Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt môn Tin học lớp 3 ở trường Tiểu học Phùng Xá, huyện Cẩm Khê

Môn Tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như:

 + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.

 + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.

 + Có ý thức và thói quen sử dụng máy vi tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại.

 + Có thái độ đúng khi sử dụng máy vi tính và các sản phẩm tin học.

 + Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.

 + Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội.

+ Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như: Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học Tập làm văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách; Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ.

 + Trong chương trình Tin học ở bậc Tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy, sáng tạo trong quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng ở lớp.

Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc Tiểu học. Học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.

 

doc12 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt môn Tin học lớp 3 ở trường Tiểu học Phùng Xá, huyện Cẩm Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 
          - Nghiên cứu Bộ môn Tin học lớp 3;
          - Học sinh khối 3, trường Tiểu học Phùng Xá, huyện Cẩm Khê.
          3. Mục đích nghiên cứu:
          - Nguyên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
         - Đề ra các biện pháp, giải pháp phù hợp, mang tính tích cực.
          - Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Tin học ở lớp 3 và sau đó sẽ nhân rộng lên với tất cả các lớp ở Tiểu học. Qua đó góp phần nhằm nâng cao chất lượng dạy-học môn Tin học của trường Tiểu học Phùng Xá.
         - Góp phần đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của cán bộ giáo viên, các em học sinh cùng đông đảo phụ huynh học sinh trên địa bàn xã Phùng Xá.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
          Môn Tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính,  Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như:
          + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
          + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
          + Có ý thức và thói quen sử dụng máy vi tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại.
          + Có thái độ đúng khi sử dụng máy vi tính và các sản phẩm tin học.
          + Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
          + Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội.
+ Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như: Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học Tập làm văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách; Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ.
          + Trong chương trình Tin học ở bậc Tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy, sáng tạo trong quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng ở lớp.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc Tiểu học. Học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
I. Thuận lợi: 
          - Xác định vai trò của môn Tin học đối với học sinh Tiểu học nên ngay từ năm học 2010-2011 nhà trường đã vận động nhân dân và các nhà hảo tâm ủng hộ xây dựng 01 phòng Tin học, với 08 máy vi tính.
          - Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
          - Được sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và phụ huynh học sinh toàn trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường.
          - Giáo viên dạy Tin học được đào tạo những kiến thức cơ bản về Tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn Tin học trong bậc Tiểu học.
          - Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
          - Đa số các em tiếp cận khá nhanh với môn học.
          - Phụ huynh học sinh đa số có nhận thức tiến bộ, ủng hộ việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày và ủng hộ kinh phí cho nhà trường xây dựng phòng máy vi tính.
II. Khó khăn:
          - Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc Tiểu học nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đang thí điểm dạy môn Tin học từ lớp 3 cho một số tỉnh và thành phố (trong đó có tỉnh Phú Thọ) và biên soạn quyển sách Cùng học Tin học quyển 1 và đưa vào giảng dạy tại trường Tiểu học Phùng Xá từ năm học 2010- 2011.
          - Giáo viên được đào tạo chuyên về môn tin học, nhưng cũng gặp không ít khó khăn về phương pháp dạy ở bậc Tiểu học. Vì là một môn học hoàn toàn mới nên sách Hướng dẫn, sách dành cho giáo viên không có và chỉ có một số trường tổ chức học nên không có sự  trao đổi về chuyên môn.
          - Về học sinh: Nhiều học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính hoặc một số em chưa từng biết sử dụng máy tính cũng là khó khăn cần được quan tâm.
          - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy Tin học và ứng dụng CNTT của nhà trường còn nhiều hạn chế: số máy vi tính phục vụ cho học Tin học của học sinh còn ít. Kinh phí đầu tư cho phòng máy vi tính chưa nhiều.
          - Đời sống kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, rất ít học sinh ở nhà có máy vi tính.
          - Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế.
III. Thực trạng việc dạy Tin học ở trường Tiểu học Phùng Xá:
- Năm học 2010-2011, môn Tin học lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy ở nhà trường. Tổng số máy vi tính tại phòng Tin học là 8 chiếc. Số lượng như trên là quá ít vì có những lớp có 33 em học sinh. Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng. Vì vậy, đối với lớp đông học sinh, mỗi ca thực hành có tới 3- 4 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ. Hơn nữa nhiều máy cấu hình máy đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh.
- Vì là năm đầu tiên học môn Tin học, vì vậy, học sinh chưa hề biết gì về Tin học. Máy vi tính với các em là một thiết bị lạ lẫm vì chỉ có 1 em gia đình có máy vi tính. Các em vừa tò mò thích thú nhưng cũng có em còn sợ sệt khi học vì sợ bị giật, sợ máy hỏng
          - Phụ huynh học sinh chưa hiểu rõ tác dụng của môn học đối với con em mình nên có nhiều gia đình có điều kiện nhưng cũng không đầu tư máy vi tính ở gia đình cho con em sử dụng. Có những phụ huynh không muốn cho con học Tin học vì nghĩ sử dụng máy vi tính sẽ sinh ra những ham thích có hại như chơi game, vào những trang Web thiếu lành mạnh,
- Một số phụ huynh nghĩ Tin học không phải là môn học bắt buộc nên không quan trọng. Vì vậy họ không có sự quan tâm đến việc chuẩn bị sách vở và các điều kiện để phục vụ việc dạy-học môn học này.
Sau khi dạy-học được 4 tháng, tôi đã khảo sát khối lớp 3 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được:
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện chuyên đề
Số học sinh
Tỷ lệ %
Thao tác nhanh, đúng
11/56
19,6
Thao tác đúng
25/56
44,6
Thao tác chậm
15/56
26,7
Chưa biết thao tác
5/56
9,0
Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh lớp 3, tôi nghĩ cần phải có biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy-học môn Tin học. 
IV. Một số biện pháp đã áp dụng để dạy Tin học có hiệu quả hơn ở bậc Tiểu học:
1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:
          - Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết.
Ví dụ: Bài làm quen với máy tính (lớp 3).
          Khi giáo viên giới thiệu bộ phận con chuột, giáo viên phải mô tả con chuột, có mấy loại con chuột, trên thân con chuột có những phím nào, chức năng của các phím đó, tay đặt lên con chuột đó như thế nào.
          - Học sinh quan sát con chuột, quan sát thao tác của cô giáo khi sử dụng chuột trong quá trình học tập. Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
Ví dụ: Dạy bài vẽ đường cong, giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn thực hành (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của cô và lời nói của cô. trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác.
2. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em.
Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ thống.
Ví dụ: Trong một tiết thực hành với bài vẽ đoạn thẳng:
Ở hình trên ngoài vẽ đoạn thẳng ra học sinh còn phải sử dụng công cụ vẽ đường cong một chiều, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và trang trí cho các hoa văn  của ngôi nhà trên. Từ hình vẽ ngôi nhà trên các em sẽ liên tưởng đến bài học trang trí hình vuông (Môn mỹ thuật ) và sáng tạo vẽ một số hình vuông đã học ở môn Mỹ thuật.
3. Trong giờ thực hành giáo viên nên có những lời động viên khích lệ cho những em còn nhút nhát, sợ sệt đồng thời hướng dẫn cho các em nguyên tắc sử dụng máy tính tắt mở đúng qui trình thì sẽ không lo bị hỏng, chính vì vậy đã chỉ sợ bị máy hỏng cho các em thêm tự tin, thoải mái sáng tạo khi thực hành, tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.
4. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học.
5. Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột (cờ caro), luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario Typing), phần mềm luyện tư duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí (Stick,Dost)
6. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
7. Bản thân tôi đã dành nhiều thời gian để thiết kế các bài giáo án điện tử sao cho vừa đảm bảo kiến thức dạy-học, vừa hấp dẫn được học sinh qua các bài học, tăng hứng thú học tập cho học sinh.
Khi thiết kế giáo án điện tử tôi chú ý:  chọn phông chữ, màu chữ, phông nền, màu nền cho phù hợp. Không nên chọn màu sắc tối, nhợt nhạt sẽ không gây được sự chú ý của học sinh. Không nên chọn màu sắc quá lòe loẹt, hoặc quá nhiều màu sắc trong một Slide nhìn sẽ rối mắt; Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào Slide; Những kiến thức cần nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng đổi màu hoặc gạch chân, chứ không nên chọn hiệu ứng quá sinh động làm cho học sinh chỉ chú ý xem các hiệu ứng không chú ý đến kiến thức của bài; Hiệu ứng chuyển trang cũng nên chọn hiệu ứng phù hợp, không nên chọn hiệu ứng quá nhanh hay quá chậm hoặc qua sống động ảnh hưởng đến sự tập trung vào bài học của học sinh.
MỘT SỐ TRANG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MINH HỌA
8. Tham mưu với Ban lãnh đạo trường đầu tư kinh phí mua sắm thêm máy vi tính, máy chiếu, lắp đặt hệ thống mạng Internet để phục vụ nhu cầu dạy - học môn học này của giáo viên và học sinh.
- Trước hết là cần phải tham mưu về việc mua sắm thêm máy vi tính cho học sinh. Số lượng máy tính đã có: 08 máy. Số lượng máy tôi đề xuất mua thêm là: 04 máy. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu học tập thực hành của học sinh.
- Đối với 1 trường đã tổ chức dạy Tin học thì việc đầu tư 1 máy chiếu là rất cần thiết. Máy chiếu sẽ là phương tiện dạy-học trực quan hữu ích góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học. Ngoài ra máy chiếu sẽ là phương tiện vô cùng hiệu quả để triển khai các nội dung sinh hoạt chuyên môn và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Việc nối mạng cho các máy tính sẽ giúp học sinh có điều kiện luyện tập giải Toán, học Tiếng Anh qua mạng. Đối với giáo viên có thêm cơ hội để khai thác tìm kiếm các thông tin trên mạng, tăng thêm hiểu biết và trang bị thêm nguồn tri thức phục vụ dạy - học. Nhà trường sẽ làm tốt công tác quản lý chỉ đạo như thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với các cấp qua địa chỉ mail và nhiều tiện ích khác.
9. Giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền vận động đến toàn thể cha mẹ học sinh thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học để họ hiểu về nội dung, ý nghĩa của môn Tin học ở Tiểu học và những ứng dụng của CNTT vào các môn học như giải Toán, tiếng Việt, Tiếng Anh qua mạng Internet và các phần mềm ứng dụng. Đồng thời cha mẹ học sinh cũng tăng cường sự quan tâm của mình đến việc học Tin học cho các em như: đầu tư kinh phí mua sách vở, động viên các em yêu thích môn học. Những gia đình có điều kiện kinh tế thì mua sắm máy vi tính cho các em được rèn luyện thêm ở nhà để góp phần nâng cao chất lượng môn học.
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường bạn. Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức của bản thân.
V. Kết quả đạt được:
1. Trong các giờ Tin học, qua quan sát học sinh ngồi học, tôi nhận thấy:
- Các em học sinh đã tự tin hơn rất nhiều trong giờ học. Từ những phần mềm đầu tiên học giúp các em thao tác sử dụng chuột như phần mềm trò chơi Blocks, phần mềm Dost, trò chơi Sticks. Các em rất say sưa, hứng thú vào bài học, nắm rõ các thao tác và kỹ năng thực hành như: sử dụng thành thạo chuột máy tính, tắt mở máy đúng qui trình, từ kỹ năng sử dụng thành thạo chuột  đã giúp các em thực hành vẽ trên máy tính nhanh và chính xác hơn, nhất là khi học đến phần mềm “Học Toán với phần mềm cùng học toán lớp 3” hay “Học Tiếng Anh với phần mềm Alphabet Blocks” các em rất là hứng thú say sưa.
2. Các trang thiết bị dạy-học môn Tin học đã được nhà trường đầu tư mua sắm thêm nhiều đáp ứng với nhu cầu cần thiết cho một phòng máy vi tính. Đó là:
+ Năm học 2011-2012: nhà trường mua thêm 03 máy vi tính; 01 máy chiếu rất tiện lợi cho việc dạy-học Tin học và nhiều ứng dụng khác.
+ Năm học 2012-2013: nhà trường đã nối mạng cho 08 máy vi tính trong phòng Tin học để dạy học, quản lý và khai thác các thông tin trên mạng, ứng dụng thi giải Toán, Tiếng Anh qua mạng Internet.
- Việc trang bị đầy đủ các đồ dùng, phương tiện trên đã giúp cho học sinh có điều kiện học tập đầy đủ. Mỗi máy hiện tại có 2 đến 3 học sinh ngồi học. Giảm tình trạng học sinh ngồi chờ đợi nhau để đến lượt thực hành.
- Việc nhà trường đầu tư mua máy chiếu đã giúp cho tôi thực hiện có hiệu quả các tiết dạy bằng giáo án điện tử. Đối với các tiết học này học sinh tập trung chú ý nhiều hơn, các em dễ tiếp cận với kiến thức và nội dung bài học hơn và sự hứng thú của các em thể hiện rõ rệt trên từng nét mặt.
- Việc nối mạng Internet đã giúp cho nhiều em học sinh tham gia giải Toán qua mạng Internet. Nhà trường cũng đã tổ chức các cuộc thi Toán, Tiếng Anh qua mạng cấp trường và cấp huyện, cấp tỉnh mà học sinh không phải đi lại. Năm học 2012-2013: có 08 em học sinh lớp 3 đã tham gia thi giải Toán qua mạng cấp trường; 05 em học sinh tham gia thi Tiếng Anh qua mạng cấp trường. Các kỹ năng của môn Tin học đã được các em ứng dụng vào học tập các môn học khác ở trường Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Qua các buổi tuyên truyền với cha mẹ học sinh, đa số các phụ huynh đều hiểu và ủng hộ việc dạy Tin học ở Tiểu học. 100% các em học sinh đã có đủ sách vở để học tập môn học. Từ chỗ đầu năm học 2010-2011 chỉ có 1/48 gia đình có máy vi tính, đến nay đã có 12/48 gia đình đầu tư mua sắm máy vi tính phục vụ cho việc học tập của con.
          Chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 3 có nhiều chuyển biến:
          Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học quyển 1, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau:
 So sánh
Kỹ  năng thao tác
Biết ứng dụng để học tập các môn học khác
Tỷ lệ %
Nhanh đúng
Tỷ lệ %
Đúng
Tỷ lệ %
Chậm
Tỷ lệ %
Chưa biết
Tỷ lệ %
Trước khi nghiên cứu
11/56
19,6
25/56
44,6
15/56
26,7
5/56
9,0
30/56
53,5
Sau khi nghiên cứu
19/56
33,9
32/56
57,1
5/56
8,9
0/56
0
51/56
91,0
Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học quyển 1 đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn. Môn Tin học đã là chìa khóa để giúp các em thành công lớn đối với các môn học khác như môn Toán, Tiếng Anh Nhà trường và hội cha mẹ học sinh tin tưởng vào tầm quan trọng của môn học, tiếp tục dành sự quan tâm cho giáo viên và học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy - học Tin học của giáo viên và học sinh.
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận: 
Việc băn khoăn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng môn Tin học ở lớp 3 là một việc làm đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề và sự vận dụng linh hoạt các biện pháp để vận động, tham mưu có hiệu quả với lãnh đạo trường, vận động được các lực lượng xã hội cùng tham gia. Những việc mà tôi đã làm được là một đóng góp công sức nhỏ, có thể chưa đạt được kết quả như mong muốn nhưng đã cải thiện rất đáng kể chất lượng dạy-học Tin học trong nhà trường, góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục.
1. Ý nghĩa của sáng kiến:
Qua việc tìm các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học môn Tin học, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên dạy Tin học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ môn học, cải tiến phương pháp dạy học môn Tin học, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Nó giúp cho các em học sinh có kết quả học tập tốt nhất, được tiếp cận với CNTT tiên tiến hiện nay và trang bị cho các em những kỹ năng sống đời thường bổ ích. Theo đó các thế hệ HS năng động, tích cực học tập trong môi trường thân thiện sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững, lâu dài của đất nước nói chung và trong huyện Cẩm Khê, nhất là trường Tiểu học Phùng Xá nói riêng.
2. Khả năng ứng dụng triển khai: 
Sáng kiến kinh nghiệm này đã áp dụng thành công tại trường tiểu học Phùng Xá thì cũng  sẽ thực hiện tốt ở các đơn vị trường Tiểu học khác trong toàn huyện. Tùy thực tế mỗi đơn vị cùng sự năng động của giáo viên giảng dạy Tin học của các nhà trường. Tôi mong sáng kiến kinh nghiệm này đạt được sự ủng hộ của các đồng nghiệp trong huyện và được giáo viên các trường bạn lựa chọn ứng dụng thực hiện tại các trường.
3. Một số bài học kinh nghiệm:
- Nâng cao chất lượng dạy-học môn Tin học là một việc làm rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay. Đây là việc làm đòi hỏi sự năng động, tích cực, lòng yêu nghề của người giáo viên.
- Người giáo viên phải không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm tòi các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy-học. Tích cực sáng tạo, thiết kế bài dạy thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy-học.
- Phải biết tham mưu đúng, trúng, có hiệu quả. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động để nhà trường, hội cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy-học môn tin học.
II. Kiến nghị, đề xuất:
1. Đối với Phòng GD&ĐT:
- Mở các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ về phương pháp dạy học môn Tin học cho các Giáo viên của các trường để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Phối hợp với Huyện Đoàn tổ chức các hoạt động trong hè cho Học sinh để các em được tham gia hoạt động vui tươi lành mạnh, bổ ích.
2. Đối với các trường :
- Ban lãnh đạo các trường cần quan tâm tích cực tới việc chỉ đạo dạy-học môn Tin học ở tiểu học.
- Tạo điều kiện về kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy-học cho môn Tin học.
          Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng vào dạy tin học lớp 3 ở trường Tiểu học Phùng Xá. Tuy nhiên sáng kiến của tôi vẫn còn nhiều hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến của tôi có hiệu quả hơn.
                   Xin chân thành cảm ơn!
Ý kiến của HĐKH nhà trường
Phùng Xá,  ngày 05  tháng 5  năm 2014                                             NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Thanh Tâm

File đính kèm:

  • docSKKN_12685114.doc