Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, Trẻ em được ví như những chồi non mới nhú của cây. Để chồi non được lớn lêm khỏe mạnh rất cần bàn tay chăm sóc của con người, cây mới trưởng thành, đơm hoa kết trái tốt. Lúc sinh thời Bác Hồ nói”Cái cành có xanh, cái cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt, còn trẻ em có nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới được tự cường tự lập”. Vì vậy Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập, để trẻ có thể mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động và học tập tốt hơn ở các bậc học tiếp theo, trẻ cần phải có sự rèn luyện một cách tích cực về vận động, về trí óc, có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh.

 Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo.

 Ở trường mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – thô cho trẻ. Và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới mọi hình thức. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 7685 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  Bé ơi nhớ nhé
                            Đèn xanh được đi
                            Vàng thì chậm lại
                            Đèn đỏ bé nhớ
                            Mau dừng lại ngay
* Dạy trẻ học thuộc lời ca, lời đồng dao.
 Thường thì các trò chơi vận động nhằm phát triển về các cơ tay, cơ chân, đều có lời ca, lời hát, đồng dao kèm theo khi trẻ chơi trẻ thường vừa hát vừa chơi hoặc đọc đồng dao nào đó. Các lời hát, đồng dao khiến cho không khí của trò chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn.
VD: Trò chơi “Trời nắng trời mưa” trẻ vừa hát vừa làm động tác giống các chú thỏ đang chạy nhảy “Trời nắng trời nắng”; Thỏ đi tắm nắng - vươn vai -  vươn vai – Thỏ rung đôi tai - Nhảy tới - nhảy tới đùa trong nắng mới Khi đến câu hát “Mưa to rồi- mưa to rồi” thì trẻ phải chạy nhanh về nhà.
 Hay trò chơi “Chi chi chành chành”, trẻ đọc lời ca câu hát đó dường như không có mạch ý nào rõ ràng nhưng thiếu nó thì không thể tiến hành được. Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, lời hát vừa rèn luyện thể lực vừa là phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt với trẻ Mẩu giáo 3-4 thì trẻ cần phải tập đọc nhiều để vốn từ của trẻ được mở rộng. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời hát, thơ mầm non, ca, đồng dao, trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ: Hoạt động chiều; Giờ đón – trả trẻ; Hoạt động ngoài trời. Khi trẻ thuộc lời ca, tôi tổ chức cho trẻ chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.
 =>Với việc sử dụng thơ, đồng dao, ca dao trong khi tổ chức các trò chơi vận động trẻ đã được lôi cuốn một cách tự nhiên vào trò chơi, trẻ rất hứng thú một cách chủ động không bị gò bó hay ép buộc.
2.2.5. Giải pháp 5:  Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của hoạt động.
 Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ. Theo chương trình GDMN mới, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động giáo dục sau:
+ Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều.
+ Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời.
+ Trong các giờ  hoạt động học.
 Nếu như hoạt động học nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất, hay như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về cách chơi theo nhóm, biết chia sẻ cùng bạn đoàn kết... Chính vì vậy giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi vận động cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động .
* Với giờ hoạt động học:
 Giờ thể dục: Một giờ thể dục trong phần trọng động có bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động. Nên giáo viên cần tổ chức trò chơi cho trẻ thông qua trò chơi vận động nhằm bổ trợ vận động của giờ học và rèn luyện thân thể khỏe mạnh củng cố tố chất nhanh, khéo, luyện tập cho trẻ khả năng phản ứng nhanh đúng theo tín hiệu. Đồng thời phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động. Nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động.
 Hoạt động khám phá: Khi lựa chọn trò chơi cần đáp ứng tiêu chí sau: Nhằm phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cung cấp cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm, kỹ năng sử dụng  đồ chơi sáng tạo của giáo viên mầm non. Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
+ Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học: “Một số con vật nuôi trong gia đình” sau khi cô cho trẻ nhận biết gọi tên, nhận biết đặc điểm của con gà, con vịt. Thì đến phần trò chơi củng cố cô sẽ cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” khi cô nêu đặc điểm hay tiếng kêu của con vật nào trẻ tìm con vật đó giơ lên và nói. Hay trò chơi: “ Tìm về đúng chuồng” khi cô yêu cầu trẻ tìm về đúng chuồng thì các cháu đội mũ con vật nào phải về đúng chuồng con vật. Với các trò chơi này có thể áp dụng với nhiều chủ đề khác tùy vào nội dung của trò và chủ đề mà cô có cách đặt tên khác nhau. Nhưng vẫn mang một mục đích chính nhằm củng cố ôn luyện kiến thức và kỹ năng vận động cho trẻ.
+ Với hoạt động khám phá xã hội: “ Phương tiện giao thông” sau khi trẻ đã được làm quen với một số phương tiện giao thông Đến phần trò chơi củng cố tôi đã cho trẻ chơi trò chơi: “ Về đúng bến” qua trò chơi này giúp trẻ củng cố lại bài vừa học không những vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh hơn từ đó giúp trẻ phát triển tốt về thể lực.
+ Hoặc với hoạt động khám phá khoa học: “ Một số loại rau” sau khi cho trẻ quan sát và nêu nhận xét về đặc điểm, lợi ích của một số loại rau và đến phần luyện tập củng cố thì tôi đã chọn trò chơi “ Hãy chọn đúng” với trò chơi này tạo cho trẻ được thoải mái trẻ không cảm thấy mệt mỏi mà ghi nhớ được lâu và rất thích thú tham gia vào trò chơi.
  	 Trong giờ làm quen văn học: Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt mỏi khi ngồi nghe cô kể chuyện tôi luôn tổ chức đan xen những trò chơi vận động để nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ. Từ nội dung câu chuyện tôi chuyển sang trò chơi một cách nhẹ nhàng để trẻ thông qua “ Chơi mà học, học mà chơi”.     
+ Ví dụ: Trong câu chuyện “Quả trứng” tôi cho trẻ đội mũ vịt vào để chơi trò chơi “ Chuyển trứng vào ổ” sau khi đã chuyển trứng vào ổ tôi nói: “ Mời các chú vịt đi ngủ” trẻ ngồi nhắm mắt giả vờ ngủ. Cô giả  làm tiếng gà gáy ò ó otrời sáng rồi trẻ mở mắt ra và cô nói cho trẻ biết số trứng trẻ chuyển về sau một đêm đã nở thành những chú vịt con xinh xắn tôi thấy trẻ rất hứng thú lắng nghe cô kể truyện cổ tích và đàm thoại với trẻ .       
	* Với hoạt động ngoài trời:	
Chơi ngoài trời là khoảng thời gian, không gian phù hợp cho các hoạt động phát triển các tố chất vận động của trẻ. Các hoạt động này giúp trẻ rèn luyện, cũng cố, hoàn thiện các tố chất vận động: nhanh, mạnh, bền bỉ, khéo léo, dẻo dai...Trẻ được thỏa mãn với các vận động, trò chơi do trẻ tự khởi xướng hoặc giáo viên tổ chức.
Với thuận lợi về diện tích sân vườn rộng, thoáng mát, khu vui chơi đảm bảo sạch sẽ, có bóng mát, có nhiều chủng loại đồ chơi phong phú, đa dạng đủ các nội dung chơi, môi trường an toàn, phù hợp hiệu quả. Để phát huy hiệu quả của việc chơi ngoài trời cho trẻ, tôi đã tổ chức đa dạng các trò chơi vận động như có thể tổ chức hai trò chơi vận động (một trò chơi động và một trò chơi tĩnh), trò chơi động thường tổ chức trước để đảm bảo động – tĩnh. Trò chơi sau thường mang tính chất nhẹ nhàng hơn, nhằm giúp trẻ thay đổi trạng thái để chuyển qua hoạt động tiếp theo. Tôi có thể tổ chức cho trẻ chơi một số hoạt động tập thể, sinh hoạt cộng đồng tập thể và thu hút trẻ như: “Đoàn kết”, “Trời nắng, trời mưa”, “Đổi chỗ cho bạn”, “Cá sấu lên bờ” hoặc có thể cho trẻ hát theo một số bài hát sinh hoạt tập thể như: “Bạn ở đâu?”, “Quả bóng tròn”, “Ra đây mà xem” Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình giáo dục Mầm non tôi còn linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi.
Ví dụ: Trò chơi “Đổi chỗ” có thể thay đổi tên là “Bão thổi”, “Gió thổi”, “Tìm bạn”.. Trò chơi “Kéo co” có thể đổi tên là “Kéo pháo”. Cho trẻ cùng cô làm những đồ chơi ngoài trời như: Quả cầu làm từ dây nilon và nắp nhựa, sưu tập lá khô cùng đếm và so sánh đoán xem đó là gì, những lốp xe hơi bị hỏng có thể tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật hoặc bò chui, đi thăng bằng trên lốp xePhấn vẽ hoặc những dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể tận dụng vào hoạt động ngoài trời. Đây là một hình thức ôn luyện kỹ năng vận động cho trẻ.
Ngoài ra tôi còn sưu tầm thêm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời phù hợp với từng chủ đề: “Bong bóng bay”, “Đàn chuột con”
Ví dụ: Chủ đề tết và mùa xuân, tôi sưu tầm những trò chơi dân gian trong lễ hội mùa xuân để dạy trẻ chơi như: Dung dăng dung dẻ “ Kéo co”Các trò chơi phát triển giác quan như “Lắng nghe tiếng động”, “Tiếng kêu ở đâu?”, “Nghe tiếng gió thổi”, “Lá rụng”, “Chim hót”, “Ngửi mùi hoa”, “Mùi cỏ”, “Mùi của lá cây”, “Cảm nhận ánh nắng mặt trời”, “Ai tinh mắt?”, “Đoán cây qua lá”, “Đoán vật bằng tay”, “Đoán xem tiếng động gì?” có tác dụng tốt trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.
* Với giờ đón và trả trẻ:
 Nên lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi với các trò chơi vận động nhẹ nhàng như trò chơi: “Tập tầm vong”,“ Lộn cầu vồng”
2.2.6. Giải pháp 6:  Tuyên truyền,  phối kết hợp với phụ huynh.
        Chúng ta biết rằng thời gian trẻ ở trường mầm non nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà. Những bài học ở trường mầm non giúp trẻ phát triển đúng tâm sinh lý lứa tuổi, có sức khỏe tốt, tự tin, mạnh dạn để học tập và sống tích cực, phát huy tốt khả năng và sở trường của mình.
         Tuy nhiên để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả tốt mà không có tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược thì nhất thiết phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên mần non và phụ huynh học sinh. Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh trong việc chăm sóc và phát triển toàn diện cơ thể trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và vận dụng với thực tế của lớp mình. Trong các buổi phụ huynh đầu năm học, sơ kết học kỳ hoặc tổng kết,  tôi luôn nhấn mạnh và  tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển thể lực đối với trẻ và sự cần thiết trong việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trẻ ở trường mầm non. Giải thích để phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên nhằm phát triển tốt thể lực cho trẻ đặc biệt là rèn luyện thông qua các trò chơi vận động.
Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên lên mạng internet để tìm kiếm các bài tuyên truyền hoặc nhờ sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh để tìm kiếm các loại sách báo, các bài viết về việc rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ. Tôi treo ở bảng tuyên truyền để các bậc phụ huynh đọc hàng ngày hoặc phát bài tuyên truyền cho từng phụ huynh theo từng chủ đề. Qua đây phụ huynh cũng biết được một số nội dung và biện pháp rèn luyện cho trẻ đồng thời  kết hợp chặt chẽ với giáo viên để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn có thể lực tốt để tích cực tham gia vào mọi hoạt động.
* Hiệu quả được đánh giá sau khi thực hiện sáng kiến:
         Hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Qua việc áp dụng một số biện pháp tổ chức cho trẻ lớp mẫu giáo lớn chơi các trò chơi vận động  đã thu được nhiều kết quả tốt: 
* Đối với trẻ:
 Về hứng thú cũng như khả năng tiếp thu của trẻ khi chơi các trò chơi vận động: 100% trẻ rất hứng thú và yêu thích, say mê các trò chơi vận động, khi đọc và diễn tả các bài đồng dao các bé rất thích và học thuộc rất nhanh. Khi chơi các trò chơi vận động trẻ thấy thoải mái, tự tin, tự nhiên và cũng rèn luyện cho những trẻ nhút nhát hòa đồng với các bạn trong nhóm, lớp.
 100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi vận động trò chơi  dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
 Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi vận động thì nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên, mạnh dạn trong giao tiếp với mọi người. 
	Trò chơi vận động còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.
 Thực hiện tốt đều đặn việc tổ chức các trò chơi vận động và lồng ghép vào các hoạt động giáo dục trong ngày cho trẻ.
 Khi lồng ghép các trò chơi vận động vào trong các tiết học trẻ rất say sưa hứng thú và tiết học đạt kết quả cao, trẻ không thấy mệt mỏi mà cảm thấy sảng khoái sau giờ học.
 Cụ thể qua đợt khảo sát, tôi đã thu được kết quả so với đầu năm:
 Tổng số trẻ 29/29
 Nội dung
 Tốt
 Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Kĩ năng phối hợp với bạn
18
62
8
27,5
3
10,5
Khả năng tham gia vào hoạt động tập thể.
19
65.5
8
27,5
2
7,0
Nâng cao lòng tự tin
18
62
9
31
2
7,0
Nhận thức được trò chơi
18
62
9
31
2
7,0
* Đối với  giáo viên:
  Hiểu rỏ hơn vị trí, vai trò của việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ trong trường mầm non. Chñ ®éng, linh ho¹t, khi xây dựng kế hoạch, lựa chọn các trò chơi. BiÕt n¾m b¾t tËn dông m«i tr­êng thiªn nhiªn, nh÷ng c¬ héi s½n cã ®Ó tæ chøc, ph¸t huy ®­îc tÝnh tÝch cùc, chñ ®éng s¸ng t¹o cña trÎ, trÎ thùc sù lµm chñ trong c¸c ho¹t ®éng cña m×nhNêu cao ý thức trong việc xây dựng tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, gần gũi thân thiện đối với trẻ. 
 	 Khả năng sáng tạo và khả năng làm đồ dùng đồ chơi tăng lên rõ rệt. Đã làm được nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo, sưu tầm và sáng tác được lời ca để phục vụ cho các trò chơi vận động.
* Đối với phụ huynh:
 Phụ huynh đã quan tâm giúp đỡ giáo viên trong việc sưu tầm các nguyên liệu, học liệu để giáo viên, cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
 Các bậc phụ huynh đã quan tâm đến hoạt động của con tại trường, yên tâm tin tưởng các cô khi gửi con đến lớp, phấn khởi khi thấy con em mình có thể lực và sức khỏe tốt.
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:
 	 Cuộc sèng ngày nay biến đổi liên tục không ngừng nghĩ, và công việc đem lại những điều mới mẽ cho thế hệ mầm non ngày càng cần thiết và yêu cầu ngày càng cao, cùng với sự phát triển của xã hội và để trẻ có được một nền móng vững chắc và phát triển một cách toàn diện th× đßi hỏi người giáo viên mầm non phải tích cực t×m tßi, học hỏi để có sự sáng tạo đổi mới trong nội dung, phương pháp, h×nh thức, c¸ch thức tổ chức hoạt động. Từ đó tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động, trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, t×nh cảm và quan hệ xã hội, thẩm mỹ.
Trò chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể lực của trẻ. Trò chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực. Trò chơi vận động làm tăng quá trình tuần hoàn hô hấp làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, tăng cường lực sống đem lại sự vui vẻ, thỏa mái cho trẻ. Trò chơi vận động góp phần nâng cao nhận thức còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Nội dung của các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phong phú và phản ánh những hiện tượng đơn giản của cuộc sống tự nhiên, xã hội diễn ra hàng ngày rất gần gũi với cuộc sống của trẻ. Tên trò chơi hấp dẫn, hành động thỏa mãn nhu cầu về thể lực, trí tuệ của trẻ, luật chơi, cách chơi khá đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Trò chơi vận động có thể tổ chức ở mọi nơi mọi lúc nó ít bị gò bó. Vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn để giúp trẻ phát triển thể lực, trí thông minh và  phát triển nhân cách cho trẻ.
 	 Đề tài, sáng kiến, giải pháp mà tôi đã nghiên cứu giúp cho giáo viên nắm vững cách xây dựng kế hoạch, ph­¬ng ph¸p vµ h×nh thøc giáo dục trẻ 3-4 tuổi về tổ chức trò chơi vận động.
 	Qua quá trình nghiên cứu và thực tế ở lớp, tôi đã rút ra cho mình những bài học bổ ích giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn khi lên lớp: 
 	Trước hết người giáo viên chúng ta cần phải tự bồi dưỡng về năng lực phải có kiến thức vững vàng, phương pháp phải linh hoạt, sáng tạo trong chuyên môn để từ đó hình thành cho trẻ những hiểu biết về môi trường sống của con người. Thực sự yêu nghề, mến trẻ, có năng lực sư phạm hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
 	Thường xuyên nắm bắt, thực hiện theo sự hướng dẫn chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, của PGD-ĐT. Đặc biệt là chú trọng rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường giao phó. 
 Bản thân luôn tìm tòi sáng tạo trong phương pháp dạy trẻ giúp trẻ tiếp thu và thực hiện một cách tích cực nhất.
 Phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng, các tổ chức xã hội, chính là sự kết hợp cùng chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường - gia đình - xã hội “Vì một tương lai tươi đẹp, hãy chung tay giành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ”. Có kế hoạch cụ thể triển khai các buổi họp phụ huynh. Theo dõi quá trình lĩnh hội của trẻ qua từng hoạt động để nắm bắt ghi vào sổ nhật ký, trao đổi kịp thời với phụ huynh. Có kế hoạch cụ thể hướng dẫn phụ huynh bồi dưỡng cháu có ý thức luyện tập thích vận động.
3.2. Những kiến nghị, đề xuất
 	 Để thực hiện tốt đề tài này chúng tôi là những người làm công tác chăm sóc, giáo dục trực tiếp giảng dạy các cháu. Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp bản thân tôi có một số kiến nghị đề xuất sau:
3.2.1. Đối với phòng giáo dục: 
 Bản thân tôi muốn Phòng giáo dục huyện nhà bổ sung thêm về cơ sở vật chất, cung cấp các tài liệu về việc hướng dẫn tổ chức các trò chơi cho trẻ mầm non, tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn, các buổi kiến tập để giáo viên chúng tôi được học tập thêm những kiến thức mới nhằm giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
3.2.2.Đối với nhà trường 
 Nhà trường tăng cường các tiết dạy thao giảng có nội dung lòng ghép "Trò chơi vận động" để giáo viên học tập rút kinh nghiệm.
Cần bổ sung thêm nhiều đồ dùng đồ chơi để cho trẻ trong khi chơi trò chơi vận động.
 Trên đây là những kinh nghiệm từ việc làm thực tế mà tôi đã thực nghiệm để có :“Một số giải pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi”, là sáng kiến cải tiến kĩ thuật của bản thân tôi và đã được tôi áp dụng trong suốt năm học này.Tuy nhiên,không tránh khỏi những mặt hạn chế. Kính mong sự quan tâm góp ý, giúp đỡ của hội đồng khoa học nhà trường, phòng giáo dục đào tạo Lệ Thủy để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PGD& ĐT LỆ THỦY
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN trò chơi vận động ).doc
Sáng Kiến Liên Quan