Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng Dạy - Học Địa lý

 Như chúng ta đã biết giáo dục được coi là lĩnh vực quan trọng. Nó luôn đi trước sự phát triển của Đất nước, nên vấn đề chất lượng giáo dục hiện nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi Giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sư phạm, có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy, có như vậy thì sản phẩm của quá trình dạy học mới đạt kết quả cao. Trong thời qua, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học. với sách giáo khoa mới, trong quá trình dạy học giáo viên phải biết lựa chọn các hình thức để tổ chức, hướng dẫn học sinh theo nội dung của từng bài, còn học sinh phải nổ lực tìm tòi kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình học tập của mình. Với mục tiêu cần đạt được trong quá trình dạy học là hình thành cho học sinh phương pháp học tập để chiếm lĩnh tri thức và tạo cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp để nắm vững kiến thức, xử lý những thông tin thu thập trong quá trình học tập. Muốn vậy, Giáo viên tích cực chủ động trong việc đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức dạy học để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả nhất. Chính vì những yêu cầu quan trọng trên, trong quá trình thực hiện giảng dạy trên lớp bản thân tôi đã: “ Vận dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý 9”, phần công việc mà tôi được đảm nhận trong nhiều năm học qua, bước đầu đã có những kết quả nhất định.

doc22 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3377 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng Dạy - Học Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào lúc nào, thời gian nào, dành bao nhiêu thời gian để học sinh nghiên cứu bản đồ, cách khai thác nội dung trên bản đồ như thế nào?
 + Bước 5: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Giáo viên nêu câu hỏi của bài thực hành gắn với bản đồ để học sinh tự nghiên cứu. Và xác định nội dung bài thực hành cần hoàn thành thông qua hệ thống bản đồ.
 + Bước 6: Tổ chức cho học sinh nghiên cứu các câu hỏi bài thực hành gắn với bản đồ. Bước này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hành theo các thao tác: Dựa vào các câu hỏi, bài thực hành xác định vị trí của các đối tượng biểu hiện trên bản đồ, xác định được đặc điểm, tính chất của các đối tượng biểu hiện trên bản đồ, phát hiện mối quan hệ của các đối tượng, phân tích, giải thích các đối tượng.
 + Bước 7: Tổ chức cho học sinh trong lớp trao đổi, thảo luận với nhau theo nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ để tìm ra nội dung kiến thức và kĩ năng trong các bài thực hành.
 + Bước 8: Giáo viên kiểm tra, nhận xét, đánh giá.
Giáo viên tổng kết những kiến thức và kĩ năng mà học sinh cần nắm được qua bài thực hành.
Bài tập 1
Bai 27: Kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
 + Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc kĩ đầu bài, xác định yêu cầu của bài thực hành: Xác định vị trí các cảng biển, các bãi cá, bãi tôm, các cơ sở sản xuất muối, những bãi biển có giá trị du lich nổi tiếng của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ trên lược đồ tự nhiên và lược đồ kinh tế Việt Nam( hoặc Átlát Địa lí Việt Nam).
 + Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi gắn với bản đồ để học sinh nghiên cứu
 Quan sát bản đồ tự nhiên và kinh tế Việt Nam ( hoặc Átlát Địa lí Việt Nam), Hãy nhận xét tiềm năng phát tiển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
 + Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau theo cặp đôi. Định hướng cho học sinh thấy được tiềm năng phát tiển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
 + Bước 4: Gọi một số học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ treo tường các địa danh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 + Bước 5: Gv gọi đại diện một số nhóm nhận xét 
 + Bước 6: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức.
3 Phương pháp dạy học dạng bài thực hành viết báo cáo về một vấn đề Địa lí kinh tế Việt Nam, viết báo cáo về địa lí tỉnh hoặc thành phố
 + Bước 1: Học sinh đọc kĩ đề bài, xác định mục tiêu, yêu cầu, giới hạn của bài thực hành. Cụ thể bài báo cáo nội dung gì? Phạm vi một địa phương, một nước hay một khu vực?
 + Bước 2: Giáo viên cung cấp, hướng dẫn học sinh thu thập số liệu, thông tin có nội dung liên quan đến bài báo cáo. 
 + Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lí thông tin, các số liệu thu thập được, sắp xếp chúng theo một trình tự mối quan hệ của nội dung, nhằm làm sang tỏ mục đích, yêu cầu của bài viết. 
 + Bước 4: Lập dàn ý đề cương báo cáo.
 + Bước 5: Giáo viên làm mẫu, học sinh ghi quy trình vào vở để tiến hành làm.
 + Bước 6: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoàn thành báo cáo.
Bài 30: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
 Bài tập 2: Viết báo cáo ngắn gon về tình hình sản xuất , phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp: cà phê, chè.
 + Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xác định mục tiêu, yêu cầu: làm rõ về tình hình sản xuất , phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp: cà phê, chè.
 + Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bảng số liệu trong sách giáo khoa, các thông tin sưu tầm được hoặc giáo viên cung cấp liên quan đến đề tài.
 + Bước 3: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh xử lí các thông tin thu thập được, sắp xếp theo trình tự làm rõ các vấn đề sau:
Tình hình sản xuất cây cà phê hoặc cây chè.
Sự phân bố cây cà phê hoặc cây chè.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây cà phê hoặc cây chè
 + Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý đề cương báo cáo:
 1. Tình hình sản xuất cây cà phê: Cây cà phê có diện tích là bao nhiêu , sản lượng như thế nào, năng suất ra sao ? ( tương tự cây chè cũng vậy) 
 2. Sự phân bố của cây cà phê hoặc cây chè.: Vùng nào trồng nhiều cây cà phê nhất ? với diện tích là bao nhiêu ? Ngoài ra cây cà phê còn được trồng nhiều ở đâu? 
 3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây cà phê hoặc cây chè: Cà phê xuất khẩu đi những thị thị trường nào? Nước nào là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của ta? Hiện nay nước ta đứng thứ mấy trên thế giới về lượng xuất khẩu cà phê.
 + Bước 5: : Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, làm việc theo nhóm để thực hiện bài thực hành. Đại diện một số nhóm lên báo cáo.
 + Bước 6: Giáo viên kiểm tra, nhận xét, đánh giá, bổ sung.
3.2.4 Phương pháp dạy học dạng bài thực hành phân tích tháp dân số sau đó rút ra nhận xét . 
 + Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, xác định mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành.
 + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra các ý chính từ đó khái quát thành các mục chính. 
 + Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung thêm các nội dung trên cơ sở các ý chính đã được triển khai.
 + Bước 4: Giáo viên định hướng cho học sinh giải thích vấn đề vừa được phân tích.
 + Bước 5: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để thực hiện bài thực hành. Giáo viên gọi địa diện một số học sinh trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
 + Bước 6: Giáo viên kiểm tra, nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Ví dụ: Bài 5: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
Bài tập 1: Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999.
 Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt:
Hình dạng của tháp.
Cơ cấu dân số theo độ tuổi
Tỉ lệ dân số phụ thuộc
Bài tập 2: Từ những phân tích và so sánh trên , nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta.
 + Bước 1.: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, xác định nội dung 
yêu cầu của bài thực hành.
 + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các nội dung chính cần làm rõ: 
Hình dạng của hai thấp có giống nhau không( Chân tháp và đỉnh tháp).
Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Nhóm tuổi từ 1-14, Nhóm tuổi từ 15-59 ,Nhóm tuổi từ trên 60 tuổi
(Gv hướng dẫn cho hs so sánh dân số theo độ tuổi trong đó cho hs so sánh dân số theo giới)
Tỉ lệ dân số phụ thuộc:
 Gv hướng dẫn hs tính dân số phụ thuộc.
- Nhận xét: Sau 10 năm 1989 – 1999 cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta thay đổi như thế nào( các nhóm tuổi tăng hay giảm)
 + Bước 3 Giáo viên định hướng cho học sinh giải thích nguyên nhân của vấn đề vừa nhận xét. 
 + Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm tổ thực hiện bài thực hành , gọi đại diện một số học sinh lên trình bày.
 + Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học thực hành.
Giáo án Địa lý 9 bài 37:
 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long
I. Mục tiêu cần đạt bài Thực hành - Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thuỷ sản ở đồng bằng Sông Cửu Long:
1. Kiến thức :
- HS cần hiểu được đầy đủ hơn ngoài thể mạnh lương thực, vùng còn thế mạnh về thuỷ sản.
- Biết phân tích tình hình phát triển ngành thuỷ sản, hải sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Kĩ năng :
- Biết xử lí số liệu thống kê , vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thủy sản của ĐBSCL, ĐBSH và với cả nước.
3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thiên nhiên
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh bài Thực hành - Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thuỷ sản ở đồng bằng Sông Cửu Long:
1. Giáo viên :- Bản đồ tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long
2. Học sinh : Sách giáo khoa ,thước kẻ,bút chì, bút mực
III. Tổ chức hoạt động dạy và học bài Thực hành - Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thuỷ sản ở đồng bằng Sông Cửu Long:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Tình hình phát triển kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như thế nào so với các vùng đã học?
- Cho biết những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long? 
2. Giới thiệu bài: Vùng đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có thế mạnh về lương thực mà vùng còn có thế mạnh khác nữa. Vậy đó là thế mạnh nào?
3/ Bài mới :
+ Hoạt động 1 : tìm hiểu bài tập 1
- HS đọc yêu cầu bài tập – nhận xét bảng số liệu
- Nhận xét về sản lượng thủy sản ở hai đồng bằng
- Cách tính tỉ lệ % của các sản lượng dựa vào bảng 37.1
- lập bảng số liệu 
Tỉ trọng sản lượng cá biển cá nuôi ,tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long vượt xa đồng bằng sông Hồng . Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thủy sản lớn nhất cả nước với tỉ trọng sản lượng các ngành rất cao.
-Các sản lượng cá biển khai thác ,cá nuôi ,tôm nuôi tỉ trọng sản lượng 76,7%
+ Hoạt động 2 : Bài tập 2
- Hoạt động nhóm 6 nhóm – 3 phút 
- Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ và bài học 35,36 cho biết
- Nhóm1- 2: làm ý a sgk tr 134
- Nhóm 3-4: làm ý b sgk tr 134
- Nhóm 5-6 : là ý c sgk tr 134
HS: Trình bày
GV: Chuẩn xác (Cần nhấn mạnh: Có diện tích vùng nước rộng lớn đặc biệt là trên bán đảo Cà Mau. Do nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn nên người dân sắn sàng đầu tư, tiếp thu khoa học kĩ thuật công nghệ mới)
IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà bài Thực hành - Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thuỷ sản ở đồng bằng Sông Cửu Long:
- Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh nào để khai thác thủy sản ?
- Vấn đề khai thác ,sử dụng như thế nào?
- Hoàn chỉnh bài thực hành 
- Chuẩn bị ôn lại những kiến thức đã học từ bài 31-37 xem lại các bài tập sgk .
- Tiết sau ôn tập
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH
 1. Đổi mới cách soạn bài: - Giáo án được xem là bản kế hoạch dạy học của giáo viên.Vì vậy trong giáo án phải chú trọng thiết kế các hoạt động học tập của học sinh, tăng cường tổ chức các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ, chuẩn bị phiếu học tập. Tăng cường giao tiếp giữa thầy và trò, huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng học sinh.... - Phải lựa chọn nội dung thích hợp: Những nội dung phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính giáo dục, tính phổ thông của chương trình. Tuy nhiên, khối lượng tri thức nhiều nhưng thời gian lại có hạn (45 phút), nên những yêu cầu phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác là cần thiết, bên cạnh đó cũng phải đảm bảo tính vừa sức với học sinh. - Hệ thống câu hỏi đặt ra phải có tính kích thích sự tò mò, ham hiểu biết, có nhiều ý nghĩa về thực tế, đặt ra vấn đề học tập dưới dạng mâu thuẫn giữa các học sinh đã biết và học sinh chưa biết. 
*Ví dụ: Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cần nêu câu hỏi kích thích sự tò mò của học sinh như: Những nét văn hóa riêng của các dân tộc được thể hiện như thế nào. Cho ví dụ? Em thuộc dân tộc nào? Địa bàn cư trú ở đâu? Nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em là gì? Sự phân bố các dân tộc Việt Nam như thế nào? - Xác định nhiệm vụ phát triễn năng lực nhận thức, rèn luyện các kĩ năng và tư duy phù hợp với nội dung bài học, làm thế nào để những học sinh có trình độ nhận thức và tư duy khác nhau đều được làm việc với sự nổ lực của bản thân. Ví dụ: Trong bài 30: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây nguyên. Phải chú trọng rèn luyện cho học sinh kĩ năng so sánh sự khác biệt về cây công nghiệp ở hai vùng .Để hoàn thành nội dung này, giáo viên phải tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm phân tích một loại cây để các học sinh có trình độ khác nhau có thể hỗ trợ cho nhau trong việc tìm ra kiến thức.
2. Xây dựng tình huống có vấn đề: - xây dựng những tình huống có vấn đề, khi học sinh đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ kiến thức để giải quyết - Khi xây dựng tình huống có vấn đề, GV cần lựa chọn: + Đặt vấn đề, hướng dẫn học sinh cách giải quyết vấn đề.GV đánh giá kết quả làm việc của HS. + Nêu vấn đề, gợi ý học sinh cách giải quyết. GV và HS cùng đánh giá kết quả làm việc. + GV cung cấp thông tin , tạo tình huống. HS phát hiện vấn đề nảy sinh cần giải quyết, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn phương pháp giải quyết. GV và HS cùng đánh giá. + GV đưa tình huống thực để học sinh tự phát hiện vấn đề, lựa chọn vấn đề cần giải quyết, tự lập kế hoạch và tìm các phương pháp giải quyết, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả giải quyết vấn đề. * Ví dụ Bài:Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. GV: ? Tại sao vùng Đồng bằng sông Hông có mật độ dân số cao nhất nước? - HS: Nêu các giả thuyết về nguyên nhân làm cho Đồng bằng có mật độ dân số cao nhất cả nước là:............... (HS thảo luận , trao đổi, phân tích và so sánh.... HS rút ra kết luận). + GV chuẩn kiến thức: Do Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai phá và định cư lâu đời, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cư trú và sản xuất, nền nông nghiệp phát triển sớm với hoạt động trồng lúa nước là chủ yếu, cần nhiều lao động, có mạng lưới đô thị dày đặc, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp,dịch vụ (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,....). 3. Tổ chức hình thức hoạt động nhóm. - Hoạt động nhóm có nhiều ưu điểm, giúp học sinh phát huy tối đa tính chủ động, tích cực trong giờ học. Khi cho học sinh hoạt động theo nhóm, tùy theo bài mà Giáo viên có thể phân ra các nhóm nhỏ, lớn để thu hút học sinh giải quyết vấn đề có hiệu quả.
- Các bước tiến hành cơ bản: + Hình thành các nhóm làm việc: tổ chức nhóm, chỉ định chỗ làm việc của các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Các nhóm thực hiện công việc: thảo luận , trao đổi ý kiến, đưa ra kết luận chung, cử đại diện trình bày kết quả của nhóm trước lớp. + Tổng hợp kết quả của các nhóm: đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung nếu thiếu. + GV chuẩn kiến thức chủ yếu của bài học. GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm và tổng kết lại kiến thức toàn bài. * Ví dụ: Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư Dựa vào kênh chữ SGk, quan sát Hình 3.1/SGK, thời gian 5 phút theo yêu cầu sau; ?Hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao ? - Học sinh dựa vào H3.1/SGK, trao đổi , thảo luận và đưa ra các ý kiến của nhóm mình... + Sau khi các nhóm trình bày ý kiến, Giáo viên gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Giao viên chuẩn kiến thức: những vùng dân cư đông đúc là đồng bằng và ven biển Những vùng dân cư thưa thớt là ở vùng núi và Tây Nguyên.... rút ra kiến thức cần nhớ của phần thảo luận. Giáo viên đánh giá cho điểm từng nhóm hoặc Học sinh tự đánh giá cho điểm các nhóm dưới sự dẫn dắt của Giáo viên. Sau phần thảo luận Giáo viên có thể đưa thêm câu hỏi khó để HS suy nghĩ trả lời nhằm khuyến khích các em tập trung, mở rộng kiến thức cho HS: Sự phân bố dân cư không đồng đều có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội như như thế nào? Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung. Giáo viên có thể mở rộng và chốt kiến thức.
4. Tổ chức lông ghép nội dung thành trò chơi. * Xếp hình và ghép tên: Ví dụ: Bài 19: Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi phía Bắc. Chuẩn bị: Lược đồ Trung du miền núi Bắc Bộ câm, mảnh giấy ghi dữ liệu, băng dính 2 mặt. Yêu cầu: Thi gắn các điểm mỏ khoáng sản của vùng, thời gian 5-7 phút.( bài tập 2, phần C) Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ Chuẩn bị: Lược đồ vùng có gắn tên các tỉnh thành, nam châm. Yêu cầu: Gắn sai tên các tỉnh,thành của Đông Nam Bộ. Hãy sửa lại cho đúng các tỉnh thành, thời gian 5 phút. 2.5. Sử dụng phương tiện dạy học: - Lựa chọn và sử dụng tốt các thiết bị dạy học trong quá trình lên lớp vì đây là những đồ dùng không thể thiếu trong quá trình dạy và học Địa lý nói chung, vì nó hình thành học sinh những biểu tượng và khái niệm Địa lý, giúp học sinh dễ dàng nhận thức về mối quan hệ không gian của các sự vật và hiện tượng địa lý. Việc sử dụng hợp lý các thiết bị dạy học đặc biệt là bản đồ, lược đồ, sách giáo khoa giúp rèn luyện kĩ năng địa lý cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh trong học tập. Sử dụng tốt bản đồ giúp học sinh xác định vị trí, hình dạng lãnh thổ, biết được các sự vật và hiện tượng địa lý mà các em không có điều kiện quan sát trực tiếp. Bởi vì đây vừa là nguồn tri thức quan trọng, vừa bổ sung khắc sâu những kiến thức ở kênh chữ của sách giáo khoa, về đặc điểm đặc trưng của một môi trường, lãnh thổ, vì vậy việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ để lĩnh hội kiến thức là rất quan trọng bởi nó giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức nhanh chóng và lâu
bền. Nên nhất thiết trong giảng dạy địa lý không thể không dùng bản đồ trong việc hình thành kiến thức cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, giáo viên không sử dụng bản đồ thì học sinh không thể nắm được đặc điểm vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng, không biết hình dạng của lãnh thổ đó như thế nào, tiếp giáp với những quốc gia, khu vực nào... Khi dạy bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ, giáo viên sử dụng bản đồ thì học sinh có thể nắm được đặc điểm vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng (phía bắc giáp Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng, phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Lào, phía đông giáp Biển Đông), biết lãnh thổ kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ở phía Nam, lãnh thổ hẹp chiều ngang. Ngoài ra học sinh còn nắm được địa hình của vùng từ Tây sang Đông đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo. -Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng quá nhiều bản đố cho một tiết dạy, phải lựa chọn bản đồ nào phù hợp nhất, sử dụng trong những thời điểm thích hợp nhất mới đạt được hiệu quả cao.
 III. KẾT QUẢ:
 Qua thời gian áp dụng các giải pháp trên, bước đầu học sinh thực sự quen với cách học mới, chủ động hơn trong việc tự mình khám phá, xây dựng và chiếm lĩnh tri thức và không còn coi môn Địa lý là môn học không cần trí tuệ như trước đây nữa. Bên cạnh việc ý thức, tự giác trong học tập, học sinh cũng đã tự trang bị cho mình nhiều phưong tiện học tập, đầu tư thời gian học tập thích hợp cho việc học Địa lý do vậy chất lượng học tập bộ môn có bước chuyển biến rõ rệt. Năm học 2012-2013, bản thân tôi phụ trách dạy lớp 9A , cụ thể chất lượng đạt kết quả như sau: Loại Chất lượng Chất lượng cuối HKI năm Giỏi 23,3% 25,8% Khá 30,6% 36,3%
Trung bình 37,1% 34,9% Yếu 9,0% 3,0%
 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
 Qua thực tiễn dạy học trong thời gian qua và bằng việc áp dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý lớp 9 nói riêng, tôi đã rút ra được một số bài học cơ bản: - Mỗi giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện để không ngừng nâng cao về kiến thức, kĩ năng dạy học địa lý cơ bản . - Có sự trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp để đưa ra những phương pháp phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh . - Cần có sự đổi mới trong cách soạn bài, tăng cường hoạt động của học sinh để có sự giúp đỡ học sinh yếu kém tham gia đóng góp ý kiến . - Đa số học sinh đã có niềm tin đối với môn học, có sự đầu tư về sách vở và thời gian nhờ đó nhiều em nắm được những kiến thức địa lý cơ bản trong chương trình của môn học. Điều đó góp phần cổ vũ , động viên cho các giáo viên phát huy hết tinh thần trách nhiệm và khả năng của mình để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn . 
 KẾT LUẬN 
Thực tế đã chứng minh, khi học sinh có nhận thức đúng về giá trị của việc học của môn Địa lí, thì các em mới có lòng ham mê học tập, có ý thức tìm tòi học hỏi thì năng lực tư duy của học sinh sẽ phát triển và nâng cao. Do vậy người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng để hoàn thiện mình, để không ngừng đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, kết hợp với bồi dưỡng phương pháp học cho học sinh giúp học sinh tham gia tích cực vào việc học, như vậy hiệu quả dạy và học sẽ không ngừng nâng cao. Sau một thời gian thực hiện một số giải pháp nâng cao chất lượng trong dạy học Địa lí, tôi đã thu được một vài kết quả tuy chưa được nhiều nhưng bước đầu đãcó tính tích cực nhất định trong dạy học Địa lí. Tuy nhiên do năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên bài viết của tôi có thể chưa trở thành một sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện.Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân tình của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân thành cảm ơn! 
 Hòa Bình ngày12 tháng 3 năm 2013
 Người viết:
 Trần Trung Dũng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan