Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm và Chuyên đề các cấp

Sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp được trường, Sở GD-ĐT tổ chức hàng năm và dưới sự chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục, trong đó thực hiện chuyên đề các cấp được tổ chức hàng năm và sinh hoạt chuyên môn cụm được Sở GD-ĐT chính thức triển khai và tổ chức cuộc thi từ đầu năm học 2018-2019.

Sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét về chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên các nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Tạo cơ hội giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý, giảng dạy cho cán bộ quản lý và giáo viên trong cụm chuyên môn. Góp phần đánh giá phong trào bồi dưỡng đội ngũ, đổi mới phương pháp dạy học của các nhà trường. Thúc đẩy công tác sinh hoạt chuyên môn theo cụm trở thành hoạt động thường xuyên, có kế hoạch, tác động tích cực tới công tác tự bồi dưỡng giáo viên, tới chất lượng của việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Các trường sinh hoạt chuyên môn trong cụm được tổ chức theo các chuyên đề chung nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của các đơn vị đặt ra. Giáo viên được chuẩn bị kỹ nội dung trước khi sinh hoạt cụm. Sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp được tổ chức dưới nhiều hình thức, chú trọng gắn đổi mới phương pháp dạy của giáo viên với đổi mới phương pháp học tập của học sinh các vùng miền, rèn cho học sinh phương pháp tự học.

Đối với trường THPT Hướng Hóa, tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp đã được quan tâm và đưa vào nhiệm vụ hàng năm, được thảo luận trong hội nghị đầu năm học. Qua đó đã đạt được các kết quả khá khả quan, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên và chất lượng giáo dục ngày được nâng cao, đồng thời nhận được sự quan tâm của giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Với những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp” như là một giải pháp giúp đồng nghiệp trong và ngoài trường có thêm kinh nghiệm tổ chức, cũng như tham gia góp ý trong sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp đạt hiệu quả cao.

 

docx7 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm và Chuyên đề các cấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp được trường, Sở GD-ĐT tổ chức hàng năm và dưới sự chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục, trong đó thực hiện chuyên đề các cấp được tổ chức hàng năm và sinh hoạt chuyên môn cụm được Sở GD-ĐT chính thức triển khai và tổ chức cuộc thi từ đầu năm học 2018-2019. 
Sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét về chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên các nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Tạo cơ hội giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý, giảng dạy cho cán bộ quản lý và giáo viên trong cụm chuyên môn. Góp phần đánh giá phong trào bồi dưỡng đội ngũ, đổi mới phương pháp dạy học của các nhà trường. Thúc đẩy công tác sinh hoạt chuyên môn theo cụm trở thành hoạt động thường xuyên, có kế hoạch, tác động tích cực tới công tác tự bồi dưỡng giáo viên, tới chất lượng của việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Các trường sinh hoạt chuyên môn trong cụm được tổ chức theo các chuyên đề chung nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của các đơn vị đặt ra. Giáo viên được chuẩn bị kỹ nội dung trước khi sinh hoạt cụm. Sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp được tổ chức dưới nhiều hình thức, chú trọng gắn đổi mới phương pháp dạy của giáo viên với đổi mới phương pháp học tập của học sinh các vùng miền, rèn cho học sinh phương pháp tự học.
Đối với trường THPT Hướng Hóa, tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp đã được quan tâm và đưa vào nhiệm vụ hàng năm, được thảo luận trong hội nghị đầu năm học. Qua đó đã đạt được các kết quả khá khả quan, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên và chất lượng giáo dục ngày được nâng cao, đồng thời nhận được sự quan tâm của giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Với những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp” như là một giải pháp giúp đồng nghiệp trong và ngoài trường có thêm kinh nghiệm tổ chức, cũng như tham gia góp ý trong sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp đạt hiệu quả cao.
2. Mục đích nghiên cứu 
Nghiên cứu khảo sát thực trạng, kinh nghiệm thực tế và cách thức khai thác khả năng tự học, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học và tích hợp giáo dục, công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên các nhà trường... đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
3. Đối tượng nghiên cứu
 	Cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường.
Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn và cách thức tổ chức và quản lý cuộc thi các cấp.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Khảo sát Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh đã thực hiện được đánh giá cao trong các năm học 2016-2017, 2017-2018 và chuẩn bị thực hiện trong năm học 2018-2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin từ hưởng ứng việc triển khai, tổ chức đăng ký thực hiện và kết quả đạt được trong các năm học 2016-2017, 2017-2018, thảo luận tìm ra các giải pháp tối ưu triển khai thực hiện trong năm học 2018-2019 đạt hiệu quả cao nhất.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 
Phạm vi nghiên cứu áp dụng trong vòng 03 năm. Bắt đầu từ năm học 2016-2017 tại trường THPT Hướng Hóa.
Kế hoạch nghiên cứu từ tháng 11 năm 2018 cho đến tháng 5 năm 2019.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
​	- Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ GDĐT về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường THPT qua mạng.
- Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH, ngày 27 tháng 5 năm 2013 về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác.
- Công văn số 1495/SGDĐT-GDTrH ngày 23/8/2018 của Sở GD-ĐT Quảng Trị về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019.
​	- Công văn số 1535/KH-GDĐT ngày 06/9/2018 về kế hoạch hoạt động của Hội đồng bộ môn văn hóa và hướng dẫn thực hiện công tác chuyên môn cấp THCS và THPT năm học 2018-2019.
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo qua các năm.
2. Cơ sở thực tiễn
- Quá trình tổ chức và kết quả đạt được của sinh hoạt chuyên môn và chuyên đề các cấp năm học 2016-2017 đến 2018-2019.
- Sự quan tâm của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh của các trường trên toàn tỉnh, cũng như toàn xã hội.
- Tổ chức phát động và triển khai sâu rộng mục đích, ý nghĩa của sinh hoạt chuyên môn và thực hiện chuyên đề và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GD-ĐT và Hội đồng bộ môn cấp tỉnh về hoạt chuyên môn và thực hiện chuyên đề các cấp đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh.
- Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn về sinh hoạt chuyên môn theo cụm và thực hiện chuyên đề, Hội đồng bộ môn giao các cụm trưởng và các tổ chuyên môn trong cụm tổ chức lựa chọn nội dung sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, chương trình, nội dung dạy học của cơ sở giáo dục và đặc thù cụm chuyên môn. Trong quá trình triển khai, cần quan tâm tổng kết, đánh giá, khen thưởng giáo viên và tập thể tổ có thành tích. Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên hiện có, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm, giáo viên đã tham gia thực hiện có hiệu quả của năm học trước; đưa công tác sinh hoạt chuyên môn theo cụm và thực hiện chuyên đề trở thành hoạt động thường xuyên trong các tổ chuyên chuyên môn.
3. Cách thức thực hiện
Để đạt thực hiện có hiệu quả sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp cần thực hiện tốt các công việc như sau:
3.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến văn bản hướng dẫn.
a. Mục đích:
- Nhằm triển khai các văn bản hướng dẫn của Sở GD-ĐT và Hội đồng bộ môn, các văn bản hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, từ đó triển khai xây dựng kế hoạch, quy trình, biện pháp, phân công tập thể, cá nhân thực hiện.
- Thúc đẩy công tác sinh hoạt chuyên môn và thực hiện chuyên đề trở thành hoạt động thường xuyên, có kế hoạch, tác động tích cực tới công tác tự bồi dưỡng giáo viên, tới chất lượng của việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.
- Khuyến khích giáo viên tự học, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học và tích hợp giáo dục theo chủ đề, chủ điểm của môn học.
- Tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ quản lý, giáo viên trong và ngoài nhà trường; nhà trường có thể tạo điều kiện cho giáo viên được dự giờ, thăm lớp một số trường lớn trong và ngoài huyện để học hỏi, tìm hiểu thêm về thực tế học sinh trên cùng vùng miền.
b. Nội dung:
- Nêu được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng và các vấn đề đổi mới của văn bản hướng dẫn liên quan.
- Rút kinh nghiệm tổ chức chuyên đề cấp trường và tham gia thực hiện, cũng như dự chuyên đề các cấp của các đơn vị bạn thực hiện trong các năm học trước, triển khai văn bản, tập trung thảo luận biện pháp để làm căn cứ xây dựng kế hoạch cho nhà trường và các tổ chuyên môn tùy theo đặc thù bộ môn và điều kiện của tổ.
- Hướng dẫn cách chọn chủ đề, chủ điểm xây dựng kế hoạch, viết báo cáo chuyên đề, báo cáo và trình bày các phụ lục...
- Hướng dẫn cách soạn và giảng:
+ Giáo viên phải xác định được sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh, sẽ quyết định phần lớn sự thành công trong tiết dạy.
+ Trước tiên giáo viên cần phải thống kê năng lực bộ môn của học sinh trong lớp, để làm căn cứ soạn bài đảm bảo việc tổ chức dạy học phân hóa phù hợp các đối tượng học sinh theo  định hướng phát triển năng lực học sinh.
+ Bài học trước cần quan tâm phần củng cố và dặn dò học sinh chuẩn bị bài mới, đặc biệt hướng dẫn thực hiện các dự án dạy học được giao để thực hiện trong tiết tiếp theo.
+ Lên ý tưởng bài giảng theo sơ đồ tư duy về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, kỹ thuật dạy học, đồ dùng dạy học, liên hệ thực tế trước khi bắt tay vào soạn bài.
+ Luôn chuẩn bị bài dạy theo hai phương án có điện và mất điện.
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học cần tham khảo ý kiến của đồng nghiệp để đưa ra các đồ dùng hợp lí có tính sáng tạo.
+ Ứng dụng Công nghệ thông tin trong bài dạy, các slide trình chiếu phải hợp lí, không lạm dụng, tạo điểm nhấn và thấy rõ sự ưu việt của việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào bài dạy.
+ Phần soạn giáo án, cần soạn lại nhiều lần và tham khảo của các đồng nghiệp lâu năm có kinh nghiệm, soạn trên giáo án Word và giáo án PơerPoint, cần lưu ý: PowerPoint dùng để trình chiếu và minh họa.
+ Phần dạy thử cần chọn ba lớp có trình độ tương đương với lớp mình định dạy để dự trù các tình huống. Sau mỗi lần dạy thử, cần lắng nghe thật kĩ các ý kiến xây dựng đóng góp để rút ra kinh nghiệm cho lần dạy sau về kiến thức, phương pháp, kỹ thuật, phân phối thời gian, hệ thống câu hỏi, trình bày bảng ...
+ Giáo viên phải phối hợp với GVCN để đảm bảo chuẩn bị các điều kiện để đáp ứng yêu cầu bài giảng.
- Trao đổi thảo luận và tháo gỡ những vướng mắc và các kiến nghị, đề xuất từ phía giáo viên và tổ chuyên môn.
- Đối với chuyên đề cần quan tâm bám sát tiết dạy minh họa; nội dung chuyên đề cần lồng ghép nội dung ôn thi THPT Quốc gia, chuyên đề và tiết dạy phải bám vào nội dung tập huấn hè, nội dung thống nhất triển khai của trưởng bộ môn như đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá – tích hợp liên môn – trải nghiệm hướng nghiệp – hướng dẫn ôn thi - ứng dụng CNTT – sử dụng thiết bị dạy học hiện có và thiết bị dạy học tự làm...
3.2. Tổ chức phát động và đăng ký:
​	- Tuyên truyền, phát động trong toàn thể cán bộ, giáo viên trong họp Hội đồng sư phạm, trong chào cờ, trong Lễ khai giảng năm học mới và trong Hội nghị CB-CCVC trường đầu năm học.
- Bên cạnh phát động, việc tổ chức đăng ký thi là chỉ tiêu phấn đấu của tổ chuyên môn và của từng giáo viên.
3.3. Tổ chức thực hiện:
- Trường thành lập ban chỉ đạo, ban tổ chức, ban cố vấn và các tiểu ban, gồm có: Trưởng ban là đ/c Hiệu trưởng, phó ban gồm P. Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, ban cố vấn gồm các TTCM và giáo viên có kinh nghiệm, thành viên là các TTCM/NTCM.
- Xây dựng kế hoạch chặt chẽ - thiết thực, nêu lên được giải pháp thực hiện trên cơ sở phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế và thực tiễn nguồn nhân lực vật lực hiện có của nhà trường. Cần thể hiện rõ quy trình thực hiện, giao chỉ tiêu, gắn trách nhiệm và có chế độ khen thưởng động viên.
- Trên cơ sở đăng ký của tổ và phân công thực hiện đến từng cá nhân, cũng như kế hoạch của nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn, nhóm giáo viên cố vấn và giáo viên trực tiếp thực hiện phải cụ thể hóa và xây dựng kế hoạch, kịch bản phù hợp với đặc thù của tổ và của cá nhân, kế hoạch phải thể hiện được quy trình, thời gian thực hiện, cách thức thực hiện và kênh tham khảo, điều tra, thu thập
​	- Định kỳ TTCM báo cáo tiến độ thực hiện triển khai thực hiện về Ban tổ chức (theo mẫu thu thập thông tin của Ban tổ chức).
​	- Tổ chức chạy chương trình theo kịch bản, từ đó rút kinh nghiệm và tiếp tục triển khai hoàn thiện chuẩn bị cho thực hiện theo thời gian đăng ký.
​	3.4. Tổng kết – khen thưởng động viên: 
- Sau khi tổ chức thực hiện, căn cứ vào đánh giá nhận xét của Hội đồng bộ môn và quá trình triển khai thực hiện của tập thể tổ, cũng như từng cá nhân, trường tổ chức tổng kết đợt hoạt động trong đó có thực hiện chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp, trường tuyên dương – khen thưởng động viên kịp thời. Tổng kết đánh giá tinh thần hưởng ứng hoạt động, quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo, tinh thần làm việc của các ban và tiểu ban, đánh giá ưu điểm và rút kinh nghiệm các tồn tại để tập thể tổ cũng như từng giáo viên phát huy mặt mạnh, khắc phục các hạn chế từ khâu xây dựng kế hoạch, chuẩn bị hồ sơ, phối hợp tổ chức giữa cá nhân, tập thể tổ trong và ngoài trường và thực hiện chuyên đề.  
- Đối với các tập thể tổ, giáo viên thực hiện được Hội đồng bộ môn đánh giá cao, trường trao thưởng và tôn vinh nhân dịp tổng kết trường, khai giảng năm học mới và trong kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm
- Kết quả tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm và thực hiện chuyên đề các cấp là căn cứ đánh giá thi đua cuối năm cho tập thể tổ và cá nhân, đồng thời làm căn cứ để xem xét, thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên.
4. Kết quả thực hiện:
​	Với cách thức tổ chức thực hiện như trên cho nên trong các năm liền trường đã thực hiện có hiệu quả và được Hội đồng bộ môn cấp tỉnh đánh giá cao, cũng như triển khai vận dụng trong các trường trực thuộc trong toàn tỉnh, cụ thể:
	Thực hiện chuyên đề các cấp:
Năm học
Số lượng tổ chức thực hiện
Môn thực hiện
Cấp
Số lượng được đánh giá cao và triển khai áp dụng
2016-2017
28
13 môn (2 chuyên đề/môn)
Trường
26 chuyên đề được đánh giá cao và triển khai áp dụng trong trường
GDCD
Cụm
được đánh giá cao và triển khai áp dụng trong các trường trực thuộc
Địa lí
Tỉnh
được đánh giá cao và triển khai áp dụng trong các trường trực thuộc
2017-2018
27
13 môn (2 chuyên đề/môn)
Trường
26 chuyên đề được đánh giá cao và triển khai áp dụng trong trường
Lịch sử
Tỉnh
được đánh giá cao và triển khai áp dụng trong các trường trực thuộc
2018-2019
27
13 môn (2 chuyên đề/môn)
Trường
26 chuyên đề được đánh giá cao và triển khai áp dụng trong trường
Vật lý
Tỉnh
được đánh giá cao và triển khai áp dụng trong các trường trực thuộc
	Sinh hoạt chuyên môn cụm:
Năm học
Số lượng tổ chức thực hiện tại trường
Các môn thực hiện
Số lượng được đánh giá cao và triển khai áp dụng
2018-2019
3
Hóa học
Lịch sử
Tiếng Anh
3
III.  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
​	- Với một số kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp, đã có nhiều tổ chuyên môn, nhiều giáo viên thực hiện đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét về chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên các nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Với kết quả đó đã chứng tỏ được lòng nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề của giáo viên trong nhà trường.
- Qua các năm tổ chức cấp trường, cấp cụm, cũng như cấp tỉnh với kết quả đạt được đã khẳng định tiềm năng và ý chí vươn lên của giáo viên trong công tác học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời ít nhiều khẳng định một số kinh nghiệm trên có tính khả thi đối với đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện và các đơn vị trên địa bàn cụm.
2. Kiến nghị, đề xuất:
	- Để cán bộ quản lý của các trường học, đặc biệt là phó Hiệu trưởng chuyên môn, nắm bắt và triển khai và chỉ đạo thực hiện tại đơn vị, trong thành phần dự sinh hoạt chuyên môn cụm và chuyên đề các cấp cụm cần bổ sung thêm phó Hiệu trưởng chuyên môn các đơn vị trực thuộc trong cụm.
- Để tránh sự trùng lặp về chủ đề thực hiện trong mỗi năm và qua đó làm nên sự đa dạng về chuyên đề, nên thay đổi thời điểm tổ chức của từng trường, từng cụm.
- Để cuộc thi ngày càng có nhiều giáo viên tham gia và chất lượng ngày càng cao, trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ GDTrH đầu năm học, cần tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, trao thưởng cho các đơn vị thực hiện đa dạng, đổi mới và sáng tạo trong tổ chức, cũng như đạt hiệu quả cao tạo động lực cho các năm học mới.
​
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Hướng Hóa, ngày  tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung người khác.
Người thực hiện
Nguyễn Đình Thứ

File đính kèm:

  • docx30b6a27653e8391f80d3c1f57501a7d6.docx
Sáng Kiến Liên Quan