Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng chuẩn Quốc gia mức độ 1 sau 5 năm

CƠ SỞ THỰC TIỄN

 Bước vào năm học 2012 - 2013: Trường Tiểu học Thị trấn Lệ Ninh có những thuận lợi cơ bản: Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, có tinh thần xây dựng tập thể cao. Nhà trường là một khối đoàn kết nhất trí, cộng đồng trách nhiệm. Nhiều giáo viên có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy, giáo dục học sinh và đã từng đạt giáo viên dạy giỏi các cấp. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm đầy trách nhiệm của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, của Hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể trong địa bàn, sự giúp đỡ tận tình của các trường trong xã, sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục đã tạo nên sức mạnh cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ.

 Đời sống của nhân dân trong xã ngày càng được cải thiện, phụ huynh có điều kiện chăm lo giáo dục cho con em. Cơ sở vật chất đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường được kiện toàn sớm, tạo điều kiện cho nhà trường phát triển mạnh mẽ.

Nhừng khó khăn:

 Yêu cầu phát triển về giáo dục ngày càng cao song một số điều kiện về CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu: Hiện tại trường có 14 phòng học, trong đó có 7 phòng nhà cấp 4 phải học tạm, một số phòng học về mùa mưa bão chưa thật đảm bảo. Một số công trình sư phạm và một số phòng chức năng còn thiếu như công trình nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch, phòng thường trực, phòng Y tê, phòng thiết bị. Công trình xây dựng 6 phòng từ năm học 2011 - 2012 đến nay đang thi công nên ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của nhà trường. Thiết bị bên trong như bàn ghế học sinh đúng quy cách (Bàn ghế 2 chỗ ngồi) còn ít chiếm 30% trong tổng số bàn ghế đang sử dụng.

 Trường có 14 lớp /394 em tính bình quân toàn trường tỷ lệ HS/ lớp: 28,1. Tuy nhiên do có 2 lớp ở khu vực đội 2 số HS ít nên bình quân HS/ lớp ở trung tâm chiếm tỷ lệ cao đặc biệt 2 khối lớp 1 và 2 (35 em). Phân bố địa bàn phức tạp, HS đến học tại trường ở nhiều địa bàn( Sơn Thuỷ, Hoa Thuỷ, Xóm nen Vạn Ninh, Ngân Thuỷ).

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng chuẩn Quốc gia mức độ 1 sau 5 năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 triệu.
 - Thời gian hoàn thành trong tháng 2/2013 
 * Tại khu vực trung tâm : 
 - Sớm hoàn thành 6 phòng học kiên cố theo chương trình kiên cố hoá trường học. 
 - Đầu tư xây dựng cải tạo các hạng mục sau :
+ Quét vôi màu toàn bộ các phòng học,tường rào: 30,0 triệu. 
+ Đầu tư phòng tin học 45 triệu ( mua máy tính, thay mới bàn ghế.)
+ Đầu tư phòng Hiệu trưởng , phòng Đội, phòng Y tế: 25 triệu. 
+ Mua màn rèm 8 phòng học nhà tầng, màn rèm nhà văn phòng ,phòng HT,PHT tổng trị giá 25,8 triệu. 
+ Nâng cấp, xây mới hệ thống bồn hoa cây cảnh. 20 triệu.
+ Xây mới công trình nhà vệ sinh: 150 tr
+Xây công trình rửa tay, chân cho HS 5,0 triệu 
* Dự kiến nguồn huy động:
- Huyện: 150 triệu.
- Ngân sách giáo dục: 35 triệu.
- Công ty TNHH một thành viên Lệ Ninh 30 triệu. 
 - Số kinh phí còn lại: Phụ huynh học sinh: 80 triệu 
 Tổng kinh phí đầu tư: 295.8 triệu 
Thời gian hoàn thành tháng 3 năm 2013.
 4. Tổ chức họp hội cha mẹ học sinh và phụ huynh toàn trường thông qua đề án để kêu gọi sự hỗ trợ của phụ huynh và nhân dân.
Khi đã có đề án xây dựng trường TH đạt chuẩn Quốc gia và đã có nghị quyết của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương thì Nhà trường phải tổ chức họp toàn thể phụ huynh học sinh để triển khai đề án. Song trước hết phải tiến hành họp thường trực và tất cả các chi hội trưởng để thông qua và xin ý kiến huy động nguồn vốn. Bởi đây chính là lực lượng ưu tú đáng tin cậy và tích cực kề vai sát cánh cùng nhà trường tổ chức mọi hoạt động có hiệu quả. Sau khi nhận được sự đồng tình nhất trí cao cử thường trực và các chi hội trưởng thì chúng ta phải triển khai họp toàn thể phụ huynh thông qua đề án và chỉ tiêu huy động để toàn thể phụ huynh được nghe, được biết, được tham gia góp ý lúc đó phụ huynh mới tự giác thực hiện nghĩa vụ đóng góp của mình, đây là nguồn huy động được khá nhiều và thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Điều cần nói ở đây là nguồn vốn huy động này phải giao cho thường trực hội, BCH hội cha mẹ học sinh tự huy động, tự sử dụng nhưng phải có sự tham mưu, tham gia quản lý của BGH nhà trường và tổ chức mặt trận Thị trấn . 
 5. Tranh thủ các cuộc họp, các hội nghị của địa phương, các tổ chức đoàn thể để kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân, của các đoàn thể và địa phương trong địa bàn. Hội nghị nào nhà trường được tham gia đều tranh thủ để tuyên truyền về sự cần thiết và nhu cầu của việc xây dựng trường CQG. Nhà trường đã tham mưu với địa phương nhiều lần tổ chức hội thảo chuyên đề “Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia” nhằm tháo gỡ khó khăn và nhận thức về cách làm và bước đi thích hợp. Hội thảo gồm các thành viên của BCĐ Thị trấn dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND có sự tham gia đầy đủ các ban ngành, đơn vị trong địa phương. Sau Hội thảo sẽ khai phá một hướng đi, một cách làm khả thi, nhưng chủ yếu là tìm được nguồn lực tài chính để xây dựng CSVC. Phải nói xây dựng chuẩn Quốc gia là điều kịên thể hiện rõ nét nhất của công tác XHHGD của địa phương. 
5. Rèn luyện tính bền bỉ chịu khó trong thực hiện các giải pháp, bởi xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia là một quá trình. Quá trình này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào cách làm và sức lực, tiềm năng của địa phương. Thực tiễn cho thấy dù nhận thức đã được nâng cao, mục tiêu đã được xác định, kế hoạch đã vạch ra; song, những trở ngại trong thực tiễn đầy rẫy những khó khăn về nguồn lực, nhân lực, cả sự cầu toàn và nóng vội đều có thể làm lãnh đạo đạo địa phương nản chí, lùi bước. 
Trong thực tế, khi đến tham mưu chúng ta đều được nghe Chủ tịch UBND xã, thị trấn nói câu đầu tiên là kêu khó, kêu thiếu, kinh phí eo hẹp, thôi để sau làm...Vì vậy, chúng tôi phải kiên trì thuyết phục, một lần chưa được, thì hai ba lần.. và nhất định sẽ tham mưu có hiệu quả. 
Một điều mà chắc các đơn vị xây dựng trường chuẩn Quốc gia của Lệ Thủy đã và sẽ nhận ra là: Muốn làm tốt công tác tham mưu thì tự nhà trường phải có được niềm tin trong lãnh đạo địa phương, có lòng tin đối với phụ huynh học sinh. 
Muốn có được niềm tin yêu đó, nhà trường phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt". Những năm qua, Trường Tiểu học Thị trấn NT Lệ Ninh đã luôn cố gắng không ngừng, chất lượng được nâng lên, nhất là chất lượng mũi nhọn: Học sinh đạt giải cao, nhiều giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, thi viết chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh; tham gia Hội thi văn nghệ đạt giải cao, trường có giáo viên đạt GVDG cấp tỉnh, cấp huyện. Nhờ đó, khi được tham mưu, Lãnh đạo địa phương cũng như Phòng Giáo dục đã không tiếc sự đầu tư về mọi mặt cho nhà trường, vì đó là sự đầu tư có hiệu quả cho một đơn vị có nhiều nổ lực phấn đấu vươn lên trong những năm qua. 
7. Huy động lực lượng đoàn viên công đoàn trong nhà trường tham gia.
 Nói đến trường học là nói đến tổ chức công đoàn, bởi đâylà lực lượng có thể dời non,lấp biển khi họ đã có lòng tin và sự quyết tâm cao. Do vậy,Hiệu trưởng nhà trường cần tranh thủ sự hỗ trợ của BCH công đoàn trong việc động viên đoàn viên tham gia xây dựng chuẩn Quốc gia.Với cách nghĩ trên, chúng tôi đã tranh thủ được sự hỗ trợ của công đoàn rất lớn, họ là những người đứng ra tuyên truyền vận động học sinh, phụ huynh đóng góp kinh phí và thực hiện lao động vệ sinh phong quang trường lớp. Bên cạnh đó đoàn viên công đoàn thực hiện trồng hoa, chăm sóc hoa, huy động kinh phí hỗ trợ cho trường mỗi đoàn viên100.000 đ để mua chậu hoa cây cảnh và làm công trình nước rửa tay cho HS về tận từng dãy phòng học theo phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực”.
8. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trên nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện và động viên kịp thời cho CBGV được đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
Ngày 22 tháng 5 năm 2013, đoàn kiểm tra của UBND tỉnh theo QĐ số 1101/QĐ-UBND ngày 14/5/2013 đã đánh giá kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của trườngTiểu học Thị trấn NT Lệ Ninh như sau:
*. Chuẩn I. Tổ chức và quản lý nhà trường:
1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường:
Cơ cấu bộ máy đảm bảo, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động đồng bộ đạt kết quả tốt; Các cuộc vận động, các phong trào Thi đua được triển khai nghiêm túc. Đã xây dựng và thực hiện đạt kết quả cao các kế hoạch giáo dục, đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp, các ngành.
 	 2 .Thực hiện quản lí, hiệu lực quản lí:
- Lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm chỉ đạo từng hoạt động rõ người, rõ việc. 
- Biết kết hợp với các tổ chức trong nhà trường xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, dân chủ, thống nhất trong ý chí và hành động nhằm thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, địa phương đề ra, nên các phong trào thi đua luôn đạt kết quả cao. 
	- Lãnh đạo nhà trường đã sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý.
- Lãnh đạo nhà trường luôn năng động, sáng tạo để phát huy khả năng của từng thành viên trong trường học và các lực lượng của cộng đồng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ. 
 Đánh giá chuẩn I: Đạt Tốt. 
	*Chuẩn II. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh:
 - Biên chế đủ số lượng Giáo viên trong biên chế: 31 đồng chí . Số lượng giáo viên vượt chuẩn: 22/25 đạt tỷ lệ 92%; GV có chứng chỉ Tin học A, B đạt cao: 25/25 , đạt tỷ lệ 100 % vượt chỉ tiêu quy định của trường đạt chuẩn Quốc gia. 
- Đội ngũ nhà trường có phẩm chất, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn khá vững vàng. 
- Về giáo viên dạy giỏi: tăng về số lượng và chất lượng. Hiện tại, trường có 15 giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi. Trong đó có 01 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 09 giáo viên đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, vượt chỉ tiêu qui định về trường đạt chuẩn mức độ I, đội ngũ giáo viên tay nghề đồng đều, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.
	Kết quả chung: 
	+ Phẩm chất, đạo đức: Tốt: 30/30 giáo viên đạt tỷ lệ 100%.
	+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt: 16 đ/c đạt tỷ lệ 64% 
	 Khá: 9 đ/c đạt tỷ 36% .
 + Giáo viên tđạt trên chuẩn: 23/25 chiếm tỷ lệ 92%.
	+ Chuẩn NNGVTH : Xuất sắc: 16 đ/c
	 Khá: 9 đ/c ( có 8 GV HĐ) 
	 Trung bình: 0
	 Đánh giá chuẩn II: Tốt.
*/ Chuẩn III. Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học:
	 - Năm qua, địa phương đã tập trung đầu tư hơn 501,9 đồng để xây dựng tăng trưởng CSVC, nên trường luôn đủ phòng học để tổ chức cho 100% học sinh học 2 buổi/ngày. Các phòng học đảm bảo tốt các điều kiện để thực hiện đổi mới giảng dạy. 
 - Phòng chức năng đầy đủ, trang trí, xắp xếp đúng qui định, hợp tính thẩm mĩ, đạt hiệu quả cao trong sử dụng, các trang thiết bị phục công tác dạy và học từng bước được hiện đại hóa.
- Đồ dùng, thiết bị dạy học đã được tăng trưởng. Ngoài những đồ dùng tự làm của những năm trước, từ đầu năm đến nay, giáo viên nhà trường cũng đã làm thêm nhiều đồ dùng dạy học rẻ tiền, thiết thực với việc giảng dạy và học tập của từng lớp: như bảng từ, phiếu truy bài, tranh ảnh, đồ vật... 
	- Khuôn viên, đường đi lối lại, sân chơi bãi tập cả 2 khu vực trường đều khá đẹp và khang trang phục vụ tốt các hoạt đông của nhà trường.
	Đánh giá chuẩn III: Đạt 	 
*Chuẩn IV. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
-Thực hiện tốt phong trào XHH giáo dục, tham mưu tốt cho chính quyền địa phương và phụ huynh để tạo sự quan tâm, đồng tình, ủng hộ và tham gia vào quá trình xây dụng, phát triển của nhà trường.
- HCMHS phối hợp hoạt động có hiệu quả , xây dựng được quy chế làm việc giữa Hội phụ huynh và nhà trường thực hiện theo điều lệ ban đại diện cha mẹ HS được ban hành theo Thông tư 55/TT-BGD-ĐT
- Huy động từ nguồn đóng góp của Phụ huynh để xây dựng chuẩn quốc gia trong năm học này với số tiền đạt đươc trên dưới 80.000 triệu đồng. 
Đánh giá chuẩn IV: Đạt tốt
 * Chuẩn V. Hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục:
	 1. Về chương trình và kế hoạch , kế hoạch giáo dục: Tốt.
 2. Thực hiện mục tiêu PCGDTHĐĐT:
	- Nhà trường đã có giải pháp tích cực để huy động số học sinh trong độ tuổi đến trường và duy trì số lượng 100%. 
	- Tuyển sinh trẻ vào lớp 1 đạt tỷ lệ 100%. 
	- Trường đã phối hợp với THCS trong điều tra, rà soát các số liệu đảm bảo độ chính xác, thống nhất cao.
	- Nhà trường cũng thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc nâng cao chất lượng dạy học góp phần hoàn thành PCGD đúng độ tuổi.
Kết quả: Qua đợt kiểm tra Phổ cập của Phòng Giáo dục trường đã duy trì kết quả PCGDTHĐĐ đạt tỷ lệ 99.8%. 
 3. Chất lượng và hiệu quả giáo dục: 
- Về đạo đức: học sinh chăm ngoan, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh. Kết quả 100% học sinh đều có hạnh kiểm xếp lọai THĐĐ.
- Về học lực: chất lượng dạy học duy trì ở mức độ cao. 
+Xếp loại giỏi: Có 215 em chiếm tỷ lệ 54,4%.
+Xếp loại khá: Có 133 em chiếm tỷ lệ 33,7%
+Xếp loại TB: 47 em chiếm tỷ lệ 11,9%.
+Học sinh hoàn thành CTTH 62/62 em đạt tỷ lệ 100%
So với năm học 2011 - 2012 tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi tăng 6,9%.
 	4. Chất lượng mũi nhọn: 
	Trường Tiểu học Thị trấn Lệ Ninh là một trong những trường đã có bề dày về thành tích trong các phong trào mũi nhọn. Phát huy kết quả đã đạt được năm học này lãnh đạo nhà trường tiếp tục chỉ đạo sâu sát nên các hội thi vừa qua trường đã dành nhiều thành tích đáng ghi nhận. Cụ thể: 
 	Cấp Huyện:
+ Hội thi năng khiếu: Có 1 em đạt giải nhì môn bật xa nữ. Toàn đoàn xếp thứ 14.
+ Hội thi Olimpic Tiếng Anh: có 2/2 em đạt giải trong đó có 1 giải nhì, 1 giải ba. Toàn đoàn xếp thứ 2. 
+ Hội thi HSG Toán lớp 5 có 1 em đạt giải nhì, xếp thứ 23.
+ Hội thi em yêu tiếng hát dân ca đạt giải Ba, xếp thứ 7.
+ Hội thi VCĐ: Có 10/10 em đạt giải trong đó có 5 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba, 1 giải KK, đạt giải nhì đồng đội, xếp thứ 3.
+Thi chỉ huy đội giỏi đạt giải ba.
Cấp Tỉnh:
+ Olimpic Tiếng Anh: Có em đạt giải ba.
+Viết chữ đẹp: Có 4/4 em đạt giải trong đó có 1 giải nhì, 3 giải ba.
*Tổng sắp các hội thi xếp thứ 7 /37 trường trong toàn huyện.
+ Phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” được giữ vững và phát huy ngày càng tốt hơn, chất lượng chữ ngày càng đẹp hơn. 
Kết quả: Tập thể lớp có 14/14 lớp được công nhận đạt vở sạch chữ đẹp.
	*Đánh giá chuẩn V: Đạt Tốt.
	Kết luận: Đến thời điểm tháng 05/2013 đoàn kiểm tra đã kết luận trường TH TT Lệ Ninh đã đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ I sau 5 năm. 
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
 	1. Bài học kinh nghiệm
- Việc phát triển giáo dục ở địa phương, mỗi bước đi của nhà trường đều có sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp. Hiệu quả đạt được nhiều hay ít, phần lớn tuỳ thuộc vào vai trò tham mưu của nhà trường. Công tác tham mưu cần cụ thể, tỷ mỉ, chọn lọc, nhất là hệ thống chỉ tiêu và giải pháp thực thi. Trong công tác này, vai trò của Hiệu trưởng hết sức quan trọng. Hiệu trưởng vừa tham mưu bằng kế hoạch vừa trực tiếp đôn đốc chỉ đạo thực hiện bằng tất cả tính năng động, sáng tạo của mình, phải kiên trì, bền bỉ, chịu khó.
	- Phải được sự chỉ đạo thường xuyên của UBND huyện Lệ Thuỷ, Phòng Giáo dục, cần phải có sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, nhân dân Thị trấn Lệ Ninh. Lãnh đạo địa phương, nhà trường cần có quyết tâm cao trong việc duy trì và xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.. 
	- Tỉnh và huyện phải có kế hoạch đầu tư kinh phí cùng với sự đóng góp của Phụ huynh, ngân sách xã mới hoàn thành được chuẩn III về CSVC.
	- Chú trọng công tác XHHGD để ngày càng phát triển trên diện rộng, huy động tốt sự đầu tư của Hội cha mẹ học sinh và mọi tổ chức, đoàn thể trong địa bàn nhằm hỗ trợ nhiều mặt cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ. 
	- Nhà trường phải luôn luôn đạt thành tích xuất sắc trong nhiều mặt, chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo, nền nếp dạy học và quản lý phải tốt; sử dụng và bảo quả tốt 
 CSVC, thiết bị dạy học mới tạo được lòng tin trong các cấp lãnh đạo, phụ huynh, nhân dân và mới nhận được sự đầu tư, chăm lo của các cấp, các ngành các tập thể, cá nhân.
	2. Kiến nghị, đề xuất:
	Để thực hiện thành công việc xây dựng trường TH Thị trấn Lệ Ninh tiếp tục đạt chuẩn mức độ 2 trong những năm tiếp theo, chúng tôi xin đề xuất Phòng GD-ĐT Lệ Thuỷ tham mưu tích cực với UBND huyện Lệ Thuỷ, UBND Tỉnh Quảng Bình cần đầu tư cho trường thêm hệ thống các phòng nhà chức năng. 
C - KẾT LUẬN
Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là bậc học vô cùng quan trọng, là cơ sở cho quá trình học tập và phát triển tư duy của học sinh, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho học sinh vào các cấp học trên. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản đó là: Phương tiện,điều kiện dạy học và đội ngũ giáo viên; để nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ, đồng thời tăng trưởng CSVC và trang thiết bị dạy học, tích cực xây dựng trường học theo hướng đạt chuẩn Quốc gia ở các mức độ .
Trường Tiểu học Thị trấn Lệ Ninh làm được chưa nhiều, kết quả còn khiêm tốn so với các đơn vị bạn trong huyện, nhưng những gì nhà trườnglàm được là thể hiện sự nổ lực, cố gắng rất lớn của nhà trường, của Đảng uỷ, Chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân trên địa bàn Thị trấn Lệ Ninh trong quá trình xây dựng trường đạt đạt chuẩn Quốc gia. 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ - XẾP LOẠI SKKN
NĂM HỌC: 2014 – 2015
Đơn vị: Trường TH Thị trấn Lệ Ninh
1/Tên đề tài: 
2/Họ và tên tác giả:
3/Chức vụ:
4/Nhận xét của HĐKH về đề tài:
 +Tác dụng của SKKN:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 +Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
............................................................................................................................................ 
 + Hiệu quả:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5/Đánh giá xếp loại:
 Sau khi thẫm định, đánh giá về đề tài trên, HĐKH trường Tiểu học TT Lệ Ninh thống nhất xếp loại:.....................................................................................................................
 Chủ tịch HĐKH
 (Ký tên, đóng dấu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ - XẾP LOẠI SKKN
NĂM HỌC: 2012 - 2013
Đơn vị: Trường TH Thị trấn Lệ Ninh
1/Tên đề tài: "Một số Biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường Tiểu học".
2/Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Yến Hằng
3/Chức vụ: Tổ trưởng tổ 4.5.
4/Nhận xét của HĐKH về đề tài:
 +Tác dụng của SKKN:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 +Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
............................................................................................................................................ 
 + Hiệu quả:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5/Đánh giá xếp loại:
Sau khi thẫm định, đánh giá về đề tài trên, HĐKH trường Tiểu học TT Lệ Ninh thống nhất xếp loại:.....................................................................................................................
 Chủ tịch HĐKH
 (Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_chuan_quoc_g.doc
Sáng Kiến Liên Quan