Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 3

Như chúng ta đã biết đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Vấn đề tri thức cũng được nâng lên sánh vai cùng với các nước trên thế giới. Chính vì lẽ đó việc học tập của học sinh rất được quan tâm, nhất là bậc tiểu học.

Học sinh đến trường mỗi ngày là một niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên. Đến trường các em không những được vui chơi mà còn rèn cho các em về mọi mặt để trở thành một con người hoàn thiện. Trong ngưỡng cửa đầu đời của các em là bước chân vào lớp 1. Các em được làm quen với các kiến thức sơ giản, chữ viết tròn xinh bắt đầu xuất hiện nhưng chỉ dừng lại ở chữ viết thường. Khi các em bước sang lớp 2 các em bắt đầu làm quen với các chữ viết hoa. Giai đoạn hoàn thiện các chữ hoa lại là lớp 3. Chữ viết có ở các môn nhưng thông dụng nhất là phân môn chính tả và môn tập viết. Nếu chữ viết đúng mẫu, đều nét, rõ ràng thì học sinh có điều kiện ghi chép các môn học tốt hơn dẫn đến kết quả học tập sẽ cao hơn. Còn chữ viết xấu, không đúng mẫu, tốc độ viết chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Người ta thường nói chữ viết đẹp là “sản phẩm nghệ thuật” mang bản sắc của mỗi dân tộc. Không những vậy chữ viết còn thể hiện một phần về tính nết của con người. Rèn chữ viết chính là rèn nết người. Quả đúng như lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng : “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc vở của mình”.

 

doc8 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 10836 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Vấn đề tri thức cũng được nâng lên sánh vai cùng với các nước trên thế giới. Chính vì lẽ đó việc học tập của học sinh rất được quan tâm, nhất là bậc tiểu học.
Học sinh đến trường mỗi ngày là một niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên. Đến trường các em không những được vui chơi mà còn rèn cho các em về mọi mặt để trở thành một con người hoàn thiện. Trong ngưỡng cửa đầu đời của các em là bước chân vào lớp 1. Các em được làm quen với các kiến thức sơ giản, chữ viết tròn xinh bắt đầu xuất hiện nhưng chỉ dừng lại ở chữ viết thường. Khi các em bước sang lớp 2 các em bắt đầu làm quen với các chữ viết hoa. Giai đoạn hoàn thiện các chữ hoa lại là lớp 3. Chữ viết có ở các môn nhưng thông dụng nhất là phân môn chính tả và môn tập viết. Nếu chữ viết đúng mẫu, đều nét, rõ ràng thì học sinh có điều kiện ghi chép các môn học tốt hơn dẫn đến kết quả học tập sẽ cao hơn. Còn chữ viết xấu, không đúng mẫu, tốc độ viết chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Người ta thường nói chữ viết đẹp là “sản phẩm nghệ thuật” mang bản sắc của mỗi dân tộc. Không những vậy chữ viết còn thể hiện một phần về tính nết của con người. Rèn chữ viết chính là rèn nết người. Quả đúng như lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng : “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc vở của mình”.
Nhằm giúp cho các em phát triển toàn diện về trí tuệ, nhân cách, tình cảm. Người học sinh lúc nào cũng phải cần có đủ 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Các em phải đọc thông rồi mới viết thạo. Nhưng không dừng lại ở viết thạo mà còn nâng cao hơn viết đúng và đẹp.
Muốn rèn cho học sinh viết đẹp quả là một công việc không đơn giản. Giáo viên trước hết phải có tính kiên trì, nhẫn nại, tận tình. Giáo viên có tâm huyết bao nhiêu thì sẽ đảm bảo sự thành công ở học sinh bấy nhiêu.
Nhưng thực tế cho thấy, qua nhiều năm đúng lớp 3 tôi nhận thấy mặc dù các em đã qua giai đoạn học viết chữ hoa ở lớp 2 nhưng sang lớp 3 các em vẫn chưa viết được chữ hoa hoặc viết chưa đúng mẫu. Chữ viết thể hiện ở các môn học cẩu thả, bỏ nét, lúc thì chữ in lúc thì chữ hoa không đồng bộ. Khoảng cách các con chữ không đều,
Vậy nguyên nhân nào đẫn đến chữ viết chưa đẹp ở học sinh. Vấn đề này tôi nhận thấy nó bao hàm từ nhiều phía:
a. Về phía học sinh:
Như chúng ta biết một lớp học có nhiều đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu. Những em học khá, giỏi thường có tính cẩn thận, trình bày sạch sẽ, nhanh nhẹn trong mọi hoạt động. Còn ngược lại những em học trung bình, yếu thì hay lười học, không đem đầy đủ dụng cụ khi đến lớp. Quan trọng hơn là tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở chưa phù hợp. Khi giáo viên giảng bài các em hay làm việc riêng không chú ý nghe giảng. Khi viết chữ học sinh chưa nắm rõ cấu tạo của chữ viết như: các nét cơ bản, độ cao các con chữ, khoảng cách,  Việc giữ sạch sách vở hoặc chọn bút viết cũng chưa có ý thức. Nhiều học sinh học lớp 3 nhưng chữ viết quá xấu đến nỗi thầy cô không đọc ra chữ. Cả những chữ hoa hoặc chữ in cũng không biết viết. Học sinh thể hiện chữ viết của mình một cách tùy tiện, chữ thì mất nét, sai cỡ chữ, dấu thanh đặt sai vị trí, khoảng cách chữ viết không đều nhau. Đây cũng là đều trăn trở của các thầy cô chủ nhiệm, các bậc phụ huynh, Ban giám hiệu nhà trường. Do sự hiểu biết còn hạn chế nên các em còn thụ động trong tiết học, nhận thức về môn học còn mơ hồ, đặc biệt là môn Tập viết lại càng xem là không quan trọng, dẫn đến học sinh viết xấu, viết sai còn nhiều.
b. Về phía giáo viên:
Giáo viên đôi khi còn xem nhẹ phân môn tập viết, nên chỉ hướng dẫn sơ sài rồi cho học sinh viết bài. Có lúc giáo viên không viết mẫu ở bảng lớp mà chỉ đính chữ mẫu rồi cho học sinh nhìn vào đó viết ra. Khi học sinh ngồi viết giáo viên chưa thật sự quan tâm nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên ngồi như thế nào cho phù hợp, cầm bút như thế nào là đúng. Ngoài ra, do ảnh hưởng chữ của giáo viên chưa đẹp, chưa đúng mẫu, cách truyền đạt chưa truyền cảm dẫn đến tiết học khô khan, nhàm chán, kém sinh động. Chưa quan tâm đến từng đối tượng học sinh. Chính vì sự lơ là, sơ sài của giáo viên dẫn đến học sinh cũng viết không đẹp, không đúng mẫu.
c. Về phía cha mẹ học sinh:
Đa số phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, đi làm thuê cho người khác hoặc đi làm ăn xa để con lại cho ông bà trông nên việc quan tâm đến con học còn thấp. Việc kiểm tra tập vở, đồ dùng học tập của con không được thường xuyên. Thậm chí có gia đình không hướng dẫn cách học cho con vì bản thân không biết chữ. Do đó việc tự học của con em là chính. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng vở tập viết không quan trọng lắm. Nhưng đôi khi cũng có trường hợp phụ huynh không am hiểu về mẫu chữ viết. Vì vậy mà kết quả học tập, trình độ nhận thức của các em chưa cao, đặc biệt là phần viết chữ đẹp còn thấp.
Từ những thực trạng trên tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi biện pháp giúp các em có ý thức rèn chữ viết hơn, hoàn thiện hơn về nhân cách. Với tầm quan trọng đó, tôi đưa ra một số kinh nghiệm nhằm rèn chữ viết cho học sinh với mong muốn sẽ góp phần nào đó cho việc giảng dạy được tốt hơn. Do đó tôi đưa ra một số kinh nghiệm của mình đó là: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3.
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Qua thời gian đứng lớp 3 nhiều năm tôi rất quan tâm và luôn đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để học sinh viết đúng và đẹp? Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu rõ nguyên nhân tôi đã áp dụng một số biện pháp để nâng cao chữ viết đẹp cho học sinh lớp 3 và thu được kết quả rất tốt. Tôi xin trình bày như sau:
a. Đối với học sinh:
 Học sinh là hy vọng, là tương lai của Đất nước. Vì thế chăm lo trí tuệ cho các em cũng như chăm lo cho Đất nước. Nhưng không chỉ dừng lại ở phần văn hóa mà còn giúp các em hiểu cái đẹp, mà cái đẹp ấy đã thể hiện trong chữ viết của mình. Khi các em bước sang lớp 3 là giai đoạn các em đã hoàn thành chữ viết. Vì thế nếu các em chưa nắm vững cách viết thì giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cách viết về kiến thức và kĩ năng như sau:
 - Dạy cho học những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ tọa độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái. Từ đó hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của các chữ viết.
- Dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phúc tạp, bao gồm kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và viết đẹp. Ở giai đoạn này người giáo viên phải có lòng kiên trì, nhẫn nại. 
 Ví dụ: Hướng dẫn viết chữ hoa A
Giáo viên nhắc lại các nét cơ bản: gồm 3 nét (nét cong phải, nét móc ngược, nét ngang hơn lượn).
Giáo viên vừa viết mẫu vừa nêu cách viết: 
Viết nét 1: Từ điểm bắt đầu ở giao điểm của đường kẽ dọc 2 với đường kẻ ngang 3 tạo nét cong phải chạm đến đường kẻ ngang 1 rồi hơi lượn và đưa bút lên đến giao điểm của đường kẻ dọc 5 và đường kẻ ngang 6.
Viết nét 2: (nét móc ngược) Từ điểm kết thúc nét 1 kéo thẳng đến gần đường kẻ ngang 1 và lượng vòng lên cho tới đường kẻ ngang 2 ở khoảng giữa đường kẻ dọc 6 và 7.
Viết nét ngang hơi lượn: Lia bút lên đến phía trên đường kẻ ngang 3 và viết nét ngang hơi lượn chia đôi chữ.
Ví dụ: Hướng dẫn HS viết từ ứng dụng Khánh Bình Đông
 . Giới thiệu và yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng: Khánh Bình Đông
 . Giải thích từ: Khánh Bình Đông là tên riêng của một xã trực thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
 . Hướng dẫn học sinh quan sát – nhận xét chữ mẫu:
 + Những chữ nào có độ cao 2,5 ô li?
(K, B, Đ, h, g)
 + Những chữ nào cao độ cao 1 ô li?
(a, n, i, ô)
 + Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu?
(1 chữ ô)
 + Giữa chữ với chữ là bao nhiêu?
(nữa chữ ô)
 . Giáo viên vừa viết vừa hướng dẫn cách viết từ ứng dụng.
 Lưu ý với học sinh cách viết liền mạch và đặt bút, dừng bút đúng qui định.
 . Viết chữ cho học sinh quan sát.
Khánh Bình Đông
 . Yêu cầu HS viết vào bảng con.
 . Nhận xét – sửa chữa
- Ngoài ra, phải thường xuyên nhắ nhở việc thực hiện tốt tư thế ngồi viết, cũng như cách đặt vở, cầm bút:
+ Cách đặt vở: Đặt vở nghiêng về bên phải so với bàn một góc 300.
+ Cách cầm bút: Cầm bằng 3 ngón tay: ngón trỏ, giữa, ngón cái.
+ Cách ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, thẳng lưng, ngực không tì vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25- 30 cm, tay phải cầm bút, tay trái giữ vở, hai chân để song song.
 b. Đối với giáo viên:
 Mỗi người thầy, người cô là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Có thể nói: “Cô nào trò nấy”, quả đúng như vậy thầy cô viết chữ đẹp hay xấu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các em vì thế:
 - Trước hết bản thân luôn cố gắng rèn chữ viết của mình cho đúng và đẹp, tìm tòi, học hỏi cách viết chữ viết hoa tạo lòng tin cho các em. Giúp các em có lòng say mê cái đẹp, khám phá nét đẹp trong mỗi giờ học.
 - Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức chữ viết như: đường kẻ, cỡ chữ, độ cao, các nét cơ bản; cũng như cấu tạo chữ, khoảng cách giữa các con chữ, cách viết thường, viết hoa, đặt dấu thanh 
 - Có hiểu biết về kỹ năng nhằm để hướng dẫn học sinh viết đúng quy trình theo nét chữ và liên tiếp chữ tạo thành tiếng theo yêu cầu viết liền mạch, thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ, đặt dấu thanh đúng vị trí. Ngoài ra, giúp các em ngồi đúng tư thế, cách cầm bút và để vở.
 - Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học trong các tiết dạy, đặc biệt là tiết tập viết.
 - Tổ chức rèn luyện chữ viết cho học sinh mỗi tuần hai bài ở vở thực hành viết đúng, viết đẹp lớp 3 và được kiểm tra thường xuyên vào thứ sáu hàng tuần.
 - Ngoài ra, giáo viên có thể xây dựng các trò chơi thi viết chữ đúng, đẹp dành cho học sinh có khiếu về chữ viết. Thường xuyên kiểm tra việc giữ vở sạch chữ đẹp để các em có thói quen giữ gìn. Có thể tìm những tấm gương bạn tốt, người tốt kể để học sinh noi theo như: Cao Bá Quát, Vương Hi Chi (Người Trung Quốc), 
c. Đối với gia đình:
 Gia đình cũng không kém phần quan trọng, nếu gia đình nào có sự quan tâm nhiều đến quá trình học tập của con em thì kết quả mang lại sẽ cao hơn. Chính vì lí do đó người giáo viên cần phải:
 - Giáo viên phải nắm rõ hoàn cảnh của từng em, nắm bắt thông tin học tập ở nhà.
 - Tổ chức họp phụ huynh học sinh nhằm hướng dẫn, trao đổi cách học, quá trình học của con em. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường để con em học tốt hơn.
 - Giáo viên phải lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía phụ huynh để có biện pháp giáo dục, giảng dạy tốt hơn.
 - Việc học ở lớp rất quan trọng nhưng học ở nhà không kém phần quan trọng nên cần tổ chức cho các em học nhóm ở nhà.
 - Tổ chức cho các em luyện thêm chữ viết vào cuối tuần.
 - Nếu giáo viên biết linh hoạt phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường thì kết quả mang lại khả quan hơn và chữ viết của các em sẽ ngày càng tiến bộ hơn.
III. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Sau khi đã đưa ra một số biện pháp giúp các em rèn chữ viết đẹp. Thực tế đã đưa vào áp dụng cho thấy có tiến bộ hơn thông qua chấm vở sạch chữ đẹp năm học 2009- 2010:
Năm học
TSHS
Lớp
Loại A
Loại B
Loại C
2008- 2009
35
3A
8
22
5
2009- 2010
27
3A
10
15
2
 Qua hội thi viết chữ đẹp ở trường vừa rồi đạt kết quả khá cao, các em có tiến bộ rõ rệt: 
 + Tổng số học sinh tham gia: 4 em.
 + Tổng số học sinh đạt giải: 4 em (1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải 3); và 1 em được công nhận viết chữ đẹp vòng trường. 
Từ những kết quả đạt được tôi nhận thấy nếu mỗi giáo viên đều có tâm huyết bồi dưỡng cho các em hứng thú trong học tập và tính kiên trì trong việc rèn chữ viết thì kết quả mang lại như mong muốn của chúng ta.
Vì lợi ích, tương lai của con em tôi mong rằng chúng ta cần có sự quan tâm nhiều hơn, tạo mọi điều kiện tốt để cho mọi học sinh có đủ tự tin khi bước vào đời.
Với những kinh nghiệm nêu trên bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi hạn chế, mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lý để được áp dụng tốt hơn.
Khánh Bình Đông, tháng 10 năm 2010
 Người viết
 Đỗ Kim Hồng
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tên đề tài : Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3.
- Tác giả : Đỗ Kim Hồng.
Tổ chuyên môn
Trường
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp 
- Kết quả phổ biến, ứng dụng 
- Tính khoa học 
- Tính sáng tạo 
..
..
..
..
..
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp 
- Kết quả phổ biến, ứng dụng 
- Tính khoa học 
- Tính sáng tạo 
..
..
..
..
..
Xếp loại chung : .
 Ngày .... tháng . năm .
 Tổ trưởng 
Xếp loại chung :..
 Ngày .... tháng . năm .
 Hiệu trưởng 
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp 
- Kết quả phổ biến, ứng dụng 
- Tính khoa học 
- Tính sáng tạo 
..
..
..
..
..
Xếp loại chung : ...
 Ngày  tháng .. năm ..
 Trưởng phòng 
BẢN TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Họ và tên : Đỗ Kim Hồng
 Đơn vị : Trường tiểu học Khánh Bình Đông 1
 Dạy lớp : 3
 Tên SKKN: Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3.
II. NỘI DUNG:
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 1. Lý do chọn đề tài:
Nhằm giúp cho các em phát triển toàn diện về trí tuệ, nhân cách, tình cảm. Người học sinh lúc nào cũng phải cần có đủ 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Các em phải đọc thông rồi mới viết thạo. Nhưng không dừng lại ở viết thạo mà còn nâng cao hơn viết đúng và đẹp.
 2. Thực trạng:
Nhưng thực tế cho thấy, qua nhiều năm đúng lớp 3 tôi nhận thấy mặc dù các em đã qua giai đoạn học viết chữ hoa ở lớp 2 nhưng sang lớp 3 các em vẫn chưa viết được chữ hoa hoặc viết chưa đúng mẫu. Chữ viết thể hiện ở các môn học cẩu thả, bỏ nét, lúc thì chữ in lúc thì chữ hoa không đồng bộ. Khoảng cách các con chữ không đều,
Vậy nguyên nhân nào đẫn đến chữ viết chưa đẹp ở học sinh. Vấn đề này tôi nhận thấy nó bao hàm từ nhiều phía:
a. Về phía học sinh:
Do sự hiểu biết còn hạn chế nên các em còn thụ động trong tiết học, nhận thức về môn học còn mơ hồ, đặc biệt là môn Tập viết lại càng xem là không quan trọng, dẫn đến học sinh viết xấu, viết sai còn nhiều.
b. Về phía giáo viên:
Do ảnh hưởng chữ của giáo viên chưa đẹp, chưa đúng mẫu, cách truyền đạt chưa truyền cảm dẫn đến tiết học khô khan, nhàm chán, kém sinh động. Chưa quan tâm đến từng đối tượng học sinh. Chính vì sự lơ là, sơ sài của giáo viên dẫn đến học sinh cũng viết không đẹp, không đúng mẫu.
c. Về phía cha mẹ học sinh:
Đa số phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, đi làm thuê cho người khác hoặc đi làm ăn xa để con lại cho ông bà trông nên việc quan tâm đến con học còn thấp. Việc kiểm tra tập vở, đồ dùng học tập của con không được thường xuyên. Thậm chí có gia đình không hướng dẫn cách học cho con vì bản thân không biết chữ.
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu rõ nguyên nhân tôi đã áp dụng một số biện pháp để nâng cao chữ viết đẹp cho học sinh lớp 3 và thu được kết quả rất tốt. Tôi xin trình bày như sau:
a. Đối với học sinh:
 - Dạy cho học những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ tọa độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái. 
 - Dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phúc tạp, bao gồm kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng. 
 b. Đối với giáo viên:
 - Trước hết bản thân luôn cố gắng rèn chữ viết của mình cho đúng và đẹp.
 - Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức chữ viết 
 - Có hiểu biết về kỹ năng. 
 - Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học trong các tiết dạy, đặc biệt là tiết tập viết.
 - Tổ chức rèn luyện chữ viết cho học sinh mỗi tuần.
 - Ngoài ra, giáo viên có thể xây dựng các trò chơi thi viết chữ đúng, đẹp dành cho học sinh có khiếu về chữ viết. 
c. Đối với gia đình:
 - Giáo viên phải nắm rõ hoàn cảnh của từng em, nắm bắt thông tin học tập ở nhà.
 - Tổ chức họp phụ huynh học sinh.
 - Giáo viên phải lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía phụ huynh.
 - Tổ chức cho các em học nhóm ở nhà.
 - Tổ chức cho các em luyện thêm chữ viết vào cuối tuần.
 III. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Kết quả áp dụng kinh nghiệm (số liệu hai năm gần nhất):
Năm học
TSHS
Lớp
Loại A
Loại B
Loại C
2008- 2009
35
3A
8
22
5
2009- 2010
27
3A
10
15
2
 Qua hội thi viết chữ đẹp ở trường vừa rồi đạt kết quả khá cao, các em có tiến bộ rõ rệt: 
 + Tổng số học sinh tham gia: 4 em.
 + Tổng số học sinh đạt giải: 4 em (1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải 3); và 1 em được công nhận viết chữ đẹp vòng trường. 

File đính kèm:

  • docDe_tai_MOT_SO_KINH_NGHIEM_REN_CHU_VIET_CHO_HOC_SINHLOP_3.doc
Sáng Kiến Liên Quan