Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém lớp 9 giải bài toán tính theo phương trình hóa học

Trong chương trình giáo dục Trung Học Cơ Sở (THCS), Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà HS được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hóa học ở cấp THCS cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học giúp các em hiểu được ý nghĩa của hóa học đối với công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và đời sống của nhân dân. Đồng thời, hóa học cũng giúp cho các em có thói quen quan sát, thực nghiệm, mô tả có suy nghĩ, biết kết hợp lý thuyết với thực hành, biết ứng dụng kiến thức vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, rèn luyện cho HS năng lực nhận thức, óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Mặt khác, hóa học cũng hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như tính cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu khoa học, hình thành ở HS thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng.

 Như vậy học Hóa học không những HS học lý thuyết mà còn đòi hỏi HS vận dụng lý thuyết đã được học vào giải quyết các bài tập lý thuyết, thực tiễn và thực hành thí nghiệm. Bài tập hóa học ở cấp THCS rất đa dạng, trong đó dạng bài tập tính theo PTHH là một trong những kiến thức trọng tâm, xuyên suốt chương trình hóa học THCS và cả trung học phổ thông sau này. Vì thế, chỉ có nắm vững phương pháp và thực hành thành thạo việc tính theo PTHH mới có thể giải quyết được những bài tập hóa học về PTHH – loại bài tập cơ bản của bộ môn hóa học.

 Với những ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, chúng ta nhận thấy việc HS phải giải được các bài tập về tính theo PTHH là một yêu cầu bắt buộc và cấp thiết trong quá trình giảng dạy hóa học ở cấp THCS. Có nắm vững được phương pháp và hình thành những kỉ năng để giải được bài tập tính theo PTHH thì các em mới có thể học tốt hóa học ở chương trình trung học phổ thông, đáp ứng được những nhiệm vụ của việc giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, đáp ứng những yêu cầu mà xã hội đặt ra cho giáo dục.

 

doc22 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4835 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém lớp 9 giải bài toán tính theo phương trình hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
l Ba(OH)2 cần dựa vào đâu? 
HS: PTHH, từ số mol chất đã biết là CO2
=> GV viết tiếp vào bên trái của công thức tính nBa(OH): 	 	 nCO PTHH nBa(OH) CM (BaOH) = 
	+ Giả thiết đã cho số mol CO2 chưa? Nếu chưa thì có thể tính được không? Tính bằng công thức nào? HS: nCO= VCO: 22,4
=> GV viết tiếp vào bên trái của công thức tính nCOta có sơ đồ định hướng giải bài tập này như sau:
VCO: 22,4 = nCO PTHH nBa(OH) CM (BaOH) = 
	Từ sơ đồ ta thấy được các bước để giải câu b) bài tập này như sau:
	+ Tìm số mol CO2 theo thể tích đề bài cho từ công thức n = V : 22,4
	+ Dựa vào PTHH, tìm số mol Ba(OH)2 theo số mol CO2
	+ Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 theo công thức: CM = n:V
*.* Câu c)
+ GV đặt câu hỏi: Muốn tính khối lượng kết tủa BaCO3 ta áp dụng công thức nào? HS nêu công thức: mBaCO = M BaCO.n BaCO
=> GV viết bên phải của bảng: 	 mBaCO = M BaCO.n BaCO
	+ Để tìm được mBaCOcần phải tính đại lượng nào trước? HS: n BaCO
=> GV viết tiếp vào bên trái của công thức tính mBaCO: 	 	 n BaCO mBaCO = M BaCO. n BaCO
	+ Để tìm được số mol BaCO3 cần dựa vào đâu? HS: PTHH, từ số mol chất đã biết là CO2
=> GV viết tiếp vào bên trái của công thức tính n BaCO ta có sơ đồ định hướng giải bài tập này như sau:
	 	nCO PTHH n BaCO mBaCO = M BaCO. n BaCO
	Từ sơ đồ ta thấy được các bước để giải câu c) bài tập này như sau:
	+ Dựa vào PTHH, tìm số mol BaCO3 theo số mol CO2
	+ Tính khối lượng của dung dịch BaCO3 theo công thức: m = M.n
Ví dụ 2: (Bài tập 6 – trang 19, SGK Hóa học 9) Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50ml dung dịch HCl. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí (đktc).
a) Viết các PTHH;
b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng;
c) Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
- Cho HS viết và cân bằng PTHH:
Fe	+	2HCl	Ò	FeCl2	+	H2
- Cho HS tóm tắt đề bài:
GT	VH= 3,36 (l);Vdd HCl = 50 (ml) = 0,05 (l)
 	KL 	- mFe = ?(g)
	- CM HCl = ?(M)
	* Hướng dẫn học sinh phân tích để tìm mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận bằng sơ đồ ngược như sau:
*.* Câu b)
+ GV đặt câu hỏi: Muốn tính khối lượng Fe ta áp dụng công thức nào? HS nêu công thức: mFe = MFe.nFe
=> GV viết bên phải của bảng: 	 mFe = MFe.nFe
	+ Vậy để tìm được mFe cần phải tính đại lượng nào trước? HS: nFe
=> GV viết tiếp vào bên trái của công thức tính mFe: 	 	 nFe mFe = MFe.nFe
	+ Để tìm được số mol Fe cần dựa vào đâu? HS: PTHH, từ số mol chất đã biết là H2
=> GV viết tiếp vào bên trái của công thức tính nFe: 	 	 nH PTHH nFe mFe = MFe.nFe
	+ Giả thiết đã cho số mol H2 chưa? Nếu chưa thì có thể tính được không? Tính bằng công thức nào? HS: nH= VH: 22,4
=> GV viết tiếp vào bên trái của công thức tính nHta có sơ đồ định hướng giải bài tập này như sau:
 VH: 22,4 = nH PTHH nFe mFe = MFe.nFe
Từ sơ đồ ta thấy được các bước để giải câu b) bài tập này như sau:
	+ Tìm số mol H2 theo thể tích đề bài cho từ công thức n = V : 22,4
	+ Dựa vào PTHH, tìm số mol Fe theo số mol H2
	+ Tính khối lượng của Fe theo công thức: m = M.n
*.* Câu c)
+ GV đặt câu hỏi: Muốn tính nồng độ mol ta áp dụng công thức nào? HS nêu công thức: CM = 
=> GV viết bên phải của bảng: 	 CM(HCl) = 
+ GV hỏi tiếp: đối chiếu với giả thiết đề bài cho, ta đã có những đại lượng nào trong công thức này? HS sẽ nêu được Vdd HCl= 0,05 (l)
	+ Vậy để tìm được CM cần phải tính đại lượng nào trước? HS: nHCl
=> GV viết tiếp vào bên trái của công thức tính CM: 	 	 nHCl CM (HCl) = 
	+ Để tìm được số mol HCl cần dựa vào đâu? HS: PTHH, từ số mol chất đã biết là H2
=> GV viết tiếp vào bên trái của công thức tính nHCl ta có sơ đồ định hướng giải bài tập này như sau:
	 	 nH PTHH nHCl CM (HCl) = 
Từ sơ đồ ta thấy được các bước để giải câu c) bài tập này như sau:
	+ Dựa vào PTHH, tìm số mol HCl theo số mol H2
	+ Tính nồng độ mol của dung dịch HCl theo công thức: CM = n:V
	Tóm lại, để tìm được mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận, chúng ta phải đi từ kết luận của đề bài, tức là phải đặt câu hỏi: chúng ta phải tính cái gì? đề bài yêu cầu chúng ta tìm gì? muốn tìm được theo yêu cầu của đề bài chúng ta cần có những điều kiện gì? giả thiết của đề bài cho có phục vụ gì cho việc tính toán hay không?...từ đó chúng ta xây dựng lại mối quan hệ đó bằng sơ đồ và đó cũng chính là các bước để chúng ta giải quyết bài toán.
6. Kỉ thuật chia nhỏ câu hỏi:
	Đối với học sinh yếu kém, việc giải quyết một câu hỏi tổng quát trong một bài tập lớn là việc làm quá sức đối với các em. Do vậy, việc chia một câu hỏi lớn thành các câu hỏi nhỏ hơn mang tính chất gợi ý là một việc làm quan trọng, có tính định hướng cho các em trong việc giải các bài tập. Điều này giúp các em tự tin hơn khi đứng trước một vấn đề cần phải giải quyết. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả phương pháp này chúng ta cần lưu ý đến 2 vấn đề. Thứ nhất, chỉ sử dụng kỉ thuật chia nhỏ câu hỏi trong thời gian đầu, sau đó chúng ta sẽ bớt dần việc chia nhỏ (bỏ bớt các gợi ý) để tăng sự tư duy của HS. Thứ hai là nên sử dụng kết hợp với sơ đồ phân tích ngược ở trên để tăng tính hiệu quả, nghĩa là ta không chia nhỏ câu hỏi một cách tùy tiện mà chia dựa vào các bước giải bài tập tổng quát.
Ví dụ 1: Cho Mg tác dụng vừa đủ với 109,5 gam dung dịch HCl 10%. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng, biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
	Ta thấy ở bài tập tổng quát này, muốn giải quyết được yêu cầu “tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng” thì HS phải tính được khối lượng muối trong dung dịch sau phản ứng và khối lượng dung dịch sau phản ứng. Mà muốn tính được khối lượng dung dịch sau phản ứng học sinh phải tính được khối lượng Mg tham gia phản ứng và khối lượng H2 sinh ra để áp dụng công thức:
	mddsaupư = tổng khối lượng các chất trước phản ứng – (mkết tủa + mbay hơi)
Tức là: 
	mddsaupư = mMg + mdd HCl – mH
Từ những phân tích các bước giải như trên, ta có thể chia nhỏ yêu cầu “Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng” bằng các yêu cầu sau:
a. Tính khối lượng Mg đã tham gia phản ứng?
b. Tính khối lượng H2 sinh ra sau phản ứng?
c. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?
d. Tính khối lượng dung dịch sau phản ứng?
e. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng?
 Ví dụ 2: Cho 11,2 gam sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 gam axit sufuric. Tính khối lượng các chất có trong dung dịch sau phản ứng?
Ta nhận thấy đề bài cho biết số mol (gián tiếp) của 2 chất tham gia phản ứng nên có thể xảy ra trường hợp 1 chất phản ứng hết, 1 chất còn dư. Do vậy trong dung dịch sau phản ứng có muối sắt (II) mới tạo thành và có thể có 1 trong 2 chất ban đầu còn dư. Do vậy cần xác định xem có chất dư hay không? Chất dư là chất nào? và cần tính lượng muối tạo thành theo chất phản ứng hết.
Từ những phân tích các bước giải như trên, ta có thể chia nhỏ yêu cầu “Tính khối lượng các chất có trong dung dịch sau phản ứng” bằng các yêu cầu sau:
a. Tính số mol mỗi chất ban đầu và cho biết chất nào dư sau phản ứng?
b. Tính khối lượng của chất còn dư sau phản ứng?
c. Tính khối lượng muối tạo thành?
Ví dụ 3: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm ZnO và Zn hòa tan hết trong dung dịch HCl 12% thì thu được 2,24 lít khí H2. Tính khối lượng dung dịch HCl 12% vừa đủ dùng?
Ta nhận thấy, để tính được khối lượng dung dịch HCl cần tìm khối lượng HCl có trong dung dịch. Muốn tính được khối lượng HCl thì phải tìm số mol HCl. Mà muốn tính được số mol HCl chúng ta phải dựa vào PTHH, tính theo số mol của Zn và ZnO. Từ những phân tích các bước giải như trên, ta có thể chia nhỏ yêu cầu “Tính khối lượng dung dịch HCl 12% vừa đủ dùng” bằng các yêu cầu sau:
a. Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
b. Tính số mol và khối lượng HCl cần dùng?
c. Tính khối lượng dung dịch HCl 12% vừa đủ dùng?
	Việc chia nhỏ câu hỏi như trên giúp cho HS yếu kém không thấy nản, không cảm thấy quá sức khi đứng trước một bài toán Hóa học, từ đó giúp các em dần lấy lại sự tự tin trong việc học Hóa học nói riêng và các môn học khác nói chung. Tuy nhiên, việc chia nhỏ câu hỏi như trên chúng ta chỉ nên áp dụng trong thời gian đầu, thời gian sau đó chúng ta phải “giấu” dần gợi ý (bằng các câu hỏi) để nâng cao khả năng tư duy, khả năng tự giải quyết vấn đề của HS, tức là nâng cao khả năng giải bài tập của các em lên một tầm cao mới.
7. Định hướng thành phương pháp, rèn thành kỉ năng rồi mới cho nâng cao, mở rộng.
	Một trong những yếu tố quan trọng khi dạy phương pháp giải bài tập ở các môn học tự nhiên nói chung và Hóa học nói riêng là xây dựng thành phương pháp giải cho mỗi loại bài tập. Việc xây dựng phương pháp giải cho mỗi loại bài tập không những giúp cho các em giải nhanh các loại bài tập cơ bản mà nó còn giúp các em dễ dàng giải quyết các bài tập có tính chất mở rộng, nâng cao. Đối với học sinh yếu kém, việc nắm vững phương pháp giải bài tập lại càng quan trọng. Do vậy trong quá trình giảng dạy, đối với những dạng bài tập cũ, trước khi hướng dẫn cho HS giải, GV cần cho HS (hoặc bản thân GV) nhắc lại phương pháp chung để các em có định hướng sơ lược về cách giải mỗi loại bài tập. Sau khi giải xong, chúng ta cũng cần tóm tắt sơ lược lại một lần nữa các bước giải để HS khắc sâu, ghi nhớ. Còn đối với dạng bài tập mà HS mới gặp lần đầu, GV sau khi hướng dẫn phân tích ngược để tìm ra cách giải, chúng ta cần khái quát các bước giải đó thành phương pháp chung cho loại bài tập mới rồi cho ví dụ để minh họa lại một lần nữa nhằm hình thành kỉ năng cho học sinh. Tốt hơn nữa, GV có thể cho bài tập tương tự để HS có thể tự rèn luyện ở nhà.
	Sau cùng, một vấn đề nữa là sau khi HS nắm bắt được phương pháp giải các dạng bài tập cơ bản, chúng ta cũng nên chú ý đến việc nâng cao, mở rộng để nâng cao kiến thức và kỉ năng, kỉ xảo cho HS. Từ những dạng bài tập cơ bản, GV từ chỗ cho HS làm bài tập tương tự rồi đến bài tập biến thể, nâng cao như cho HS tính chất dư, tính nồng độ sau phản ứng, tính theo nhiều phương trình hóa học, giấu bớt đi các giả thiết của đề bài, hạn chế dần các câu hỏi gợi ýCó như vậy, chúng ta mới phát huy được tối đa tính sáng tạo của HS, giúp HS dần tiếp cận với cái mới, tự tin giải quyết các vấn đề dựa trên những kiến thức sẵn có, nâng cao chất lượng học tập của các em.
II.2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
1. Thời gian áp dụng có hiệu quả:
	Đề tài trên đã được bản thân tôi tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng thành công vào các lớp 9 mà mình giảng dạy tại trường THCS Nhơn Hậu trong 2 năm học 2010 – 2011 và năm học 2011 – 2012 mang lại kết quả cao.
2. Khả năng thay thế giải pháp hiện có:
	Trong quá trình 2 năm nghiên cứu đề tài trên, bản thân tôi nhận thấy những kinh nghiệm của đề tài đã giúp ích khá nhiều cho HS yếu kém, giúp các em tự tin hơn trong quá trình học môn Hóa, từng bước nắm vững trình tự giải và thực hiện thành thạo việc giải bài toán tính theo PTHH. Do vậy tôi tin rằng nếu áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm này vào quá trình dạy học Hóa học để thay thế dần các cách giảng dạy thông thường thì khả năng giải loại bài tập tính theo PTHH của HS sẽ được nâng cao, mang lại hiệu quả tích cực.
3. Khả năng áp dụng:
	Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi nhận thấy những kinh nghiệm trên đã mang lại những kết quả khá khả quan, mặc dù được áp dụng ở nhiều lớp với nhiều đối tượng HS khác nhau. Vì vậy, tôi khẳng định tính khả thi cao của đề tài: nó không những có thể được áp dụng cho bản thân tôi hay cho những lớp tôi giảng dạy mà còn có thể áp dụng cho bất kì thầy cô giáo nào dạy môn Hóa học và cho tất cả các học sinh yếu kém lớp 9 muốn giải thành thạo bài toán tính theo PTHH.
II.3. LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI:
Sau một thời gian thực hiện việc áp dụng các kinh nghiệm trên vào quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy những kinh nghiệm trên đã giúp cho mình rất nhiều lợi ích:
1. Kết quả học tập của học sinh: Qua theo dõi việc ứng dụng những kinh nghiệm trên vào thực tế giảng dạy, thu được kết quả như sau:
* Năm học 2009-2010: 
Lớp
Khảo sát đầu năm
Học kỳ I
Học kỳ II
Yếu
Kém
Tb
Đạt y/c
Yếu
Kém
Tb
Đạt y/c
Yếu
Kém
Tb
Đạt y/c
9A1
08
03
22
27
05
01
25
32
01
0
29
37
9A4
09
05
19
23
07
02
23
28
02
0
28
35
* Năm học 2010 – 2011: 
Lớp
Khảo sát đầu năm
Học kỳ I
Học kỳ II
Yếu
Kém
Tb
Đạt y/c
Yếu
Kém
Tb
Đạt y/c
Yếu
Kém
Tb
Đạt y/c
9A2
07
02
17
21
04
0
25
30
01
0
26
33
9A5
12
05
19
21
07
02
26
29
03
0
31
35
	Với kết quả thống kê như bảng trên, ta dễ dàng nhận thấy: số lượng HS yếu kém giảm rõ rệt qua các bài kiểm tra và kết quả cuối mỗi học kỳ; số lượng HS trung bình và khá, giỏi tăng lên. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng các kinh nghiệm trên không những giúp các em học sinh hứng thú trong tiết học mà còn nâng cao khả năng tiếp thu bài, khả năng vận dụng của các em, giúp cho việc học tập Hóa học của các em ngày càng tiến bộ.
2. Trong quá trình giảng dạy và theo dõi diễn biến của HS, bản thân tôi nhận thấy các kinh nghiệm nói trên đã giúp các em tự tin hơn, từng bước giải được và đến cuối năm các em đã giải thành thạo các bài tập tính theo PTHH ở SGK và một số bài tập tương tự khác.
	Trên đây là một số kết quả khả quan trong quá trình tôi vận dụng những kinh nghiệm của mình về việc giảng dạy phần giải bài tập tính theo PTHH.
C. KẾT LUẬN:
Trong suốt quá trình nghiên cứu và áp dụng các kinh nghiệm trên, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để giảng dạy HS cách giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh trong học tập bộ môn Hóa như sau:
- Học sinh thường quên công thức, do đó giáo viên cho nhiều dạng bài tập để học sinh làm và nhớ các công thức thường hay áp dụng.
- Học sinh thường hay lẫn lộn giữa công thức tính số mol dựa vào khối lượng và công thức tính số mol dựa vào thể tích, giáo viên thường xuyên nhấn mạnh, nhắc nhở khi giải bài tập.
- Giáo viên lưu ý nên cho học sinh tóm tắt đề bài trước khi giải.
- Hướng dẫn các bài tập từ dễ đến khó tạo sự tích cực, tò mò, tự lực học tập cho học sinh, gây sự hứng thú giúp học sinh phát huy năng lực sáng tạo nhớ lâu hơn kiến thức đã học.
- Hướng dẫn cho HS biết cách tính số mol theo phương pháp giải nhanh, chia nhỏ câu hỏi và hướng dẫn HS phân tích ngược để định hướng bài giải.
- GV cần định hướng ôn tập cho HS để khắc phục những “lỗ hổng” kiến thức trước đây và hướng cho các em có thói quen tự học ở nhà.
- Giáo viên cần nắm rõ mục tiêu, kiến thức chuẩn của bài học và vận dụng linh hoạt các phương pháp tích cực khi lên lớp, đầu tư thật nhiều vào khâu soạn giảng để truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách chắc chắn, biến mục tiêu dạy học của giáo viên thành nhiệm vụ học tập tự nguyện của học sinh, như vậy sẽ giúp các em có lòng tin vào môn học, giảm tư tưởng chán học và yêu thích bộ môn.
Việc áp dụng các kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy ở lớp 9 của trường tôi nhận thấy các em hiểu biết, biết cách giải một bài toán tính theo phương trình hóa học, yêu thích bộ môn hơn, chất lượng được nâng lên sau từng đợt kiểm tra. Với kết quả đạt được tôi sẽ tiếp tục áp dụng khi giảng dạy các bài học tiếp theo trong chương trình Hóa học 9. Ngoài ra sáng kiến kinh nghiệm này còn có thể là tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp cùng bộ môn Hóa học của các trường bạn trong thị xã, toàn tỉnh hay cho bất cứ giáo viên Hóa học nào.
Trên đây là một vài kinh nghiệm cá nhân mà tôi đã áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy Hóa học. Chắc chắn với nhiều người, những kinh nghiệm của tôi là không thật sự cần thiết nhưng với mong muốn được chia sẻ cùng quý thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp gần xa, nhất là các thầy cô giáo quan tâm đến chất lượng dạy và học Hóa học, nên tôi cũng mạnh dạn viết ra để mọi người tham khảo, góp ý. Cuối cùng, bản thân tôi rất mong sự góp ý chân thành và đánh giá thẳng thắn của hội đồng thẩm định để tôi có thể sửa chữa, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đó là nguồn động viên và kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thiện mình để kết quả công tác ngày càng tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!
* Đề xuất -kiến nghị:
- Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch tổ chức đưa môn Hóa học vào chương trình dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT để học sinh có thời gian rèn luyện kỉ năng giải bài tập và có chế độ bồi dưỡng phù hợp cho giáo viên dạy phụ đạo để khuyến khích việc phụ đạo nâng cao chất lượng dạy học, hạn chế HS yếu kém.
- Các cấp lãnh đạo Nhà trường, Phòng Giáo Dục xem xét, đánh giá và có kế hoạch phổ biến, triển khai áp dụng các kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy để các giáo viên có thể học hỏi các kinh nghiệm của nhau, nâng cao chất lượng dạy và học.
	 Nhơn Hậu, tháng 09/2012
	 Người viết
	 	Trương Thế Thảo
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
....
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông và đại học. Nguyễn Cương. NXB Giáo dục, 2007.
Phương pháp dạy học hóa học – tập 3. Nguyễn Cương – Nguyễn Mạnh Dung. NXB Giáo dục, 2001.
Phương pháp và kỉ thuật lên lớp trong trường phổ thông – tập 1. N.M.IACÔPLEP. NXB giáo dục, 1978.
Giáo trình Phương pháp dạy học Hóa học trong nhà trường phổ thông. Lê Văn Dũng – Nguyễn Thị Kim Cúc. Giáo trình đào tạo đại học từ xa, Đại học Huế, 2002.
Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ. Nguyễn Phương Hồng – Trịnh Hải Yến tài liệu lưu hành nội bộ, Bộ Giáo dục và đào tạo, 2004.
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Hóa học.Nguyễn Hải Châu – Nguyễn Cương – Vũ Anh Tuấn. NXB Giáo dục, 2007.
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỉ năng môn Hóa học.
Tạp chí Hóa học và Ứng dụng.
Bồi dưỡng năng lực tự học Hóa học 8. Nhóm giáo viên Thăng Long. NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2008
Bồi dưỡng năng lực tự học Hóa học 9. Nhóm giáo viên Thăng Long. NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2008
Phân loại và phương pháp giải bài tập Hóa học 9. Quan Hán Thành. NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2005.
Một số tài liệu khác có liên quan đến đề tài.
MỤC LỤC
Phần nội dung 	 Trang
PHẦN A: MỞ ĐẦU.. ...1
I. Đặt vấn đề...................1
1. Thực trạng cần nghiên cứu ........................................................................................1
2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài ..................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................1
II. Phương pháp tiến hành ........2
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn .........................................................................................2
2. Biện pháp và thời gian nghiên cứu ...........................................................................3
IV. Cơ sở và thời gian nghiên cứu đề tài ......2
PHẦN B: NỘI DUNG...............3
I. Mục tiêu........................... .....3
II. Mô tả giải pháp của đề tài ...3
II.1. giải pháp hiện có và giải pháp mới của đề tài ......................................................3
A. Tìm hiểu các bước giải bài toán tính theo phương trình hóa học.............................3
B. Một số kinh nghiệm riêng ....4
1. Giúp học sinh lập được phương trình hóa học (PTHH)4
2. Nắm vững các công thức tính ...6
3. Kỉ năng tóm tắt đề bài ...8
4. Kỉ năng tìm mối liên hệ giữa số mol chất cần tìm và số mol chất đã biết 9
5. Kỉ thuật phân tích ngược tìm mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận12
6. Kỉ thuật chia nhỏ câu hỏi 15
7. Định hướng thành phương pháp, rèn thành kỉ năng rồi nâng cao, mở rộng16
II. 2. Khả năng áp dụng ...............................................................................................17
1. Thời gian áp dụng có hiệu quả ................................................................................17
2. Khả năng thay thế giải pháp hiện có .......................................................................17
3. Khả năng áp dụng ...................................................................................................17
II.3. Lợi ích kinh tế, xã hội .........................................................................................18
PHẦN C: KẾT LUẬN ...............19
Đề xuất, kiến nghị ...20
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ..20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..21
MỤC LỤC...22

File đính kèm:

  • docMot_so_kinh_nghiem_giup_HS_yeu_kem_lop_9_giai_bai_toantinh_theo_PTHH.doc
Sáng Kiến Liên Quan