Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng Adobe Presenter trong thiết kế bài giảng E-Learning môn Vật lí

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT

Để sử dụng phầm mềm Adobe Presenter soạn bài giảng e-learning, ta cần cài đặt

trước phần mềm microsoft powerpoint (bản 2007 trở lên). Ở đây xin chỉ giới thiệu

cách cài đặt phần mềm Adobe Presenter. Ta có thể tải gói cài đặt từ trang chủ

các trang khác cho phép tải chương trình. Sau đó thực

hiện cài đặt như sau (trong bài tài liệu này, tác giả đang dùng Adobe Presenter 11):

Bước 1: Ngắt kết nối internet (để cài bản dùng thử của chương trình), bấm đúp

chuột vào file Setup.exe trong gói cài đặt để cài đặt chương trình. Tại cửa sổ giao

diện chọn Try

Bước 2: Bấm chuột vào nút Sign In

Bước 3: Bấm chuột chọn Sign In Later

Bước 4: Bấm chọn Accept

Bước 5: Bấm chuột vào nút Install để bắt đầu cài đặt chương trình. Lúc này ta có

thể bật kết nối internet lại như bình thường.

pdf39 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng Adobe Presenter trong thiết kế bài giảng E-Learning môn Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được chấp nhận 
 Trang 16 
4. Câu hỏi trả lời ngắn (Short answer) 
 Câu hỏi Short answer (trả lời ngắn) là loại câu hỏi yêu cầu người học tự đưa ra 
câu trả lời theo yêu cầu đề bài, giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này tăng cường khả 
năng diễn đạt cho học sinh. Tuy nhiên, khi đưa ra câu hỏi thì người soạn cần lường 
trước được các cách diễn đạt nào mà học sinh có thể sử dụng vì nếu ý trả lời của họ 
đúng nhưng cách diễn đạt đó không nằm trong danh sách được chấp nhận thì nó sẽ 
trở thành câu trả lời sai. Và như vậy mục tiêu đề ra của người soạn sẽ không được 
như mong muốn. Chúng ta có thể xem ví dụ như hình: 
Hình 21: Tạo câu hỏi trả lời ngắn 
Nhập tên câu hỏi 
Nhập nội dung câu hỏi 
Nhập điểm cho câu hỏi 
Các đáp án có thể chấp nhận 
 Trang 17 
5. Câu hỏi ghép nối (Matching) 
 Khi chọn loại câu hỏi Matching (ghép nối), giao diện chương trình sẽ tạo ra hai 
cột, người soạn lần lượt “Add” nội dung (một phát biểu chẳng hạn) cho từng cột, sau 
đó dùng chuột kéo và thả nội dung của cột này vào nội dung tương ứng (tức cách 
ghép đúng) ở cột kia. Cách ghép đúng sẽ biểu thị bằng đường nối giữa hai cột và kí tự 
tương ứng cũng được hiển thị để người soạn dễ theo dõi. Khi người học trả lời loại 
câu hỏi này thì cũng sẽ thực hiện thao tác tương tự như vậy để hoàn thành. Các nút 
lệnh “Add” để thêm nội dung, “Delete” để xóa nội dung, nút mũi tên lên xuống để 
thay đổi vị trí. Ngoài ra chương trình có thể “xáo trộn” đáp án lại sau mỗi lần học nếu 
ta chọn vào tùy chọn “Shuffle Options”: 
Hình 22: Tạo câu hỏi ghép nối 
Nhập tên câu hỏi 
Nhập nội dung câu hỏi 
Chọn để “xáo trộn” đáp 
án sau mỗi lần học 
Nhập cách ghép vào đây 
hoặc dùng chuột kéo thả nội 
dung tương ứng ở hai cột 
Có thể gõ lại 
tên cho mỗi cột 
 Trang 18 
6. Câu hỏi kéo thả (Drag Drop) 
 Với câu hỏi Drag Drop (kéo thả), người soạn có thể tạo ra một câu hỏi giúp học 
sinh hứng thú khi thực hiện vì họ có cảm giác được “làm” nhiều hơn. Để đơn giản, ta 
cùng thực hiện ý tưởng như sau: Ở bài “Dòng điện trong chất điện phân” thuộc 
chương trình Vật lí 11, để kiểm tra kiến thức về chiều dịch chuyển của các ion trong 
dung dịch, tác giả thiết kế các điện cực và ion như hình (chương trình gọi những đối 
tượng này là “Image”), nhiệm vụ của học sinh là dùng chuột kéo các ion về các điện 
cực tương ứng. 
Hình 23: Ví dụ về tạo câu hỏi “kéo-thả” 
 Để thực hiện ý tưởng này, ta chọn loại câu hỏi Drag Drop. Hộp thoại tạo ra hai cột 
lần lượt gọi là “Drag Item” (có thể hiểu là đối tượng “kéo”) và “Drop Target” (có thể 
hiểu là đối tượng “đích” hay “nơi thả vào”). Như vậy các ion trong hình là 4 đối 
tượng “kéo”, còn 2 điện cực là đối tượng “đích”. Ở đây chương trình cho phép ta lập 
lại đối tượng “đích” tức hai ion âm có thể kéo đến cùng điện cực dương và tương tự 
với ion dương cũng vậy. Chương trình cũng cho phép ta có thể thêm đối tượng là văn 
bản hoặc hình ảnh. Vui lòng xem hình sau: 
 Trang 19 
Hình 24: Hộp thoại khi tạo loại câu hỏi kéo thả 
 Ta vừa tìm hiểu qua 6 loại câu hỏi tương tác mà thiết nghĩ thường được giáo viên 
sử dụng nhất. Ngoài ra, khi nghiên cứu về phần mềm này mỗi giáo viên có thể tìm 
hiểu thêm một số loại câu hỏi khác và thực hiện theo ý đồ của mình cho phù hợp với 
đặc thù bộ môn. 
IV. CÁCH GHI, CHÈN ÂM THANH VÀ VIDEO BẰNG ADOBE PRESENTER 
1. Ghi âm, lồng âm thanh vào bài giảng 
 Trong giao diện ADOBE PRESENTER, tại trường “Audio” ta thấy có các tùy 
chọn gồm Record (để ghi âm), Import (để chèn âm có sẵn vào bài giảng), Sync (để 
đồng bộ âm với các hiệu ứng của mỗi slide), Edit (để chỉnh sửa âm thanh). 
Nhập tên câu hỏi 
Nhập điểm cho câu hỏi 
Bấm vào 
đây để 
thêm đối 
tượng là 
hình ảnh 
Bấm vào 
đây để 
thêm đối 
tượng là 
văn bản 
Có thể lặp lại 
đối tượng 
“đích” 
Bấm vào để 
chọn hình nền 
 Trang 20 
Hình 25: Giới thiệu công cụ về Audio 
 a) Ghi âm trực tiếp vào bài giảng 
 Để bắt đầu ghi âm, trước tiên ta cần kết nối một microphone với máy tính, tiếp 
theo bấm vào Record (biểu tượng hình micro) ở trường Audio, chương trình sẽ hiện 
một thông báo để kiểm tra việc kết nối với microphone, khi ô thông báo chuyển sang 
màu xanh ta bấm “OK” để bắt đầu ghi âm. 
Hình 26: Thông báo kiểm tra kết nối với Microphone 
 Hộp thoại tiếp theo xuất hiện cùng với slide mà ta cần ghi âm vào, ta bấm vào biểu 
tượng hình micro để ghi âm: 
Hình 27: Giao diện bắt đầu ghi âm 
Chọn Record để ghi âm 
Chọn Import để chèn âm có sẵn 
Chọn Sync để đồng bộ âm với slide 
Ô thông báo chuyển 
sang màu xanh là 
kết nối thành công 
Bấm vào đây để 
bắt đầu ghi âm 
 Trang 21 
Mục tiêu của ta là khi nội dung của slide lần lượt xuất hiện thì “giọng” của giáo 
viên cũng vang lên tương ứng (có thể hiểu là đồng bộ giữa âm và hiệu ứng xuất hiện 
của văn bản). Để làm được như vậy thì khi “đọc” hết một đoạn văn bản ta bấm vào 
biểu tượng “next animation” (chuyển hiệu ứng) để đoạn văn bản tiếp theo xuất hiện 
và tiếp tục “đọc” như thế để thu âm cho mỗi slide (xem hình minh họa bên dưới). 
Hình 28: Giao diện khi thực hiện ghi âm 
 Khi hoàn thành ghi âm cho mỗi slide ta có thể lưu lại rồi chuyển sang slide tiếp 
theo để tiếp tục ghi âm cho những slide còn lại (xem hình 29) 
Hình 29: Hoàn thành ghi âm cho mỗi slide 
b) Chèn và đồng bộ âm có sẵn vào bài giảng 
 Ta cũng có thể sử dụng một tệp âm thanh có sẵn (ghi âm bằng điện thoại hay các 
chương trình khác) để chèn vào mỗi slide. Khi đó tại trường “Audio” của thẻ 
ADOBE PRESENTER ta chọn Import. Hộp thoại Import Audio xuất hiện liệt kê tất 
cả các slide của bài giảng, để chèn âm thanh cho mỗi slide ta bấm “Browse” để chỉ 
đường dẫn đến tệp âm thanh được lưu trong máy tính. Khi chèn thành công thì tên tệp 
âm thanh đó sẽ hiện thị trong hộp thoại Import Audio 
Biểu tượng next animation 
(chuyển hiệu ứng) 
Bấm vào để tạm ngừng ghi âm 
Bấm vào để kết thúc ghi 
âm cho mỗi slide 
Bấm Save để lưu lại 
Bấm Discard để 
hủy và ghi lại 
Bấm để chuyển 
qua slide tiếp theo 
 Trang 22 
Hình 30: Chèn âm có sẵn vào bài giảng 
 Nhiệm vụ tiếp theo là đồng bộ âm thanh vừa chèn với hiệu ứng của mỗi slide. Sau 
khi đóng hộp thoại Import Audio, trở lại giao diện ADOBE PRESENTER, tại 
trường “Audio” ta chọn Sync (biểu tượng mũi tên 2 chiều màu xanh) để tiến hành 
động bộ. Hộp thoại đồng bộ âm thanh tương tự như khi ghi âm (nhưng ở đây ta đã có 
sẵn âm thanh). Để bắt đầu đồng bộ, ta bấm vào biểu tượng Sync, sau đó nghe 
“giọng” nói đến đâu thì bấm biểu tượng “next animation” để văn bản xuất hiện đến 
đó (tức đang đồng bộ). Vui lòng xem hình 31 và hình 32. 
Hình 31: Hộp thoại đầu tiên khi đồng bộ âm thanh 
Bấm 
Browse 
để chỉ 
đường 
dẫn đến 
tệp âm 
thanh 
Tên tệp âm thanh đã 
chèn cho mỗi slide 
Các slide có 
trong bài giảng 
Bấm 
OK khi 
hoàn 
thành 
Bấm vào đây 
để bắt đầu 
đồng bộ 
 Trang 23 
Hình 32: Thực hiện đồng bộ tương tự như khi ghi âm 
 Ta lần lượt đồng bộ cho từng slide sau đó bấm “Save” (tương tự như khi ghi âm) 
để tiến hành lưu lại. 
2. Ghi và chèn video vào bài giảng 
 Về vấn đề ghi video, xử lí video thì có rất nhiều phương pháp cũng như phương 
tiện để thực hiện. Tuy nhiên, ở đây tác giả sẽ không đánh giá phần mềm hay phương 
pháp nào hay dở mà qua việc giới thiệu các công cụ của Adobe Presenter, người đọc 
sẽ tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân và quyết định lựa chọn phương pháp và phương 
tiện nào phù hợp với mình nhất. 
 Để ghi video bằng ADOBE PRESENTER, ta sử dụng chức năng Record ở nhóm 
“Video”, để chèn video ta bấm vào Video ở nhóm chức năng “Insert” (xem hình 33) 
Hình 33: Giới thiệu công cụ ghi và chèn video trong ADOBE PRESENTER 
a) Ghi video bằng Adobe Presenter Video Express 
 Khi chọn Record video, chương trình sẽ mở công cụ “Adobe Presenter Video 
Express” lên. Đây là công cụ được cài đặt kèm theo khi ta cài Adobe Presenter. Để 
ghi được hình ảnh khi giáo viên giảng bài (ở nhà) ta cần kết nối camera với máy tính 
(có thể sử dụng webcam hoặc camera tích hợp ở laptop). Ngoài ra, để thu luôn cả 
“giọng” của giáo viên thì kết nối luôn cả microphone. Các laptop hiện nay thường 
tích hợp cả 2 loại thiết bị này rồi nên nếu không yêu cầu quá cao, ta có thể sử dụng 
chúng. 
 Giao diện đầu tiên của công cụ Adobe Presenter Video Express như hình 34. Để 
bắt đầu việc ghi video ta bấm vào biểu tượng “cuộn phim” màu xanh như hình. 
Chọn Record để ghi Video Chọn Insert Video để chèn video 
Biểu tượng next animation 
(chuyển hiệu ứng) 
Bấm vào để tạm ngừng đồng bộ 
Bấm vào để kết thúc 
đồng bộ 
 Trang 24 
Hình 34: Giao diện đầu tiên của Adobe Presenter Video Express 
 Với Adobe Presenter Video Express, ta có thể thay đổi “background” (nền) cho 
video nếu thấy cần thiết. Ta thực hiện như hình 35, 36. 
Hình 35: Đổi background cho video bước 1 
Vẽ một đường giới hạn bao 
quanh nhân vật 
 Trang 25 
Hình 36: Đổi background cho video bước 2 
 Tiếp theo ta bấm vào nút REC (biểu tượng màu đỏ trong hình 36) để bắt đầu ghi 
video. Đặc biệt chương trình sẽ ghi cả hình ảnh người dạy (tạm gọi là camera 1) và 
ghi lại luôn màn hình máy tính (tạm gọi là camera 2). Sau khi ghi xong, ta có thể cho 
hiển thị từng camera hoặc cùng lúc (xem hình 37, 38). 
Hình 37: Cho phép hiển thị camera 2 
Click chuột vào vùng muốn 
đổi background (vùng màu 
xanh đã thay đổi) 
Bấm vào để bắt đầu ghi video 
Vùng màu 
vàng chỉ hiện 
thị camera 1 
Vùng màu xanh lá 
chỉ hiện thị camera 2 
Bấm vào để cho phép 
hiển thị camera 2 
 Trang 26 
Hình 38: Cho phép hiển thị cả 2 loại camera 
 Sau khi hoàn thành việc ghi video, ta click vào biểu tượng “publish” để lưu video 
như trong hình 38. 
b) Chèn video vào bài giảng 
Ta vẫn có thể chèn video vào bài giảng trực tiếp bằng MS Powerpoint. Tuy nhiên, 
để tránh xảy ra lỗi khi xuất bản bài giảng, ta nên chèn các video bằng ADOBE 
PRESENTER. Theo kinh nghiệm bản thân, ta nên dùng các tệp video có đuôi “mp4” 
và được quay đúng chuẩn. 
Để thực hiện chèn video, tại thẻ ADOBE PRESENTER ta tìm vùng Insert  
Video  Import (xem hình 39). 
Hình 39: Chèn video bằng ADOBE PRESENTER 
 Hộp thoại hiện ra, ta tìm đường dẫn đến video cần đưa vào bài giảng rồi bấm 
“Open” để chèn vào (xem hình 40). 
Vùng màu 
xanh dương 
hiển thị cùng 
lúc 2 camera 
Bấm vào để cho phép 
hiển thị cả 2 camera 
Bấm vào “publish” để lưu video 
Chọn Import để 
chèn Video 
 Trang 27 
Hình 40: Chọn video cần chèn vào bài giảng 
 Sau khi đã chèn video vào bài giảng, ta có thể điều chỉnh vị trí hiện thị, thay đổi 
kích thước khung hình tương tự như ta thường làm trên MS Powerpoint. 
V. MINH HỌA THIẾT KẾ BÀI GIẢNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN 
PHÂN” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 11 
 Xin trình bày nội dung này theo tiến trình đã nêu ở mục II trên. 
1. Lý cho chọn bài học 
 “Dòng điện trong chất điện phân” là một trong những nội dung rất khó để học sinh 
lĩnh hội được nếu chỉ tìm hiểu thông qua sách giáo khoa. Hơn nữa giáo viên cũng gặp 
nhiều khó khăn vì khó thực hiện được nhiều thí nghiệm trong tiết học (ví dụ như thí 
nghiệm về hiện tượng dương cực tan tốn khá nhiều thời gian), các em khó hình dung 
Chọn Slide video để 
chèn vào slide hiện hành 
Bấm vào để xem 
trước video 
Bấm Open để 
chèn video 
 Trang 28 
về sự dẫn điện của các ion trong dung dịch, Do đó, tôi đã chọn bài học này để thiết 
kế thành bài giảng E-learning. 
2. Tìm tư liệu cần thiết cho bài học 
 Trước khi tạo hay tìm tư liệu ta cần dựa vào mục tiêu bài học và ý đồ xây dựng các 
hoạt động cho bài học. Với bài học này, bản thân định hướng xây dựng trình tự bài 
học theo hướng nghiên cứu bài học gồm các bước: Khởi động – Hình thành kiến thức 
– Luyện tập – Vận dụng và tìm tòi mở rộng. Với định hướng như vậy, tôi bắt đầu tìm 
các video thí nghiệm về sự dẫn điện của một số dung dịch điện phân, thí nghiệm so 
sánh độ dẫn điện của chất điện phân và kim loại, về hiện tượng dương cực tan, ứng 
dụng của điện phân, và một số hình ảnh, mô phỏng như sự chuyển động của các 
ion trong dung dịch, 
 Sau khi lựa chọn và xử lí tư liệu, ta sẽ đưa vào bài học những tư liệu thật sự hiệu 
quả cho bài học. Hình 41 là một ví dụ về tư liệu được đưa vào bài học. 
Hình 41: Video về quá trình luyện nhôm 
3. Xử lí tư liệu 
 Các tư liệu ban đầu ta tìm được nếu đưa nguyên bản vào bài giảng có khi không 
cần thiết, lại gây nhàm chán cho học sinh. Do đó, ta cần xử lí (có nghĩa là hiệu chỉnh 
cho phù hợp) và lưu ý không vi phạm tác quyền cũng như ghi rõ nguồn gốc. Với các 
hình ảnh ta có thể tùy chỉnh khá dễ dàng, còn với các video ta thường làm nhất là 
 Trang 29 
“cắt” ngắn lại, hoặc có thể thêm chú thích, phụ đề cho các video tiếng nước ngoài. Có 
nhiều phần mềm chuyên dụng để xử lí video nhưng do giới hạn của đề tài, tác giả xin 
không trình bày ở đây. 
4. Thiết kế các hoạt động học 
 Với định hướng như đã nêu trên, tôi xây dựng bài học thành các hoạt động như sau 
(các hình ảnh minh họa được chụp lại từ bài học đã hoàn thành để người đọc dễ hình 
dung): 
 Hoạt động 1: Thí nghiệm mở đầu 
 Học sinh phải trả lời (dự đoán) câu hỏi về sự dẫn điện của nước cất và một loại 
dung dịch điện phân (muối ăn). Sau đó các em sẽ được xem thí nghiệm để biết dự 
đoán của mình đúng hay sai và có sự tò mò về bài học (xem hình 42). 
Hình 42: Câu hỏi mở đầu cho bài học 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất điện phân 
 Với kiến thức đã biết về chất điện phân, thuyết điện li (đã học ở môn Hóa học) 
cùng với việc được xem một clip mô phỏng, học sinh sẽ mô tả được chuyển động của 
các ion trong dung dịch khi có điện trường bằng việc trả lời câu hỏi dạng Drag drop 
(kéo thả). Từ đó, các em sẽ có hình dung về sự dẫn điện của chất điện phân (xem 
hình 43) 
 Trang 30 
Hình 43: Câu hỏi dạng Drag Drop để kiểm tra kiến thức 
 Để so sánh độ dẫn điện của chất điện phân, học sinh được xem một thí nghiệm 
so sánh sự dẫn điện của kim loại và một loại dung dịch điện phân nữa - dung dịch 
axit (nước chanh). Vui lòng xem hình 44. 
Hình 44: Thí nghiệm so sánh độ dẫn điện của dung dịch điện phân và kim loại 
 Trang 31 
 Bản chất dòng điện trong chất điện phân còn thể hiện ở các phản ứng xảy ra ở 
các điện cực mà điển hình là hiện tượng dương cực tan. Học sinh sẽ được tìm hiểu 
thông qua thí nghiệm điện phân dung dịch đồng sunfat với kết quả rất rõ là cực 
dương bằng đồng tan ra rất nhiều (xem hình 45). 
Hình 45: Thí nghiệm về hiện tượng dương cực tan 
 Sau đó, học sinh sẽ phải nêu lại các hiện tượng đã xảy ra trong thí nghiệm thông 
qua câu hỏi dạng Multichoice. Câu hỏi này yêu cầu học sinh phải nêu hết các hiện 
tượng đã xảy ra chứ không phải chọn một hiện tượng đúng mà thôi (hình 46). 
Hình 46: Câu hỏi lựa chọn (nhiều đáp án đúng) 
 Trang 32 
 Hoạt động 3: Ứng dụng của hiện tượng điện phân 
 Học sinh được xem quá trình luyện nhôm trong thực tế và nguyên tắc của quá 
trình mạ điện, các sản phẩm của mạ điện (xem hình 47, 48). 
Hình 47: Thí nghiệm về mạ điện 
Hình 48: Hình ảnh ứng dụng của hiện tượng điện phân 
 Trang 33 
Hoạt động 4: Các định luật Fa-ra-đây về điện phân 
 Học sinh được tìm hiểu về định luật cũng như có thể tìm thông tin chi tiết về Fa-
ra-đây thông qua liên kết trong bài học (hình 49) 
Hình 49: Học sinh tìm hiểu về định luật Fa-ra-đây và về ông. 
Hoạt động 5: Vận dụng và củng cố 
 Sau khi tìm hiểu các nội dung về dòng điện trong chất điện phân, học sinh được 
vận dụng bằng một bài kiểm tra nhỏ gồm một số câu hỏi (hình 50, 51). 
Hình 50: Loại câu hỏi nhiều lựa chọn (một đáp án) 
 Trang 34 
Hình 51: Loại câu hỏi điền vào chỗ trống 
Hoạt động 6: Bài tập tự luyện 
 Học sinh được rèn luyện thêm qua các bài tập từ dễ đến khó hơn để nắm vững 
và nâng cao kiến thức (hình 52). 
Hình 52: Học sinh có thể luyện tập thêm qua bài tập tự luyện 
 Trang 35 
5. Soạn trên nền MS Powerpoint 
 Các hình minh họa ở trên là việc kết hợp ý tưởng xây dựng ban đầu với các tư liệu 
tìm được rồi sau đó thực hiện soạn như soạn một bài giảng thông thường bằng MS 
Powerpoint (đương nhiên là đã tích hợp sẵn ADOBE PRESENTER). Đến đây, người 
soạn sẽ sử dụng những kĩ năng của mình về thiết kế các slide, sử dụng các câu hỏi 
tương tác, chèn âm thanh, video,... để thực hiện được ý đồ đã đề ra và hoàn chỉnh bài 
học. 
6. Xem trước và xuất bài giảng 
 Đến đây, ta có thể xem thử toàn bộ bài giảng để điều chỉnh cho phù hợp hoặc xuất 
ra thành bài giảng đúng chuẩn html5 (như đã trình bày ở mục II phần này). Ở đây xin 
giới thiệu cách để thiết lập thông tin của người soạn trước khi xuất bản. 
 Tại giao diện xuất bài giảng, ta bấm “Settings” (hình 53): 
Hình 53: Thiết lập thông tin người soạn trước khi xuất bài giảng 
 Tiếp theo để đặt tên cho bài học, ta chọn mục “Appearance”  sau đó nhập tên bài 
học vào phần “Title” như hình 54. 
Hình 54: Đặt tên cho bài học 
Bấm Settings để 
thiết lập thông 
tin người soạn 
Nhập tên bài 
học vào đây 
 Trang 36 
 Để nhập thông tin người soạn, ta chọn mục “Presenter” rồi bấm “Add” (hình 55) 
Hình 55: Thêm người soạn mới 
 Hộp thoại tiếp theo lần lượt nhập tên, nghề nghiệp, email, như hình 56 
Hình 56: Nhập thông tin của người soạn 
Mục Presenter để 
nhập thông tin 
của người soạn 
Bấm Add để thêm 
thông tin vào 
Chỉ đường dẫn 
đến tệp ảnh 
Bấm OK để 
hoàn thành 
 Trang 37 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Là một giáo viên giảng dạy Vật lí nên tôi sẽ nêu cụ thể hơn về kinh nghiệm của 
bản thân trong việc xây dựng bài giảng e-learning môn Vật lí, nhưng thiết nghĩ việc 
tìm hiểu tiến trình xây dựng một bài giảng (dù ở bộ môn nào) cũng sẽ giúp ích hơn 
cho việc soạn giảng của mỗi giáo viên. 
Việc chia sẻ phần mềm bằng văn bản chắc chắn có những hạn chế, tuy nhiên bản 
thân luôn cố gắng trình bày sao cho người đọc dễ nắm bắt và có thể thực hiện lại 
được. Ngoài ra, từ những hiểu biết cơ bản, khi bước vào sử dụng ta sẽ khám phá thêm 
nhiều công cụ và cách thức soạn giảng sao cho hiệu quả và lối cuốn người học. 
Những năm qua, tuy trong quá trình soạn giảng cũng gặp nhiều khó khăn và mất 
nhiều thời gian để hoàn thiện một bài giảng nhưng qua hội thi Thiết kế bài giảng E-
learning do Sở GD-ĐT An Giang tổ chức, bản thân cũng đạt được kết quả đáng khích 
lệ (Giải A hội thi Thiết kế bài giảng E-learning cấp tỉnh năm học 2016-2017 và năm 
học 2018-2019). 
II. KẾT LUẬN 
Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tác giả không thể trình bày chi tiết hơn nữa các 
kĩ thuật, thủ thuật để sử dụng phần mềm Adobe Presenter. Tuy nhiên, những nội dung 
trình bày trên mong rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu cơ bản nhất cho một giáo viên mới 
bắt đầu soạn bài giảng e-learning, cũng như là một tài liệu tham khảo hữu ích cho 
những người đã và sẽ thực hiện soạn giảng trong tương lai. 
Việc soạn một bài giảng e-learning sao cho tốt quả thật mất nhiều thời gian, nhưng 
nếu giáo viên có thể từ việc làm quen, bắt đầu soạn đến rút kinh nghiệm cho những 
bài giảng về sau thì chắc chắn có thể tạo ra được nhiều bài học hay và hấp dẫn học 
sinh, làm phong phú hơn cho ngân hàng bài giảng của địa phương cũng như trong cả 
nước. 
III. KIẾN NGHỊ 
- Sở GD-ĐT An Giang tiếp tục duy trì Hội thi Thiết kế bài giảng E-learning để 
giáo viên có động lực tạo ra thêm nhiều bài giảng vừa phục vụ cho việc dạy học, vừa 
làm phong phú thêm cho ngân hàng bài giảng của địa phương. 
 Trang 38 
- Mỗi đơn vị trường tiếp tục tạo điều kiện để những giáo viên có kinh nghiệm chia 
sẻ với nhau trong việc soạn giảng về các phần mềm cũng như kinh nghiệm xây dựng 
các tiến trình bài giảng. 
 Chợ Mới, ngày 10 tháng 1 năm 2020 
 Giáo viên thực hiện 
 Nguyễn Thanh Huy 
 Trang 39 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Lương Duyên Bình và cộng sự (2007). Vật lí 11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
- AdobeELearning (2015). Introduction to Adobe Presenter Video Express 11 – 
Detailed,, xem 08/01/2020. 
- DOCUMENTARY TUBE (2018). HOW IT'S MADE: Aluminum, 
, xem 20/02/2019. 
- Vui Khoa Học (2017). VKH-THÍ NGHIỆM THÚ VỊ VỚI HIỆN TƯỢNG ĐIỆN 
PHÂN, , xem 20/02/2019. 
- Vui Khoa Học (2018). VKH-THÍ NGHIỆM MẠ ĐIỆN BẰNG PHƯƠNG PHÁP 
ĐIỆN PHÂN, , xem 
20/02/2019. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_adobe_prese.pdf
Sáng Kiến Liên Quan