Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Tiểu học
Trẻ em là tương lai của đất nước, là niềm vui, hạnh phúc của mỗi gia đình. Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương, chăm sóc và sẵn sàng hi sinh cho con em mình. Xác định đúng vai trò của tuổi trẻ, Đảng luôn chăm lo đào tạo, bồi dưỡng lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với mục đích nhiệm vụ là tập hợp đông đảo thiếu nhi, tạo điều kiện để các em phát triển mọi mặt: đạo đức, sức khỏe, lao động tốt
Trong di chúc Bác có dặn: “ Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”Chính vì thế chỉ thị 197 của Ban bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “ Quan tâm đến thiếu niên nhi đồng còn làm cho các tầng lớp nhân dân an tâm và phấn khởi vì tiền đồ tốt đẹp của con em mình mà hăng hái tham gia xây dựng Chủ nghĩa xã hội”
Trẻ em nói chung và thiếu nhi nói riêng đều thích các hoạt động phù hợp với lứa tuổi và một trong những hoạt động phù hợp.Thông qua các hoạt động của của Đội cũng như hoạt động giáo dục đạo đức ngoài giờ lên lớp giáo giục cho các em hiểu rõ và tự hào các giá trị truyền thống tốt đẹp , bảo tồn và phát huy giá trị của dân tộc. Không những thế còn trang bị cho các em kiến thức xã hội, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, khuyến khích sự sáng tạo . Giúp các em bồi dưỡng, rèn luyện mình trở thành những đội viên phát triển một cách toàn diện về: “ Đức –Trí- Thể- Mỹ”góp phần xây dựng một xã hội trong sạch, lành mạnh
PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tính cấp thiết Trẻ em là tương lai của đất nước, là niềm vui, hạnh phúc của mỗi gia đình. Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương, chăm sóc và sẵn sàng hi sinh cho con em mình. Xác định đúng vai trò của tuổi trẻ, Đảng luôn chăm lo đào tạo, bồi dưỡng lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với mục đích nhiệm vụ là tập hợp đông đảo thiếu nhi, tạo điều kiện để các em phát triển mọi mặt: đạo đức, sức khỏe, lao động tốt Trong di chúc Bác có dặn: “ Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”Chính vì thế chỉ thị 197 của Ban bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “ Quan tâm đến thiếu niên nhi đồng còn làm cho các tầng lớp nhân dân an tâm và phấn khởi vì tiền đồ tốt đẹp của con em mình mà hăng hái tham gia xây dựng Chủ nghĩa xã hội” Trẻ em nói chung và thiếu nhi nói riêng đều thích các hoạt động phù hợp với lứa tuổi và một trong những hoạt động phù hợp.Thông qua các hoạt động của của Đội cũng như hoạt động giáo dục đạo đức ngoài giờ lên lớp giáo giục cho các em hiểu rõ và tự hào các giá trị truyền thống tốt đẹp , bảo tồn và phát huy giá trị của dân tộc. Không những thế còn trang bị cho các em kiến thức xã hội, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, khuyến khích sự sáng tạo . Giúp các em bồi dưỡng, rèn luyện mình trở thành những đội viên phát triển một cách toàn diện về: “ Đức –Trí- Thể- Mỹ”góp phần xây dựng một xã hội trong sạch, lành mạnh Năm học 2018-2019 là năm học mà ngành giáo dục tiếp tục thực hiện nghị quyết của Đảng “ Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đặc biệt phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là phong trào được các đòan thể quan tâm và mỗi cấp mỗi ngành, mỗi người đều ra sức thực hiện. Trong năm học này là năm học tiếp tục thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học theo TT 22, việc chấm điểm thường xuyên ở các môn học đã không còn, giảm được áp lực về học tập cho học sinh. Dạy học sinh không chỉ dạy về kiến thức khoa học mà còn dạy các em làm người đó chính là kỹ năng sống. Chính vì vậy,Ở mỗi nhà trường, mỗi thầy cô giáo cụ thể hóa từng việc của mình để làm sao hoàn thành được nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, hưởng ứng cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Trường Tiểu học Phương Liệt trong nhiều năm qua đã có nhiều hoạt động để thu hút học sinh cũng như tạo được sân chơi bổ ích và lý thú cho học sinh tham gia, tạo cho các em có niềm đam mê trong học tập, có khả năng diễn thuyết, ứng xử tình huống thông minh qua các hội thi, các hoạt động trong công tác tuyên truyền và xây dựng kỹ năng qua các buổi ngoại khóa, chuyên đề. Trong thực tế hiện nay tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn ra có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp, nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm, sinh lý cho nạn nhân, tạo bức xúc trong nhân dân. Nhằm hạn chế đến mức tối đa hậu quả của loại tội phạm này, cần có cách nhìn cụ thể về loại tội phạm này, từ đó áp dụng các biện pháp cần thiết, góp phần tạo hiệu quả phòng ngừa. Cũng vì lý do đó để giúp học sinh biết cách tự bảo vệ bản thân có kiến thức kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm bồi dưỡng , kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Tiểu học” 2. Về mặt thực tiễn: Qua nhiều năm làm Tổng phụ trách tổ chức rất nhiều hoạt động cho học sinh tại nhà trường bản thân luôn cố gắng học hỏi các đồng nghiệp đi trước để xây dựng các hoạt động của Liên đội sao cho bám sát nội dung mà ngành Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Đội các cấp đề ra mà vẫn đảm bảo thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Đặc biệt hoạt động luôn đòi hỏi tính sáng tạo, hấp dẫn với các em học sinh Tiểu học. Tuy nhiên với thực tế hiện nay công tác tuyên truyền cần có sự thay đổi. Bởi trong một năm học có rất nhiều hoạt động, nhiều ngày kỉ niệm lớn, nếu như muốn giáo dục phòng chống xâm hại trong học sinh mà chỉ đọc phát thanh tuyên truyền không thôi thì chưa đủ,hơn nữa hình thức lại đơn điệu chưa phong phú, tính giáo dục chưa cao, chưa lôi cuốn được các em học sinh trong nhà trường tham gia vào các hoạt động của Đội. II.MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nâng cao nhận thức kỹ năng phòng chống xâm hại trong học sinh Tiểu học Biết cách bảo vệ bản thân Biết phân biệt ranh giới tiếp xúc cơ thể nguy hiểm Nâng cao chất lượng hoạt động của Đội tuyên truyền măng non Tạo sân chơi lành mạnh, thu hút, tập hợp đông đảo học sinh tham gia Góp phần chăm sóc, bảo vệ, giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh ở trong Lên đội trường Tiểu học Phương Liệt. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Từ 9/2017 đến tháng 4/2019 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quan sát Phỏng vấn Thu thập thông tin Phân tích tổng hợp Điều tra Đánh giá Diễn giải PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng tình yêu thương quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói “ Cái mầmcó xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường, tự lập”. Đặt niềm tin và xá định rõ vai trò trách nhiệm của trẻ em là những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Bác còn thường xuyên quan tâm nhắc nhở và giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho các ngành, đoàn thể. Người đã đặt nền tảng tư tưởng và nêu gương sáng về việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, ươm “mầm xanh tương lai” của đất nước. Thực hiện di chúc của Người, ngày 25 tháng 12 năm 2001 Quốc hội khóa X tại kỳ họp thứ 10 đã ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ra đời. Gần đây nhất Luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được sửa đổi năm 2016. “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” Ngày 06/12/2017 tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 chính thức khai trương nhằm mục tiêu thường trực tiếp nhận xử lý thông tin, thông bá, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em và thực hiện việc tư vấn kiến thức về trẻ em với tinh thần ưu tiên bảo vệ trẻ em. Tạp chí CSND - Khái niệm “Trẻ em” được nêu trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau. Theo Luật Trẻ em được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 05/4/2016, “Trẻ em” được quy đinh là người dưới 16 tuổi. Còn Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam thì đưa ra khái niệm: . Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu, trẻ em là người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt sinh lý và tâm lý, dễ bị tổn thương do các tác động tiêu cực từ môi trường xã hội. Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và các cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em Xâm hại trẻ em là gì? Xâm hại trẻ em là bất kỳ hành động nào có chú ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại đến trẻ. Có 4 hình thức của xâm hại trẻ em: Thể chất, tình dục, tinh thần, xao nhãng. Xâm hại trẻ em là vấn đề toàn cầu, nó xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới và có thể xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào. Xâm hại tình dục trẻ em là gì? Căn cứ theo Luật trẻ em 2016: Là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mội hình thức. Nạn nhân nào dễ bị xâm hại tình dục? Xâm hại tình dục có thể xảy ra với bất kỳ trẻ em nào, cả trẻ em trai và trẻ em gái. Đặc biệt, trẻ em thuộc giới thứ ba, trẻ em đang khám phá tình dục hoặc trẻ khuyết tật (tất cả các dạng khuyết tật) là đối tượng có nguy cơ cao bị xâm hại tình dục. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em là ai? Theo các nghiên cứu về các đối tượng xâm hại tình dục trẻ em, người phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em chưa chắc là người mắc loạn dục với trẻ em trừ khi họ có một ham muốn tình dục mạnh mẽ ở trẻ em độ tuổi trước dậy thì. Điều này có nghĩa là không phải ai mắc loạn dục với trẻ em cũng có hành vi tình dục với trẻ em. Thủ phạm thường gặp nhất là những thành viên trong gia đình hoặc những người quen biết (bạn bè của gia đình, hàng xóm, người trông trẻ). Kẻ xâm hại thường xây dựng mối quan hệ thân thiết với nạn nhân và gia đình của các em để che giấu hành vi xâm hại. Trường hợp trẻ em bị lạm dụng tình dục do người lạ mặt chỉ chiếm khoảng 10%. Trong số này, những người bị mắc loạn dục với trẻ em chỉ chiếm thiểu số. Hậu quả khôn lường Xâm hại tình dục là một hành động trái pháp luật. Nó không chỉ gây tổn thương thể chất và những hậu quả nhất thời mà còn có thể ảnh hưởng lâu dài. Những hậu quả lâu dài biểu hiện từ nhẹ đến những rối loạn rất nặng. Những rối loạn này không chỉ liên quan đến sức khỏe sinh sản mà còn liên quan đến khả năng học tập, khả năng hòa nhập cũng như đối với sức khỏe tâm thần của trẻ. Tùy thuộc vào mức độ của lạm dụng tình dục mà trẻ có thể biểu hiện sợ hãi và lo lắng trước người khác giới hoặc trước những vấn đề liên quan đến tình dục và có thể biểu hiện những hành vi tình dục không đúng mực.
File đính kèm:
- tongphutrachphuongthphuongliet_16201916.doc
- tongphutrachphuongthphuongliet_16201916.pdf