Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
Trong quá trình thực hiện công tác giáo dục ở trường THPT giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Họ là nhịp cầu kết nối giữa Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chỉ đạo, là người cố vấn giúp cho cá nhân lẫn nhóm học sinh về những điều các em vướng mắc trong cuộc sống. Đó có thể là những khó khăn trong học tập, là những mâu thuẫn xung đột, là mối quan hệ tình bạn, tình yêu của lứa tuổi học trò, là việc vượt qua khó khăn do hoàn cảnh gia đình hay việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó công tác chủ nhiệm lại là công tác kiêm nhiệm nhưng trách nhiệm lại lớn lao. Trong công tác chủ nhiệm lớp ngoài việc giáo dục mọi mặt cho học sinh thì giáo viên chủ nhiệm cần phải xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái giúp cho mỗi cá nhân học sinh có điều kiện để phát huy năng lực bản thân, phát triển một cách toàn diện. Hơn nữa, phải dạy cho các em sống có nghĩa tình, trách nhiệm.
Tuy nhiên không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng làm được. Trong thực tế , một số giáo viên còn lúng túng trong việc vận dụng các kỹ năng cần thiết để tổ chức, quản lý, hướng dẫn học sinh lớp mình chủ nhiệm nên kết quả giáo dục học sinh chưa cao.
Trong những năm qua, từ thực tế làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm, với mong muốn góp phần vào việc giúp giáo viên làm tốt hơn công tác chủ nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên trong thời đại mới. Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi chọn đề tài: “Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh”
có thói quen xây dựng kế hoạch hoạt động cho bản thân mình trong tương lai. III. KỸ NĂNG TỔ CHỨC GIỜ SINH HOẠT LỚP * Sinh hoạt lớp cuối tuần:. Đây là dạng hoạt động giáo dục tập thể là hình thức tổ chức tự quản cho học sinh. Nếu giáo viên chủ nhiệm tổ chức giờ sinh hoạt đúng cách thì sẽ có tác dụng rất lớn. Thông qua các giờ sinh hoạt các em có dịp bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn tích cực rèn kỹ năng giao tiếp trước đám đông. Các em học sinh trong lớp được liên kết với nhau,giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống hằng ngày ở lớp, ở trường. Giáo viên sẽ hiểu học sinh hơn, học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, đồng cảm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau khắc phục xu hướng hẹp hòi ích kỉ, chia bè kết phái nói xấu lẫn nhau trong đời sống hằng ngày của tập thể lớp học . Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của một tiết sinh hoạt trong quá trình chủ nhiệm tôi đã chọn các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt phù hợp với đặc điểm của lớp mình . * Các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp 1. Hình thức tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch - Đánh giá lại những hoạt động trong tuần . + Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy trường, lớp của các thành viên . + Lớp trưởng nhận xét đánh giá ưu điểm, khuyết điểm và các hoạt động của lớp. Chỉ rõ những việc làm được, những tồn tại, nguyên nhân và rút kinh nghiệm. + Bí thư tổng kết các hoạt động của Đoàn trong tuần. + Ý kiến của học sinh trong lớp + Giáo viên nhận xét đánh giá, tuyên dương những học sinh có thành tích, phê bình và có những hình phạt phù hợp với những học sinh có lỗi nặng trong tuần. - Lập kế hoạch tuần tới . Phần này lớp trưởng, bí thư lập kế hoạch bám sát đặc điểm tình hình của lớp và trên cơ sở kế hoạch của trường, Đoàn thanh niên. Giáo viên bổ sung thêm một số nội dung nếu cần thiết. 2. Hình thức hỗn hợp: Tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề *Tổng kết thi đua: ( Thời gian khoảng 10 phút) - Đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần: Lớp trưởng đánh giá nhận xét những hoạt động của lớp sau khi đã có sự thống nhất của các tổ trưởng, của ban cán sự. Giáo viên bổ sung nếu thấy cần thiết. Bí thư tổng kết hoạt động của Đoàn thanh niên. - Triển khai kế hoạch hoạt động trong tuần tới. *Sinh hoạt theo chủ đề: (Thời gian khoảng 35 phút) Nội dung sinh hoạt cần gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với những ngày kỷ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị xã hội kinh tế, văn hóa diễn ra ở địa phương và trong nước. Hoặc có thể tổ chức các chuyên đề về tình bạn, tình yêu tuổi học trò, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên . - Cách thức tổ chức: Nên tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng có thể thi văn nghệ giữa các tổ, tổ chức các trò chơi, sử dụng câu hỏi đố vui để học, hoặc giao lưu với người trong cuộc Đối với các chuyên đề giáo dục giới tính sức khỏe sinh sản vị thành niên giáo viên chủ nhiệm nên tổ chức hoạt động theo nhóm để học sinh chủ động tiếp nhận chuyên đề. Có thể giáo viên chủ nhiệm mời thêm nhân viên y tế trường tư vấn thêm cho các em (đặc biệt nữ) về việc vệ sinh thân thể trong thời kỳ kinh nguyệt, về quan hệ tình dục không đúng độ tuổi để lại những hậu quả nghiêm trọng như thế nào để các em biết phòng tránh. 3. Hình thức tổ chức các hội thi: (Văn nghệ, hiểu biết khoa học, học sinh thanh lịch,) - Hội thi là một hình thức hoạt động giáo dục để tạo ra sân chơi lành mạnh hấp dẫn giữa học sinh và các nhóm học sinh. Tại các hội thi này các em có cơ hội thể hiện tài năng,vẻ đẹp cùng nhau chia sẻ, tiếp nhận những kiến thức có liên quan đến chủ đề đã lựa chọn. - Địa điểm tổ chức hội thi ngay trong lớp học hoặc chọn một góc trong sân trường . - Với hình thức tổ chức các hội thi học sinh sẽ thấy thích thú, hấp dẫn, các em sẽ được xả stress sau một tuần học căng thẳng. Tuy nhiên, đây là hoạt động tổng hợp nhiều loại hình, đòi hỏi thời gian và có sự đầu tư công phu. - Đối với các khóa học sinh tôi chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh hình thức sinh hoạt lớp được áp dụng thường xuyên là hình thức hỗn hợp. Tổ chức theo hình thức này, giáo viên chủ nhiệm có thể nắm bắt tình hình của lớp trong tuần học, kịp thời biểu dương những học sinh có thành tích, điều chỉnh nhắc nhở học sinh vi phạm. Đồng thời với hình thức tổ chức theo chủ đề, học sinh sẽ được trang bị thêm nhiều kiến thức cuộc sống, có những kĩ năng để ứng phó, thích nghi với nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình các em đến trường. - Khi tổ chức giờ sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm thường khen chê học sinh. Khi khen chê cần lưu ý một số vấn đề sau: + Luôn khích lệ, biểu dương, khen ngợi các em kịp thời (đặc biệt những học sinh có sự cố gắng vượt bậc). + Khen ngợi phải cụ thể, gọi tên các phẩm chất. + Khen ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người khen. Đối với những hành vi tích cực mới được khen ngay khi nó mới xuất hiện, nhất là những em hay mắc khuyết điểm, những em học yếu, nhút nhát + Khi phê bình phải chỉ đúng lỗi của học sinh, không được chì chiết, quát tháo, “bêu gương” trước lớp, làm các em khiếp sợ. Không được nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu. Như vậy, có thể nói rằng kỹ năng tổ chức một tiết sinh hoạt lớp cuối tuần không khó nhưng để tổ chức thành công đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp cần lựa chọn một hình thức phù hợp với lớp mình, với môi trường sư phạm để làm sao tạo được hứng thú cho học sinh đồng thời đạt được hiệu quả cao sau khi tổng kết một tuần học. IV. KỸ NĂNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH * Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là tăng cường năng lực tâm lý, xã hội và xây dựng lối sống lành mạnh tích cực cho các em. Do đó nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bao gồm: - Hình thành, củng cố thái độ, hành vi cách ứng xử cho học sinh - Thay đổi suy nghĩ, thói quen hành vi tiêu cực thành những hành vi tích cực an toàn * Ngoài con đường lồng ghép qua môn học và hình thức, phương pháp tổ chức dạy học, giáo viên chủ nhiệm có thể giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua: - Lồng ghép tích hợp qua các chủ để các dạng hoạt động ngoài giờ lên lớp - Thông qua những buổi tham quan, dã ngoại - Thông qua những buổi sinh hoạt lớp - Qua tư vấn, chia sẻ trực tiếp đối với cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh * Các nguyên tắc giáo dục lỹ năng sống: - Tạo cơ hội cho học sinh học qua trải nghiệm, đưa ra những thông điệp tích cực hạn chế sử dụng những thông điệp mang tính đe dọa. - Cung cấp kiến thức vừa đủ tránh mang tính hàn lâm. - Phối hợp với gia đình, cộng đồng để tạo ra môi trường giáo dục, khuyến khích sự thay đổi hành vi tiêu cực, rủi ro. - Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ. V. KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC BẢN THÂN Trong thời gian gần đây trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đưa tin các vụ bạo hành học sinh làm dư luận xôn xao và gây mất lòng tin của xã hội đối với thầy cô giáo. Một trong những nguyên nhân cũng vì giáo viên thiếu kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng và quản lý cảm xúc của bản thân. Vì thế, thiết nghĩ kỹ năng này rất quan trọng đối với một giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Khi gặp tình huống căng thẳng giáo dù trong bất kì tình huống nào thì giáo viên chủ nhiệm cũng cần bình tĩnh, linh hoạt để tìm phương án xử lý tối ưu nhất. Điều quan trọng là cần phân biệt cảm xúc và hành vi, cảm xúc tức giận là bình thường, tự nhiên đối với con người, kể cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, tức giận kèm theo hành vi làm tổn thương người khác (đặc biệt là đối với học sinh) là không chấp nhận được xét cả về mặt đạo đức lẫn pháp lý. Trong trường hợp gặp tình huống căng thẳng, bị sốc một mặt giáo viên áp dụng các biện pháp giải tỏa căng thẳng, mặt khác tăng cường ý chí khả năng kiềm chế để kiểm soát cảm xúc không cáu giận, bị kích động để đảm bảo môi trường học tập bình an, thoải mái cho mọi học sinh. * Cách ứng, phó kiểm soát cảm xúc trong các tình huống căng thẳng trên lớp: - Giáo viên chủ nhiệm cần suy nghĩ tích cực về tình huống xảy ra hoặc hành vi vô tình, thiếu chín chắn của học sinh. - Phản ứng của giáo viên trong các tình huống căng thẳng nên chậm lại. Tỏ thái độ không để ý đến học sinh gây ra hành vi đối kháng. Tuy nhiên, cũng cần làm cho học sinh gây rối biết rằng hành vi của chúng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Việc không để ý đến hành vi gây rối sẽ đem lại cảm giác hụt hẫng trong hành động của học sinh gây rối. - Giáo viên chủ nhiệm có thể chuyển phản ứng thông qua việc thực hiện các hoạt động thường nhật của mình. Chính phản ứng này sẽ làm cho học sinh gây xung đột phải tự đối mặt với bản thân. - Pha trò hài hước, kể chuyện cũng là một cách làm giảm đi không khí căng thẳng và tiếng cười của học sinh trong lớp sẽ góp phần quyết định kết thúc vấn đề. Nói tóm lại, các tình huống gây ra căng thẳng trong lớp học là vô vàn, muôn hình vạn trạng. Điều cốt yếu là giáo viên chủ nhiệm phải linh hoạt, khéo léo khi xử lý để tránh ảnh hưởng đến môi trường học tập và những học sinh khác bởi các em vô tội. Hơn tất cả, hãy luôn bình tĩnh nhẫn nại, nhân ái bao dung với học trò, như vậy công tác chủ nhiệm của giáo viên chắc chắn sẽ thành công. CHƯƠNG III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua thực tiễn làm công tác chủ nhiệm lớp nhờ sự chịu khó học hỏi đồng nghiệp cùng với sự linh hoạt khéo léo khi sử dụng các kỹ năng cần thiết vào công tác chủ nhiệm. Trong những khóa học do tôi chủ nhiệm học sinh ngoan ngoãn, có kỹ năng sống tốt. Những lớp tôi chủ nhiệm không có học sinh nào bỏ học, không có học sinh phải thi lại, ở lại lớp, bị xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu, không có học sinh hỏng tốt nghiệp, tập thể lớp đoàn kết vững mạnh nhiều năm liền lớp được xếp vào vị trí tốp đầu trong bảng thi đua xếp hạng của Đoàn trường và được công nhận là tập thể lớp tiên tiến. Cũng nhiều năm liên tục tôi được công nhận là giáo viên chủ nhiệm giỏi được đồng nghiệp đánh giá cao và phụ huynh tin tưởng * Kết quả giáo dục của lớp 10A7 năm học 2015 – 2016 Xếp loại Học lực Hạnh kiểm Số lượng % Số lượng % Giỏi – Tốt 12 30,7 30 76,9 Khá 27 69,3 9 23,1 Trung bình 0 0 Yếu 0 0 Kém 0 0 Cộng 39 39 Danh hiệu học sinh Giỏi 12 30,7 Danh hiệu học sinh Tiên tiến 27 69,3 * Kết quả giáo dục của lớp 11A7 năm học 2016 – 2017 Xếp loại Học lực Hạnh kiểm Số lượng % Số lượng % Giỏi – Tốt 16 39 35 85,4 Khá 24 58,6 6 14,6 Trung bình 1 2,4 Yếu 0 Kém 0 Cộng 41 41 Danh hiệu học sinh Giỏi 16 39 Danh hiệu học sinh Tiên tiến 24 58,6 * Kết quả giáo dục của lớp 12A7 năm học 2017 – 2018 Xếp loại Học lực Hạnh kiểm Số lượng % Số lượng % Giỏi – Tốt 13 36,1 32 88,9 Khá 22 61,2 4 11,1 Trung bình 1 2,7 Yếu 0 Kém 0 Cộng 36 Danh hiệu học sinh Giỏi 13 36,1 Danh hiệu học sinh Tiên tiến 22 61,2 *Nhiều em đạt giải cao trong các kì thi HSG tỉnh. Em: Nguyễn Văn Trần Anh Đạt giải Nhất môn Địa lí Em: Nguyễn Thị Trà Giang Đạt giải Nhì môn Vật lí Em: Trần Thị Tú Linh Đạt giải Ba môn Sinh Em: Lê Nguyên Long Đạt giải Ba môn Hóa học Em: Nguyễn Thị Phương Thảo Đạt giải Ba môn Tiếng Anh Em: Nguyễn Văn Hùng Đạt giải Khuyến khích môn Sinh học 100% học sinh đỗ tốt nghiệp. Trên 80% học sinh đỗ vào các trường Đại học, có nhiều em đỗ vào các trường đại học tốp trên và hiện đang theo học năm thứ nhất. Cụ thể: Em Nguyễn Thị Phương Thảo Trường ĐH Ngoại Thương Em Trần Xuân Hoàng Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh Em Lê Nguyên Long Trường Học viện Kĩ thuật quân sự Em Hoàng Văn Toản Trường Học viện Kĩ thuật quân sự Em Nguyễn Quang Dũng Trường Sĩ quan lục quân II Em Nguyễn Văn Trần Anh Trường Học viện hậu cần Em Ngô ThanhTiến Trường Học viện hậu cần Em Phan Đào Duy Nhất Trường Học viện hải quân. Em Nguyễn Thị Thu Hằng Trường Học viện Hàng không * Kết quả giáo dục của lớp 10A2 năm học 2018 – 2019 Xếp loại Học lực Hạnh kiểm Số lượng % Số lượng % Giỏi – Tốt 15 34,9 34 79,0 Khá 27 32,8 9 21,0 Trung bình 1 2,3 Yếu 0 Kém 0 Cộng 43 Danh hiệu học sinh Giỏi 14 32,5 Danh hiệu học sinh Tiên tiến 28 67,5 Tập thể lớp xếp thứ 7/31 lớp đủ điều kiện để xét công nhận lớp tiên tiến năm học 2018 – 2019. Với những kết quả đã đạt được trong công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt cho học sinh ở trường THPT Vĩnh Linh. Tuy nhiên, vấn đề không phải là kết quả và thành tích mình đạt được, điều quan trọng là ở chổ tất cả các học sinh ở những lớp tôi chủ nhiệm đã khôn lớn, trưởng thành, sống có trách nhiệm, biết đoàn kết, yêu thương nhau. Những em ở lớp 12A7 năm học 2017 – 2018 đã định hướng được nghề nghiệp, lựa chọn cho mình hướng đi đúng đắn có thể gánh vác trách nhiệm, sẵn sàng trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KINH NGHIỆM Để đánh giá hiệu quả và ý nghĩa của việc vận dụng các kỹ năng cần thiết của giáo viên chủ nhiệm lớp ở tôi đã tiến hành công tác điều tra ở lớp tôi chủ nhiệm và lớp đồng nghiệp có kết quả thi đua còn thấp bằng phiếu điều tra và thu được kết quả như sau ( ở phần phụ lục) PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Bằng những kiến thức đã được trang bị, kinh nghiệm của nhiều năm công tác sự khéo léo khi vận dụng những kỹ năng cần thiết trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông tôi rút ra được những kinh nghiệm như sau: 1. Phải vận dụng nhiều kĩ năng kết hợp trong quá trình chủ nhiệm lớp, không nên xem kỹ năng nào là quan trọng nhất. 2. Phải sử dụng các kỹ năng một cách hợp lý, phù hợp với đối tượng, môi trường giáo dục. 3. Sau mỗi lần áp dụng các kỹ năng vào lớp mình chủ nhiệm cần phải rút kinh nghiệm để nhận diện và nhận thấy tác dụng/tác hại để điều chỉnh vận dụng cho phù hợp. 4. Mỗi giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, bao dung độ lượng, yêu nghề, phải chấp nhận gian khó, phải có quyết tâm bằng ý chí niềm tin và nghị lực. 5. Khi vận dụng các kỹ năng giáo viên chủ nhiệm không nên nóng vội, áp đặt, cần kiên nhẫn luôn luôn đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết, đầu tư thời gian và dành nhiều tâm sức thì lúc đó công tác chủ nhiệm sẽ không còn nhiều khó khăn mà còn là niềm vui cho mỗi giáo viên khi đến trường. 6. Phải luôn tranh thủ được sự giúp đỡ từ các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường từ phía gia đình học sinh và đặc biệt từ chính sự tích cực của các đối tượng học sinh. II. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI Đề tài này là tâm huyết của tôi trong công tác chủ nhiệm. Viết đề tài này bản thân tôi mong muốn sẽ giúp đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm góp phần nhỏ bé đẩy mạnh hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp. Đề tài này chỉ đưa ra một số kỹ năng cần thiết trong muôn vàn những kỹ năng mà giáo viên chủ nhiệm cần vận dụng cho mình. Tuy nhiên, những kỹ năng tôi đưa ra ở đây xuất phát từ thực tiễn và được kiểm chứng bằng thực tiễn trong quá trình tôi làm công tác chủ nhiệm nên tôi tin rằng có thể áp dụng cho tất cả các lớp ở trường THPT Vĩnh Linh II. KIẾN NGHỊ Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi hội tụ nhiều yếu tố quan trọng nhưng trong đó là phương pháp và tâm huyết của giáo viên chủ nhiệm. Với tư cách cá nhân là một giáo viên đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi mạnh dạn xin có vài ý kiến đề xuất như sau: - Thứ nhất: Với Nhà trường. Cần quan tâm đề cao hơn nữa vai trò của giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tăng cường đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường. Mời thêm các chuyên gia, bác sĩ chuyên ngành tư vấn cho học sinh về giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên để học sinh có hiểu biết cơ bản, giúp các em nữ không mang thai khi đang theo học ở các trường trung học phổ thông. - Thứ hai: Với Sở Giáo dục và Đào tạo. Cần có thêm những khóa học, những chuyên đề bồi dưỡng trong hè về kiến thức, kĩ năng cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Cần tổ chức các hội nghị định kì trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học hỏi từ những giáo viên chủ nhiệm giỏi. - Thứ ba: Với Bộ Giáo dục và Đào tạo Công tác chủ nhiệm thực sự là nhiệm vụ rất quan trọng và nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hai mặt của học sinh. Vì thế, giáo viên bỏ nhiều công sức, tâm huyết nên cần có chế độ đãi ngộ phù hợp hơn (nên tăng số tiết quy định đối với giáo viên chủ nhiệm từ 04 tiết/ tuần lên 06 tiết/ tuần) Với sinh viên của các trường Đại học sư phạm, cần có môn học về phương pháp chủ nhiệm với quỹ thời gian xứng đáng để giúp các thầy cô tương lai sẽ có những kiến thức cơ bản để họ không phải bỡ ngỡ và cảm thấy vất vả khi mới ra trường, vào nghề . Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không chỉ là một giáo viên dạy tốt văn hóa mà còn phải quan tâm đến sự phát triển của học sinh ở nhiều mặt. Theo tôi, hai yếu tốt cốt lõi cần có đối với một giáo viên chủ nhiệm là cái tài của một nhà tâm lý và cái tâm của một nhà giáo dục. Phải biết kết hợp hai yếu tố này để làm tốt trách nhiệm của người giáo viên trong thời đại mới. Trên đây là những kỹ năng cần thiết của một giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh tôi đã sử dụng và mạnh dạn trình bày. Bản sáng kiến này còn mang tính chất cá nhân và chắc chắn còn nhiều thiếu sót hoặc không đồng quan điểm với thầy cô giáo đồng nghiệp. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và mọi người quan tâm để bản sáng kiến được hoàn thiện và đưa vào áp dụng một cách rộng rãi có hiệu quả. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Vĩnh Linh, ngày 15 tháng 5 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Trương Thị Cẩm Vân TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sổ chủ nhiệm 2. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Đinh Thị Kim Thoa, Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, năm 2010. 3. Bộ GD – ĐT, Tài liệu bồi dưỡng về kỹ năng sống, giáo dục các vấn đề môi trường và xã hội, năm 2018. 4. Điều lệ trường phổ thông ban hành ngày 28 tháng 3 năm 2011. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Họ và tên học sinh:.lớp:.. Nội dung điều tra: Tìm hiểu tác dụng của việc giáo viên vận dụng các kỹ năng cần thiết vào công tác chủ nhiệm lớp Yêu cầu thực hiện: Hãy khoanh tròn trước câu trả lời mà em cho là đúng, là phù hợp với mình Câu hỏi 1: Theo em, giáo viên chủ nhiệm vận dụng kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm đem lại những lợi ích gì cho lớp học? Giúp học sinh chủ động với công việc b) Giúp học sinh có kỹ năng làm việc khoa học, hiệu quả c) Giúp học sinh chủ động trong công việc, làm việc khoa học, hiệu quả d) Không cần thiết mất thời gian Câu hỏi 2: Theo em, giáo viên có cần sử dụng các kỹ năng cần thiết khi chủ nhiệm lớp không? Cần thiết b) Rất cần thiết c) Bình thường d) Không cần thiết Câu hỏi 3: Em thích nhất hình thức nào giáo viên chủ nhiệm thường sửdụng trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. a) Hình thức hỗ hợp b) hình thức tổ chức các hội thi c) Hình thức tổng kết đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch d) Nên chọn một hình thức khác. Kết quả điều tra ở lớp 12A7 do tôi chủ nhiệm năm học 2017 – 2018, sĩ số 36 học sinh. Câu hỏi Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 1 2,8 11 30,5 23 63,9 1 2,8 2 11 30,5 24 66,7 1 2,8 0 0 3 24 66,7 10 27,8 0 0 2 5,5 Kết quả điều tra ở lớp 10A2 do tôi chủ nhiệm năm học 2018 – 2019 sĩ số 43 học sinh Câu hỏi Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 2 4,6 14 32,6 27 62,8 0 0 2 12 27,9 30 69,7 1 2,3 0 3 24 55,8 16 37,2 0 0 3 7 Kết quả điều tra ở lớp 10A6 do 1 đồng nghiệp chủ nhiệm năm học 2018 – 2019, sĩ số 38 học sinh và trong năm học này chưa có thành tích, vị thứ lớp còn thấp Câu hỏi Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 1 2.6 20 52.6 16 42.2 1 2.6 2 14 36.8 19 50 4 10.6 1 2.6 3 21 55.2 16 42.1 2 5.3 1 2.6 Câu hỏi Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 1 20 16 1 2 14 19 4 1 3 21 16 2 1
File đính kèm:
- Chu_nhiem_Van_THPTVinhLinh_e015d1e805.docx