Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy các khái niệm về chất ở chương trình hóa học Lớp 8

Môn hóa học trong trường THCS có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Ở chương trình THCS đến lớp 8 học sinh mới bắt đầu làm quen với môn hóa học. Mặc dù mới học môn hóa học nhưng thực tế không dễ tí nào, học sinh phải tiếp thu hàng loạt các khái niệm trừu tượng như nguyên tử, nguyên tố, phân tử Giáo viên thường nghĩ môn hóa học 8 dễ, kiến thức lý thuyết nhiều, các dạng bài tập còn ít nhưng thực tế những kiến thức, khái niệm ở lớp 8 là nền tảng để hình thành, phát triển hóa học 9, 10 nếu giáo viên không chú ý hình thành tốt các khái niệm cho học sinh, học sinh rất dễ nhầm lẫn những kiến thức trên không phân biệt rõ ràng giữa các khái niệm dễ dẫn đến không hiểu bài dễ bị hổng kiến thức, chán học.

 Để hình thành những khái niệm về chất ở hóa 8 là một quá trình làm việc cật lực giữa thầy và trò. Thầy phải tìm những từ ngữ hình ảnh thật tốt để mô tả, diễn giải cho học sinh dễ hiểu. Học sinh thì phải tư duy cao, có trí tưởng tượng tốt. Nhưng nếu thầy có một số hình ảnh động, một số đoạn phim flash mô phỏng nguyên tử, phân tử thì giúp cho quá trình học nhanh hơn và gây hứng thú học tập cho người học.

 Phương pháp, công cụ giáo dục ngày nay rất đa dạng, phong phú, người giáo viên phái biết luôn đổi mới, học hỏi và kết hợp tốt những phương pháp, công cụ dạy học sao cho hiệu quả. Khi thầy dạy hấp dẫn thì trò sẽ say mê học tập, trò tiến bộ thì thầy càng phấn khởi, tìm mọi cách để dạy tốt hơn.

 Tôi cũng như các giáo viên khác luôn trăn trở, học hỏi để có phương pháp dạy học tốt hơn, hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng giáo dục.

Qua nghiên cứu về mặt lí thuyết, tiếp xúc với thực tế, qua các tiết dạy của bản thân, tiết dạy của các giáo viên khác khi dự giờ tôi đã tích lũy một số kinh nghiệm cho bản thân và thực hiện tương đối hiệu quả . Cùng với phong trào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy hình thành các khái niệm về chất ở chương trình hóa học lớp 8.

 

doc15 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4249 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy các khái niệm về chất ở chương trình hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Môn hóa học trong trường THCS có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Ở chương trình THCS đến lớp 8 học sinh mới bắt đầu làm quen với môn hóa học. Mặc dù mới học môn hóa học nhưng thực tế không dễ tí nào, học sinh phải tiếp thu hàng loạt các khái niệm trừu tượng như nguyên tử, nguyên tố, phân tửGiáo viên thường nghĩ môn hóa học 8 dễ, kiến thức lý thuyết nhiều, các dạng bài tập còn ít nhưng thực tế những kiến thức, khái niệm ở lớp 8 là nền tảng để hình thành, phát triển hóa học 9, 10nếu giáo viên không chú ý hình thành tốt các khái niệm cho học sinh, học sinh rất dễ nhầm lẫn những kiến thức trên không phân biệt rõ ràng giữa các khái niệm dễ dẫn đến không hiểu bài dễ bị hổng kiến thức, chán học.
	Để hình thành những khái niệm về chất ở hóa 8 là một quá trình làm việc cật lực giữa thầy và trò. Thầy phải tìm những từ ngữ hình ảnh thật tốt để mô tả, diễn giải cho học sinh dễ hiểu. Học sinh thì phải tư duy cao, có trí tưởng tượng tốt. Nhưng nếu thầy có một số hình ảnh động, một số đoạn phim flash mô phỏng nguyên tử, phân tử thì giúp cho quá trình học nhanh hơn và gây hứng thú học tập cho người học.
	Phương pháp, công cụ giáo dục ngày nay rất đa dạng, phong phú, người giáo viên phái biết luôn đổi mới, học hỏi và kết hợp tốt những phương pháp, công cụ dạy học sao cho hiệu quả. Khi thầy dạy hấp dẫn thì trò sẽ say mê học tập, trò tiến bộ thì thầy càng phấn khởi, tìm mọi cách để dạy tốt hơn.
	Tôi cũng như các giáo viên khác luôn trăn trở, học hỏi để có phương pháp dạy học tốt hơn, hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng giáo dục.
Qua nghiên cứu về mặt lí thuyết, tiếp xúc với thực tế, qua các tiết dạy của bản thân, tiết dạy của các giáo viên khác khi dự giờ tôi đã tích lũy một số kinh nghiệm cho bản thân và thực hiện tương đối hiệu quả . Cùng với phong trào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy hình thành các khái niệm về chất ở chương trình hóa học lớp 8.
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:
	- Tập trung ở một số bài học cụ thể:
	+ Nguyên tử
	+ Nguyên tố hóa học
	+ Đơn chất- Hợp chất- Phân tử
	- Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh lớp 8,9 trường THCS Buôn Trấp huyện Krông Ana, Đăk Lăk
- Tiết dạy của một số giáo viên dạy hóa 8 trong trường THCS Buôn Trấp và các trường bạn.
B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. NỘI DUNG:
	1. Cơ sở nghiên cứu:
	Các khái niệm về chất chủ yếu tập trung ở một số bài đầu chương trình hóa học 8 đó là: 
- Khái niệm về nguyên tử
- Khái niệm về nguyên tố hóa học
- Khái niệm đơn chất-hợp chất- phân tử
Hình thành các khái niệm trên là giai đoạn quan trọng nhất trong các giai đoạn hình thành khái niệm cơ bản của hoá học. Trong khi đó nguyên tử, nguyên tố hay đơn chất... là những khái niệm mà giáo viên, học sinh không sờ, không thấy, không cảm nhận được bằng giác quan mà chỉ hiểu qua tư duy, tưởng tượng và cũng không có đồ dùng dạy học mô tả được sự vật, sự việc trên.
Trước đây để hình thành những khái niệm trên cho học sinh tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn mà không mấy thành công. Nhưng khi biết sử dụng giáo án điện tử, một số phần mềm, sử dụng Internet, đổi mới phương pháp dạy học thì việc hình thành các khái niệm trên không còn khó khăn như trước. Trong bài giảng của tôi có một số hình ảnh Flash, đoạn phim mô tả sinh động hình ảnh nguyên tử hay phân tử ... giúp học sinh dễ hiểu bài hơn...
	Tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy kết hợp với đổi mới, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học là cơ sở để dạy học thành công.
	2. Nội dung: 
Sau đây là một số kinh nghiệm để hình thành khái niệm về chất mà tôi đã sử dụng thành công:
Các khái niệm về chất thể hiện ở các bài nguyên tử, nguyên tố hoá học, đơn chất-hợp chất- phân tử
a) Bài: NGUYÊN TỬ:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đầu tiên tôi sẽ cho học sinh biết thông tin “1 mm sắt có 4 triệu nguyên tử sắt”. Theo em nguyên tử có kích thước như thế nào?
Tôi nói với học sinh “ các em hãy hình dung nguyên tử là một quả cầu cực bé có đường kính là . Sau đó mới hình thành khái niệm nguyên tử cho học sinh. 
Giáo viên chiếu cho học sinh quan sát mô hình nguyên tử
Hs tìm hiểu thông tin thấy được kích thước nguyên tử nhỏ như thế nào.
	. 
	 Lớp electoron
-Nguyên tử được cấu tạo bởi những phần nào?
 +Về phần hạt nhân:
Gv cho học sinh quan sát mô hình nguyên tử nitơ.
+Nguyên tử được cấu tạo từ: hạt nhân và lớp electoron.
Học sinh quan sát sẽ thấy ngay
Hs quan sát mô hình nguyên tử nitơ
Mô hình cấu tạo nguyên tử nitơ
Notron
Proton
-Hạt nhân có cấu tạo như thế nào?
Từ đây giáo viên dùng mô hình để nói lên cấu tạo nguyên tử một cách dễ dàng. Rồi từ đây hình thành khái niệm nguyên tử cùng loại dễ dàng hơn.
Giáo viên chiếu cho học sinh quan sát tiếp mô hình nguyên tử hiđro
+Hạt nhân được cấu tạo gồm 2 loại hạt: Proton và notron.
Electron
(-)
Proton
(+)
Mô hình cấu tạo nguyên tử hidro
Em nhìn mô hình cấu tạo nguyên tử 
- Nguyên tử được cấu tạo từ những loại hạt nào? Có đặc điểm gì? 
-Em hãy đếm số hạt electron và số hạt Proton trong nguyên tử và trả lời câu hỏi: Vì sao nguyên tử lại trung hòa về điện?
 + Phần lớp electron:
Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim flash về nguyên tử flo.
-Qua mô hình em thấy hạt electron có đặc điểm gì?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chú ý cho học sinh: Các hạt electron chuyển động xung quanh hạt nhân với vận tốc rất lớn, nhưng nó sắp thành từng lớp khác nhau.
Sau đó gió viên lấy ví dụ về sự phân lớp của electron của một nguyên tử nào đó.	
+Nguyên tử được cấu tạo từ 3 loại hạt: P, N, E. Hạt P: mang điện tích dương, hạt E: mang điện tích âm, hạt N không mang điện.
+Học sinh sẽ trả lời được ngay, từ đó cho học sinh thấy: trong nguyên tử số P = số E.
+ Mang điện tích âm, chuyển động xung quanh
Ví dụ: nguyên tử nitơ có 7 proton, 7 electron. Lớp trong cùng gần hạt nhân có 2 e, lớp ngoài có 5 e
Ví dụ: về sự chuyển động electron quanh hạt nhân
Gv hướng dẫn học sinh cách sắp xếp electron ở các lớp trong chương trình học sinh có thể biết.
Cuối bài có thể củng cố bằng nhiều cách. Ví dụ như cho biết số hạt trong cấu tạo một số nguyên tử yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
Tôi xin giới thiệu một giáo án điện tử tôi đã sử dụng để dạy bài này.
b) Bài NGUYÊN TỐ:
 - Phần định nghĩa:
 Giáo viên cho học sinh thông tin: “ Trong 1 gam nước có tới hơn 3 vạn tỉ tỉ nguyên tử O và 6 vạn tỉ tỉ nguyên tử hidro”.
- Chỉ trong một gam nước số nguyên tử mỗi loại nguyên tử có nhiều không?
-Trong một hộp sữa số lượng nguyên tử canxi có đếm được không?
Đáng lẽ người ta nói trong sữa có bổ sung rất nhiều nguyên tử Ca thì người ta nói ngắn gọn: bổ sung nguyên tố canxi
Giáo viên nhấn mạnh: Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, nguyên tử loại kia thì ta nói nguyên tố này, nguyên tố kia. 
Mà nguyên tử cùng loại học sinh đã học rồi, từ đó học sinh hình thành nên khái niệm nguyên tố.
-Yếu tố nào đặc trưng cho một nguyên tố hóa học?
 Học sinh nghiên cứu thông tin
+Học sinh sẽ thấy số lượng nguyên tử trong một lượng chất nhỏ cũng đã rất nhiều.
+Rất nhiều. Không đếm được
Học sinh hình thành khái niệm nguyên tố
-Đặc trưng cho nguyên tố hóa học là số proton.
 Khái niệm hơi khó trong bài này là: Nguyên tử khối
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nguyên tử có kích thước như thế nào?Theo em nguyên tử có khối lượng như thế nào?
1 nguyên tử có khối lượng bằng gam là bao nhiêu?
Trong khoa học người ta dùng 1 đơn vị khác để biểu thị nguyên tử, đó là đơn vị cacbon
- Rất nhỏ bé
- Học sinh nghĩ ngay: khối lượng rất nhỏ bé
- Học sinh tìm hiểu thông tin sách giáo khoa cho biết 1 nguyên tử có khối lượng tính bằng gam là 1,9926.10-23gam
Giáo viên giảng giải để hình thành nên khái niệm nguyên tử khối:
Giả sử nguyên tử cacbon có thể chia thành 12 phần bằng nhau:
	1 nguyên tử cacbon
1	 có khối lượng bằng bao nhiêu nguyên tử cacbon? 
Học sinh trả lời ngay 	=nguyên tử cacbon	
Giáo viên: 1	=nguyên tử cacbon = 1 đơn vị cacbon	viết tắt 1 đvC
Sau đó người ta đem các nguyên tử đi cân. Ví dụ nguyên tử hiđro, ta thấy:
	Cân thăng bằng
( Bài này sử dụng giáo án điện tử rất tiện ví có một số đoạn phim flash cân nguyên tử mà khó thể hiện trên Word)
-1 nguyên tử hidro có khối lượng bằng bao nhiêu đơnvị cacbon?
Tương tự người ta cân các nguyên tử khác: 
1 nguyên tử O có khối lượng bằng 16 = 16 đvC
Giới thiệu cho học sinh khối lượng các nguyên tử đã được cân và thể hiện trong trang 42 SGK. Yêu cầu học sinh xem. 
Giáo viên hỏi khối lượng tính bằng đvc của một số nguyên tố để học sinh tìm như: Mg. Al, Fe, N
Ta nói nguyên tử khối của N là 14 đvC. Vậy nguyên tử khối là gì?
Nhấn mạnh cho hs: từ tên nguyên tố thì tìm ra khối lượng, từ khối lượng thì tìm ra tên nguyên tố. Ví dụ sắt có nguyên tử khối = 56 và ngược lại
+ 1 H= 1 dvC
Hs theo dõi
Hs xem bảng sgk trang 42
Mg=24, Al = 27, Fe = 56
Hình thành khái niệm nguyên tử khối.
Giáo viên sẽ cho học sinh củng cố bằng bài tập sau:
1 nguyên tử X có khối lượng gấp 2 lần khối lượng nguyên tử Oxi. Tìm khối lượng nguyên tử X, kí hiệu hóa học của nguyên tố.
Các cách viết sau có ý nghĩa gì ?
	2Ca, 7N, 3O, 4H
3) Dùng chữ số và kí hiệu biểu diễn các ý sau: 
	Bốn nguyên tử hidro
	Ba nguyên tử nhôm
	Năm nguyên tử sắt
	Bảy nguyên tử cacbon
Học sinh phải thảo luận nhóm để hoàn thành.
c) Bài: ĐƠN CHẤT- HỢP CHẤT – PHÂN TỬ
- Khái niệm về đơn chất - hợp chất:
Trong sách giáo khoa tách riêng khái niệm đơn chất, hợp chất còn tôi thường gộp vào 1 phần.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cô có một số chất được cấu tạo từ các nguyên tố như sau:
- Khí hidro được cấu tạo từ 1 nguyên tố H
- Khí oxi được cấu tạo từ 1 nguyên tố O
- Nước được cấu tạo từ 2 nguyên tố H, O
- Muối ăn được cấu tạo từ 2 nguyên tố Na, Cl
- Sắt được cấu tạo từ 1 nguyên tố Fe
- Đá vôi được cấu tạo từ 3 nguyên tố Ca, C, O
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Dựa vào thành phần cấu tạo của các chất trên. Em chia thành mấy nhóm? Vì sao?
?Những chất có ở nhóm 1 gọi là đơn chất, nhóm 2 gọi là hợp chất. Theo em thế nào là đơn chất, hợp chất?
? Đơn chất sắt được cấu tạo từ nguyên tố nào?
? Đơn chất oxi được cấu tạo từ nguyên tố nào?
? Em có nhận xét gì về tên chất và tên nguyên tố?
Gv giới thiệu một số đơn chất:
Than, sắt, nhôm, oxi.
? Dựa vào tính chất vật lý em sẽ chia các chất trên thành mấy nhóm? Vì sao?
GV nhận xét
Những chất nhóm 1 được gọi là kim loại
Những chất nhóm 2 được gọi là phi kim
? Vậy đơn chất được chia làm mấy loại?
Yêu cầu học sinh cho ví dụ về đơn chất kim loại, phi kim.
Gv cho ví dụ về một số hợp chất:
Muối ăn được cấu tạo từ 2 nguyên tố: Na, Cl
Khí mêtan được cấu tạo từ 2 nguyên tố: C,H
Đường ăn được cấu tạo từ 3 nguyên tố: C, H, O
Axit Sunfuric được cấu tạo từ 3 nguyên tố: H, S, O
Tinh bột được cấu tạo từ 3 nguyên tố: C, H, O
? Em sẽ chia các hợp chất trên thành mấy nhóm? Vì sao?
Nhóm 1: Ta gọi là hợp chất vô cơ
Nhóm 2: Ta gọi là hợp chất hữu cơ
? Vậy hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại?
GV chú ý cho học sinh: hợp chất hữu cơ ta sẽ học kỹ hơn ở lớp 9
Học sinh theo dõi thông tin giáo viên đưa.
Thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
Đáp án: Phân thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Khí hidro, oxi, sắt
Nhóm 2: Nước, muối ăn, đá vôi
Nhóm 1: Vì các chất trên chỉ được cấu tạo từ 1 nguyên tố
Nhóm 2: Các chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố trở lên.
-Học sinh rút ra khái niệm đơn chất, hợp chất
Fe
O
-Tên của đơn chất thường trùng với tên nguyên tố
Hs thảo luận nhóm nhỏ trả lời câu hỏi:
-Chia thành 2 nhóm:
N1: Than, oxi: Không dẫn điện, nhiệt, không có ánh kim
N2: Sắt, nhôm: đẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim
- 2 loại là: Kim loại và phi kim
Hs theo dõi các ví dụ giáo viên đưa ra. Thảo luận nhóm nhỏ trả lời câu hỏi:
Chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Muối ăn, axit sunfuric
Nhóm 2: Khí mêtan, đường ăn, tinh bột
Vì: nhóm 2 được cấu tạo tử 2 nguyên tố C, H hoặc C, H, O
-2 loại: Hợp chất vô cơ và hữu cơ
Về đặc điểm cấu tạo của đơn chất, hợp chất, giáo viên chiếu cho học sinh quan sát một số mô hình, yêu cầu hs thảo luận nhóm rút ra đặc điểm cấu tạo của một số đơn chất, hợp chất.
Các nhóm học sinh quan sát thảo luận rút ra đặc điểm cấu tạo của đơn chất:
- Đơn chất: chỉ được cấu tạo từ một loại nguyên tử. Trong đó đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau theo trật tự xác định. Đơn chất phi kim thì các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định.
- Hợp chất: được cấu tạo tử nhiều loại nguyên tử khác nhau. Nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và thứ tự nhất định.
	Sau khi học sinh thảo luận báo cáo kết quả. Gv nhận xét, chú ý sử dụng mô hình, tranh ảnh giải thích rõ đặc điểm cấu tạo của chất hoặc cho học sinh giải thích.
 	Phần này có thể ghi bảng như sau:
Đơn chất, hợp chất:
Đơn chất
Hợp chất
1. Định nghĩa
- Là chất được cấu tạo từ 1 nguyên tố hóa học
- Là chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố hóa học trở lên
2. Phân loại
Chia thành 2 loại:
- Đơn chất kim loại
Ví dụ: sắt, nhôm, đồng
- Đơn chất phi kim
Ví dụ: Lưu huỳnh, than
Chia thành 2 loại:
- Hợp chất vô cơ
Ví dụ: Muối ăn, nước, vôi sống
- Hợp chất hưu cơ:
Ví dụ: Đường ăn, tinh bột
3. Đặc điểm cấu tạo
- Đơn chất kim loại: Các nguyên tử sắp xếp khít nhau theo một trật tự xác định.
- Đơn chất phi kim: các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định, thường là 2
Các nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và thứ tự nhất định.
	- Về phần phân tử:
+ Về phần định nghĩa:
Giáo viên chiếu cho học sinh xem đoạn flash về mô hình khí hiđro, oxi, nước, muối ăn. 
? Em nhận xét gì về thành phần của hạt hợp thành các chất trên?
Giáo viên nhận xét, dùng mô hình giải thích rõ. 
Gv chú ý cho học sinh: Các hạt hợp thành của một chất thì đồng nhất như nhau về thành phần, hình dạng. Tính chất hóa học của một chất cũng phải là tính chất của từng hạt hợp thành. Hạt hợp thành đó gọi là phân tử. Vậy phân tử là gì?
Giáo viên chú ý cho học sinh về đặc điểm phân tử của kim loại, phi kim, hợp chất.
-Học sinh nhận xét:
Khí hidro, oxi: có 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau tạo thành hạt hợp thành. 
Muối ăn: có hạt hợp thành gồm 1Na, 1Cl
Nước có hạt hợp thành gồm 2H, 1O
-Học sinh rút ra được khái niệm về phân tử.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
	1. Kết quả nghiên cứu:
Sau khi học xong mỗi bài tôi thường sử dụng bài kiểm tra 5-10 phút để củng cố kiến thức hay kiểm tra bài cũ của học sinh để xem khả năng hiểu bài của học sinh như thế nào và kết hợp với trao đổi thân thiện với các em về phương pháp học tập để cô và trò có cách học phù hợp hơn. Kết quả kiểm tra cho tôi thấy các em có hiểu bài, tỉ lệ học sinh không làm được bài thấp, học sinh có tiến bộ trong học tập và rất thích phương pháp dạy của giáo viên đặc biệt rất thích giáo viên dạy giáo án điện tử có hình ảnh, đoạn phim mô phỏng sinh động.
Với bài nguyên tử: tôi sử dụng bài tập sau:
	a) Nguyên tử A có	 6p	7n	6e
	 Nguyên tử B có	 7p 	7n	7e
	 Nguyên tử C có 	6p	6n	6e
	 Nguyên tử D có 	6p	8n	6e
Những nguyên tử nào là nguyên tử cùng loại?
	b) Viết sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tử B.
Kết quả thu được sau khi kiểm tra :
Lớp 
TSHS kiểm tra
Giỏi
%
Khá
%
Trung bình
%
Yếu+
Kém
%
8A1
42
15
36
21
50
4
9.5
2
4.5
Với bài nguyên tố: Tôi sử dụng bài tập sau:
	Nguyên tố A có nguyên tử khối gấp 2 lần nguyên tử khối của nguyên tố oxi. Tìm nguyên tử khối của A và tên A.
Kết quả thu được sau khi kiểm tra
Lớp 
TSHS kiểm tra
Giỏi
%
Khá
%
Trung bình
%
Yếu+
Kém
%
8A5
40
8
20
13
32.5
15
37.5
4
10
Bài đơn chất- hợp chất:
Tôi sử dụng bài tập sau:
Chọn và đánh dấu x vào những chất sau là đơn chất hoặc hợp chất:
Tên chất
Được cấu tạo từ nguyên tố
Đơn chất
Hợp chất
Chất dẻo P.E
C, H
Axit axetic
C, H, O
Nhôm
Al
Đường ăn
C, H, O
Sắt
Fe
Than
C
Đá vôi
Ca, C, O
Khí oxi
O
Khí cacbonic
C, O
Kết qủa thu được sau khi kiểm tra như sau:
Lớp 
TSHS kiểm tra
Giỏi
%
Khá
%
Trung bình
%
Yếu+
Kém
%
8A1
42
18
43
20
47.6
4
9.4
0
	2. Bài học kinh nghiệm:
Để có phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục thì người giáo viên thường xuyên phải:
- Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học.
- Học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Biết áp dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy như công nghệ thông tin.
	3. Một vài đề xuất:
 Với nhà trường và phòng giáo dục: thường xuyên tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích giáo viên tham gia các lớp học trên chuẩn nhiều hơn nữa. Triển khai thêm các chuyên đề soạn giảng và sử dụng giáo án điện tử, sử dụng một số phần mềm dạy học, và khuyến khích giáo viên sử dụng internet.
	Người viết
	Ngô Thị Mai Lan
Nhận xét của ban giám khảo cấp trường:
................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP
––&——
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM VỀ CHẤT Ở HOÁ 8 
THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGÔ THỊ MAI LAN
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp
Trình độ chuyên môn: CĐSP
Môn đào tạo: Hoá - sinh
Tháng 3 năm 2010

File đính kèm:

  • docSKKN_NHUNG_KHAI_NIEM_VE_CHAT_HOA_8.doc
Sáng Kiến Liên Quan