Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Dạy bài “Hình trụ” theo hướng tích hợp

Học sinh

+ Hiểu được khái niệm mặt tròn xoay, mặt trụ tròn xoay, hình trụ tròn xoay, khối trụ tròn xoay.

+ Nắm vững công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ, thể tích của khối trụ.

+ Nắm được lịch sử địa phương: Lịch sử một số làng nghề đá của Ninh Bình.

+ Biết về nghề làm ống cống, làm cột trụ đá, làm giò.

+ Hiểu biết về cách tạo ra các chi tiết máy, chi tiết gỗ có hình dạng mặt tròn xoay.

+ Hiểu biết về các ngọn hải đăng có kết cấu hình trụ ở biển đảo Trường Sa .

* Sau khi học xong tiết học này học sinh cần:

- Nhớ lại và khắc sâu các khái niệm về hình trụ (đáy của hình trụ, trục, mặt xung quanh, đường sinh, độ dài đường cao, mặt cắt khi nó song song với trục hoặc song song với đáy)

- Nắm chắc và sử dụng thành thạo công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình trụ.

- Nắm chắc và sử dụng thành thạo công thức tính thể tích hình trụ.

* Thông qua tiết học, các em sẽ:

- Biết được trục của hình trụ cũng chính là trục đối xứng của hình này (Kiến thức môn Hình học 8: Tiết 10 §6: Đối xứng trục).

- Vẽ được một hình trụ (Kiến thức môn Mĩ Thuật 6: tiết 16, bài 15: Vẽ theo mẫu Vẽ dạng hình trụ).

- Xác định được hình chiếu của hình trụ khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy và song song với trục.(Kiến thức môn Công nghệ 8: Tiết 6, bài 6: Bản vẽ các khối tròn và Tiết 7, bài 7: Thực hành: Bản vẽ các khối tròn).

- Vận dụng các kiến thức về tính chu vi. Diện tích các hình đã học để tìm ra công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình trụ.

(Kiến thức các môn:

+ Hình học 9: tiết 53, § 10: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn.

+ Hình học 8: Tiết 27, § 2: Diện tích hình chữ nhật).

- Tính được thể tích của chi tiết máy hình trụ (đai ốc) (Kiến thức môn Công nghệ 8: Tiết 22, bài 24: Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép).

 - Vận dụng được kiến thức về khối lượng riêng để giải các bài toán liên quan đến hình trụ (Kiến thức môn Vật lý 6: Tiết 12, bài 11: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng).

 - Các em tìm được những hình ảnh trong thực tế về hình trụ.Học sinh đã sử dụng kiến thức các môn: địa lý, sinh học, vật lý, lịch sử, văn học

 + Công nghệ 8: Tiết 37, bài 39: Đèn ống huỳnh quang.

 + Sinh học 8: Tiết 8, bài 8: Câu tạo của xương.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2741 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Dạy bài “Hình trụ” theo hướng tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òng máy của nhà trường có kết nối Internet để khai thác nguồn thông tin trên mạng phục vụ cho việc học tập của bản thân.
- Nội dung sáng kiến là động lực quan trọng để thúc đẩy GV tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề thực tiễn.
- Nội dung của sáng kiến đi theo đúng hướng chỉ đạo của ngành giáo dục, đúng hướng đổi mới hiện nay và có tính thời sự nên khá thuận lợi cho việc áp dụng vào thực tiễn. Khi đưa sáng kiến vào áp dụng trong thực tiễn, kinh phí sử dụng hằng năm không đáng kể nên việc áp dụng rất khả thi. 	
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ CƠ SỞ 
Thiên tôn, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Người nộp đơn
Dương Thị Quỳnh Oanh
Đặng Thị Tuyết
V: Phụ lục 1
Tiến trình giờ dạy( trải nghiệm và sáng tạo)
Tiết 1: Dạy lý thuyết bài: Hình trụ 
Nội dung 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hình trụ, cách tính diện tích xung quanh, thể tích của hình trụ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình trụ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình trụ khi bị cắt bởi một mặt phẳng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ và vận dụng công thức để giải quyết bài toán thực tế sản xuất. 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về công thức tính thể tích hình trụ và vận dụng công thức để giải quyết bài toán thực tế trong sinh hoạt.
Nội dung 2: Củng cố và hướng dẫn học sinh về nhà 
Vấn đề 1: Củng cố kiến thức và hiểu biết của các em học sinh sau tiết học lý thuyết bài hình trụ.
- Lưu ý học sinh việc sử dụng các kiến thức đã học vầ bài hình trụ để vận dụng trong đời sống hàng ngày.
- GV giúp các em giải thích một số vấn đề trong đời sống tại sao thân cây thường có hình trụ.
Vấn đề 2: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu và tìm hiểu thêm kiến thức thông qua tiết học bài hình trụ.
- Nhóm Sáng Tạo, nhóm Khoa học đời sống, nhóm Làng nghề truyền thống : chuẩn bị các sản phẩm về hình trụ được ứng dụng trong đời sống và sản xuất trên PowerPoint để báo cáo.
- Nhóm Hải Đăng:
+ Giải bài toán: Năm 2015 một ngọn hải đăng Ba Bình được xây dựng tại quần đảo Trường Xa của Việt Nam.Ngọn hải đăng cao 12,7m có đường kính đáy là 14m. Tính diện tích xung quanh, thể tích của ngọn hải đăng này.
+ Tìm hiểu các ngọn hải đăng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tiết 2-3: Báo cáo sản phẩm bài thu hoạch
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Tiết 1: HÌNH TRỤ 
(Nội dung 1, nội dung 2- vấn đề 1,2)
Giới thiệu chủ đề: 
GV chiếu hình ảnh về hình trụ 
 Tháp tròn ở một lâu đài cổ cho ta hình ảnh hình trụ. Vậy để hiểu thế nào là hình trụ chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình trụ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hình trụ:
GV: Trình chiếu slide 3 
Quan sát hình 73 (a) nếu ta quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD cố định thì ta có được hình ảnh gì?
 GV: Hai đáy của hình trụ là hai hình tròn bằng nhau (D,AD) và (C,CB).
-Mặt xung quanh của hình trụ:Cạnh AB quét nên mặt xung quanh của hình trụ . Mỗi vị trí của AB được gọi là một đường sinh.
-Các đường sinh của hình trụ vuông góc với hai mặt đáy . Độ dài đường sinh là chiều cao của hình trụ 
-DC : trục của hình trụ . 
GV: Hướng dẫn HS vẽ hình trụ
GV:Trong thực tế còn có những vật thể nào cho ta hình ảnh của một hình trụ?
*Tích hợp địa lý:
-Ngoài các hình ảnh về hình trụ mà các em vừa lấy còn có một số hình ảnh về hình
 trụ khác các em cùng quan sát 
Trình chiếu slide 4
GV: các em có biết hình ảnh hình trụ này là ở khu vực nào của nước ta không?
GV: Các em đã rất hiểu biết về các khu du lịch của nước ta.
GV: Giới thiệu Khu du lịch Bà Nà nằm trong khu vực núi Bà Nà, núi Bà Nà thuộc về dãy núi Trường Sơn nằm ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang. Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về hướng Tây Nam. Trung tâm khu du lịch Bà Nà nằm trên đỉnh núi Chúa có độ cao 1489m so với mặt nước biển. Núi Bà Nà là một trong những núi đẹp nhất tại Đà Nẳng cùng với các núi như Ngủ Hành Sơn, Sơn Trà.
Trình chiếu slide 5
GV: Nói đến kiến trúc cổ điển chúng ta phải nói đến kiến trúc của cột trụ cổ điển hay còn gọi là thức cột. Nó là một phần không thể thiếu trong cấu tạo kiến trúc. 3 loại cột cổ điển bao gồm cột Doric, Ionic và Corinthian đều bắt nguồn từ Hy Lạp. 
Vào thời kỳ Hy Lạp cổ đại, thiết kế những công trình mang cột trụ- dầm đỡ, đặc biệt là đền, đã được tiêu chuẩn hóa bằng một số tiêu chí nhất định. Người Hy Lạp cổ xem những chiếc cột của họ có mối liên hệ với tỉ lệ và hình dáng con người. 
Trình chiếu slide 6
*Tích hợp môn sinh học:
Trình chiếu slide 7
Theo em cấu tạo hình ống của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?
GV: Trong xây dựng người ta đã vận dụng kiểu hình ống của xương để thiết kế trụ cầu vừa đảm bảo độ bền vững mà lại tiết kiệm được nguyên liệu khi thi công các em ạ. 
Trình chiếu slide 8
? 1.Lọ gốm ở hình 74 có dạng một hình trụ.Quan sát hình và cho biết đâu là đáy, đâu là mặt xung quanh, đâu là đường sinh của hình trụ đó ?
Trình chiếu slide 9
Cho HS quan sát và đứng tại chỗ trả lời để khắc sâu kiến thức phần 1.
TL: Hình trụ
Nghe suy nghĩ trả lời câu hỏi. 
HS : Quan sát hình ảnh của hình trụ và vẽ vào vở hình trụ.
TL: thùng nước, hộp sữa
HS: Khu du lịch Bà Nà.
TL: Cấu tạo hình ống giúp xương nhẹ và vững chắc, làm tăng khả năng chịu lực. 
HS: Lên trên bảng chỉ vào hình vừa quan sát đâu là đáy, đâu là mặt xung quanh, đâu là đường sinh của lọ gốm hình trụ.
HS: TL
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình trụ khi bị cắt bời một mặt phẳng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2 . Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng
-Thực hiện cắt thực tế trên khúc mía cho HS quan sát.
+ Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy thì phần mặt phẳng nằm 
trong hình trụ (mặt cắt) là hình gì?
+ Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với trục DC thì mặt cắt là hình gì?
 Trình chiếu slide 11-12
- Bằng những hình ảnh trực quan thông qua các slide, giáo viên giúp học sinh dễ 
dàng hình dung được mặt cắt của hình trụ trong 2 trường hợp trên.
Trình chiếu slide 13
?2. Chiếc cốc thuỷ tinh và ống nghiệm đều có dạng hình trụ (hình 76) phải chăng mặt nước trong cốc và mặt nước trong ống nghiệm là những hình tròn ?
TL: Là một hình tròn bằng hình tròn đáy.
TL: Là một hình chữ nhật.
HS: Quan sát hình vẽ, suy nghĩ và trả lời.
+ Mặt nước trong cốc là hình tròn.
+ Mặt nước trong ống nghiệm không phải là hình tròn (là hình elip)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Diện tích xung quanh của hình trụ :
Từ một hình trụ, cắt rời hai đáy và cắt dọc theo đường sinh AB của mặt xung quanh rồi trải phẳng ra ta được khai triển mặt xung quanh của hình trụ.Mặt khai triển đó gồm có những mặt gì và có tính chất như thế nào?
Trình chiếu slide 14
Trình chiếu slide 15
Nêu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình trụ.
Diện tích xung quanh : 
Sxq = 2p. r.h
Diện tích toàn phần : 
 Stp = 2p.r. h + 2p.r2 
 * Áp dụng thực tế: (trong sản xuất)
Một lon hộp sữa ông thọ có chiều dài là 8cm, đường kính là 7,2cm. Tính diện tích để làm vỏ hộp sữa đó. 
TL: mặt khai triển gồm một hình chữ nhật có một cạnh bằng chu vi hình tròn đáy,cạnh còn lại bằng chiều cao của hình trụ
TL: Diện tích hình chữ nhật là:
Diện tích xung quanh hình trụ là:
Sxq = C . h = 2. .r.h
 2 . 3,14 . 5 . 10 
 314 (cm2)
* Diện tích toàn phần = diện tích xung quanh + 2. diện tích đáy
 ta có Stp = Sxq + 2. Sđ 
 = 2. .r.h + 2. .r2
 314 + 157 471 (cm2)
HS:Viết công thức vào vở
Các nhóm thảo luận, tính toán và cho kết quả nhanh, chính xác nhất.
l = 8 (cm), r = 3,6 (cm)
Diện tích làm vỏ hộp chính là diện tích toàn phần của hình trụ và bằng: 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về công thức tính thể tích hình trụ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4. Thể tích hình trụ :
Trình chiếu slide 17
Nhắc lại công thức tính thể tích hình trụ?
V = S.h = p.r2h
(V : thể tích của hình trụ , S : diện tích đáy , h : chiều cao ) .
Trình chiếu slide 18
Ví dụ :Kích thước của một vòng bi làm bằng thép được cho trên hình 78. Hãy tính thể tích vòng bi bằng thép (Phần giữa hai hình trụ) ?
Đâu là thể tích cần tính?
-Phần diện tích giữa hai hình trụ.
-Vậy làm thế nào để tính thể tích đó?
-Tìm hiệu thể tích của hình trụ lớn và hình trụ nhỏ.
*liên hệ thực tế về vấn đề môi trường
GV: Vòng bi trên được sản xuất bằng thép. Ở Việt Nam có rất nhiều nhà máy sản xuất thép. Em hãy chỉ một vài địa điểm sản xuất sắt thép lớn ở nước ta?
HS: ghi công thức vào vở
 V = Sh = π r2h
TL:
Ta có: h = h ; r2 = a ; r1 = b
V1 = pr12h = pb2h 
V2 = pr22h = pa2h 
HS: Công ty cổ phần thép Mê Linh Vĩnh Phúc, nhà máy ống thép ViSa Long An, Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh.
GV: Ở nước ta nhiều tỉnh thành có nhà máy sản xuất sắt thép lớn giúp nền công nghiệp của nước ta phát triển mạnh. Tuy nhiên trong qua trình phát triển của đất nước chúng ta cũng cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh môi trường, cần để ý đến vệc xả chất thải của các nhà máy lớn, điều này làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chẳng hạn như sự cố Formosa.
GV: Chiếu một vài hình hảnh sự cố 
Trình chiếu slide 19,20,21
 Formosa do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra cho HS quan sát.
* Áp dụng thực tế: (trong sinh hoạt) 
Trình chiếu slide 22
Nhà bạn Lan có một cái cốc hình trụ cao 12,6 cm, đường kính đáy 7,4 cm. Để ước lượng bao nhiêu ml nước pha thuốc, mẹ Lan cần tính thể tích lượng nước đầy cốc. Lan đã tính giúp mẹ là 541,905 (ml). Lan có tính đúng không? Tại sao?
*Tích hợp môn văn học:
Sau khi học song 3 phần lý thuyết giáo viên giới thiệu một bài thơ nói về cách tính diện tích xung quanh và thể tích 
hình trụ:
Thân tròn hai mặt cũng tròn.
Là em hình trụ làm tròn mắt anh.
Thể hình đáy diện nhân cao. 
(V = Sh = πr2h)
Xung quanh vi đáy tích cùng chiều cao.
( Sxq= 2πr h)
(1dm3 = 1 lít nước = 1000 ml nước)
Bán kính của hình trụ là r = 3,7 (cm), chiều cao hình trụ là l = 12,6 (cm) nên thể tích cốc đựng đầy là hay 
Vậy Lan đã tính đúng.
*Củng cố kiến thức:
- GV đưa ra bản đồ tư duy về các công thức tính trong bài hình trụ
r
h
HÌNH TRỤ
CÔNG THỨC LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH TRỤ
- Nắm vững các khái niệm, công thức đã học trong tiết học.
- Xem lại các ví dụ và bài tập đã làm trên lớp.
- Làm các bài tập sgk. 
- Lưu ý về việc sử dụng các kiến thức đã học vận dụng trong đời sống hàng ngày.
- GV giúp các em giải thích một số vấn đề trong đời sống:GV chiếu hình ảnh thân cây hình trụ.
VD: Tại sao thân cây thường có hình trụ: 
+ Nếu quan sát kỹ cây cối, bạn sẽ thấy các loại cây với tán, lá, quả,... của chúng muôn hình vạn trạng, dường như không thể tìm ra điểm chung gì từ hình dạng của chúng. Cùng một loại cây nhưng vẫn có hiện tượng khác biệt lớn. Khi bạn chuyển tầm nhìn tới thân cây, bạn sẽ phát hiện ra rằng: tất cả các thân cây đều hình trụ. Thật kì lạ! Các thân cây tại sao đều là hình trụ cả, mà không phải là một hình gì khác. Tại sao các loài cây muôn hình muôn vẻ lại có thể thống nhất ở điểm này.
+ Lợi ích của thân cây hình trụ
Theo nguyên lý hình học, diện tích hình trụ lớn hơn so với diện tích các hình khác. Do đó nếu cần số lượng lớn nguyên liệu để làm các vật có điện tích lớn, hiển nhiên, hình tròn là hình thích hợp nhất. Không lạ khi người ta dùng ống tròn để vận chuyển khí ga, dùng ống tròn để dẫn nước. Thực tế nó được mô phỏng từ hiện tượng tự nhiên. 
Hơn nữa, hình trụ chịu lực tốt nhất. Những cây có tán Đồng to, trọng lượng của nó dồn cả vào thân, có cây đến mùa ra quả, quả sai, cây còn phải treo những quả đến mấy chục cân, nếu không có thân cây chịu lực tốt thì sao có quả để ăn! 
Theo quy luật thông thường của giới thực vật, cây lớn mới ra quả, có một số cây như đào, ngân hạnh thường trồng tới hơn 10 năm thậm chí mấy chục năm mới ra quả lần đầu. Trong thời gian dài như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của chúng là kiến tạo bộ khung cho mình. Việc này tiêu hao phần lớn chất dinh dưỡng. 
Thêm vào đó, kết cấu hình trụ của thân cây tránh được nhiều nguy hiểm. Nếu thân cây là hình vuông, hình chữ nhật hay bất cứ một hình gì khác ngoài hình tròn thì những góc của thân cây dễ bị va đập mạnh. Chúng ta đều biết vỏ ngoài của cây là đường để vận chuyển chất dinh dưỡng từ ngoài, nếu vỏ bị đứt thì cây sẽ chết. Mà thân cây vuông thì nguy cơ bị tổn thương càng cao, chẳng phải là rất nguy hiểm sao? 
Ngoài ra, cây là loại thực vật lâu năm. Trong quá trình sống, nó chịu nhiều phong ba, bão táp. Do thân cây hình trụ nên dù gió thổi từ hướng nào tới, thì cũng dễ bị trượt qua, điểm tiếp xúc, chịu ảnh hưởng rất nhỏ. Có thể bạn chẳng ngờ, nhưng nếu thân cây có hình dạng gì khác mà có mặt phẳng, thì sức chịu gió của nó sẽ lớn hơn gấp bao lần? Như vậy, cây dễ bị đổ. 
Mọi sinh vật trong quá trình tiến hóa sẽ dần biến đổi theo chiều hướng thích ứng cao nhất với môi trường. Thân cây hình tròn là kết quả của khả năng thích nghi cao nhất với môi trường.
* Bài tập về nhà:	
- Làm các bài tập về hình trụ trong sách giáo khoa
- Tìm hiểu kiến thức tiết học liên quan đến các môn học khác, trong cuộc sống.
- Nhóm Sáng tạo: Gồm 8 học sinh tìm hiểu về hình trụ và ứng dụng của hình trụ trong đời sống.
- Nhóm Khoa học và đời sống: Gồm 8 học sinh tìm hiểu về hình trụ thông qua sản phẩm ống cống và cột trụ đá ở Ninh Vân Hoa Lư Ninh Bình. Từ đó học sinh biết cách tạo ra các sản phẩm cột đá, cách làm ống cống, biêt cách gìn giữ phát huy bảo tồn làng nghề đá Ninh Vân. 
- Nhóm Làng nghề truyền thống: Gồm 8 học sinh tìm hiểu hình trụ thông qua vật dụng làm giò. Tìm hiểu nghề làm giò ở Cổ Lễ. Từ đó đề xuất cách bảo tồn làng nghề truyền thống.
- Nhóm Hải Đăng: Gồm 8 học sinh 
+ HS nhóm Hải Đăng về nhà giải bài toán sau: GV Trình chiếu slide 20.
+ Tìm hiểu các ngọn hải đăng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thông qua việc tìm hiểu về ngọn hải đăng học sinh sẽ hiểu hơn về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Từ đó giúp các em thêm yêu quý và tự hào về đất nước Việt Nam.
GV Trình chiếu slide 20 
Yêu cầu mỗi nhóm làm 1 bài thuyết trình và báo cáo sản phẩm bằng PowerPoint.
- GV cử nhóm trưởng, thư kí
- Thông báo yêu cầu về bài tập ( số trang, định hướng nội dung.), cung cấp tài liệu ( nếu các nhóm đề nghị), giải đáp thắc mắc của các nhóm (nếu có)
- Cung cấp cho các nhóm tiêu chí đánh giá từng thành viên trong nhóm và cách tính điểm cho từng thành viên trong nhóm.
- Các nhóm tham gia chấm điểm nhóm khác trong báo cáo, đặt câu hỏi tham gia thảo luận, thắc mắc.
Tiết 2-3: Các nhóm báo cáo kết quả của dự án trước lớp
Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả dự án của nhóm mình.
Nhóm Sáng tạo( Phụ lục 2)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV gọi đại diện nhóm Sáng Tạo trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS vận dụng kiến thức môn Toán để giải quyết các bài toán mang tính thực tiễn trong đời sống hàng ngày.
+ Nhóm Sáng Tạo: Trình bày ứng dụng của hình trụ trong đời sống.
Nhóm Khoa học với đời sống( Phụ lục 3)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV gọi đại diện nhóm Khoa học với đời sống trình bày; nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS vận dụng kiến thức môn Địa lý
Yêu cầu:
Ninh Vân là một xã miền núi nằm ở phía tây nam huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7,5 km. Xã này có một phần diện tích thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An.
Ninh Vân Phía Bắc giáp các xã Ninh Hải, Ninh Thắng; phía Đông giáp Ninh An, Mai Sơn; và phía Tây và phía Nam giáp với thành phố Tam Điệp.
Diện tích: 12,63 km²
Dân số: 9173 người
Mật độ dân số: 726 người/km²
Đây là một trong 10 đơn vị hành chính cấp xã có dân số đông đúc nhất Ninh Bình, theo thứ tự gồm: Khánh Nhạc, Trường Yên, Lai Thành, Yên Nhân, Phát Diệm, Khánh Trung, phường Thanh Bình, Kim Mỹ, Quang Thiện, Ninh Vân.
Nhóm Khoa học với đời sống: Tìm hiểu thực tế về hình trụ thông qua ống cống và các cột đá hình trụ ở xã Ninh Vân Huyện Hoa Lư.
Nhóm Làng nghề truyền thống( Phụ lục 4)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu đại diện nhóm Làng nghề truyền thống: trình bày, các nhóm khác phản biện.
GV: Nhóm Làng nghề truyền thống: đã tìm hiểu hình ảnh hình trụ thông qua vật dụng làm giò bằng innox. Hiện nay vật dụng này đã bán rất nhiều trên thị trường nhưng chúng ta không thể quên được cách làm giò gói lá cổ truyền của cha ông ta nhất là dịp tết đến xuân về. Dựa vào những tìm hiểu của nhóm Sáng Tạo cả lớp hãy trang bị cho mình cách làm giò cổ truyền để gia đình chúng ta đón tết năm Tân Dậu có một sản phẩm sạch bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Nhóm Làng nghề truyền thống: Tìm hiểu về vật dụng làm giò có dạng hình trụ và làng nghề làm giò Cổ Lễ.
Nhóm Hải Đăng( Phụ lục 5)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu đại diện nhóm Hải Đăng trình bày, các nhóm khác phản biện.
GV: Cho nhóm Hải Đăng chiếu lại bài toán đã giao về nhà : 
Bài toán: Năm 2015 một ngọn hải đăng Ba Bình được xây dựng tại quần đảo Trường Xa của Việt Nam.Ngọn hải đăng cao 12,7m có đường kính đáy là 14m. Tính diện tích xung quanh, thể tích của ngọn hải đăng này.
GV: Đây là thông số kỹ thuật của ngọn hải đăng ở đảo Ba Bình do Đài Loan xây dựng bất hợp pháp (Theo thời báo hoàn cầu của Trung Quốc). 
Ba Bình nằm cách đảo Đài Loan khoảng 1.600 km, có diện tích gần 0,5 km2, là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đài Loan chiếm giữ trái phép hòn đảo này và thường xuyên điều lực lượng tuần duyên đến đây.Việt Nam nhiều lần phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền từ phía Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa, yêu cầu Đài Loan ngừng các hoạt động xây dựng trái phép, không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông. 
- GV tổng hợp kiến thức, đánh giá kết quả quan sát và báo cáo của mỗi nhóm (có thể cho điểm)
Nhóm Hải Đăng: Tìm hiểu về các ngọn hải đăng trên quần đảo Trường Sa
7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
- Kiểm tra kết quả hoạt động của từng nhóm:
Hs các nhóm đã đảm bảo thực hiện được tốt nội dung yêu cầu như sau:
 + Lên kế hoạch cụ thể phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên
 + Tiến hành thu thập thông tin từ SGK, internet, báo chí, ngoại khóa..
 + Xây dựng nội dung sản phẩm và thiết kế trên file word, PP ....
 + Tập luyện để trình bày, báo cáo sản phẩm
- Kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận(trong Bộ câu hỏi kiểm tra- dánh giá). Nội dung đề kiểm tra như sau:
I/. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) : Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1 : Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định, ta thu được :
A/Hình nón; 	B/Hình trụ; 	 	 C/Hình nón cụt, 	 D/Hình cầu.
Câu 2 : Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy thì mặt cắt là một :
A/Hình tròn, 	 B/Hình chữ nhật, C/Hình thang cân, 	 D/Hình tam giác.
Câu 3 : Một hình trụ có bán kính đường tròn đáy là R và chiều cao là h. Hãy ghép mỗi số ở cột A và chữ ở cột B để được khẳng định đúng.
Cột A
Cột B
1
Thể tích hình trụ
a
2pRh
2
Diện tích đáy hình trụ
b
pR2h
3
Diện tích xung quanh
c
2pR
4
Diện tích toàn phần
d
pR2
e
2pR(h + R)
 Trả lời : 1 ; 2	 ; 3 ; 4 	
Câu 4 : Một hình nón có bán kính đáy là r, chiều cao là h. Thể tích là :
A/ V = pr2h , 	B/ V = pr2h , 	
C/ V = pr3 , 	D/ V = ph(r12 + r22 + r1r2)
II/.TỰ LUẬN (5 điểm)
Một hình trụ có diện tích xung quanh là 20p cm2 và diện tích đáy là 4p cm2. Tính thể tích của hình trụ đó.
4p (cm2)
20p (cm2)
Như vậy, theo thống kê ở trên, sau chủ đề 100% HS đạt kết quả từ TB trở lên, không có loại yếu, kém.
8. Các sản phẩm của học sinh 
- Sản phẩm nhóm: Bài trình bày trên file word và powerpoint.
-Kết quả bài kiểm tra: 
 Điểm
Đối tượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
Sl
TL %
Khối 9
(100 HS)
33
33
40
40
27
27
0
0
	Từ kết quả học tập của các học sinh, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh.Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để học sinh có kiến thức toàn diện, tổng hợp, đồng thời giúp giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

File đính kèm:

  • doc1.Đơn SK năm 2018.doc
  • pptgiáo án trình chiếu-Hinh tru.ppt
  • pptNHÓM HẢI ĐĂNG.ppt
  • pptNHÓM KHOA HỌC VỚI ĐỜI SỐNG.ppt
  • pptNHÓM LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.ppt
  • pptNHÓM SÁNG TẠO.ppt
Sáng Kiến Liên Quan