Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường Mầm non 3 năm học 2019-2020
Mô tả nội dung:
Như chúng ta đã biết, xã hội ngày càng phát triển với tốc độ không ngừng, cuộc sống con
người cũng không ngừng được nâng cao. Vì thế, không khí bị ô nhiễm, nguồn nước ô
nhiễm, bệnh tật, dịch bệnh gia tăng.
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức khỏe chế độ
dinh dưỡng hợp lý thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ sinh. Vì vậy
việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ là một việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có
thói quen vệ sinh và phòng tránh bệnh tật một cách tốt hơn.
Việc giáo dục vệ sinh cho trẻ được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện được
trải nghiệm, tích lũy vốn kinh nghiệm sống cho bản thân.Vệ sinh là biểu hiện của nếp sống văn
minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Để
vệ sinh trở thành thói quen văn hóa mỗi người cần phải có một quá trình tập luyện, rèn
luyện và đấu tranh với bản thân. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi
mầm non là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện có ý nghĩa lớn đối với sự hình
hành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Bởi đây là giai đoạn đánh dấu sự tự lập dần
dần trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giai đoạn định hình nhân cách. Giáo dục thói quen
văn hóa vệ sinh là rèn luyện cho trẻ những thói quen của nếp sống văn minh như: tính sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng Đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, khoa học về
vệ sinh cá nhân. Bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm, thái độ tích cực đối với việc thực hiện
những hành vi văn hoá, tổ chức cho trẻ thực hiện các thói quen văn hoá vệ sinh trong sinh
hoạt hàng ngày, giúp trẻ biết tự kiểm tra, đánh giá hành động vệ sinh của mình, của bạn
Từ đó hình thành cho trẻ thói quen thực hiện hành vi văn hoá vệ sinh, để trẻ có thể tự bảo vệ
mình, được sống thoải mái về thể chất và tinh thần - sống khỏe mạnh.
h (qua dạo chơi, tham quan, trò chuyện, trao đổi với trẻ) Trong quá trình đó cần hướng trẻ chú ý tới hành động của con người, mối quan hệ của họ, kết hợp với giải thích động cơ hành động, tạo môi trường hoạt động, giúp trẻ dễ dàng sử dụng các vật liệu có sẵn và hoàn cảnh xung quanh để chơi. Khi tổ chức cho trẻ chơi: Cho trẻ đàm thoại trước khi chơi, đàm thoại giúp trẻ có cơ hội độc lập chuyển tri thức và kỹ năng đã biết để đạt mục đích chơi, lập kế hoạch tổ chức thực hiện và xác định những điều kiện cần thiết. Trong quá trình tổ chức, điều kiển quá trình chơi của trẻ, giáo viên có thể tham gia trực tiếp vào trò chơi với trẻ, giúp trẻ phát triển mối quan hệ trong trò chơi bằng cách mở rộng nội dung chơi, vai chơi, đánh giá vai chơi trong những tình huống cụ thể, hướng dẫn trẻ, kịp thời giúp trẻ điều chỉnh hành vi phù hợp. Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên với tư cách là người điều khiển trò chơi đánh giá hành động của trẻ, giao nhiệm vụ cho trẻ tiếp tục luyện tập trong sinh hoạt hàng ngày để củng cố hành vi. Với mỗi đề tài tôi luôn nghiên cứu tìm hiểu kĩ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề một câu chuyện để kích thích sự tò mò và hứng thú ở trẻ. Ví dụ: Ở hoạt động vệ sinh với nội dung “Đánh răng” ở chủ đề bản thân tôi sử dụng truyện “Gấu con bị đau răng”, cô dẫn dắt cho trẻ biết vì Gấu con hay ăn kẹo, bánh mà lại lười đánh răng nên bị sâu răng. Ngoài các câu chuyện tôi còn sử dụng một số bài thơ, bài hát để gây hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động. Ví dụ: Trước giờ ăn cơm để rèn luyện thói quen ăn uống vệ sinh sạch sẽ tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn”: Giờ ăn đến rồi Vào bàn bạn nhé Nào thìa, bát, đĩa Xúc cho gọn gàng Chớ có vội vàng Cơm rơi, cơm vãi. Hay với bài thơ “Bé ơi” “Bé ơi nhớ nhé Giờ ăn đến rồi Rửa tay sạch sẽ Trước khi ăn cơm Bé ngồi ngay ngắn Mời cô, mời bạn Cùng bé xơi cơm Nếu có hắt hơi GVTH : Nguyễn Thị Mỹ Lan - Trường Mầm Non 3- Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long Sáng kiến kinh nghiệm : Một số giải pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi ở trường Mầm Non 3- Năm học 2019-2020 Bạn ơi nhớ nhé Quay ra đằng sau Tay che miệng mũi Nếu không như thế Sẽ mất vệ sinh Bạn bè cười chê Chẳng đẹp tí nào Bé ơi nhớ nhé”. Đồng thời cũng có thể kết hợp một số bài hát như “ Khám tay”, “Tập rửa mặt”, “Thật đáng yêu”...qua đó trẻ vui vẻ mạnh dạn và hứng thú hơn với giờ học. 3.4. Giải pháp 4: Giáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục Giáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua hoạt động vệ sinh: Tổ chức hoạt động vệ sinh là cách thức tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của trẻ. Mục đích là trang bị cho trẻ những tri thức chủ yếu về vệ sinh, giúp trẻ nắm được các thao tác thực hiện trong từng hành động vệ sinh một cách chính xác, đúng đắn, làm cơ sở để luyện tập trong sinh hoạt hàng ngày. Các tiết vệ sinh có thể tổ chức theo từng nhóm nhỏ từ 8 – 10 trẻ vào các thời điểm làm vệ sinh cá nhân, trước khi ăn cơm, trước khi ngủ trưa Trong quá trình tổ chức tiết học vệ sinh cá nhân, giáo viên có thể sử dụng các dụng cụ trực quan như tranh ảnh hoặc các dụng cụ vệ sinh cá nhân (vật thật) để giúp trẻ dễ dàng nắm được cách thức thực hiện, có hứng thú với việc thực hiện hành vi văn hoá vệ sinh. Các cháu mẫu giáo bé tuy còn nhỏ nhưng cũng có khả năng tiếp thu được những kiến thức thông thường vì vậy cô cần phải hướng dẫn cho các cháu biết những điều cần thiết của từng yêu cầu vệ sinh và những tác hại của việc không thực hiện đúng yêu cầu đó, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. Để thực hiện tốt hoạt động vệ sinh thì cô phải chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và động tác mẫu. Các cháu có thể thực hiện các công việc tự phục vụ bản thân vì vậy đối với những việc có thể làm mẫu được cô cần chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và làm thành thạo động tác mẫu, vừa làm vừa giải thích, cô có thể tập truớc cho một cháu để cháu đó làm mẫu cho các cháu khác làm theo. Ví dụ: Thao tác đánh răng một cháu thực hiện các cháu khác làm theo - cô đọc lời hướng dẫn. Nhắc nhở các cháu thực hiện thường xuyên. Muốn hình thành một thói quen vệ sinh ngoài việc làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa có kỹ năng cần phải làm cho trẻ được thực hành thường xuyên, có như vậy mới ăn sâu vào nếp sống của trẻ. Hành động sẽ trở thành thói quen khi đứa trẻ có nhu cầu từ bên trong. Ví dụ: Cháu Nam Phương sau khi ăn xong nếu cháu không đánh răng cháu thấy rất khó chịu và không chịu đi ngủ. Lồng ghép vào các hoạt động học có chủ đích: Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ, thông qua những môn học, bài học cụ thể như: Khám phá khoa học; Khám phá xã hội; Làm quen với tác phẩm văn học Giáo viên có thể tiến hành tích hợp nội dung giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh cho trẻ. Tuy nhiên khi tiến hành lồng ghép giáo viên cần chú GVTH : Nguyễn Thị Mỹ Lan - Trường Mầm Non 3- Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long Sáng kiến kinh nghiệm : Một số giải pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi ở trường Mầm Non 3- Năm học 2019-2020 ý đảm bảo tính tự nhiên, hợp lý, khách quan của tri thức môn học; đảm bảo tính hệ thống, trọn vẹn của nội dung hoạt động học tập; đảm bảo tính vừa sức cho trẻ. Để lồng ghép nội dung giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ thông qua các hoạt động học tập có hiệu quả, khi tiến hành tích hợp giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học, lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp, từ đó xác định nội dung giáo dục thói quen hành vi văn hoá cụ thể cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép và yêu cầu cần đạt được. Ví dụ: Qua giờ làm quen văn học với đề tài: Truyện “Gấu con bị đau răng” cô giáo dục trẻ biết vệ sinh răng miệng sạch sẽ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc kể chuyện theo tranh “Mẹ tắm cho em bé”. Mục đích: Củng cố cho trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh các bộ phận cơ thể: mắt, mũi, miệng, tay, chân.. Chuẩn bị:Tranh to và màu sắc đẹp “ Mẹ đang tắm cho em bé” Một số câu hỏi để hỏi khi trẻ xem tranh Một búp bê để minh hoạ. Tiến hành: Đọc cho trẻ nghe bài thơ “Yêu mẹ” Cô hỏi trẻ ở nhà ai thường tắm cho các con? Cô cho trẻ xem tranh “Mẹ đang tắm cho em bé” và hỏi trẻ: Tranh vẽ gì đây các con? Mẹ đang làm gì? Bé đang làm gì? Sau đó cô kể cho cháu nghe câu chuyện theo sự sáng tạo của cô. Có thể kể như sau: Hôm qua chủ nhật, Băng ở nhà chơi với chị, trời nắng mà tay chân bị bẩn , mẹ tắm cho Băng, Băng thích lắm. Mẹ lần lượt gội đầu, rửa mặt, kỳ cọ tay chân và toàn thân một cách nhẹ nhàng bằng nước mát rượi. Hay ở hoạt động khám phá khoa học đề tài “Tìm hiểu một số loại quả” cô giáo dục trẻ trước khi ăn phải biết rửa tay, rửa hoa quả, gọt vỏ trước khi ăn và biết bỏ rác đúng nơi quy định. Qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động mọi lúc mọi nơi trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn việc thực hiện vệ sinh cá nhân cho mình và thực hiện theo hướn dẫn của cô. 3.5. Giải pháp 5: Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày Tổ chức cho trẻ luyện tập trực tiếp, thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày: Trẻ lứa tuổi mầm non có đặc điểm mau nhớ, chóng quên, vì vậy mỗi hành vi văn hoá vệ sinh đã hình thành cho trẻ cần phải được luyện tập củng cố một cách thường xuyên. Cho trẻ thực hành thường xuyên trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày (khi đón, trả trẻ, khi tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, chơi học..), đó là cách luyện tập tốt nhất để giúp trẻ biến những kỹ năng đã hình thành trở thành kỹ xảo, thói quen. Ví dụ khi tổ chức cho trẻ ăn cô giáo hướng dẫn trẻ rửa tay, lau miệng trước và sau khi ăn; dạy trẻ trước khi ăn phải mời mọi người, khi ăn phải nhai kỹ, không được ngậm thức ăn trong miệng, không được dùng tay bốc thức ăn, không vừa ăn vừa nói chuyện; Trong giờ chơi cô giáo hướng dẫn trẻ cách chơi với đồ vật, đồ chơi, cách giao tiếp, giúp đỡ bạn trong quá trình cùng chơi; không được tranh giành đồ chơi với bạn, không được đập, phá làm hỏng đồ chơi Khi trẻ thực hiện các hành động cô giáo cần giám sát, kiểm tra, đánh giá, động viên khen ngợi kịp thời những trẻ làm đúng, làm tốt, hướng dẫn, uốn nắn, điều chỉnh những trẻ làm chưa đúng. Thông qua việc luyện tập thường xuyên, hàng ngày, với sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ GVTH : Nguyễn Thị Mỹ Lan - Trường Mầm Non 3- Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long Sáng kiến kinh nghiệm : Một số giải pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi ở trường Mầm Non 3- Năm học 2019-2020 của giáo viên, trẻ sẽ có được những kỹ năng thực hiện hành động có văn hoá vệ sinh, dần dần những kỹ năng đó sẽ trở thành thói quen, thành nhu cầu bên trong của trẻ. Rèn trẻ thông qua các hoạt động của lớp trong ngày. Ví dụ: Lúc đón trẻ vào lớp phải chào cô, cô hướng dẫn trẻ xếp mũ nón vào giá, chải đầu, đi dép đúng chân. Trong giờ trò chuyện cô có thể gợi hỏi: “Mỗi sáng thức dậy các con thường làm gì? + Khi đánh răng các con cầm bàn chải bằng tay nào? + Chải răng xong các con làm gì? + Sau khi chải răng, rửa mặt xong các con làm gì? + Khi ăn các con có làm đổ cơm không? - Giờ ăn trưa: Dạy trẻ rửa tay lau mặt, mời cô, các bạn, cầm muỗng đúng tay. - Ăn nhai từ tốn, không nhai nhồm nhoàm và nuốt vội. - Không ngậm thức ăn lâu trong miệng - không vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện, đi lại lung tung. Không bỏ dở suất ăn, biết nhặt cơm rơi vào đĩa riêng - ăn xong lau miệng. Uống nước từ từ, không làm đổ, không làm vỡ cốc, không rót nước quá đầy, thò tay vào bình nước, không uống nước lã. Mặc: Trang phục quần áo gọn gàng sạch sẽ - không mặc quần áo bẩn, rách, đứt cúc, không ngồi lê trên sàn đất hoặc bôi bẩn vào quần áo - thường xuyên tắm rửa, thay quần áo. Với bạn bè: Biết nhường nhịn bạn khi chơi và cùng chơi không đánh cãi nhau gây gổ bắt nạt bạn yếu. Với thiên nhiên môi trường: Biết yêu quý bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên, không hái hoa ngắt lá, bẻ cành cây ở trường, lớp vườn hoa. Chăm tưới cây, nhổ cỏ, dọn vệ sinh. Giờ chơi phản ánh sinh hoạt. Dạy trẻ biết rửa chén, bát, đĩa, xoong, chảo Dạy trẻ biết tôn trọng yêu kính người lớn tuổi, người trong gia đình biết giúp đỡ lẫn nhau. Giờ vẽ: Dạy trẻ ngồi đúng tư thế không nói chuyện. Giờ trả trẻ: Cô nhắc nhở phụ huynh cùng với cô, giáo dục các cháu theo chủ điểm yêu cầu của lớp học. Thông qua các hoạt động hằng ngày trẻ sẽ có thói quen biết giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và biết bảo vệ môi trường.. 3.6. Giải pháp 6: Phát động phong trào thi đua, khen thưởng Với trẻ nhỏ việc học tập, rèn luyện muốn đạt kết quả cao thì phải tạo cho trẻ một cảm giác thoải mái. Trẻ yêu thích việc gì thì mới hoàn thành tốt việc đó. Hiểu tâm- sinh lý của trẻ ngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn tham mưu với nhà trường, ban đại diện hội GVTH : Nguyễn Thị Mỹ Lan - Trường Mầm Non 3- Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long Sáng kiến kinh nghiệm : Một số giải pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi ở trường Mầm Non 3- Năm học 2019-2020 phụ huynh phát động phong trào thi đua “Bé khỏe - vệ sinh” và lập quỹ nhỏ để phát thưởng cho các cháu có thành tích xuất sắc về công tác vệ sinh. 3.7. Giải pháp 7: Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong công tác rèn thói quen vệ sinh cho trẻ Hồ Chủ Tịch đã dạy “Giáo dục ở nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ở gia đình, ngoài xã hội. Giáo dục nhà trường dù có tốt đến mấy nhưng nếu thiếu giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” Để phối hợp với gia đình trong việc giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh cho trẻ, giáo viên cần tiến hành trao đổi thường xuyên với phụ huynh trẻ thông qua giờ đón và trả trẻ hàng ngày, qua đó nắm bắt những đặc điểm, hành vi của trẻ ở gia đình. Đồng thời thông báo cho gia đình biết tình hình, những biểu hiện của trẻ ở lớp, những nội dung, yêu cầu giáo dục của cô đối với trẻ. Từ đó có cách thức tác động, phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện hành vi văn hoá cho trẻ. Thói quen văn hoá vệ sinh cũng chính là thể hiện trình độ văn hoá của con người, có thói quen văn hoá vệ sinh mỗi cá nhân sẽ tự bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho bản thân, có lối sống văn minh, lịch sự. Chính vì vậy, cần thiết phải giáo dục cho trẻ những thói quen văn hoá ngay từ khi còn nhỏ. Hoạt động này muốn đạt hiệu quả cao, trong công tác giáo dục, giáo viên mầm non cần phải có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt, phải nắm vững nội dung chương trình giáo dục, biết cách lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, linh hoạt và sáng tạo trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Biết cách tạo cho trẻ sự hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. Để làm được điều đó người giáo viên phải có lòng yêu trẻ, nắm vững đặc điểm của trẻ, có sự kiên trì, nhẫn lại trong khi rèn luyện cho trẻ. Luôn gương mẫu trước trẻ trong việc thực hiện các hành vi văn hoá, vệ sinh. Thường xuyên trao đổi, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong quá trình giáo dục trẻ. Làm tốt được điều này sẽ là biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Nếu hàng ngày cô thực hiện nghiêm túc thời gian biểu cháu sẽ thực hiện đúng giờ nào việc đó. Vì những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành thói quen tốt. Phối hợp với gia đình trong quá trình giáo dục trẻ. Hàng ngày trẻ chỉ sinh hoạt ở trường mầm non với thời gian nhất định, còn lại trẻ sống ở gia đình, chịu sự giáo dục của gia đình. Vì thế, nếu có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tác động đến trẻ một cách đồng bộ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, hình thành hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ. Muốn trẻ hình thành được các thói quen vệ sinh thì nhà trường và gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ. Nhà trường và giáo viên thông báo, yêu cầu biện pháp giáo dục vệ sinh cho phụ huynh biết, yêu cầu phụ huynh cần theo dõi giúp đỡ và cho biết tình hình thực hiện ở nhà để cùng phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ. IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ “ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM” : Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, và sự nỗ lực tập luyện cho trẻ của tập thể giáo viên, thực tế trường Mầm Non 3 đã đạt những kết quả sau: GVTH : Nguyễn Thị Mỹ Lan - Trường Mầm Non 3- Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long Sáng kiến kinh nghiệm : Một số giải pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi ở trường Mầm Non 3- Năm học 2019-2020 Nội dung Tỉ lệ đầu năm Tỉ lê cuối năm Tăng Trẻ tự phục vụ 35% 100% 65% Trẻ tự mặc quần áo 17% 98% 81% Trẻ biết kêu người lớn khi đi vệ sinh 21% 98% 77% Trẻ nhận biết 1 số kí hiệu riêng cho mình 17% 99% 82% Tổ chức cho trẻ nắm được mục đích, yêu cầu của hoạt động vệ sinh cho trẻ trong trường mầm non. Khai thác sâu nôi dung vệ sinh cho trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục vệ sinh cho trẻ theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ ở nhóm lớp. Nắm vững các phương pháp giáo dục vệ sinh cho trẻ, lồng ghép, tích hợp một cách sáng tạo nhằm rèn thói quen vệ sinh cho trẻ. Giáo viên tự tin hơn khi thực hiện các hoạt động vệ sinh cho trẻ. Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh một cách phù hợp, làm chuyển biến nhận thức của phụ huynh trong việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh với nhà trường: Hợp tác cùng giáo viên rèn thói quen vệ sinh cho trẻ, ủng hộ một số đồ dùng, dụng cụ vệ sinh. Kết quả trên trẻ: - 100% trẻ biết tự phục vụ - 98% trẻ có kĩ năng tự mặc quần áo - 98% trẻ biết kêu người lớn khi đi vệ sinh - 99% trẻ nhận biết kí hiệu cho riêng mình Kết quả từ phía các bậc phụ huynh: -Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục vệ sinh cho trẻ ở nhà trừơng. -Nhận thức rỏ tầm quan trọng của việc cho trẻ chơi trò để giũ gìn vệ sinh cho trẻ -Trẻ về nhà được gia đình dạy nhiều hình thức giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bản thân trẻ -Hỗ trợ một số nguyên vật liệu để cô trẻ cùng làm đồ chơi phục vụ các trò chơi. Về phía giáo viên : - Biết thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giữ gìn vệ sinh cà nhân GVTH : Nguyễn Thị Mỹ Lan - Trường Mầm Non 3- Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long Sáng kiến kinh nghiệm : Một số giải pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi ở trường Mầm Non 3- Năm học 2019-2020 - Có kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ . -Trong quá trình tổ chức giáo viên linh hoạt, sáng tạo thu hút sự hứng thú tham gia của trẻ V. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG : Qua việc thực hiện các giải pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ, tôi đã thực hiện tại lớp Mầm 1 và được nhân rộng cho các đồng nghiệp ở lớp Mầm 2, Chồi 1, Chồi 2, Chồi 3, Lá 1, Lá 2, Lá 3, Lá 4 trong trường Mầm Non 3 và trường bạn trong thành phố vĩnh long đã thực hiện và đạt hiệu quả cao.Tất cả các độ tuổi đều thực hiện đạt 100% các trẻ có khả năng tự phục vụ, 98% trẻ biết tự mặc quần áo, 98 % trẻ biết kê người lớn khi đi vệ sinh, 99% trẻ nhận biết một số kí hiệu riêng cho mình. Chính vì vậy một số giải pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ ở trường Mầm Non của tôi được thực hiện rộng rãi ớ các trường bạn và mang lại hiệu quả cao. VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT : 1. Kết luận: Việc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng. Song công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhân thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần phải: Trau dồi kiến thức vệ sinh và hành vi văn minh cần thiết. Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ. Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ. Cô giáo phải hết lòng yêu thương các cháu, với tinh thần là người mẹ thứ hai của các cháu, cô giáo phải nhạy bén trước những diễn biến của các cháu, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của các cháu, hiểu được hoàn cảnh sống của từng gia đình. Gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo dục trẻ ngay từ khi mới chào đời. Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục rèn luyện vệ sinh văn minh cho trẻ. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của 2 cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 2. Đè xuất : Muốn dạy trẻ “Một số giải pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm Non 3 “ đạt hiệu quả cao tôi kính mong ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho tôi để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Phường 3, ngày 05 tháng 06 năm 2020 Người viết Nguyễn Thị Mỹ Lan GVTH : Nguyễn Thị Mỹ Lan - Trường Mầm Non 3- Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long Sáng kiến kinh nghiệm : Một số giải pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi ở trường Mầm Non 3- Năm học 2019-2020 NHẬN XÉT,ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Đề tài: “ Một số giải pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm Non 3” của Bà Nguyễn Thị Mỹ Lan – Chức vụ : Giáo viên SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và thông qua Hội đồng khoa học của trường Mầm Non 3 được đánh giá vào ngày 09/06/2020 Đạt điểm; Xếp loại: ......... TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG NHẬN XÉT,ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD và ĐT ) Đề tài: “ Một số giải pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm Non 3” của Bà Nguyễn Thị Mỹ Lan – Chức vụ : Giáo viên SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và thông qua Hội đồng khoa học của Phòng GD và ĐT TP VĨnh Long : . đánh giá vào ngày.././ 2020 Đạt điểm; Xếp loại: ......... TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD VÀ ĐT TRƯỞNG PHÒNG Ngô Thanh Sơn GVTH : Nguyễn Thị Mỹ Lan - Trường Mầm Non 3- Phường 3 – Thành Phố Vĩnh Long
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_to_chuc_ve_sinh_ca_nh.pdf