Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh THCS làm văn
Trong nhà trường bộ môn Ngữ Văn đóng vai trò quan trọng vào việc hình thành nhân cách cho học sinh, góp phần giúp các em nhận ra cái tốt, cái đẹp của cuộc sống để từ đó sống tốt hơn, đẹp hơn.
Thế nhưng qua thực tế, chúng ta thấy năng lực cảm thụ văn chương và đưa văn chương vào cuộc sống của đại đa số các em còn rất yếu. Có những học sinh cấp THCS mà viết những đoạn văn, bài văn thật ngây ngô khiến cho người đọc phải cười ra nước mắt. Dường như các em bất lực trước ngòi bút của mình. Các em chỉ có thể làm văn bằng cách sao chép bài mẫu hoặc ghi lại tất cả những lời giảng của giáo viên chứ không thể viết ra những điều mình nghĩ. Chính điều đó đã làm cho các em lo sợ và ít hào hứng khi học bộ môn Ngữ Văn nhất là phân môn làm văn.
Nguyên nhân nào đã khiến cho các em rơi vào tình trạng như vậy ? Cũng có thể do giáo viên chỉ chú trọng vào dạy lý thuyết mà xem nhẹ khâu thực hành tại lớp hoặc sách bài mẫu đang tràn ngập thị trường các em không cần phải động não suy nghĩ mà vẫn có được bài văn hay. . . Nhưng chủ yếu là do các em chưa nắm được phương pháp từ đó không thể hình thành cho mình kỹ năng làm văn. Vậy làm thế nào để giúp các em có kỹ năng làm văn ? Giải quyết vấn đề này nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nhưng chỉ đưa ra những kết luận chung áp dụng cho mọi đối tượng học sinh mà chưa có những giải pháp cụ thể cho đối tượng học sinh THCS. Đây chính là lý do mà nhóm Văn tổ KHXH trường THCS thị Trấn Phù Mỹ chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh THCS làm văn” để nghiên cứu.
LỖI. Kinh nghiệm giúp học sinh nhận diện đề: Nhận diện đề là một khâu hết sức quan trọng trong quy trình làm văn. Nếu nhận diện đề sai bài làm sẽ sai. Những lỗi sai về nhận diện đề thường là: - Lạc đề: lạc về nội dung, lạc về phương pháp, giới hạn. - Lệch đề: Đáng lẽ phần nội dung chính cần làm nhiều thì lại nói qua loa đại khái, phần phụ trở thành phần chính, thao tác chính lại trở thành thao tác phụ. - Lậu đề: bỏ sót, “ăn bớt” ý hoặc một yêu cầu nào đó của đề. Để giúp các em có kỹ năng nhận diện đề à tốt, giáo viên cần dạy tốt tiết tập tìm hiểu đề, Giúp các em tìm hiểu đề là tìm hiểu về nội dung, thể loại, giới hạn của đề. Nhất là trong chương trình SGK mới thì việc ra đề theo tinh thần phát huy tính sáng tạo của học sinh nên đề có vẻ thoáng, ít giới hạn hơn. Bên cạnh một số đề có nêu đầy đủ: Kể về một người bạn tốt Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu Thuyết minh về chiếc xe đạp Giải thích câu nói của Lênin “Học! Học nưã! Học mãi. . . Còn phần lớn là các đề bài không nêu rõ thể loại: Quê em đổi mới Vui buồn tuổi thơ Truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. . . Giáo viên vẫn phải hướng dẫn cho các em xác định thể loại thông qua tín hiệu ẩn trong đề. Chẳng hạn đề (1): Kể +Cảm nghĩ. Tức là học sinh phải kể về sự đổi mớiở quê mình qua đó bày tỏ tình cảm của bản thân trước sự đổi mới đó. « Không được bỏ qua khâu tìm hiểu đề khi hướng dẫn học sinh làm văn ở các tiết học phụ đạo mà cần phải làm việc này một cách nghiêm túc. Thậm chí ta còn có thể đưa ra thật nhiều đề để học sinh nhận diện, có như vậy ta mới rèn cho học sinh kĩ năng nhận diện đúng đề. Bởi có xác định đúng yêu cầu của đề thì học sinh mới có một dàn ý tốt và tránh được bệnh thiếu ý hoặc bệnh dài dòng lan man. B. Kinh nghiệm giúp học sinh lập luận tốt: Trong một bài văn, yếu tố lập luận được thể hiện ở tính chặt chẽ và hợp lý của nó. Bởi lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày lí lẽ dẫn chứng sao cho chúng thành cơ sởù vững chắc cho luận điểm. Mà làm được điều này quả là không dễ. Nhất là lập luận trong văn nghị luận. Trước tiên, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết được những kiểu lập luận cơ bản thông qua việc phân tích mẫu ở các tiết hướng dẫn cách làm văn nói chung và ở các tiết hướng dẫn lập luận trong văn nghị luậnã nói riêng ( tránh tình trạng giảng chung chung ). Tựu trung là có các cách lập luận cơ bản sau: 1. Lập luận suy lí ( suy luận ): là kiểu lập luận suy từ lí lẽ này đến lí lẽ khác ( trong đó lí lẽ sau là hệ quả của lí lẽ trước ) để dẫn dắt đến lí lẽ cuối cùng ( lí lẽ chính ). Ví dụ : Câu chuyện KHÔNG NHẬN CÁ Công Nghi Hưu làm tướng nước Lỗ, tính thích ăn cá. Nhưng khi có người đến cho ca,ù ông lại không nhận mà còn lập luận: “Người ta đem cá cho chắc có ý cầu ta việc gì. Nếu ta nhận, tất ta phải giúp việc người. Ta giúp việc người là làm trái phép nước thì đến mất quan. Đã mất quan thì chẳng những không có cá biếu mà đến mua cá để ăn cũng không có nữa. Cho nên ta không nhận cá chính là ta muốn có cá ăn lâu dài mãi đó. . .” 2. Lập luận diễn dịch: là lập luậân trong đó câu khẳng định nhiệm vụ chung ( luận điểm chung ) đứng ở đầu đoạn văn. Những câu còn lại đứng sau mang ý nghĩa cụ thể có nhiệm vụ giải thích minh hoạ cho câu khẳng định nhiệm vụ chung. Ví dụ: “Sự nhất quán kì lạ ở con người Hồ Chí Minh: vừa dân tộc, vừa quốc tế vừa rất mực nhân từ vừa triệt để cách mạng. Rất uyên bác và cực kì khiêm tốn. Vừa nhìn xa trông rộng vừa thiết thực cụ thể”. 3. Lập luận qui nạp: là lập luận trong đó câu khẳng định nhiệm vụ chung (luận điểm chính ) đứng ở cuối đoạn văn. Những câu đứng trước mang ý nghĩa cụ thể, có nhiệm vụ giải thích minh hoạ cho câu khẳng định nhiệm vụ chung. Ví dụ: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!. . .” 4. Lập luận tổng – phân – hợp: Là mô hình cấu trúc của văn nghị luận chuẩn, dạng “kinh điển”. Ví dụ: “Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm” ta càng thấy chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột biến của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóc, có kêu trời nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn của cả gia đình”. 5. Lập luận so sánh: Là phân tích bằng cách đối chiếu, đặt sóng đôi hai đối tượng, hai vấn đề trên cơ sở sự giống nhau giữa chúng ( thường là đối chiếu một sự vật không biết hoặc biết ít với một sự việc quen thuộc để làm cho ý nghĩa của chúng rõ ràng hơn, sinh động hơn ). Có 3 loại lập luận so sánh: a. So sánh tương tự ( loại suy ): là suy lí từ chỗ hai đối tượng giống nhau ở một số dấu hiệu ( một số mặt, tính chất hoặc quan hệ ) từ đó rút ra kết luận rằng hai đối tượng này cũng giống nhau ở các dấu hiệu khác. Ví dụ: “Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. b. So sánh tương đồng: là đặt vấn đề này bên vấn đề khác có chung một số nét đồng nhất để làm nổi bật vấn đề phân tích. Ví dụ: “Đảng ta vĩ đại thật. Một thí dụ: trong lịch sử ta có ghi tên vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp” c. So sánh tương phản: Là đặt cái sáng bên cạnh cái tối, cái trắng bên cạnh cái đen, cái tốt bên cái xấu để làm nổi bật cái cần được giải thích. Ví dụ: “Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất, chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng bị khốn” Sau đó, từng tiết thực hành yêu cầu học sinh luyện viết đoạn văn theo những kiểu lập luận đã được cung cấp. Có như vậy học sinh mới có thể tự tin mà viết, tránh được tình trạng nhảy cóc hay “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Cuối cùng khi đã có những đoạn văn giáo viên cũng phải hướng cho học sinh biết cách liên kết các đoạn văn để có được bài văn hoàn chỉnh. Còn ở các thể loại khác như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm thì lập luận được biểu hiện ở sự trôi chảy mạch lạc và hợp lý của nó, yêu cầu giáo viên cũng cần tìm những công thức chung cho học sinh áp dụng. Kinh nghiệm giúp học sinh dùng từ chính xác: Để giúp học sinh dùng từ chính xác ta cần phải làm những việc sau: Cần dạy tốt các tiết thuộc phân môn Tiếng Việt có liên quan đến việc dùng từ để học sinh nắm được nghĩa của từ, cách thức sử dụng từ hợp lý và mang lại hiệu quả cao. Ví dụ: Khi dạy phần “Từ láy” ngoài việc cung cấp khái niệm, các loại từ láy thì điều quan trọng là các em phải biết sử dụng từ láy để mang lại giá trị gợi hình, gợi cảm. Hay khi dạy bài “Aån dụ” thì cái đích cuối cùng là phải giúp các em sử dụng từ ngữ ẩn dụ để làm cho cách diễn đạt giàu hình tượng và biểu cảm Như vậy dạy tốt không có nghĩa là chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầy đủ kiến thức mà còn phải dạy cho học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế nói, viết của mình. Cần phải biết chữa lỗi dùng từ của học sinh một cách thật nghiêm túc. Việc làm này phải thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc. Chẳng hạn như lúc học sinh phát biểu xây dựng bài dùng từ ngữ sai, giáo viên phải sửa và uốn nắn kịp thời. Hay khi chấm bài của các em, những từ ngữ dùng sai cần được gạch chân và ghi nhận xét một bên lề, sau đó thống kê ghi lại những từ ngữ sai điển hình để chữa trong tiết trả bài. Thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn các em đọc sách để làm giàu vốn từ. Trong quá trình đọc sách gặp những trường hợp dùng từ hay, cần ghi vào sổ tay văn học của cá nhân để tích luỹ. Và nếu đượcthì khuyến khích mỗi em nên mua một quyển từ điển Tiếng Việt để phục vụ cho việc học tập của mình. Cuối cùng, người thầy giáo cần phải dùng từ chính xác để làm khuôn mẫu cho các em làm theo. Điều này được thể hiện ngay trong lời giảng, lời ghi của giáo viên ở từng tiết học và ngay cả lời nói thường ngày khi quan hệ giao tiếp với các em. D. Kinh nghiệm giúp học sinh viết văn có chất văn chương: Một nhà phê bình văn học có uy tín nói rằng: “Giải một bài toán, tìm được đáp số là xong, nhưng làm một bài văn, tìm được đáp số công việc xem như mới được một nửa”. Bài văn hay là bài văn diễn đạt tốt “đáp số”. Thực ra đối với việc làm văn, nếu không diễn đạt tốt “đáp số” (nhận thức và cảm thụ chính xác chân lý văn học) thì kết quả vẫn chỉ là một cái gì còn ẩn kín trong đầu người viết mà thôi. Đọc một bài thơ, một đoạn văn, một cuốn sách ai cũng thấy hay. Nhưng hay ở chỗ nào? Vì sao như thế lại hay? Nói cho rõ ra đã khó, đặt bút xuống viết, diễn tả cho hết những cảm nghĩ của mình để người đọc cảm thấy là hay lại càng khó hơn. Và các em trong quá trình làm văn chắc chắn sẽ gặp phải tình huống: Ý đã có rồi, đã có dàn ý nhưng sao diễn đạt không được. Nhiều khi viết xong đọc lại thấy ý tứ rời rạc, lời lẽ nhạt nhẽo vô cùng. Thế là các em thiếu tự tin, không dám viết mà đối phó bằng cách chép lại bài mẫu một cách vô thức. Lâu dần, sự rung cảm bị thui chột, văn chương các em trở nên sáo rỗng, vô hồn. Vậy làm thế nào để các em có thể viết một bài văn vừa có ý, vừa có hồn vừa mang đậm dấu ấn cá nhân? Sau đây là mấy kinh nghiệm cụ thể. Cần làm cho các em rung cảm thật sự trước đối tượng làm văn. Muốn làm được điều này không phải một sớm một chiều là có kết quả mà phải trải qua một quá trình thật công phu và tỉ mỉ với nhiều tác động khác nhau như: năng khiếu, gia đình, hoàn cảnh Trong đó vai trò của người thầy giáo dạy văn là không nhỏ. Dạy văn tức là dạy cho các em cái đẹp của cuộc đời. Như vậy, trước tiên người thầy giáo dạy văn phải là hiện thân của các đẹp nhất là cái đẹp tâm hồn. Có như vậy mới tạo được sức hút đối với học sinh trong từng tiết giảng. Nhất là những tiết giảng văn, giáo viên phải thổi được linh hồn tác phẩm vào tâm hồn của các em, thắp lên trong lòng các em ngọn lửa của sự đồng cảm để các em biết vui buồn, hờn giận theo từng số phận cuộc đời trong tác phẩm. Có như vậy thì khi phát biểu cảm nghĩ, phân tích hay bình luận một nhân vật trong một tác phẩm các em mới có thể nói lên được những suy nghĩ, những cảm xúc trong lòng mình mà không vay mượn của người khác. Muốn làm được điều này thì phải phát huy tốt phương pháp giảng bình trong từng tiết dạy. Buộc học sinh học thuộc lòng: Trước tiên là học thuộc lòng văn bản, sau đó là học thuộc lòng những lời ghi của thầy trong từng bài học. Bởi học thuộc lòng sẽ giúp ích cho sự võ trang kiến thức và khả năng sáng tạo rất nhiều. Học thuộc lòng chính là một phương pháp rèn luyện trí nhớ. Tất cả những điều mình thu hoạch được cứ lặp đi lặp lại, in hằn lên vỏ não giúp cho mình tiếp nhận nó đến mức thành của riêng mình, đến khi gặp phải một đề văn thì những gì đã thuộc sẽ hiện ra cho mình sử dụng. Song ở đây giáo viên không nên cho học sinh học thuộc lòng bài mẫu vì như vậy sẽ khiến các em càng trở nên thụ động mà không có khả năng sáng tạo. Vậy làm thế nào để không cho các em học bài mẫu? Giáo viên dạy phụ đạo không nên đọc bài mẫu cho học sinh chép. Khi coi kiểm tra phải thật nghiêm túc để các em không mở sách mẫu ra chép. Không nên ghi điểm cao ở các bài chép bài mẫu. Có như vậy mới kích thích học sinh tự tìm tòi học hỏi, phải tự viết văn. Đừng bao giờ để học sinh có suy nghĩ là mình không có khiếu văn chương. Quan niệm này có hai chỗ sai lầm: Học sinh không đánh giá đúng về mình nên thiếu tự tin. Chưa cầm đến sách, chưa quen bài giảng mà đã nghĩ rằng mình không có khiếu về môn này thì sẽ không bao giờ học được cả. Cụ thể là học sinh không dám tự viết mà cứ tìm cách vay mượn bài làm của người khác. Học sinh đánh mất khả năng phấn đấu. Muốn giúp các em dẹp bỏ suy nghĩ này, giáo viên cần phải biết đánh giá đúng về các em, trân trọng khả năng của các em dù là nhỏ. Làm được như vậy sẽ tạo được niềm tin, kích thích khả năng sáng tạo của các em. Các em mới mạnh dạn viết ra điều mình nghĩ, bài làm của các em mới có hồn, có dấu ấn cá nhân được. Một số đoạn tiêu biểu: Cây nhãn đã gắn bó với tôi suốt những năm tháng tuổi thơ. Mỗi lần tôi đến trường, cây nhãn xoè bóng rợp đường tôi đi. Mùa xuân, hoa nhãn nở khắp trời, tung cái màu vàng ươm mỡ màng phủ kín cả làng quê. Và cứ ngày nào cũng vậy, trên đường đi học về, tôi lại đứng lặng dưới rặng nhãn, ngửa mặt lên, nhắm mắt lại,hít những hơi thật sâu để hương thơm của nhãn tràn cả vào lồng ngực. Một mùi thơm dịu mát khó tả. Tôi gọi đó là mùi của quê hương. Đôi mắt của mẹ thật đẹp! Một đôi mắt trong trẻo, thắm đượm sự bao dung, âu yếm. Đôi mắt thường đỏ hoe lo lắng những lần tôi ốm nặng. Đôi mắt sáng bừng hạnh phúc khi thấy chúng tôi vui, thiết tha an ủi, động viên mỗi lần con va vấp. . . Khi còn nhỏ, tôi chẳng bao giờ dám nhìn thẳng vào đôi mắt ấy mỗi lần mẹ mắng. Nhưng rồi, tôi lớn lên, can đảm hơn, tôi đã dám rụt rè ngước nhìn lên, và thấy có ánh gì rất lạ trong đôi mắt ấy. . . Không phải là sự giận dữ, mà là ngọn lửa của lòng yêu thương, những ánh lấp lánh của niềm hi vọng. . . Lê nin có câu nói rất nổi tiếng : “ Học, học nữa học mãi” Vậy “ học” là gì ? “Học” là một quá trình tìm hiểu, thu nhận,tích luỹ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho mình để tăng thêm hiểu biết, trình độ khoa học kỹ thuật về mọi mặt, giúp tătng thêm khả năng hiểu biết của mình . Học ở đây không phải chỉ đến trường mới học , mà ngay từ nhỏ , khi ta còn sống trong vòng tay chăm sóc của gia đình chưa được đến trường , cha mẹ đã dạy ta học nói , học đi , học ăn , học cư xử trong đời sống thông thường. Khi được đến trường, chúng ta được học kiến thức khoa học và xã hội, học một cách toàn diện cả tài cả đức theo chương trình của nhà trường dưới sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo . Ngoài ra, chúng ta có thể học hỏi thêm của bạn nếu không hiểu , học những cái hay của bạn để bổ sung cho chỗ thiếu sót của mình và học ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta còn có thể học hỏi, tìm hiểu thêm trên sách, báo chí, các thông tin đại chúng , học ở những người lao động xung quanh mình, trong cộng đồng của mình . Còn “học nữa” là học hết trình độ này lại đến trình độ khác , từ dễ đến khó . Mỗi lần nâng một mức học như thế, con người sẽ trưởng thành và trang bị đầy đủ , toàn diện , đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội, sau này sẽ tự nuôi sống được bản thân mình , giúp đỡ gia đình và đóng góp cho xã hội . Nhất là khi chúng ta còn trẻ , có sức khoẻ , trí nhớ tốt phải chăm chỉ học tập . Còn “học mãi” là học liên tục , không ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao vốn hiểu biết của mình về mọi mặt. Chương III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Sau khi áp dụng một số kinh nghiệm nêu trên hai lớp 6A2 và 7A4 chúng tôi khảo sát trên bài thi học kỳ I. Kết quả cho thấy số lượng học sinh vi phạm lỗi trên hai lớp thực nghiệm ít hơn so với hai lớp đối chứng so sánh. Cụ thể: Ở các lớp không áp dụng kinh nghiệm: Lớp Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém TB trở lên 6A1 17 24 3 1 41/45 7A5 1 13 27 5 41/46 Ở các lớp có áp dụng kinh nghiệm: Lớp Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém TB trở lên 6A2 8 14 21 2 43/45 7A4 4 29 14 1 47/48 Thực tế là số lượng học sinh vi phạm lỗi ở hai lớp này ít hơn nhiều so với bài khảo sát chất lượng đầu năm: - Lỗi về nhận diện đề: 12,1% - Lỗi về lập luận (diễn đạt): 14,3% - Lỗi về dùng từ: 16,4% - Bài văn thiếu chất văn chương: 15,7% Như vậy hiệu quả của việc áp dụng một số kinh nghiệm đã thấy rõ. Chúng tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm đã chắt lọc được để đồng chí đồng nghiệp và học sinh chúng ta cùng tham khảo góp ý. Phần III: KẾT LUẬN Xuất phát từ thực tế học sinh ở trường THCS TT Phù Mỹ còn mắc quá nhiều lỗi khi làm văn nên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh THCS làm văn” để nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và bước đầu thấy được hiệu quả của việc áp dụng những kinh nghiệm ấy. Mặc dù những kinh nghiệm mà chúng tôi đưa ra vẫn còn ít và mang tính chủ quan nhưng chúng tôi vẫn tin tưởng và chờ đợi ở sự hữu ích của nó cũng như ý kiến phản hồi từ phía các bạn bè đồng nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bí quyết giỏi Văn – Vũ Ngọc Khánh – Nhà xuất bản giáo dục. Muốn viết được bài văn hay – Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Đỗ Ngọc Thắng, Lưu Đức Mạnh Phương pháp làm văn nghị luận giải thích, chứng minh _ Hoàng Đức Huy MỤC LỤC Phần I: MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Nhiệm vụ của đề tài Phương pháp nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Kế hoạch nghiên cứu Phần II: NỘI DUNG – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phát hiện một số lỗi tiêu biểu: Lỗi nhận diện đề Lỗi về lập luận (diễn đạt) Lỗi về dùng từ Bài viết máy móc rập khuôn thiếu chất văn Một số kinh nghiệm được áp dụng để giúp học sinh khắc phục lỗi: Kinh nghiệm giúp học sinh nhận diện đề Kinh nghiệm giúp học sinh lập luận tốt Kinh nghiệm giúp học sinh dùng từ chính xác Kinh nghiệm giúp học sinh viết văn có chất văn chương III. Kết quả thực nghiệm Phần III: KẾT LUẬN
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghie.doc