Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

 Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người, là công cụ đắc lực trong việc ghi lại và truyền bá toàn bộ kho tàng tri thức văn hoá của nhân loại.

 Giáo dục Tiểu học là nền tảng của giáo dục quốc dân, lớp 1 là nền móng của bậc Tiểu học. Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học. Đối với lớp 1, Tập viết không những có mối quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường.

 Dạy Tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khoá để mở ra những cánh cửa tri thức bước vào tương lai. Chữ viết là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Viết đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh giúp học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Vì vậy dạy học sinh viết đúng, viết đẹp là rèn luyện cho các em những phẩm chất đạo đức tốt như: tính kỉ luật, tính cẩn thận, óc thẩm mỹ và sáng tạo. Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói:“ Chữ viết là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”.(1)

 Ngày nay trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sự bùng nổ của khoa học Công nghệ thông tin, chữ viết cũng có máy tính làm thay. Vậy việc rèn chữ có quan trọng không?

 

docx54 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4046 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay;ao, au , mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau. 
 - Chữ mẫu trong bài giảng điện tử và hình ảnh ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
 - Bảng lớp có kẻ ô li như trong vở Tập viết học sinh, phấn màu, giẻ lau,
 + Học sinh: 
 - Bảng con, phấn trắng, giẻ lau, bút mực, giấy kê tay
 - Vở Tập viết lớp 1, tập hai.
 2.Dự kiến HTTC: Cá nhân, tổ, lớp.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A.KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi học sinh lên bảng, mỗi học sinh viết một từ: lời khuyên, nghệ thuật, lớp viết bảng con.
-Nhận xét bảng con, nhận xét bảng lớp, cho điểm và rút kinh nghiệm.
B. DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài 
 Giáo viên đưa cả bài Tập viết ra cùng một lúc và nói: Trong giờ Tập viết hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con tập tô các chữ hoa A, Ă, Â, B cỡ vừa và tập viết các vần ai, ay, ao, au cỡ vừa, các từ ngữ ứng dụng: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau cỡ nhỏ.
-Giáo viên viết đầu bài lên bảng.
2.Hướng dẫn học sinh tô chữ hoa
* Chữ hoa A
-Giáo viên gắn chữ mẫu hoa A cỡ vừa (trong bộ chữ dạy tập viết ) lên bảng và hỏi: 
-Chữ hoa A gồm mấy nét? 
-Giáo viên chỉ lên chữ hoa A và nói: Chữ hoa A gồm một nét móc trái, một nét móc phải và một nét lượn ngang.
-Độ cao của chữ hoa A bằng mấy li?
- Giáo viên dùng que chỉ bảng vừa tô vừa hướng dẫn quy trình tô chữ hoa A. 
Nét 1: Đặt bút ở dưới ĐK ngang dưới của li thứ hai, tô nét móc trái cong xuống theo chiều mũi tên cong dần lên ĐK ngang 2 của li thứ 5, sao cho nét tô trùng khít lên nét chấm mờ. 
Nét 2: Từ đường ĐK 2 của li thứ 5 tô nét móc phải theo chiều mũi tên, sao cho nét tô trùng khít lên nét chấm mờ. Điểm dừng bút cao hơn ĐK ngang dưới của li thứ nhất một chút.
 Nét 3: Cuối cùng lia bút lên tô nét ngang từ trái sang phải, nét tô trùng khít lên nét chấm mờ. 
- Giáo viên cùng học sinh tô chữ hoa A trên không.
*Chữ hoa Ă, Â 
- Giáo viên đưa chữ hoa A,Ă mẫu cho học sinh nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa các chữ A, Ă, Â ( chỉ khác chữ A ở hai dấu phụ đặt trên đỉnh ).
- Cho học sinh tập tô chữ hoa A, Ă, Â, mỗi chữ tô một chữ trong vở Tập viết.
* Chữ hoa B
-Giáo viên gắn chữ mẫu hoa B cỡ vừa (trong bộ chữ dạy tập viết ) lên bảng và hỏi: 
+Chữ hoa B cao mấy li?
+Chữ hoa B gồm mấy nét? 
-Giáo viên nêu: chữ hoa B gồm nét móc dưới và nét cong phải có thắt ở giữa.
- Giáo viên vừa tô vừa nói quy trình tô: Từ điểm đặt bút nằm trên ĐK ngang trên tô nét móc dưới hơi lượn như chữ hoa A. Lia bút lên phía dưới dòng kẻ ngang một chút, tô nét cong phải theo chiều mũi tên, tô nét thắt giữa rồi tô nét cong phải, nét tô trùng khít lên nét chấm mờ. Điểm dừng bút nằm trên ĐK ngang dưới một chút.
-Cho học sinh tô chữ hoa B trên không .
-Học sinh tập tô 1 chữ B trong vở.
3.Hướng dẫn học sinh viết vần, từ ngữ ứng dụng
- Giáo viên đưa chữ mẫu:
 ai, ay, ao, au, 
mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau
a/Hướng dẫn viết vần:
-Giáo viên đưa chữ mẫu: ai, ay, ao, au cỡ vừa. 
-Giáo viên lưu ý các em về độ cao, nét nối giữa các con chữ, khoảng cách giữa các chữ.
-Giáo viên viết mẫu.
-Giáo viên nhận xét bảng con.
b/ Hướng dẫn viết các từ ứng dụng :
-Giáo viên đưa chữ mẫu: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau cỡ nhỏ.
+ Những con chữ nào có độ cao 1 li?
+ Những con chữ nào có độ cao 2 li?
+ Những con chữ nào có độ cao một li rưỡi ?
+ Những con chữ nào có độ cao hai li rưỡi?
*Chú ý : Độ rộng của các con chữ này gần bằng 1 ô li, riêng con chữ r, s có độ cao hơn 1 li một chút.
-Giáo viên viết mẫu chữ ghi từ mái trường( vừa viết vừa nêu quy trình viết):
- Khi viết chữ ghi từ mái trường ta viết chữ mái trước, viết chữ trường sau.
 Viết chữ mái, đặt bút từ bên dưới ĐK 2 một chút viết con chữ m, từ điểm dừng bút của con chữ m lia bút viết tiếp con chữ a, từ điểm dừng bút của con chữ a rê bút viết tiếp con chữ i, dừng bút ở điểm 1/3 đơn vị chữ. Chú ý độ cao của các con chữ này bằng 1 li, nét nối giữa m và a bằng một nửa li, nét nối giữa a và i bằng 1 li.Viết chữ trường cách xa chữ mái một khoảng bằng một con chữ o (1 li). Quy trình viết chữ trường hướng dẫn tương tự.
-Cho học sinh viết bảng con chữ ghi từ mái trường.
Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh gặp khó khăn khi viết, sửa tư thế ngồi viết cho học sinh ngồi chưa đúng.
-Giáo viên nhận xét bảng con:
Giáo viên nhận xét kĩ về độ cao, về nét nối, cách ghi dấu phụ, vị trí dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, chỉ rõ những nét chữ viết chưa đúng hoặc viết còn cẩu thả nghệch ngoạc,Giúp các em sửa lỗi. Nhắc học học sinh cần viết đúng, viết đẹp, viết ngay ngắn, đều nét, liền mạch. 
-Cho học sinh đọc lại chữ vừa viết và xoá bảng.
*Chữ ghi từ: điều hay, sao sáng, mai sau. Hướng dẫn tương tự.
-Cuối cùng giáo viên đưa cả bài Tập viết lên bảng (mẫu chữ và cách trình bày giống như trong vở Tập viết của học sinh).
4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết:
-Cho học sinh mở vở Tập viết , tập hai (trang 22,23) để lên bàn.
-Gọi học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
-Giáo viên kiểm tra bút viết và cách cầm bút, để vở của học sinh.Nhắc học sinh thực hiện đúng tư thế ngồi học.
-Giáo viên gõ tiếng thước thứ nhất yêu cầu học sinh tô một dòng chữ hoa A.
- Tương tự học sinh tô và viết từng dòng theo lệnh của giáo viên.
Trong khi học sinh viết bài giáo viên quan sát, giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn khi viết, nhắc nhở những học sinh viết chưa đúng, sửa lại tư thế ngồi, cách cầm bút để vở cho từng em, uốn nắn từng nét chữ cho các em. 
*Lưu ý: Đối với học sinh trung bình, yếu chỉ yêu cầu các em viết1/2 số lượng chữ và dòng trong vở Tập viết. Học sinh khá, giỏi viết đủ số chữ, số dòng quy định. 
Giáo viên cần hướng dẫn, kèm cặp học sinh yếu để các em viết được từ ít đến nhiều, từ chưa đẹp đến đẹp theo khả năng của mình, nên động viên khuyến khích những sự tiến bộ dù nhỏ của các em để các em tự tin và cố gắng.
-Giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh, chỉ ra các lỗi sai mà học sinh hay mắc , hướng dẫn các em sửa lỗi.
III-Củng cố - dặn dò:
-Cho học sinh đọc lại bài Tập viết.
-Tuyên dương học sinh viết chữ đẹp.
-Dặn học sinh về nhà luyện viết tiếp trong vở Tập viết 1/2 – phần B và ở ô li.
-2 học sinh viết bài trên bảng lớp, 2 tổ viết bài theo bạn của tổ mình vào bảng con. 
- Học sinh giơ bảng.
-Học sinh lắng nghe.
-1 -2 học sinh nhắc lại đầu bài.
-Học sinh quan sát, và nhận xét. 
-Chữ hoa A gồm 3 nét.
 -Học sinh lắng nghe.
-Độ cao chữ hoa A bằng 5 ô li.
-Học sinh lắng nghe và quan sát theo tay giáo viên chỉ.
-Học sinh tô chữ hoa A trên không.
-Học sinh tập tô chữ hoa A, Ă, Â, mỗi chữ tô một chữ.
-Học sinh quan sát nhận xét về độ cao chữ B.
-Chữ hoa B cao 5 ô li.
-Chữ hoa B gồm 2 nét. 
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe và quan sát theo tay giáo viên chỉ.
-Học sinh tô chữ B trên không.
-Học sinh tập tô 1 chữ B trong vở.
-1-2 học sinh đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
-Học sinh quan sát chữ mẫu trên bảng phụ và trong vở Tập viết.
-Học sinh viết bảng con.
-Học sinh giơ bảng.
-Học sinh quan sát và nhận xét.
-Con chữ: o, a, ơ, i, ê, u, ư, c, n, m có độ cao là 1 li.
-Con chữ: đ có độ cao là 2 li.
-Con chữ: t có độ cao là 1,5 li.
-Con chữ: h, g, y có độ cao là 2,5 li.
-Học sinh quan sát, lắng nghe.
-Học sinh viết bảng con.
-Học sinh giơ bảng
-Học sinh đọc đồng thanh và xoá bảng.
-1-2 học sinh đọc lại bài.
-Học sinh mở vở Tập viết.
-1-2 học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở.
-Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
-Học sinh tô một dòng chữ hoa A.
-Học sinh tô và viết từng dòng theo lệnh của giáo viên.
-Học sinh sửa lỗi theo hướng dẫn của giáo viên.
-1-2 học sinh đọc.
 *Kết quả thu được:
 Sau một thời gian áp dụng những biện pháp trên vào việc rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh tại lớp 1C là lớp do tôi làm chủ nhiệm. Tôi đã tiến hành kiểm tra học sinh trên hai lớp 1C và lớp 1D là lớp đối chứng do cô Hoàng Quỳnh Hương làm chủ nhiệm.
 Bài Tập viết: Tô chữ hoa A, Ă, Â, B ( tuần 25, trang 22,23 tập hai )
         - Tập tô: A, Ă, Â, B ( Mỗi chữ một dòng)
         - Tập viết: ai, ay, ao, au (Mỗi vần một dòng cỡ vừa). 
 - Tập viết: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau (Mỗi từ ngữ một 
dòng cỡ nhỏ). 
 Sau khi chấm điểm tôi thu được kết quả sau:
Lớp
Số học
 sinh 
 Giỏi
 Khá
 Trung bình
 Yếu
 SL
 %
 SL
 %
 SL
 %
 SL
 %
1C
 30
 19
63,3%
8
26,7%
 3
 10%
 0
0%
1D
 30
 9
30%
8
26,7%
 9
 30%
 4
13,3%
       Từ kết quả hai bảng số liệu( trước và sau khi áp dụng) và bài viết của học sinh tôi thấy:
 Lần đầu, khi chưa áp dụng biệp pháp nâng cao chất lượng chữ viết mà tôi
 đưa ra thì lớp thực nghiệm chỉ có 5 em giỏi, 6 em khá chiếm tỷ lệ 36,6%. Tỷ lệ trung bình và yếu là 63,4% trong quá trình viết các em hay mắc lỗi sai về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Một số em chữ viết còn tẩy xoá nhiều, vở còn bị quăn góc, các chữ còn sai nhiều về độ cao, độ rộng, khoảng cách, các nét nối, điểm đặt bút, điểm dừng bút chưa đúng nên chất lượng chữ viết cũng như chất lượng vở sạch còn thấp.
 Lần thứ hai, sau khi áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết mà tôi đưa ra vào dạy Tập viết ở lớp 1C do tôi chủ nhiệm, tôi thấy kết quả có nhiều chuyển biến. Các bài viết đạt điểm khá, giỏi tăng từ 36,6% lên 90% số bài viết trung bình giảm đi rất nhiều, không có bài viết đạt điểm yếu. Đa số các em ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách và viết đúng kĩ thuật. Viết cẩn thận, nắn nót đã thành thói quen của học sinh. Một số em khi mới vào học đến giờ Tập viết rất ngại nhưng từ khi các em nắm được kĩ thuật viết chữ đúng các em hồ hởi và phấn khởi, tâm lí vui vẻ thoải mái hơn khi học môn Tập viết. 
 Từ kết quả của hai lớp 1C ( thực nghiệm), 1D ( đối chứng) tôi thấy kết quả bài viết lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể các em đạt điểm giỏi đã tăng nhiều so với lớp đối chứng và điểm trung bình yếu thì giảm đi rõ rệt. Trong khi đó ở lớp đối chứng điểm yếu vẫn chiếm 13,3% 
 Từ kết quả trên đã khẳng định biện pháp rèn chữ viết cho học sinh mà 
tôi đề xuất là phù hợp và có hiệu quả. Không những các em viết đẹp, viết 
đúng mà các em còn có tư thế ngồi viết đúng. 
C.PHẦN KẾT LUẬN
 I – KẾT LUẬN:           
         Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 1, tôi thấy việc rèn luyện kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Tiểu học nói chung và rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1 nói riêng là rất cần thiết. Việc áp dụng các phương pháp, biện pháp khéo léo, linh hoạt giúp cho giờ học Tập viết diễn ra một cách nhẹ nhàng, học sinh hứng thú say mê học tập từ đó nâng cao chất lượng về chữ viết.
 Để đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ viết cho học sinh thì người giáo viên cần nghiên cứu kỹ các mẫu chữ viết trong trường Tiểu học, nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy trong các bài Tập viết, nắm vững mục đích yêu cầu của từng bài để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Đồng thời cần tạo điều kiện cho mỗi cá nhân học sinh bộc lộ và phát triển khả năng, năng khiếu của mình.
 Từ kết quả trên đã cho thấy những biện pháp mà tôi đưa ra là thiết thực, hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy không có biện pháp nào là vạn năng cả mà điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng các biện pháp linh hoạt hài hoà, hợp lí thì quá trình giảng dạy mới đạt hiệu quả cao.
 II - BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
          Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy với biện pháp và kết quả nêu trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
          Để học sinh viết đúng, viết đẹp người giáo viên cần có đức tính kiên trì, chịu khó, hết lòng vì học sinh. 
 Mỗi giáo viên phải nắm chắc kiến thức, quy trình kỹ thuật viết chữ để dạy tốt từng tiết Tập viết cho học sinh. 
 Phải đưa ra phương pháp dạy học cụ thể để phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình tuân theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 
 Phải phân loại chữ viết học sinh thành từng nhóm chính để có kế hoạch
 rèn chữ cho từng đối tượng học sinh.
        Giáo viên phải mẫu mực sư phạm, chữ viết đúng chuẩn, rõ ràng, đẹp cho học sinh noi theo.
 Giáo viên thường xuyên nhận xét, tuyên dương, khích lệ sự tiến bộ về chữ viết của học sinh trong từng bài viết để học sinh phấn khởi tích cực rèn luyện. 
       Trong dạy học Tập viết cần phải thường xuyên tổ chức các trò chơi thi viết
 nhanh, viết đẹp tạo sự hứng thú rèn luyện cho học sinh.
 Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh viết chưa đẹp, chưa đúng. Từ đó tìm ra biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục yếu điểm.
          Sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh với các thầy cô giáo sẽ tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất về mọi mặt, giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
       III- PHẠM VI ÁP DỤNG:
       Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh lớp 1, có thể áp dụng cho học sinh khối lớp 1 trong phân môn Tập viết và áp dụng với tất cả các học sinh trường Tiểu học trong toàn huyện. 
 IV- ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG:
 Các em học sinh lớp 1 còn nhỏ nhận thức còn hạn chế, thời gian dành cho việc luyện viết còn ít nên việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà nó là cả một quá trình dày công khổ luyện của cả thày và trò. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, kiên trì, bền bỉ trong suốt quá trình giảng dạy phân môn Tập viết nói chung và dạy học sinh luyện viết nói riêng. Việc rèn học sinh luyện viết theo hướng nêu trên đã đem tới sự tiến bộ vượt bậc không chỉ ở phân môn Tập viết mà còn giúp các em có ý thức viết đúng và đẹp các bài chính tả và tất cả các môn học khác. Các em luôn tự giác trong học tập, sách vở luôn giữ sạch đẹp.
 V- HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI:
 Tập viết là một phân môn khó, đăc biệt khi hướng dẫn học sinh luyện viết,
 không phải học sinh nào cũng viết đẹp, viết đúng, viết thạo được ngay mà nó
 phải trải qua nhiều công đoạn từ khâu chuẩn bị đồ dùng đến tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở và kĩ thuật viết cùng với lòng say mê, kiên trì và nhẫn nại của người viết thì chữ viết mới đúng, đều và đẹp. Điều đó đòi hỏi mỗi học sinh phải dày công luyện tập phải trang bị cho mình một đức tính kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ và cẩn thận không nôn nóng trong khi luyện viết. Phải hết sức bình tĩnh, thả lỏng tâm hồn, cơ bắp trong khi viết thì mới mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy mà trong quá trình thực hiện tôi còn gặp một số khó khăn như: sự bình tĩnh trong khi viết, thói quen viết nắn nót, say mê, cẩn thận đúng tốc độ ở một số học sinh còn hạn chế do chưa có sự kiên trì, bình tĩnh trong khi luyện tập. Để có thói quen đó cần có sự bình tĩnh, kiên trì nhẫn nại trong khi luyện viết. Do vậy kết quả bài viết của một số em chưa đạt được như mong muốn. 
 VI – KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
 Khi đề tài này được hoàn thiện đã được tôi áp dụng tại trường Tiểu học Trung Hưng. Sau một năm nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm tại lớp 1C và lớp 1D, đề tài đã chứng tỏ được khả năng áp dụng một cách phổ biến ở các lớp thuộc khối 1 học 10 buổi/ tuần với tất cả đối tượng học sinh thuộc khối 1. 
 VII – HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
          Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu tham khảo thêm nhiều tài liệu hướng dẫn dạy Tập viết, các sách, báo, tạp chí, tham gia các chuyên đề  bồi dưỡng của Phòng GD & ĐT, tổ chuyên môn đưa ra biện pháp tốt nhất cho từng đối tượng học sinh trong dạy học Tập viết
      VIII - KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
 1. Đối với giáo viên.
 - Cần thấy được vị trí, tầm quan trọng của phân môn Tập viết ở các lớp.
 - Người giáo viên phải có một năng lực sư phạm tốt. Phải có một đức tính kiên trì, nhẫn lại, tỉ mỉ và cẩn thận không nóng vội trong công việc. Phải có lòng nhiệt tình, say mê, hứng thú trong công việc, hết lòng yêu thương học sinh coi học sinh như con em của mình.
 -Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu,
 luyện viết chữ đúng mẫu theo chuẩn để nâng cao chất lượng chữ viết cho bản
 thân.
 - Nắm được hoàn cảnh, tâm lí, lực học của từng học sinh và chuẩn bị tốt đồ dùng cho tiết dạy.
 - Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho các em noi theo, từ tư thế ngồi viết, cách cầm bút đến chữ viết bảng, cách trình bày bảng, cách chấm bài, nhận xét cho học sinh.
 2. Đối với phụ huynh:
 - Mua đầy đủ vở Tập viết, thực hành luyện viết và đồ dùng học tập cho các em.
 - Tạo cho các em tâm lý vui vẻ, thoải mái nhất khi đến trường.
 - Quan tâm đến việc học của các em ở trường cũng như ở nhà. 
 - Cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để có cách dạy các cháu ở nhà.
 - Kết hợp chặt chẽ với nhà trường để tạo điều kiện cho các em học tập tốt
 hơn.
 3. Đối với trường.
       Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề đánh giá và rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp của trường, của từng khối lớp.
       Duy trì các phong trào thi đua “ Giữ  vở sạch, viết chữ đẹp”. Hội thi “Viết chữ đẹp” cấp trường.
     Trưng bày các bài viết đẹp, tập vở sạch cho học sinh toàn trường tham khảo.
      Đưa tiêu chuẩn vở sạch chữ đẹp vào đánh giá thi đua của cả thầy và trò.
  4. Đối với phòng GD & ĐT
 Cần duy trì tổ chức các hội thi “Viết chữ đẹp” cho giáo viên và học sinh
 Tiểu học.Tổ chức các chuyên đề về chữ viết đẹp nhiều hơn nữa để giáo viên
 học hỏi và rèn luyện.
 Trang bị thêm các thiết bị đồ dùng, vở luyện viết chữ đẹp cho giáo viên và
 học sinh.
 Trải qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng vào thực tế, tôi đã đưa ra một số giải pháp “ Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” với mong muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. Từ cách đổi mới phương pháp của thầy góp phần rèn luyện về tư thế ngồi học, cách cầm bút, để vở và kĩ thuật viết của trò. Đề tài “ Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” là một đề tài rất rộng cho nên những nghiên cứu mà tôi đưa ra ít nhiều vẫn còn hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót .Trên đây là một số biện pháp nhỏ mà bản thân tôi đã rút ra trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy ở lớp mình. Kính mong lãnh đạo các cấp, phòng Giáo dục huyện Yên Mỹ, Ban giám hiệu trường Tiểu học Trung Hưng, cùng các đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
 Lời cam đoan: “ Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác”.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Trung Hưng ngày 15 tháng 3 năm 2014
 Người viết 
 Trần Thị Năm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tác giả
Tên tác phẩm
NXB 
Năm xuất bản
1
Đặng Thị Lanh
Hoàng Hoà Bình
Hoàng cao Cương 
Trần Thị Minh Phương-Nguyễn Trí
( Biên soạn)
Vở Tập viết 1 
-Tập 1,2
 NXB Giáo dục Việt Nam
2013
2
Đặng Thị Lanh (Chủ biên)
Hoàng Cao Cương - Lê Thị Mai Tuyết -Trần Thị Minh Phương
“ Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 1 - tập 1, 2”
 NXB Giáo dục
2002
3
Nguyễn Chủ Trại (Chủ biên)
Lê Thị Huyền
“ Sách Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 1
- tập 1, 2”
NXB Hà Nội 
2007
4
Trần Mạnh Hưởng -
Lê Hữu Tỉnh
- Giải Đáp 188 câu hỏi về giảng dạy môn Tiếng Việt
NXB Giáo dục
2009
5
Trịnh Quốc Thái
“Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 1 
-tập 2” 
NXB Giáo dục 
2007
6
Nguyễn My Lê
“ Tài liệu BDTX cho giáo viên Tiểu học chu kỳ III ( 2003-2007)
-tập 1”
 NXB Giáo dục
2005
7
Trần Mạnh Hưởng
Nguyễn Quý Thao
Trần Thanh Hiếu
“ Bộ chữ dạy Tập viết”
NXB Giáo dục 
2003
8
Nguyễn Thị Ngọc Bảo
Vũ Mai Hương
Vũ Thái Nhu Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
Lê Hồng Vân
 Ngô Thị Thanh Hương
Phạm Vĩnh Thông
“Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp 1”
 NXB Giáo dục 
2009
9
Lê Hữu Tỉnh
“Thực hành luyện viết 1
- tập 1,2 ”
NXB Mĩ Thuật 
2013
10
Trung tâm bản đồ và tranh ảnh Giáo dục
“Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học (Chữ cái viết thường và chữ số, Chữ cái viết hoa)” 
 NXB Giáo dục
2003
 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HƯNG
Tổng điểm:........................Xếp loại.................................
 TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 CHỦ TỊCH – HIỆU TRƯỞNG
 Nguyễn Thị Thúy
.................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN YÊN MỸ
Tổng điểm:........................Xếp loại.................................
 TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 CHỦ TỊCH – TRƯỞNG PHÒNG

File đính kèm:

  • docxthamdang 2.docx
Sáng Kiến Liên Quan