Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức giúp trẻ 4 -5 tuổi hiểu về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động

A - ĐẶT VẤN VỀ

Lý do chọn đề tài

Có câu nói :

“ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”

 Trẻ là tương lai của đất bước, là mối quan tâm chung của toàn xã hội và cũng là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, hạnh phúc của mọi gia đình.

 Thật vậy, có được một đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh là niềm mong ước của tất cả mọi người. Để đạt được mong ước ấy thì những người làm cộng tác Giáo Dục Mầm Non phải thực hiện một quá trình chăm sóc – giáo dục hết sức công phu. Trong quá trình đó, có rất nhiều điều khiến chúng ta băn khoăn, trăn trở. Làm thế nào để có được một đứa trẻ thông minh – khỏe mạnh? Chăm sóc – giáo dục trẻ thế nào cho tốt? Phải làm gì để trẻ phát triển toàn diện vệ thể chất – nhận thức - ngôn ngữ - thẩm mĩ – quan hệ tình cảm xã hội? Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy muốn có được một đứa trẻ phát triển toàn diện thì điều đầu tiên cần nói đến đó là “sức khỏe”. Có sức khỏe là tất cả - không sức khỏe là không có gì. Vì vậy trẻ em cần phải được cung cấp đấy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hoahong.90 | Lượt xem: 6949 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức giúp trẻ 4 -5 tuổi hiểu về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rẻ quá đông nên ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng.
- Khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều vì lớp còn một số cháu chưa được tới trường lớp từ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé, một số cháu chậm so với lứa tuổi.
- Qua khảo sát đầu năm lớp có 3 cháu suy dinh dưỡng, các cháu suy dinh dưỡng thường ăn chậm, không ăn đa dạng thức ăn, chưa biết cách nhai nên giáo viên gặp khó khăn trong việc chăm sóc trẻ.
- Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm không phải là môn học độc lập như các hoạt động khác như: Làm quen văn học, làm quen âm nhạcmà phải lồng ghép tích hợp trong các môn học và các hoạt động khác.
 III. Các hình thức thực hiện :
 	Để giúp trẻ 4 – 5 tuổi hiểu và khắc sâu được các kiến thức về giá trị dinh dưỡng – VSATTP tôi đã tìm tòi ra một số hình thức thông qua các hoạt động giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
 	Trong quá trình giáo dục, giáo viên sử dụng chủ yếu hai hình thức sau: hình thức trong tiết học và hình thức ngoài tiết học. 
Hình thức trong tiết học :
Với hình thức này, giáo viên đã cung cấp cho trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo và giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm với cơ thể con người.
Giúp trẻ biết được thành phần, tác dụng của các chất prôtit, lipít, gluxít, các loại vitamin và muối khoáng với cơ thể con người
Thông qua hình thức này giáo viên sẽ củng cố, hệ thống hóa, chính xác hóa những kiến thức về dinh dưỡng mà trẻ đã làm quen ở mọi lúc mọi nơi.
Giáo dục dinh dưỡng sẽ được tích hợp nhẹ nhàng, hợp lí, không làm mất đi đặc trưng của hoạt động chính.
 Khi sử dụng hình thức này cần đạt các yêu cầu sau :
 + Phát huy tính tự giác, chủ động, tìm tòi, khám phá của trẻ. 
 + Giờ học đảm bảo không khí vui tươi, thoải mái nhẹ nhàng, không gò bó áp đặt.
+ Giờ học phải có trọng tâm, tránh dàn trải, lan man, cần biết phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt, hợp lý.
* VD: Với đề tài: “ Làm quen một số loại rau”- Chủ điểm thực vật
 Tôi tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng – VSATTP như sau:
 + Thông qua giờ khám phá khoa học, tôi cho trẻ quan sát vật thật
 bằng các giác quan kết hợp với hệ thống câu hỏi để gây được tính tò mò, hứng thú ở trẻ:
 - Ai có thể kể tên một số loại rau ?
 - Rau bắp cải cung cấp cho cơ thể chất gì?
 - Kể tên các món ăn chế biến từ loại rau đó?
 - Cách chế biến các món ăn đó như thế nào ?
 - Vì sao phải ăn các món ăn được chế biến từ các loại rau đó?
 - Trước khi ăn con phải làm gì? Và ăn các món đó như thế nào?
 - Cho trẻ xem một số hình ảnh món ăn chế biến từ các rau đó trên máy tính
Hoạt động khám phá khoa học (về một số loại rau)
Hoạt động khám phá khoa học (về một số món ăn)
* VD: Với đề tài:“ Tìm hiểu về con gà, con vịt” - Chủ điểm động vật
Tôi lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng – VSATTP bằng cách sử dụng các câu hỏi đàm thoại về dinh dưỡng như sau:
- Con gà mái, con vịt cái là loại vật đẻ ra gì?
- Quả trứng cung cấp cho chúng ta chất gì?
- Thịt gà và thịt vịt cung cấp chất gì?
- Những món ăn được chế biến từ các thực phẩm đó?
- Cách ăn các món ăn đó như thế nào?
- Vì sao phải ăn các món ăn đó?
* VD: Đề tài: “Các món ăn ngày tết” – Chủ điểm Tết và mùa xuân
- Tôi lồng ghép giáo dục dinh dưỡng – VSATTP với hệ thống câu hỏi đàm thoại như sau:
+ Trong ngày Tết thường có những món ăn gì?
+ Các chất dinh dưỡng có trong các món ăn đó?
+ Làm thế nào để món ăn đó được ngon?
+ Trong ngày Tết có rất nhiều món ăn vì vậy các con phải ăn đầy đủ các món ăn và ăn với một lượng vừa đủ để cơ thể có đầy đủ các chất dinh dưỡng.
+ Trước khi ăn phải làm gì và trong khi ăn thì phải ăn như thế nào?
+ Con có thể giúp mẹ những công việc gì làm các món ăn ngày tết ?
* VD: Với đề tài:“Hát bài: Anh chàng đầu bếp ” – Chủ điểm Nghề nghiệp.
 Dưới hình thức hoạt động âm nhạc, tôi có thể lồng ghép giáo dục dinh dưỡng như sau:
- Cho trẻ hát bài: “Anh chàng đầu bếp” để gây hứng thú với trẻ :
Cheng cheng cheng tôi là người đầu bếp . Tôi say sưa nấu ăn cho mọi
người . Tôi say sưa nấu ăn cho mọi người. Ngày và đêm tôi lo rau, hành, 
mắm, muối. Còn tôi lo cá, tôm, trứng, thịt, lạc, đậu. Còn tôi lo rán, luộc, kho, xào, hấp, nướng.
Tôi say sưa nấu ăn cho mọi người. Tôi say sưa 
 nấu ăn cho mọi người. Tôi say sưa nấu ăn cho mọi người. 
- Tôi sử dụng một số câu hỏi đàm thoại:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát người đầu bếp cần những thực phẩm gì?
+ Các thực phẩm đó cung cấp chất gì ?
+ Các thực phẩm đó chế biến như thế nào?
+ Trước khi ăn các con phải làm gì ?
+ Cách ăn các món đó như thế nào ? 
Các hình thức ngoài tiết học:
- Hình thức này tạo điều kiện cho trẻ được vận động.
- Giúp trẻ hiểu sâu và nhớ lâu hơn về giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm - VSATTP thông qua các hoạt động trải nghiệm, thực hành. 
- Qua hình thức này trẻ sẽ được tiếp xúc trực tiếp với các loại thức ăn thực phẩm. Giúp trẻ hiểu rõ, cụ thể hơn, chính xác hơn.
- Hình thức ngoài tiết học gồm nhiều hình thức : Dạo chơi, hoạt động ở góc trải nghiệm, các hoạt động khác: ăn trưa và ăn chiều...
- Các hình thức khác nhau sẽ hỗ trợ cho nhau giúp cho việc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
Khi thực hiện các hình thức này phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
+ Các đối tượng quan sát và thực hành phải phù hợp, có tính thẩm mĩ.
2.1. Thông qua dạo chơi
- Thông qua một buổi dạo chơi vừa giúp trẻ nhận biết các đặc điểm cơ bản của đối tượng, vừa giúp trẻ hiểu thêm về thành phần dinh dưỡng của đối tượng đó .
- VD: Quan sát vườn cây mít
Tôi sử dụng một số câu hỏi đàm thoại để giáo dục dinh dưỡng: 
+ Trong vườn có những cây ăn quả gì?
+ Quả mít có nhiều chất gì?
+ Ăn có vị gì?
+ Trước khi ăn phải làm gì? Ăn quả đó như thế nào?
+ Vì sao các con ăn các loại quả đó?
- VD: Thăm quan nhà bếp để quan sát công việc của cô nuôi.
+ Các con quan sát xem các cô nuôi đang làm gì?
+ Công việc của mỗi cô có giống nhau không?
+ Hãy đoán xem hôm nay các con sẽ được ăn món gì?
+ Các cô đã sơ chế thực phẩm như thế nào để đảm bảo vệ sinh?
+ Khi nấu trang phục của các cô như thế nào?
+ Các cô để lẫn thức ăn sống với thức ăn chín không? Vì sao không được làm như vậy?
+ Khi nấu chín xong thì phải làm gì?
2.2. Hoạt động góc:
 Tổ chức giáo dục dinh dưỡng ở các trò chơi trong góc phân vai
- Tôi kết hợp với nhà bếp cho trẻ cùng làm như:
+ Cho trẻ nhặt rau muống, rau cải giúp các bác cấp dưỡng qua đó giáo dục trẻ về các chất dinh dưỡng có trong đó.
- Với chủ đề “Thực vật”: Ở góc “Bé tập làm nội trợ” tôi cho trẻ thực hiện các hoạt động sau:
+ Trẻ tập nhặt rau, nhặt đỗ.
+ Tập pha nước chanh, nước cam.
+ Làm món quả chín ướp đường.
+ Trẻ tập cắm hoa.
+ Trẻ tập gói nem.
+ Trẻ học pha nước chấm
+ Trẻ bày mâm ngũ quả.
+ Trẻ chọn các nguyên liệu để làm bánh chưng.
+ Xếp quy trình cách làm món ăn.
- Tạo các mảng mở để trẻ hoạt động trong góc đó cùng chơi.
+ Phân nhóm các loại thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng.
+ Cách chọn thực phẩm tươi, ngon.
+ Các bước trước khi nấu được một món ăn ngon
+ Cách bảo quản thực phẩm.
- Thông qua hoạt động góc trẻ được tập làm các công việc như của người lớn và giúp trẻ hiểu rõ hơn giá trị dinh dưỡng của một số loại thực phẩm.
2.3. Giờ ăn:
Khi tổ chức giờ ăn cho trẻ tôi có thể tích hợp nhiều nhất giáo dục dinh dưỡng và VSATTP:
- Trước và sau khi ăn trẻ phải làm gì để đảm bảo vệ sinh? Tôi cho trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh.
+ Trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, ăn xong phải lau miệng, uống nước và xúc miệng nước muối.
- Trước khi ăn cơm, cô thường đặt các câu đố hoặc kích thích trẻ đoán mùi các món ăn và hỏi trẻ về dinh dưỡng các món ăn.
- Các cô cũng phải đảm bảo vệ sinh khi chia ăn cho trẻ: Cô đeo khẩu trang, đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị đồ dùng đầy đủ chia ăn cho trẻ.
- Trong giờ ăn: Tôi luôn chú ý đến các cháu suy dinh dưỡng và các cháu ăn chậm. Khuyến khích, động viên các cháu ăn hết suất và ăn thêm.
+ Với những cháu không ăn thịt, không ăn rau: Tôi nhẹ nhàng động viên trẻ giải thích cho các con hiểu trong các thức ăn đó có những chất gì? Vì sao các con phải ăn? Động viên trẻ ăn ít một, dần dần tôi cho trẻ ăn tăng thêm mỗi ngày và trẻ biết ăn, thích ăn, ăn được nhiều hơn.
+ Với cháu kén ăn, cô khuyến kích trẻ ăn thêm các món ăn mới của trường
- Khi trẻ đã ăn xong, tôi hình thành cho trẻ thói quen ngồi nghỉ ngơi tại chỗ, chơi các trò chơi nhẹ như: Chi chi chành chành, tập tầm vông hoặc đọc một số bài thơ ngắn Hoặc giáo viên ngồi trò chuyện với trẻ trước khi cho trẻ ngủ để khắc sâu giá trị dinh dưỡng món ăn mà trẻ vừa được ăn :
+ Các con vừa được ăn món gì?
+ Ăn món đó các con cảm thấy như thế nào?
+ Món đó được chế biến như thế nào?
+ Các chất dinh dưỡng có trong món ăn đó?
2.4. Hoạt động chiều:
 Tổ chức giáo dục dinh dưỡng - VSATTP cho trẻ vào họat động chiều dưới hình thức ôn luyện các bài đồng dao, ca dao, bài vè đã học, nhằm giúp trẻ khắc sâu được kiến thức mà vẫn cảm giác nhẹ nhàng với trẻ.
* VD1 : Tôi cho trẻ đọc bài : đồng dao về củ để gây hứng thú 
Đồng dao về củ 	
 Với hệ thống câu hỏi
Ngồi chơi trên đất	
- Bài đồng dao nói về củ gì?
Là củ su hào	
- Các loại củ đó cung cấp chất gì?
Tập bơi dưới ao	
Đen xì củ ấu	 Không cần phải nấu	
Củ đậu mát lành
Lợn thích củ hành
Chó đòi giềng xả
Củ lạc đến lạ
Có hạt uống bia
Như mũi ông hề 
Là củ cà rốt 
- Có món ăn nào chế biến từ các loại củ đó? 
- Trước khi ăn các con phải làm gì?
+ VD2: Tôi cho trẻ đọc bài “Vè trái cây”:
 Lẳng lặng mà nghe	Là trái sầu riêng
 Tôi đọc bài vè	 Vàng vỏ xanh viền
 Trái cây bạn nhé	Da sần đen hạt 
 Ăn vào mát mẻ 	Là trái mãng cầu
 Là trái thanh long 	Cong giống móc câu
 Xanh vỏ đỏ lòng	Chuối già, chuối sứ
 Là trái dưa hấu
 Hình thù rất xấu
Hệ thống câu hỏi đàm thoại:
- Trẻ làm quen với quả chuối, quả na, quả thanh long
- Các loại quả có trong bài vè?
- Các loại quả đó có nhiều chất gì?
- Kể tên các loại quả có chứa nhiều chất vitamin
- Có loại quả có thể ăn luôn khi chín, có loại quả khi chưa chín còn có thể chế biến thành các món ăn như: canh chuối.
- Khi ăn các loại quả đó thì ăn như thế nào? Trước khi ăn thì phải làm gì?
- Vì sao phải ăn nhiều quả chín? 
Kết hợp với phụ huynh:
- Cung cấp các sách báo, tài liệu về giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho phụ huynh cùng kết hợp với giáo viên để giáo dục trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh về các kỹ năng vệ sinh trước và sau khi ăn của trẻ để phụ huynh tiếp tục rèn trẻ thực hiện khi ở nhà.
- Trò chuyện với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ về các kiến thức giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm mà giáo viên dạy trẻ ở lớp để phụ huynh giáo dục khi trẻ ở nhà như: Trong bữa ăn phụ huynh hỏi trẻ: Tên món ăn, các chất dinh dưỡng có trong món ăn
- Vận động phụ huynh sưu tầm đóng góp tranh ảnh, câu chuyện, bài hát, thơ, băng đĩa có nội dung giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho giáo viên để giáo viên dạy trẻ trên lớp.
- Giáo viên trò chuyện với những phụ huynh làm công việc về y tế để có một số hiểu biết về dinh dưỡng và VSATTP, các chất dinh dưỡng cần và đủ cho một cơ thể khỏe mạnh.
- Khuyến khích trẻ tập làm nội trợ, phụ giúp mẹ nấu cơm như: nhặt rau, pha nước chanh, nước cam
- Phối hợp với phụ huynh tổ chức các hội thi, triển lãm các món ăn để góp phần làm phong phú thêm các hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. 
Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi giáo dục dinh dưỡng - VSATTP
 Trong quá trình tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các hoạt động, ngoài các hình thức trên tôi còn áp dụng một số trò chơi nhằm giúp trẻ hiểu biết thêm về dinh dưỡng: 
* Trò chơi 1: Kể đủ 3 thứ
- Cách chơi: Chia trẻ thành các nhóm chơi, khi cô nói yêu cầu như “Rau ăn lá” thì các nhóm sẽ có tín hiệu trả lời kể đủ 3 thứ rau thuộc nhóm “Rau ăn lá” đó. 
- Luật chơi: Trẻ phải kể đủ 3 thứ trong nhóm theo yêu cầu của cô.
* Trò chơi 2: “Chọn quả”
- Cách chơi: Cô cho trẻ xếp hàng thành 2 đội chơi thi đua chọn quả theo yêu cầu. Khi có hiệu lệnh trẻ chạy lên lấy quả theo yêu cầu. Kết thúc đội nào chọn được nhiều quả và đúng theo yêu cầu là đội chiến thắng.
- Luật chơi: Trò chơi diễn ra trong một đoạn nhạc, mỗi 1 bạn chỉ được lấy một loại quả theo đúng yêu cầu của đội mình, nếu lấy nhầm sẽ không được tính. 
* Trò chơi 3: “ Chọn nhanh thực phẩm cùng nhóm”
- Cách chơi: Khi cô nói tên rau, củ, quả, thịt có chất dinh dưỡng gì thì trẻ phải chọn hết các lô tô cùng nhóm rau, củ, quả, con vật giàu chất dinh dưỡng đó và đọc tên. Trẻ nào nhầm phải ra ngoài một lượt chơi.
- Luật chơi: Tìm các loại thực phẩm cùng nhóm với thực phẩm đã xác định, sau khi nói giá trị dinh dưỡng của thực phẩm đó.
* Trò chơi 4: “Người tiếp phẩm giỏi”
 - Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm chơi (Mỗi nhóm khoảng 5 bạn chơi), nhiệm vụ của 2 nhóm là phải đi chợ mua hàng biết chọn hàng có đủ 4 nhóm: Chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và muối khoáng. Sau một thời gian quy định nhóm nào mang hàng về trước và có đủ thành phần thực phẩm trong 4 nhóm là thắng cuộc.
- Luật chơi: Tìm đủ các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng.
* Trò chơi 5: “Tìm nguồn gốc thực phẩm” 
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội chơi, trẻ sẽ phải lên tìm thực phẩm và nguồn gốc của thực phẩm đó nối thành từng cặp như: thịt gà – con gà, sữa bò – con bòSau một thời gian đội nào nối được chính xác và được nhiều hơn đội đó sẽ chiến thắng. 
- Luật chơi: Trẻ phải nối đúng thực phẩm với nguồn gốc của thực phẩm đó.
* Trò chơi 6: “Các đầu bếp tài ba” 
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm chơi, khi cô nói tên thực phẩm nào thì trẻ phải nói được tên các món ăn chế biến từ các loại thực phẩm đó. 
- Luật chơi: Nói đúng các món ăn chế biến từ loại thực phẩm đó. Không được nhắc lại món ăn mà đội bạn đã nêu.
* Trò chơi 7: ‘’Tôm, cá, cua thi tài” 
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm chơi(tôm, cua, cá. Trẻ đội mũ tôm, cua, cá). 
Cả lớp hát : Trời mưa rào rào, ao sâu đầy nước, tôm, cua, cá rủ nhau đi bơi.
+ Nhóm Cua hát : Cua là chúng tôi có hai càng mà bò ngang là ngang tám cẳng, hỏi mấy bạn đây có ai biết chúng tôi được làm thành món ăn gì ?
+ Các nhóm còn lại nói : Canh cua, bún cua, nem cua
+ Nhóm tôm hát : Còn chúng tôi đây tên gọi là Tôm, có hai là hai cái râu rất dài mà bơi lùi là lùi nhanh ghê, hỏi các bạn đây có ai biết chúng tôi được làm thành món ăn gì ?
+ Các nhóm còn lại nói :Bánh tôm, tôm rán, tôm hấp, canh tôm 
+ Nhóm cá hát : Nào các bạn đã giới thiệu hết chưa, để chúng tôi sẽ giới thiệu sẽ giới thiệu nhóm cá nào. Chúng tôi có 2 cái vây tựa như mái chèo, vẫy tròn tròn mà bơi rất khéo, hỏi các bạn đây có ai biết chúng tôi được làm thành món ăn gì ?
+ Các nhóm khác cùng nói : Cá nướng, cá kho, cháo cá 
+ Sau đó 3 đội cùng đứng vòa vạch xuất phá. Trẻ đội muếch xanh phất cờ, ba đội bơi nhanh về đích. Nhóm cua phải bò ngang, nhóm tôm phải bật lùi, nhóm cá phải làm động tác bơi.
Giáo viên cho trẻ kể các món ăn làm từ tôm, cua, cá mà trẻ thích. Khi ăn các món ăn đó có lợi gì cho sức khỏe
- Luật chơi: Trẻ phải bắt chước động tác của tôm, cua, cá (tôm bò lùi, cua bò ngang, cá bơi thẳng).
IV. Kết quả đạt được :
Qua thời gian thực hiện các hình thức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4- 5 tuổi tại trường mầm non HỌA MI,các cháu đã hiểu được về giá trị dinh dưỡng ích lợi của thực phẩm .Từ đó trẻ có ý thức trong ăn uống và có được mơt sức khỏe tốt.
Kết quả khảo sát sức khỏe của trẻ 
Kết quả đạt được
Kênh
Khi chưa áp dụng một số hình thức giúp trẻ GTDD-VSATTP thông qua các hoạt động
Sau khi đã áp dụng một số hình thức giúp trẻ GTDD-VSATTP thông qua các hoạt động
So sánh
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
Kênh BT
42
93,3
45
100%
Tăng 6,7%
Kênh SDD
3
6,7%
0
0%
Giảm 6,7%
Béo phì
0
0
0
0
0
Nhìn vào bảng so sánh số liệu ta thấy sức khỏe của trẻ đã có sự khác biệt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm, trẻ béo phì đứng cân. Như vậy các hình thức của tôi đã có tác dụng đáng kể.
C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận :
Giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Sau khi áp dụng các hình thức này tại trường, tôi thấy trẻ hiểu và khắc sâu hơn giá trị dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm của các loại thực phẩm đối với sự phát triển của cơ thể đối với sự phát triển của con người.Trẻ biết được nhiều loại thực phẩm, các loại thực phẩm đó cung cấp dinh dưỡng gì, chất dinh dưỡng đó tốt cho cơ thể con người như thế nào. Từ đó, trẻ có thói quan tốt trong ăn uống: Không kén ăn, lười ăn, ăn uống hợp vệ sinh, văn minh. 
 Tôi thấy vấn đề giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng và các lứa tuổi khác nói chung để đạt kết qur tốt thì giáo viên cần có sự kiên trì ở mọi lúc mọi nơi và lồng ghép có sáng tạo vào các hoạt động cho thích hợp. Đồng thời giáo viên phải áp dụng kiến thức một cách khoa học, hợp lí trong chương trình chăm sóc giáo trẻ theo từng độ tuổi 
 Là một giáo viên mầm non - tôi luôn đặt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ lên hàng đầu. Với đề tài này đã giúp tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục và đào tạo một thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, có nền tảng vững chắc về tri thức – có một cơ thể khỏe mạnh sẵn sàng bước vào cuộc sống một cách tự tin .
Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên gia đình, nhà trường mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội. Nó góp phần trong công cuộc giáo dục và đào tạo con người cho đất nước.Những con người toàn diện về thể lực và trí tuệ.
2. Bài học kinh nghiệm
- Qua thực tế chăm sóc và giảng dạy nói chung và chăm sóc giảng dạy trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng. thông qua việc mạnh dạn đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng – VSATTP trẻ mẫu giáo nhỡ trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh tôi đã rút ra cho mình bài học kinh nghiệm sau:
+ Cô giáo phải thực sự tâm huyết với nghề, yêu trẻ
+ Cô giáo hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, liên quan đến sức khoẻ bệnh tật của trẻ, từ đó cô xác định trách nhiệm trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
+ Cô giáo phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, để biết cách chăm sóc, cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ hợp lí.
+ Biết giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm thông thường của các địa phương.
+ Cô giáo biết những điều cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, hiểu được ý nghĩa mục đích của việc theo dõi sức khoẻ cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng.
+ Giáo viên biết vận dụng linh hoạt sáng tạo khi đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ một cách nhẹ nhàng sâu sắc, luôn lắng nghe, tự học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, luôn mạnh dạn tham gia giảng dạy các chuyên đề các cấp để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
+ Biết phối hợp giữa gia đình và nhà trường, theo dõi sức khoẻ và khả năng học tập của trẻ để cùng nhau giáo dục và chăm sóc trẻ theo khoa học, để đạt được kết quả cao nhất.
3. Kiến nghị :
Để giúp trẻ hiểu giá trị dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ thông qua các hoạt động tôi xin có một số kiến nghị sau : 
* Đối với trường:
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn nhiều hơn nữa để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Tăng cường tổ chức các buổi giao lưu với chị em đồng nghiệp trong nhà trường để cùng trau dồi kiến thức về dinh dưỡng làm thế nào để trẻ có hiểu biết nhiều hơn về dinh dưỡng vì nó rất cần thiết cho cơ thể.
* Đối với Phòng Giáo dục:
- Đầu tư xây dựng trường để có một ngôi trường khang trang, thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên đề giáo dục dinh dưỡng.
- Tổ chức các cuộc thi về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ tham gia.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi, bản thân tôi thấy vẫn cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để áp dụng tốt cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Tôi rất mong được sự đóng góp của ban thi đua và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Giáo dục dinh dưỡng.
Các hoạt động Giáo dục dinh dưỡng – Sức khỏe cho trẻ mầm non.
Giáo dục Mầm non.
Tâm lý học trẻ em ở lứa tuổi mầm non.
Giáo trình vệ sinh trẻ em.
Dinh dưỡng cho trẻ Mầm non.
Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp

File đính kèm:

  • docSKKN ve VSATTP_12294554.doc
Sáng Kiến Liên Quan