờ học tạo được sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học toán.
Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp các hoạt động vào giờ học.
Muốn tổ chức tiết học có tính sáng tạo phong phú và lô gíc đồng thời trẻ tích cực hoạt động thì bản thân tôi phải tìm ra cách tích hợp các môn học sao cho hợp lý.
Cô cần biết phối hợp khéo léo các phương pháp dạy học khác nhau như: Kể chuyện, chơi trò chơi, bài hát để dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng mà không thụ động.
Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi "Tôi là hình học" để dẫn dắt trẻ vào đề tài nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
Ví dụ 2: Cho trẻ thăm quan vườn trường quan sát cây xanh và vào giờ học cô cho trẻ so sánh chiều cao của ba đối tượng 
Như vây cô vừa lồng ghép môn tìm hiểu môi trường xung quanh lại được kết hợp giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Dựa trên những kinh nghiệm trẻ đã có để dẫn dắt trẻ thu nhận kiến thức mới và để làm được đều đó thì giáo viên phải là chiếc cầu nối biến các hoạt động giữa trẻ và cô thành các hoạt động giữa trẻ với trẻ để trẻ tự kiển tra lẫn nhau, bày cho nhau cách đäc, cách đếm, cách chơi.
Ví dụ 3: Con hãy dùng sợi dây này xếp thành hình vuông 
 Con có dùng dây này làm hình gì nữa ngoài hình vuông ?
Nghệ thuật của người giáo viên là phải biết sử dụng hợp lý các biệp pháp, biết giải quyết tình huống một cách mền dẻo, biết tận dụng các thời cơ tình huống dễ dạy.
 Biện pháp 4: Xây dựng giờ dạy lồng ghép hoạt động ngoài giờ học.
Xây dựng tổ chức cho trẻ hoạt động tuỳ thuộc vào điều kiện của lớp, đối tượng trẻ vào không gian hoạt động. 
Ví dụ: Đối với giờ định hướng không gian giáo viên có thể tổ chức cho trẻ hoạt động ở ngoài trời (dựa vào chủ đề phương tiện giao thông)
Để trẻ có thể thấy được các phương tiện giao thông đi lại, thấy được người tham gia giao thông để trẻ dễ xác định và khi cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời thì trẻ cảm nhận được thực tế hơn, sáng tạo hơn và trẻ được hoạt động tích cực dễ nhận biết mà nội dung vẫn không thay đổi.
 Biện pháp 5: Tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
Trong một giờ hoạt động giáo hoạt động giáo viên nên linh hoạt tổ chức cho trẻ được hoạt động một cách lô gíc sôi động, không ngắt quãng thời gian hoạt động phải luân chuyển làm sao cho giờ học không bị nhàm chán khong khí giờ học luân sôi nổi, trẻ hứng thú hoạt động và giờ học lại đạt hiệu quả. 
Lựa chọn các thủ thuật cho phù hợp để tổ chức hoạt động cho trẻ. 
 Biện pháp 6: Cho trẻ tự khám phá hoạt động.
Cô nên chỉ là người gợi ý hướng dẫn và cho trẻ tìm tòi khám phá bằng cách cô chỉ đặt ra câu hỏi gợi mở cho trẻ, trợ gúp cho trẻ không nên làm thay trẻ hoặc nói hộ cho trẻ có như vậy trẻ được khám phá hoạt động, trẻ sẽ nhớ lâu hơn và gúp trẻ có được kiến thức sâu rộng hơn.
"Làm quen với toán " là môn học rất khó vì thế việc dạy trẻ trong giờ học thôi vẫn chưa đủ mà cần phải được cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi đồng thời giáo viên cần phải tu dưỡng học hỏi để tìm ra những sáng kiến hay giúp ích trong việc truyền thụ kiến thức cho trẻ .
 Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động cho trẻ:
 Ngoài việc tổ chức các hoạt động ở giờ hoạt động học, hoạt động góc... Tôi còn coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động nhóm của trẻ
 Tôi đã xây dựng giáo án, thực hiện các giờ hoạt động có những hình ảnh, âm thanh ứng dụng chương trình Kidmart và một số ứng dụng công nghệ thông tin khác vào môn toán trên máy vi tính của mình. Vì thế luôn kích thích được sự hứng thú khám phá, hấp dẫn trẻ.... Tạo điều kiện cho các ý tưởng của cô và trẻ sáng tạo hơn. Kết quả hoạt động với môn học toán nói riêng và các môn học khác nói chung nhờ thế cũng đạt hiệu quả tốt hơn.
 Biện pháp 8: Phối kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ học tốt môn Toán. 
 Tôi rất xem trọng mối quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh bởi đây là cầu nối vững chắc trong việc giáo dục trẻ. Ngoài thời gian ở trường trẻ về nhà với bố mẹ, nơi đây cháu cháu bộc lộ hết tình cảm của mình cũng như những kiến thức cô giáo cung cấp ở trường, đây là lúc cần phối hợp với phụ huynh để củng cố những gì cháu đã tiếp thu ở trường, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Mầm Non là dễ nhớ mau quên nên cần thường xuyên ôn luyện ở trường cũng như ở nhà. 
 Mỗi tuần tôi đều cập nhật thông tin mới về chương trình dạy trẻ của lớp qua từng bộ môn toán cũng như các bộ môn khác để những lúc đón trả trẻ phụ huynh đọc và cùng giáo viên thực hiện. 
 Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường mỗi năm tôi tổ chức họp phụ huynh để trao đổi những thông tin mỗi trẻ về tình hình sức khoẻ, sinh hoạt ăn ngủ, chơi, học của cháu tại trường, ngoài ra giờ đón trả trẻ tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh tình hình trong ngày để cùng có sự phối hợp kịp thời trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Đối với trẻ mẫu giáo bắt đầu vào học kỳ 2  tôi thường ra bài tập cho trẻ giải toán đố vui. rất cần sự phối hợp với phụ huynh, vì thời gian ở trường ngoài hoạt động giáo dục còn bao việc khác, thời gian không đủ để cô rèn thêm kỹ năng cho cháu mà phụ huynh lại làm tốt việc này nên biện pháp phối hợp này cũng đem lại hiệu quả rất cao giúp cho lớp tôi thực hiện chuyên đề Toán trong học kì vừa qua đạt hiệu quả. 
3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Sau thời gian thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng day trẻ làm quen với toán thì chất lượng hoc sinh đã chuyển biến mạnh mẽ và có hiệu quả rõ rệt. 
Cụ thể:
* KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN HỌC KÌ I LỚP MG
 4 - 5 TUỔI A1 NHƯ SAU:
 Xếp
 Loại
Lần KS
TSHS
Kết quả đạt được
Giỏi
Khá
Đạt yêu cầu
Chưa đạt
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Cuối
học kì I
35
8
22.8%
15
43%
12
34.2%
0
0
Đến cuối học kỳ một tôi thấy chất lượng trẻ đã được nâng cao thể hiện là 100% trẻ đạt yêu cầu trở lên và trong đó có nhiều trẻ khá giỏi từ kết quả trên tôi thấy mình đã đi đúng hướng trong việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán và tôi tin rằng tỉ lệ trẻ khá giỏi sẽ còn tăng lên vào cuối năm học.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 
1. Kết luận:
 Giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là một việc làm khó, giáo dục trẻ có chất lượng lại càng khó hơn. Là một giáo viên, tôi hết sức tâm huyết với công việc của mình và cố gắng tìm tòi những giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy và học đối với bộ môn toán để làm sao cho học sinh luôn cảm thấy hứng thú và say mê với môn học này. Có thể những giải pháp trên chưa phải là giải pháp có hiệu quả tuyệt đối nhưng đối với bản thân tôi nó đã mang lại kết quả tương đối tốt, nó làm thay đổi chất lượng hoạt động làm quen với Toán ở lớp tôi. Trẻ hứng thú, hoạt bát, nhanh nhẹn, thông minh hơn...
 - Cần cho trẻ làm quen với các thuật ngữ toán học như to nhỏ, phải trái, trên dưới, trước sau, đếm, nhận biết số, tách gộp, thêm bớt so sánh . để trẻ hiểu và nắm bắt kịp thời kiến thức mà cô cung cấp.
 - Làm đồ dùng trực quan phù hợp với giờ học.
 - Lồng ghộp tách hợp các hoạt động trong giờ học một cách lô gíc.
 - Xây dựng giờ dạy lồng ghép với hoạt động ngoài giờ học.
 - Tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
 - Cho trẻ tự khám phá hoạt động.
 - Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động, khai thác tối đa chương trình Kidsmatrt.
 - Phối kết hợp cùng phụ huynh để dạy trẻ học tốt môn toán.
- Người giáo viên cần phải có nghệ thuật khi tiếp xúc với trẻ, cần phải nâng cao kiến thức, biết cách xử lý tỉnh huống sư phạm. Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động, giúp đỡ những trẻ yếu tiếp thu bài chậm, khen ngợi kịp thời với trẻ học khá hơn để trẻ cố gắng phát huy những khả năng của mình.
- Xây dựng môi trường học tập cho phù hợp.
* Tôi có được những kết quả trên là nhờ vào đồng nghiệp Ban Giám hiệu nhà trường đó tạo điều kiện thời gian giúp tôi học hỏi, suy nghĩ và tìm ra những sáng kiến mới để giúp cho bản thân tôi đạt được hiệu quả trong quá trình truyền thụ kiến thức đến với trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở lớp, ở trường mà tôi đã áp dụng vào trong thực tế trong suốt thời gian qua. Từ những sáng kiến này rất mong có được những ý kiến đóng góp chân thành của Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp cùng tất cả các cấp lãnh đạo có liên quan giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ.
2. Ý kiến đề xuất:
Về phía phòng giáo dục: Quan tâm tạo mọi điều kiện cho chúng tôi được bồi dưỡng, tập huấn về lí thuyết, thực hành về cách làm đồ dùng đồ chơi với chuyên đề làm quen với toán. Tổ chức đi thăm quan dự giờ các trường, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt chuyên đề này để học tập kinh nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
TÊN TÀI LIỆU
TÁC GIẢ
NHÀ XUẤT BẢN 
(NĂM)
1
- Tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ Mầm non theo hướng tích hợp Nhà xuất bản Giáo dục – Xuất bản năm 2007
 - Lê Thu Hương 
- Nhà xuất bản Giáo dục năm 2007
2
- Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo.
T.S Phạm Thị Mai Chi
T.S Lê Thị Ánh Tuyết
Nhà xuất bản GD năm 2003.
3
- Mục tiêu giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo.
- Trần Thị Trọng. 
- Tạp trí giáo dục mầm non
4
- Phương pháp hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng
Thạc sĩ Đỗ Thị Minh Liên
Nhà xuất bản ĐHSP

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ky_nang_phuong_phap_de_nang_cao.doc
Sáng Kiến Liên Quan