Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2, 3 phát huy tính tích cực của học sinh
- Tập làm văn là một phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt, nó giúp học sinh có năng lực sử dụng Tiếng Việt để học tập, giao tiếp. Trau dồi những ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy.
- Để làm được một bài Tập làm văn, học sinh cần phải huy động các kiến thức về tập đọc, luyện từ và câu, các hiểu biết về môi trường xung quanh cuộc sống Nói chung môn tập làm văn đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Bởi vậy, Tập làm văn mang tính thực hành toàn diện, tổng hợp.
- Ngoài ra môn Tập làm văn còn mang tính sáng tạo vì một bài tập làm văn thể hiện sự suy nghĩ, tư duy của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp của mỗi học sinh.
- Các em học sinh lớp 2, 3 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp.Cụ thể như: các em viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu logic hoặc các câu đã có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh, các từ ngữ được dùng về nghĩa chưa rõ ràng ; việc trình bày diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả. Mặt khác tính sáng tạo thực hành trong văn bản chưa cao, thể hiện ở bố cục bài văn,cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động.
Đề tài: “Moät soá kinh nghieäm daïy Taäp laøm vaên lôùp 2, 3 phaùt huy tính tích cöïc cuûa hoïc sinh” I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Tập làm văn là một phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt, nó giúp học sinh có năng lực sử dụng Tiếng Việt để học tập, giao tiếp. Trau dồi những ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy. - Để làm được một bài Tập làm văn, học sinh cần phải huy động các kiến thức về tập đọc, luyện từ và câu, các hiểu biết về môi trường xung quanh cuộc sống Nói chung môn tập làm văn đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Bởi vậy, Tập làm văn mang tính thực hành toàn diện, tổng hợp. - Ngoài ra môn Tập làm văn còn mang tính sáng tạo vì một bài tập làm văn thể hiện sự suy nghĩ, tư duy của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp của mỗi học sinh. - Các em học sinh lớp 2, 3 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp.Cụ thể như: các em viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu logic hoặc các câu đã có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh, các từ ngữ được dùng về nghĩa chưa rõ ràng ; việc trình bày diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả. Mặt khác tính sáng tạo thực hành trong văn bản chưa cao, thể hiện ở bố cục bài văn,cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động. Qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau.Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc phải nói, các em thường đọc lại bài viết đã chuẩn bị trước. Do đó, giờ dạy chưa đạt hiệu quả cao. - Chính vì thế khi dạy bài Tập làm văn ở lớp 2, 3, giáo viên hay gặp khó khăn là học sinh thụ động, ít phát biểu, có chăng cũng chỉ là những học sinh khá giỏi là hoạt động hoặc các em chỉ trả lời câu hỏi mà không có sự liên kết thành đoạn, diễn đạt lủng củng, ý tưởng nghèo nàn Nói đã khó, viết càng khó hơn. Điều đó đã làm cho các em chán nản, lo sợ khi học môn Tập làm văn. Vì thế yêu cầu đặt ra của chúng tôi là làm thế nào để các em hứng thú, tích cực khi học môn Tập làm văn.Do đó, sau một thời gian giảng dạy, chúng tôi dã nghiên cứu và thực nghiệm đề tài: “ Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2, 3 phát huy tính tích cực của học sinh ”. Ví dụ : Qua bài Tôm Càng và Cá Con học sinh rút ra được đoạn văn tả về chú Cá Con: “Con vật thân dẹt, trên đầu có đôi mắt tròn xoe, toàn thân phủ một lớp vẩy bạc óng ánh” Đồng thời khi dạy tập làm văn, tôi luôn cho học sinh liên hệ với phân môn Luyện từ và câu nhằm giúp các em biết vận dụng tốt các vốn từ và câu; các kiến thức khác đã học ở các phân môn này để ứng dụng vào phân môn tập làm văn. Ví dụ: Tuần 16: LTVC bài Từ ngữ về vật nuôi. Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào? Học sinh có hiểu biết, vốn từ phong phú hơn về vật nuôi trong gia đình. Đồng thời biết dùng những từ chỉ tính chất để đặt những câu đơn giản. Từ đó, tôi giúp học sinh hận ra cấu tạo câu để giúp các em viết câu đúng, đủ ý. Người đọc, người nghe hiểu được nội dung câu văn. Ngoài ra, tôi luôn hướng dẫn, giúp đỡ học sinh biết phân tích, lựa chọn, sử dụng từ ngữ cho hợp lí; tôi giới thiệu, bổ sung, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa phù hợp với bài văn của các em. Ví dụ: Viết về tình cảm của em đối với với cha mẹ, ông bà thì từ ngữ dùng phải thể hiện sự kính trọng, lễ phép, còn viết về tình cảm của mình đối với bạn bè thì dùng từ ngữ chỉ cần thể hiện sự lịch sự, thân mật. Viết về cảnh mặt trời mọc buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa như: vừng đông, bình minh, sớm mai; Viết về gia đình có các từ như đoàn tụ, sum họp, quây quần; để diễn tả mặt trời mùa hè có các từ: chói chang, gay gắt, đỏ rực, Tôi luôn chuẩn bị kỹ với mỗi bài để hướng dẫn học sinh vận dụng các từ ngữ thích hợp vào dùng từ, đặt câu và lưu ý các em cần liên kết các ý với nhau sao cho mạch lạc đồng thời cần sử dụng các từ ngữ có hình ảnh, màu sắc để kể nhằm làm cho đoạn văn thêm sinh động. Ví dụ : Mùa hè bắt đầu từ tháng tư. Vào mùa hè, mặt trời chói chang. Nhưng nắng màu hè làm cho trái ngọt, hoa thơm. Được nghỉ hè, chúng em thoải mái đi chơi, lại còn được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Mùa hè thật là thích. Với học sinh lớp tôi, các em thường lặp lại từ nhiều lần trong đoạn văn, tôi hướng dẫn, chỉnh sửa, uốn nắn cho các em phải thay những từ ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự. Ví dụ: Bác Hồ thành Bác, Người thay những từ ngữ thông thường thành những từ ngữ trau chuốt hơn. Ví dụ: buổi sáng thành buổi sớm mai, buổi bình minh,... Tôi còn cung cấp cho các em một số từ dùng để liên kết ý, câu trong đoạn văn như: và, nên, còn, nhưng,... Từ đó tôi phân tích để các em thấy việc lặp lại từ nhiều lần sẽ làm cho bài văn không hay và thiếu sinh động. Qua đó học sinh đã biết vận dụng kiến thức, rút ra được cách dùng từ, đặt câu ở phân môn khác để viết được đoạn văn đầy đủ ý, chân thật và sinh động hơn. Cụ thể : Bài viết kể về gia đình của em Đinh Thị Bảo Nhi: Gia đình em có bốn người. Bố mẹ em đều làm rẫy. Chị của em học Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi. Còn em đang học lớp 2 / 4 ở Trường Tiểu học Sông Nhạn. Buổi tối cả nhà em thường quây quần bên nhau rất vui vẻ. Em rất tự hào về gia đình em. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn kiên nhẫn không nóng vội, luôn tái hiện và củng cố kiến thức cho học sinh trong suốt năm học, giúp học sinh có được nền móng tốt cho việc học tập phân môn Tập làm văn ở các lớp trên. 3. Rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn theo trình tự các bước Ở phân môn tập làm văn lớp 2 thường có câu hỏi gợi ý trước khi viết đoạn văn ngắn, tôi nhắc học sinh chú ý: Các câu hỏi trong bài tập chỉ là gợi ý, yêu cầu của bài tập là kể chứ không phải trả lời câu hỏi. Do đó, các em cần phải liên kết các câu vừa kể thành một đoạn văn ngắn theo yêu cầu. Đầu tiên tôi khơi gợi cảm xúc với đối tượng ở học sinh. Tiếp theo tôi cho cả lớp suy nghĩ, chọn đối tượng sẽ kể; cho một số học sinh nói trước lớp; một học sinh khá, giỏi kể mẫu trước lớp. Cả lớp và giáo viên nhận xét. Học sinh kể trong nhóm. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc. Đại diện các nhóm thi kể. Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn người kể tự nhiên nhất, hay nhất. Kĩ năng viết đoạn văn trong sách Tiếng Việt 2 cũng là bước chuẩn bị để học sinh phát triển thành viết một bài văn ở các lớp trên. Do đó tôi luôn tạo cho các em thói quen làm văn phải theo trình tự các bước sau: -Viết câu mở đầu: Giới thiệu sự vật, đối tượng cần viết. (Có thể diễn đạt bằng một câu) Ví dụ : Nhà em có nuôi một con mèo rất ngoan và rất xinh. - Phát triển đoạn văn : Kể về đối tượng: tả hình dáng và tả hoạt động. Có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có thể diễn đạt 2 đến 3 câu tùy theo năng lực học sinh. Ví dụ: Bộ lông nó màu trắng, mắt nó tròn và xanh biếc. Ban ngày, mèo ngủ lim dim. Tối đến, nó rình bắt chuột rất giỏi. - Câu kết thúc: Có thể viết một hoặc hai câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ, mong ước của em về sự vật được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, lợi ích của sự vật đó đối với cuộc sống, với con người. Ví dụ : Khi em ngủ, nó thường đến nằm sát bên em. Em rất yêu chú mèo nhà em. Khi học sinh viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu), tôi nhắc học sinh: các em cần viết rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu cho đúng. Viết xong, các em cần phải đọc lại bài, phát hiện và sửa những chỗ sai. Tôi luôn khuyến khích học sinh viết bài chân thực, có cái riêng, độc đáo và phải biết lồng cảm xúc vào bài. Ngoài ra, tôi thường xuyên sưu tầm những bài văn hay, những bài viết tốt, có ý tưởng, có cái riêng của các bạn trong lớp; phân tích từ hay, ý đẹp để học sinh học hỏi. Từ đó vốn từ của các em ngày càng phong phú hơn. Trong quá trình được tôi chỉnh sửa, uốn nắn, bổ sung học sinh lớp tôi đã viết được đoạn văn ngắn đầy đủ ý, biết dùng từ, đặt câu đúng, viết có cảm xúc riêng. Các em viết đúng theo bố cục 3 bước trên. Cụ thể: Bài viết kể về người thân của em Lý Đức Hoàng Hưng: Ông em năm nay 65 tuổi. Ông làm rẫy. Ông chăm sóc cho em từng li từng tí. Em luôn biết ơn ông. Em hứa sẽ học thật giỏi để làm ông vui. Từ đó hình thành cho học sinh có thói quen, kĩ năng làm văn theo đúng bố cục 3 bước ở các lớp 3, 4, 5. Thực hiện nghiêm túc việc nhận xét, đánh giá và chữa bài. Sau khi học sinh viết xong đoạn văn, tôi cho nhiều học sinh đọc lại bài viết. Cả lớp và giáo viên cùng nhận xét. Đây là việc làm rất cần thiết, giúp học sinh nhận ra lỗi sai để điều chỉnh, sửa chữa, hoàn chỉnh đoạn văn. Đối với những học sinh biết dùng từ mới, đặt được câu văn mới so với những từ các bạn đã dùng, những câu các bạn đã đặt, tôi luôn khen ngợi để động viên cả lớp tìm cách diễn đạt mới. Đối với những bài làm diễn đạt còn lủng củng, dùng từ đặt câu chưa đúng, lặp lại từ nhiêu lần, tôi giúp học sinh biết lựa chọn, thay thế các từ ngữ cho phù hợp và gọt giũa, trau chuốt thêm cho bài văn được sinh động hơn. Kết hợp với gia đình động viên các em chăm làm bài trước khi đến lớp. Cần khuyến khích các em có nhu cầu đọc những câu chuyện hay và tập ghi chép những lời hay ý đẹp vào quyển sổ của riêng mình. Tôi thấy được những tiến bộ rõ rệt của học sinh qua việc các em biết lựa chọn từ ngữ biết dùng từ, đặt câu và viết thành đoạn văn có ý tưởng, có ý riêng. Để gây hứng thú cho học sinh, làm cho giờ học sôi nổi hơn, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia một số trò chơi theo nguyên tắc: “Học mà chơi, chơi mà học”. Thông qua các hình thức tổ chức hoạt động vui chơi, học sinh được vui chơi được củng cố các kiến thức đã học, tạo điều kiện cho học sinh được rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói - viết. Từ đó kích thích khả năng ứng xử ngôn ngữ của học sinh. Rèn tư duy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin cho học sinh. Một số trò chơi đa dạng về hình thức như: viết tiếp sức một đoạn văn, sắm vai người thân, trò chơi phỏng vấn Đặt các tình huống có vấn đề giúp học sinh luôn suy nghĩ, tìm tòi để phát triển tư duy, học cách ghi nhớ kiến thức. Sử dụng nhiều hình thức: thi đua, khen thưởng để khuyến khích các em nỗ lực học tập. Tuỳ từng bài mà giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức thích hợp. Mặt khác, giáo viên phải nắm chắc mục tiêu, phương pháp giảng dạy bộ môn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, cải tiến sao cho phù hợp với từng bài dạy cụ thể để học sinh nào cũng có thể viết đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng. Chú gà ở nhà em Mào đỏ Lông nhiều màu Gáy to Ăn thóc Em yêu mến chú gà Con gà Từ sơ đồ mạng đã thành lập ở trên, giáo viên yêu cầu học sinh tạo thành câu, cứ thế tiếp nối nhau lập thành đoạn văn. Trong lúc đó, giáo viên có thể ghi lại trên bảng, thế là đã có nhiều đoạn văn mẫu khác nhau. Có thể câu văn lúc ấy còn lủng củng nhưng ta có thể sửa chữa. - Hoặc có thể hình thành một đoạn văn qua trò chơi “tiếp sức, sắm vai người thân” để tạo sự hứng khởi trong học tập cho học sinh đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác. Thông qua trò chơi, học sinh còn được phát triển cả về thể lực và nhân cách, giúp cho học sinh học Tiếng Việt một cách nhẹ nhàng hơn và tạo sự thân thiết giữa thầy trò với nhau. Khuyến khích học sinh lồng cảm xúc vào bài. - Ví dụ : Khi tả một chú gà, giáo viên cho hai em lên sắm vai, một em là “chú gà”, một em là “người tả”. Cùng lúc đó, giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ trên vở nháp. “Người tả” sẽ nói một câu để giới thiệu chú gà “Nhà em có nuôi một chú gà” Còn “chú gà” thì vừa nói vừa diễn tả : “Tôi có bộ lông nhiều màu sắc. Tôi có cái mào trên đầu. Tôi gáy rất to ” Người tả lúc này nói về tình cảm của mình đối với chú gà : “Em thường rải thóc cho gà ăn ” - Khuyến khích học sinh diễn đạt tự do, suy nghĩ chân thật, thể hiện thoải mái. Sau đó mới dần dần uốn nắn thì cách hành văn của các em mới tự nhiên. Ví dụ : Khi các em nói về hoạt động của chú gà trống như sau : “Nó đập cánh và gáy to lắm”. Ta có thể khuyến khích các em là tả đúng rồi nhưng nếu sử dụng một số từ gợi tả hơn thì chắc chắn câu văn sẽ hay hơn nhiều như “ nó vỗ cánh và rướn cổ gáy vang “ - Để hỗ trợ cho học sinh, giáo viên cần cung cấp cho học sinh : nhiều từ ngữ gợi tả, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình Ví dụ : Mặt biển xanh và rộng thành mặt biển xanh ngắt và rộng mênh mông. Nối các câu văn lại thành những từ ngữ liên kết như : và, thì, nếu, vậy là . Lưu ý học sinh trong đoạn văn tránh lặp lại từ nhiều lần mà phải thay những từ ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự. . Khi dạy các bài Tập làm văn tả ngắn về bốn mùa, kể về con vật (thú, chim ), cây cối chúng tôi đó sưu tầm những tranh ảnh hoặc băng hình về các chủ đề này cho HS xem nhằm giúp HS nắm được rõ hơn về các hình ảnh của các sự vật. Từ đó giúp các em hào hứng học tập và kể sinh động, chính xác. Khi học sinh kể thì chú ý hướng dẫn các em dùng những từ ngữ có hình ảnh, màu sắc để kể nhằm làm cho bài văn thêm sinh động. Ngoài ra khi dạy các kiểu bài này, chúng tôi có thể tổ chức thành trò chơi ô. Ví dụ: Vận dụng cho bài tả về một loài chim mà em yêu thích. * Mục tiêu: Giúp HS phát triển vốn từ ngữ miêu tả loài vật, đặc biệt là các từ tả hình dáng và hoạt động. Giúp cho tiết Tập làm văn trở nên lý thú hơn đối với học sinh. Như vậy thông qua một tiết Tập làm văn đã phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng cho học sinh cách làm bài. Ngoài ra chúng tôi nhận thầy rằng một biện pháp hữu hiệu giúp học sinh hào hứng, tích cực tham gia vào tiết học Tập làm văn là giáo viên dạy bằng “Giáo án điện tử”. . VI/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Những biện pháp trên đây được chúng tôi sử dụng thường xuyên trong các tiết Tập làm văn, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh ham thích học môn Tập làm văn, tham gia học tập sôi nổi, hào hứng, mạnh dạn hơn, không còn rụt rè như trước kia nữa, Trong giờ học các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, hăng hái phát biểu ý kiến. Nhất là thông qua các trò chơi sắm vai, các tranh ảnh sinh động, phong phú, các tiết dạy bằng giáo án điện tửđã giúp học sinh nắm và vận dụng tốt hơn các kiến thức, kĩ năng sống, kĩ năng Tiếng Việt vào phân môn Tập làm văn.Đánh giá lại tình hình học tập của học sinh, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của hai lớp đạt khá cao. Đến thời điểm này các em đã biết sử dụng nghi thức lời nói rõ ràng, đúng thái độ và thể hiện một cách mạnh dạn, tự tin. Không những thế các em đã biết cách trình bày một bài văn hợp lý về bố cục; diễn đạt ý trọn vẹn; vốn từ phong phú; câu văn gãy gọn, giàu hình ảnh. Một số em yếu đã diễn đạt khá tốt ý của mình. Những em khá, giỏi biết vận dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã học ở phân môn Luyện từ và câu vào bài viết của mình làm cho bài văn trở nên sinh động hơn. Bảng thống kê dưới đây đã chứng minh được điều đó: Từ những kết quả trên, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm như sau: V/ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua vận dụng những biện pháp trên vào giảng dạy phân môn Tập làm văn, chúng tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau: - Giáo viên phải cải tiến phương pháp dạy học nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Cần tổ chức, phối hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Dạy học hướng tập trung vào học sinh, coi học sinh là chủ thể của hoạt động, tổ chức các hoạt động giúp các em chiếm lĩnh tri thức và rút ra kết luận phù hợp với bài học. Mặt khác phải chú trọng phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp, rèn kỹ năng nghe-nói-đọc-viết cho học sinh. - Vai trò của người giáo viên rất quan trọng, chính giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở, cố vấn trong các hoạt động học tập, người mở ra khả năng tiềm ẩn của học sinh. Chính vì thế bản thân của người giáo viên cần phải: + Luôn học hỏi đồng nghiệp và tự học để nâng cao trình độ bản thân và nâng cao tay nghề. + Phải đầu tư thật kĩ bài dạy trước khi lên lớp. + Phải hết sức nhạy bén và ứng xử kịp thời các tình huống phát sinh khi giảng dạy bằng cách chú ý lắng nghe ý kiến của HS để tìm ra ưu khuyết điểm chính của học sinh từ đó nhận xét, sửa chữa, góp ý đánh giá. + Cần thay đổi nhiều hình thức học tập để tạo cơ hội cho nhiều HS cùng được tham gia trình bày ý kiến của mình. + Khi chấm bài GV cũng cần có sự nhận xét cụ thể về những lỗi sai của HS để định hướng cho HS khắc phục trong lần sau. + Nên tập cho các em có thói quen học tập các ý hay trong bài văn mẫu, đoạn hay, bài làm hay của bạn, từ sách báo tham khảo. + Sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu, vật thật có liên quan đến bài dạy. + Dạy Tập làm văn theo phương pháp “tích hợp - lồng ghép” các phân môn trong môn Tiếng Việt. + Biết tổ chức tốt cho học sinh cách quan sát tranh, cách dùng từ, giọng kể, lời nhân vật, nói viết thành câu. + Động viên khuyến khích học sinh tự học, học theo phương pháp tự tìm tòi. + Phối hợp hoạt động học tập với các hoạt động ngoài giờ lên lớp. + Soạn và dạy bằng giáo án điện tử. VI/ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN : Những biện pháp mà chúng tôi trình bày trên đây là những gì chúng tôi đã nghiên cứu và áp dụng. Chúng tôi đã báo cáo, đề xuất kinh nghiệm này đến Ban giám hiệu nhà trường và được lãnh đạo nhà trường động viên các giáo viên trong trường vận dụng đã được như mong muốn. Chúng tôi mong rằng giải pháp này được phổ biến rộng rãi hơn nữa trong toàn huyện và tỉnh nhà , chúng tôi cũng mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía các cấp quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chúng tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy của mình. Xin chân thành cảm ơn! Đồng tác giả: Trần Thị Bích Tạ Thị Duyên
File đính kèm:
- SKKN_TAP_LAM_VAN.doc