Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học
I. Lí do chọn đề tài
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH đất nước đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn xã hội, đặc biệt ngành Giáo dục
- Đào tạo. Tiểu học là bậc học nền tảng. Để nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học thì việc bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ là một yếu tố hết sức quan trọng.
Quản lí chuyên môn ở trường TH trước hết và chủ yếu là quản lí con người, cụ thể là đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục, là người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành công hay thất bại của nhà trường. Vì thế việc tổ chức, quản lí làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc làm thường xuyên và được các nhà trường quan tâm hàng đầu. Hiện nay, đất nước chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới. Giáo dục - Đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu nhằm: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, tiến kịp các nước tiên tiến, đặc biệt nước ta đang trên con đường hội nhập. Mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục TH nói riêng đã chỉ rõ đây là mục tiêu chiến lược.Thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sịnh; đặc biệt để thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân, tất yếu tuỳ thuộc vào đội ngũ giáo viên. Đặc điểm lao động của người giáo viên cho thấy dạy học là một nghề với nhiệm vụ chủ yếu hết sức quan trọng là giảng dạy và giáo dục học sinh. Việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới thì vai trò của người giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mới. Như vậy đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên hoàn thiện tri thức và kĩ năng nghề nghiệp toàn diện, mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục, phù hợp với định hướng phát triển của đất nước cũng như xu thế toàn cầu hoá của xã hội đương đại. Giáo viên cần được học tập và bồi dưỡng suốt đời. Việc tổ chức, quản lí để cho mỗi giáo viên có điều kiện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn là việc làm cần thiết và có ý nghĩa chiến lược. Như vậy, xuất phát từ:
- Yêu cầu của đất nước trong thời kì hội nhập.
năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Văn Thuỷ”. II. Mục đích của đề tài: Qua nghiên cứu, khảo sát để nắm chắc thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của trường nhằm giải quyết một số vấn đề về lí luận và đề ra một số giảI pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học. III. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lí giáo dục. - Mục tiệu, kế hoạch giáo dục Tiểu học - Đội ngũ giáo viên trường TH Văn Thuỷ mà nội dung tập trung chủ yếu là năng lực chuyên môn của giáo viên. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Bước đầu xác định một số cơ sở khoa học và thực tiễn bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ. - Phân tích thực trạng về năng lực SP đội ngũ trường mình phụ trách. - Từ lí luận và thực trạng đề ra một số giải pháp về công tác bồi dưỡng năng lục chuyên môn cho đội ngũ. V. Phạm vi đề tài: Đề tài chỉ đề cập đến một số vấn đề về “Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường TH Văn Thuỷ“. VI. Phương pháp giải quyết đề tài: - Nghiên cứu lí luận (tài liệu liên quan đến giáo dục) để tìm hiểu cơ sở khoa học của đề tài. - Điều tra, khảo sát nắm tình hình năng lực đội ngũ. - Tổng kết kinh nghiệm công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mình. B. Phần nội dung Chương một: Một số cơ sở khoa học và thực tiễn I. Cơ sở khoa học: Tiểu học là bậc học đầu tiên. Đây là “bậc học nền tảng“ của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục TH phải đảm bảo mục tiêu giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Từ mục tiêu này giúp cho người cán bộ quản lí cũng như đội ngũ giáo viên có được những định hướng đúng đắn cho việc dạy học. Đây là cơ sở khoa học để xây dựng đội ngũ giáo viên “vừa hồng vừa chuyên“. Kho tàng tri thức của nhân loại là vô tận và luôn có sự đổi mới. Tri thức là chìa khoá vạn năng giúp con người mở cửa cuộc đời. Lê - nin đã dạy “Có sách mới có tri thức“ và Người còn nhắc nhở “Học – học nữa – học mãi”. Trước sự đổi mới của tri thức khoa học và công nghệ diễn ra như vũ bão, người giáo viên phải không ngừng tự học và tự bồi dưỡng. Hơn nữa người giáo viên tiểu học không chỉ đơn thuần là dạy Toán hay dạy Tiếng Việt mà là “ông thầy tổng thể“ dạy tất cả các môn học. Do đặc trưng này, đối với học sinh TH, giáo viên là thần tượng, là trí tuệ, là lí tưởng, điều thầy giáo nói là chân lí, việc thầy giáo làm là chuẩn mực. Vì vậy con đường tối ưu của thầy giáo là tự học, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên. Dạy học là một hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của mỗi trường học. Quản lí chuyên môn ở trường TH là quản lí dạy học: quản lí dạy học trên lớp và hoạt động ngoài giờ của giáo viên. Quản lí giáo viên chủ yếu là quản lí năng lực của họ. Để đội ngũ giáo viên ngày càng có phẩm chất và năng lực thì bồi dưỡng là công tác quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục TH nói riêng. Đây cũng là cơ sở để khẳng định “ có bao nhiêu thầy giáo giỏi thì có bấy nhiêu học trò giỏi“. Để đạt được mục tiêu đào tạo, cụ thể là mục tiêu giáo dục TH, mục tiêu đó được cụ thể hoá bằng kế hoạch dạy học mà trường TH, trực tiếp là đội ngũ giáo viên cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Từ kế hoạch dạy học này ta đây là cơ sở khoa học để giáo viên TH trực tiếp dạy đủ, dạy đúng có chất lượng các môn học. Cơ sở khoa học này đòi hỏi người quản lí phải suy nghĩ tìm giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ. II. Cơ sở thực tiễn: 1.Một số nét cơ bản về tình hình và đặc điểm nhà trường: Trường TH Văn Thuỷ là một trường thuộc miền núi thấp,địa phương nơi trường đóng thuộc diện khó khăn được sự hỗ trợ chương trình 135 của Chính phủ. Trường được tách ra từ trường PTCS vào tháng 10 năm 1997. Hiện nay trường có 10 lớp với 250 học sinh và 16 cán bộ – giáo viên – nhân viên. Qua 10 năm xây dựng và phát triển, trường đã được công nhận là trường TH đạt chuẩn quốc gia mức 1. Cơ sở vật chất ngày càng khang trang, trường có 10 phòng học 2 tầng, thiết bị dạy học đầy đủ cho giáo viên và học sinh. Nhiều năm qua trường luôn đạt trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. 2. Tình hình đội ngũ: Là một đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn, xã trung tâm huyện lị nên đội ngũ giáo viên thường xuyên biến động qua hàng năm. Giáo viên mới ra trường lên công tác vài năm lại trở về cho nên trường TH Văn Thuỷ như là nơi để giáo viên mới ra trường thực tập đến khi tay nghề vững vàng lại chuyển công tác. Đội ngũ phần lớn tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, nhiệt tình năng nổ trong công tác nhưng kinh nghiệm trong dạy học còn hạn chế. Trong những năm qua, nhận thức được việc đào tạo và bồi dưỡng là cần thiết nên đã động viên giúp đỡ nhau tham gia các lớp học nâng cao trình độ (năm 2006 + 2007 có 1 đ/c tốt nghiệp ĐHTH, 2 đ/c tốt nghiệp CĐTH). Cụ thể về trình độ đội ngũ giáo viên: Đại học tiểu học : 4 đ/c Cao đẳng tiểu học : 5 đ/c THSP : 3 đ/c Về chất lượng đại trà của đội ngũ, các đồng chí mới ra trường nhiệt tình năng nổ, lại có kiến thức, có trình độ nên khi tiếp cận với PPDH mới thì rất nhạy bén. Những giáo viên công tác lâu năm thì có cả một bề dày kinh nghiệm trong dạy học, ứng xử tình huống sư phạm trên lớp khéo léo hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, trước thực tế đổi mới PPDH, sự bùng nổ về khoa học thông tin thì một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu này, khi bố trí dạy các lớp cuối cấp còn bất cập. Là người cán bộ quản lí, người chịu trách nhiệm về trọng trách quản lí nhà trường và thực hiện đồng bộ tất cả các nội dung định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân, rất lo lắng trước sự đổi mới và yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Chương II. Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường TH Văn Thuỷ I. Nội dung bồi dưỡng: 1. Bồi dưỡng về phẩm chất nhân cách: Nghề sư phạm có tính đặc thù riêng, nó không giống bất kì 1 nghề nào trong xã hội. Một nghề có chức năng phát triển tâm hồn, trí tuệu con người, chức năng đó quy định phong cách của người giáo viên trong xã hội. Vì vậy cần phải bồi dưỡng cho đội ngũ: a. Về tư tưởng chính trị: Luôn trung thành với đường lối của Đảng, yêu lao động, trọng lẽ phải, không ngừng học tập tu dưỡng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. b. Về phẩm chất nghề nghiệp: Bồi dưỡng cho giáo viên có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn, có đạo đức tác phong và lương tâm đúng mực. Tạo cho giáo viên có phong cách đĩnh đạc, luôn thể hiện là “tấm gương sáng cho học sinh noi theo” là “khuôn vàng, thước ngọc” mà học sinh phải soi vào. Là giáo viên TH phải có lòng nhân ái cao cả, phải gần gũi thương yêu học sinh. Đó là điểm xuất phát của sự sáng tạo sư phạm làm cho giáo viên có trách nhiệm cao đối với công việc của mình. 2. Bồi dưỡng về năng lực sư phạm: a. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn: Giáo viên TH là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng bậc TH trở thành bậc học nền tảng của hệ thồng giáo dục quốc dân. Vì vậy đòi hỏi đội ngũ phải có trình độ chuyên môn toàn diện. Do đó, việc bồi dưỡng kiến thức khoa học các môn học ở bậc TH là yêu cầu cần thiết và quan trọng. Nội dung, chương trình dạy học ở TH rất phong phú nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng về con người và môi trường tự nhiên – xã hội xung quanh, những kiến thức, kĩ năng phát triển thể chất và thẩm mĩ. Nội dung này thể hiện trong các môn học bắt buộc ở TH. Vì thế người giáo viên phải: - Nắm vững chương trình, sách giáo khoa từng môn học ở từng khối lớp. Nắm vững yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng các môn học. - Xác định đúng, đầy đủ mục tiêu bài dạy. - Tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn cũng như từng bài học cụ thể. - Đánh giá, xếp loại học sinh chính xác công bằng. - Có khả năng nắm bắt nhanh chóng những thay đổi của chương trình và sách giáo khoa. b. Bồi dưỡng các kĩ năng sư phạm: Bên cạnh việc bồi dưỡng tri thức khoa học, vốn hiểu biết, vốn sống thì người quản lí còn bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ. Đó là bồi dưỡng nghệ thuật khi lên lớp sao cho tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng hiệu quả. Bồi dưỡng kĩ năng vận dụng PPDH một cách linh hoạt, tổ chức cho học sinh học cách học, kĩ năng học nhằm phát huy vai trò là người tổ chức, người hướng dẫn của giáo viên. II. Các giải pháp: 1. Điều tra, lập kế hoạch: a. Công tác điều tra: Điều tra, phân tích khảo sát đến từng giáo viên là công việc đầu tiên của quá trình bồi dưỡng. Cán bộ quản lí có thể trực tiếp hoặc thông qua tổ chuyên môn, tiến hành dự giờ nắm bắt được chất lượng giảng dạy, ý thức trách nhiệm, thái độ, năng lực tổ chức, hướng dẫn...gọi chung là năng lực sư phạm để lập kế hoạch bồi dưỡng sát thực. b.Lập kế hoạch bồi dưỡng: Qua điều tra, khảo sát, người cán bộ quản lílập kế hoạch, chọn nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ được tiến hành trong suốt cả năm học (chu trình này qua hàng năm có sự điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế đơn vị mình). Kế hoạch cụ thể Thời gian tháng Nội dung bồi dưỡng Phương pháp tiến hành Người thực hiện 9 -Chương trình, SGK các môn Tự nghiên cứu cá nhân, đề BGH + toàn bộ - Yêu cầu cơ bản về KTKN xuất GV 10 - Bồi dưỡng PPDH môn Toán + Đạo đức. - Kiểm tra 2 chuyên đề này - Triển khai lí thuyết, dạy thể nghiệm - Rút kinh nghiệm - BGH + GV 4, 5 - Tập thể SP 11 - Bồi dưỡng PPDH môn TViệt - Kiểm tra chuyên đề này -Kiểm tra chuyên đề này - Nghiên cứu lí thuyết, soạn và trình bày KH dạy học -Rút kinh nghiệm -BGH +GV toàn trường -Tập thể SP 12 - Bồi dưỡng PPDH Mĩ thuật, kĩ thuật. - Làm đồ dùng dạy học - Soạn bài, dạy thể nghiệm - Chấm đồ dùng dạy học - GV Mĩ thuật + GV 4,5 -BGH +TTCM 1 - Bồi dưỡng PPDH Toán + Khoa học. - Kiểm tra 2 chuyên đề này - Nghiên cứu lí thuyết, trình bày kế hoạch bài dạy. - Rút kinh nghiệm - BGH + GV 4, 5 - Tập thể SP 2 - Bồi dưỡng PPDH môn TNXH + Thể dục - Dự giờ GV BGH + TTCM + GV 1,2,3 3 - Bồi dưỡng PPDH môn Lịch sử + Địa lí - Kiểm tra chuyên đề này - Soạn bài, trình bày kế hoạch bài dạy -Rút kinh nghiệm - BGH + GV 4, 5 - Tập thể SP 4+ 5 - Bồi dưỡng PPDH môn Âm nhạc - Tổng kết - Dự giờ - SH CM - BGH + GV âm nhạc - BGH + GV toàn trường 2. Xây dựng phong trào tự học, tự bồi dưỡng: Phải công nhận rằng vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên là quan trọng hơn cả. Cán bộ quản lí trực tiếp giao việc tự bồi dưỡng cho giáo viên, đòi hỏi họ một năm học phải tự cố gắng ít nhất nâng cao hơn một nội dung nào đó còn hạn chế (thông qua điều tra khảo sát). Chẳng hạn yếu về phương pháp (cách thức tổ chức các hoạt động dạy học) thì tăng cường dự giờ trên lớp của đồng nghiệp, yếu về chữ viết thì tích cực rèn chữ viết ở vở soạn, ở bảng và ở vở rèn chữ. Giao việc cụ thể đến tận từng giáo viên cho họ phấn đấu và kiểm tra đánh giá sau một thời gian quy định. Qua kiểm tra đánh giá để động viên kịp thời đội ngũ tích cực, tự giác nâng cao năng lực SP. Tạo phong trào tự học, tự bồi dưỡng có nền nếp, giáo viên hứng thú tìm tòi sáng tạo và ngày càng cảm thấy tự tin hơn vào năng lực của mình. Đối với giáo viên phải tự lập cho mình một kế hoạch cụ thể trong tuần, trong tháng cần nghiên cứu, học tập thêmnhững vấn đề gì?, dự giờ môn gì?, lớp nào?.Bản thân cũng chuẩn bị tiết dạy để mời tổ chuyên môn, BGH đến dự. Để phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong nhà trường có nền nếp và đạt hiệu quả thì phải tạo điều kiện: - Sắp xếp công việc, tạo quỹ thời gian. - Giúp đỡ tài liệu có liên quan. - Cử giáo viên nòng cốt giúp đỡ. - Động viên đội ngũ tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ. 3. Tổ chúc dự giờ thăm lớp, hội thảo chuyên đề: Việc tổ chức dự giờ thăm lớp là việc làm thường xuyên và liên tục trong năm học ở các trường nói chung và trường TH Văn Thuỷ nói riêng. Vào đầu năm học trường tổ chức dự giờ tất cả các môn học (chọn các đồng chí có năng lực SP khá, giỏi) để giúp đội ngũ định hình lại PPDH từng bộ môn. Hàng tuần đều có lịch dự giờ giáo viên để nắm tình hình dạy học của giáo viên và học sinh, xác định thực chất trình độ, năng lực SP của đội ngũ. Sau khi dự giờ giáo viên nhận được sự góp ý của đồng nghiệp, của BGH nhà trường về những ưu điểm và tồn tại để giáo viên điều chỉnh, bổ sung rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Đối với giáo viên mới ra trường thì BGH càng quan tâm việc làm này nhiều hơn. Việc tổ chức dự giờ thăm lớp là biện pháp cơ bản để nâng cao năng lực Sp cho mỗi giáo viên, hơn nữa đây cũng là cơ hội để giáo viên phát triển sự sáng tạo trong nghề nghiệp. Qua các đợt bồi dưỡng dạy thay sách mới nhằm giúp giáo viên nắm được nội dung chương trình, sách giáo khoa, PPDHmới vào đầu các năm học, nhà trường còn tổ chức hội thảo chuyên đề đổi mới PPDH, giải quyết những vướng mắc về đổi mới PPDH làm cho các bài dạy đạt hiệu quả hơn. Có thể tiến hành xây dựng kế hoạch 1 bài dạy và dạy thể nghiệm, sau đó thảo luận giúp đội ngũ nắm vững cách tổ chức, hướng dẫn, điều khiển học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức của bài học. 4.Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn ở tổ khối chuyên môn trong nhà trường: Trong nhà trường, tổ khối chuyên môn đóng vai trò rất quan trọng. Do vậy, việc cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường TH Văn Thuỷ là một việc làm đúng đắn có ảnh hưởng rất lớn đối với việc bồi dưỡng năng lực SP cho đội ngũ. Cán bộ phụ trách chuyên môn trực tiếp chỉ đạo việc sinh hoạt tổ CM. Dựa vào kế hoạch đã xây dựng để cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn cho phong phú, đa dạng như: - Tổ chức soạn và trình bày kế hoạch kế hoạch bài dạy chi tiết. Đó là những bài soạn điển hình được thống nhất chung cho các khối lớp. - Tổ chức thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm. - Tổ chức làm đồ dùng dạy học. - Tổ chức rèn chữ viết và cách trình bày bảng.. Qua những việc làm này,đội ngũ có ý thức trong việc đổi mới PPDH, không ngừng phấn đấu vươn lên nhằm nâng cao năng lực sư phạm. Cũng qua sinh hoạt chuyên môn giáo viên tự bổ sung kiến thức về CMNV cho mình. 5. Phối hợp một cách đồng bộ, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường: Tranh thủ những ý kiến sáng suốt của tập thể chi bộ, công đoàn, chi đoàn...Trong các tổ chức này đều có giáo viên là Đảng viên, giáo viên nồng cốt. Họ vừa là người lãnh đạo vừa là người thực hiện. Trong phối hợp thường xuyên đảm bảo quy chế: Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lí, quần chúng làm chủ. Hàng tháng có nghị quyết của từng tổ chức, định hướng cho việc bồi dưỡng đội ngũ. Công đoàn tổ chức hoạt động, đoàn viên thi đua, gắn phong trào thi đua của công đoàn vào hoạt động chuyên môn và ngược lại. Chủ tịch Công đoàn cùng Hiệu trưởng kí cam kết thực hiện từ đầu năm. Như vậy, ngoài vai trò nòng cốt của tổ chức chuyên môn, cần phối hợp một cách toàn diện các tổ chức nói trên. Bồi dưỡng tốt đội ngũ cần phối hợp sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong nhà trường. 6. Đánh giá công tác bồi dướng chuyên môn cho đội ngũ: Kiểm tra đánh giá là một biện pháp thiết thực có tác dụng lớn mỗi khi kết quả đánh giá được ghi nhận. Hàng tháng ngoài việc đánh giá lại hoạt động chuyên môn trong tháng và đưa ra kế hoạch tháng sau thì đồng thời phải đánh giá công tác bồi dưỡng đội ngũ, cụ thể tháng này đã bồi dưỡng được mặt nào? Kết quả ra sao? (dựa vào kế hoạch). Qua đánh giá cần nêu gương những đồng chí bồi dưỡng tốt để khuyến khích nhằm nâng cao ý thức phấn đấu của đội ngũ đồng thời có thể điều chỉnh cho phù hợp. 7. Tuân thủ ý kiến chỉ đạo của phòng Giáo dục: Phối hợp với phòng Giáo dục vừa giúp Lãnh đạo phòng nắm chắc phẩm chất năng lực của đội ngũ để có giải pháp bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cho toàn ngành vừa giúp nhà trường có cơ sở chỉ đạo hoạt động của trường mình. Thông qua báo cáo, kiểm tra thực tế, thông qua mạng lưới thanh tra của phòng để nắm bắt thêm thực trạng đội ngũ. Tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên tạo điều kiện mở lớp, cung cấp tài liệu, tổ chức sinh hoạt chuyen môn liên trường.....để nâng cao năng lực đội ngũ. Với một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ mà trường TH Văn Thuỷ đã thực hiện như đã nêu ở trên. Trong nhiều năm qua đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã có sự tiến bộ một cách rõ rệt về nhiều mặt, đặc biệt về năng lực sư phạm. Chương III. Kết quả đạt được của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ trường TH Văn Thuỷ và bài học kinh nghiệm Qua việc tích cực bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, tay nghề của đội ngũ trường TH Văn Thuỷ ngày càng vững vàng đạt được các yêu cầu cơ bản về phẩm chất đạo đức cũng như năng lực chuyên môn. Trong tập thể, mỗi thành viên đều có mục tiêu phấn đấu trở thành người giáo viên giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức lối sống lành mạnh, mẫu mực, có trình đội chuyên môn giỏi. Thực tế qua hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, nhiều đồng chí đạt dạy giỏi và dạy giỏi xuất sắc như đồng chí Lan, đ/c Tâm, đ/c Mai...Trong năm học 2006 -2007 đơn vị có 1 đ/c tham gia thi giáo viên dạy giỏi huyện và đạt giáo viên dạy giỏi. Đội ngũ hăng say trong phong trào tự học, tự bồi dưỡng để thực sự là người cố vấn, người huấn luyện viên giỏi của học sinh trong công cuộc hành trình chiếm lĩnh tri thức khoa học. Song song với chất lượng đội ngũ giáo viên thì chất lượng học tập của học sịnh cũng được nâng lên. Chất lượng mũi nhọn tiến bộ vượt bậc. Năm học 2005 -2006 đội tuyển học sinh giỏi xếp thứ 23 trong toàn huyên. Năm học 2006 -2007 đội tuyển học sinh giỏi xếp thứ..........trong toàn huyện. Đặc biệt để góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không” thì những học sinh yếu kém luôn luôn được giúp đỡ để vươn lên. Qua những việc đã làm và kết quả đạt được, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau: - Người cán bộ quản lí cần quán triệt và nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đội ngũ. Đây là công việc khó khăn không thể thành công một sớm một chiều mà phải tiến hành thường xuyên, lâu dài. - Phải xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng phù hợp với đội ngũ đơn vị mình. Thường xuyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra đánh giá nắm bắt thông tin, đề ra các quyết định đúng đắn. - Quan tâm bồi dưỡng cả phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. - Phải kết hợp hài hoà giữa tập thể và cá nhân, tôn trọng ý kiến cá nhân, biết chọn lọc và tổng hợp ý kiến, phát huy tính sáng tạo cá nhân để làm giàu cho kinh nghiệm tập thể. - Quan tâm xây dựng lực lượng nòng cốt, có độ tin cậy, có đủ trình độ chuyên môn để đảm đương, giải quyết những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và lấy đó làm mới cho phong trào tự học, tự bồi dưỡng năng lực đội ngũ. C Phần kết luận Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu có tính quyết định đến sự thành bại của một nhà trường. Việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là một hướng đi hết sức đúng đắn và đóng vai trò quan trọng thiết thực trong tình hình hiện nay. Mỗi một cố gắng, mỗi một kết quả tuy nhỏ nhưng chất lượng đội ngũ giáo viên sẽ có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, đặc biệt góp phần thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Một trường học có uy tín, tồn tại và phát triển phải là một nhà trường có môi trường sư phạm lành mạnh, trong đó đội ngũ giáo viên là linh hồn, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Họ chính là những “kĩ sư tâm hồn” đang ngày đêm thiết kế hàng vạn tâm hồn trẻ ngây thơ, trong sáng để một mai không xa lớp trẻ lớn lên gánh vác sự nghiệp của đất nước. Là một người thầy, cần luôn được bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên về phẩm chất cũng như năng lực chuyên môn để làm ra những sản phẩm đáp ứng với yêu cầu của xã hội.
File đính kèm:
- skkn_12380133.docx