Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết bài tập Lịch sử lớp 7

 - Từ nhiều năm nay , vấn đề đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng trở thành một yêu cầu bắt buộc và hết sức cấp thiết đối với cấp học THCS . Trong quá trình đó các nhà giáo dục, các thầy cô giáo đã không ngừng trăn trở, tìm tòi những cách dạy mới nhằm năng cao chất lượng dạy – học, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Hiệu quả học tập của học sinh là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo.

 - Nhưng thực tế cho thấy, đa số học sinh không yêu thích bộ môn lịch sử , chính vì thế có nhiều em có thái độ không quan tâm, không muốn học không chú ý nghe giảng ,chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo trong việc học tập. Một nguyên nhân quan trọng và quyết định nhất chính là những người trực tiếp giảng dạy chưa có một phương pháp, một cách thức hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chưa lôi cuốn, thu hút các em cùng tham gia vào việc học tập bộ môn. Điều đó cũng đặt ra một bài toán khó cho nhà quản lí giáo dục và đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy bộ môn. Đây chính là vấn đề mà tôi rất băn khoăn trong quá trình dạy học.

 - Do đó làm thế nào để giáo dục các em học sinh có thái độ học tập và yêu thích bộ môn học này đó là điều tôi luôn suy nghĩ trăn trở để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm phần nào khắc phục tình trạng trên . Làm thế nào để Lịch sử trở thành bộ môn đựơc học sinh coi trọng như các môn học khác chính là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên dạy Sử đặc biệt là đối với bản thân, đó là trách nhiệm của từng giáo viên dạy bộ môn lịch sử. Thầy dạy tốt – học sinh mới hứng thú được, học sinh không học- không chỉ đỗ lỗi cho học sinh mà một phần là do trách nhiệm của Thầy.

 

doc13 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11847 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết bài tập Lịch sử lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những góp ý của đồng nghiệp và rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
 - Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học lịch sử .
- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có những điều chỉnh và bổ sung hợp lí
II. NỘI DUNG 	
Nội dung đề tài
 - Trong quá trình thực tế giảng dạy với sáng kiến kinh nghiệm này giúp giáo viên huy động học sinh hoạt động tích cực trong tiết học, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức của một chương từ đó giúp các em yêu thích học tập bộ môn.
- Trong tiết BTLS, Thầy đóng vai trò chỉ đạo kiến thức, học sinh là nhân vật trung tâm trong việc tái hiện lại kiến thức qua hình thức trò chơi, từ đó tạo nên bầu không khí sôi nổi như một sân chơi tìm hiểu kiến thức lịch sử. 
2. Khảo sát thực trạng. 	
a.Giáo viên.
 - Chưa đầu tư soạn- giảng cho tiết BTLS, một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với bộ môn, tạo sự gò bó, nhàm chán trong việc lĩnh hội kiến thức.
 - Các tiết BTLS chưa gây được hứng thú cho học sinh vì giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo , chỉ dạy qua loa, hết giờ, chưa dám mạnh dạn tổ chức các trò chơi trong tiết dạy, chưa bắt kịp với sự đổi mới phương pháp dạy và học
b. Học sinh
	 - Chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch sử vì phần lớn các em đều cho rằng học lịch sử rất khó, khô khan, quá nhiều sự kiện cần ghi nhớ
- Ý thức học tập môn sử chưa cao, đa phần các em chưa xác định được rõ ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong các tiết học, làm bài tập ở nhà, đang còn khép kín, đối phó , chưa dám mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu trả lời câu hỏi.	
c. Nguyên nhân của thực trạng trên	
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính vì vậy mà giờ học thường cứng nhắc, giáo viên luôn có tâm lí dạy làm sao cho hết được bài học, không hướng tới học sinh làm trung tâm của việc dạy học. Chưa dám mạnh dạn tổ chức các trò chơi trong tiết dạy, các tiết làm BTLS. Hơn nữa Sở giáo dục chưa quy định thống nhất về cách thức tổ chức dạy tiết BTLS như thế nào, do vậy các tiết này đa phần giáo viên thường thờ ơ, coi nhẹ, hoặc cắt xén để dạy các bài khác trong chương trình, nếu trong dạy học giáo viên có tổ chức trò chơi thì mới chỉ mang tính chiếu lệ, hiệu quả chưa cao. Theo tôi nguyên nhân của tình trạng trên có thể xác định được là: 
- Trình độ giáo viên chưa đều và thật sự không phải giáo viên nào cũng tâm huyết với nghề nghiệp . Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy và chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng . 
- Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn ở các nhà trường còn thiếu , điều kiện kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn do vậy mà ảnh hưởng rất nhiều tới điều kiện dạy và học .
- Giáo viên chưa bám vào sách “chuẩn kiến thức kĩ năng” bộ môn do Bộ đã ban hành.
3. Giải pháp.	
	Xuất phát từ thực tế bộ môn và quá trình giảng dạy , tôi thấy cần tạo ra cho học sinh một không khí học tập sôi nổi, hứng thú hơn trong khi dạy tiết BTLS. Có như vậy học sinh mới yêu thích bộ môn và sẽ nâng cao chất lương dạy học bộ môn. Thiết nghĩ rằng trò chơi trong các tiết bài tập không chỉ mục đích giải trí cho học sinh mà còn tạo nên một không khí hăng say học tập. Các em có thể độc lập suy nghĩ tìm tòi hoặc phối hợp với các bạn trong nhóm để có đáp án nhanh. chính xác. Qua hình thức trò chơi sẽ thoải mái– hứng thú hơn, từ đó mà ghi nhớ tốt những kiến thức cơ bản của chương.
4. Biện pháp tiến hành
 - Để dạy tốt tiết BTLS, tôi nghiên cứu làm thế nào để tạo ra một không khí thoải mái cho học sinh và nhất là tránh sự nhàm chán, khô khan lập lại của tiết ôn tập nhưng vẫn phải bảo đảm được lượng kiến thức trọng tâm của một chương. Điều quan trọng và cần thiết nhất là luôn tạo cho các em niềm khát khao, tìm hiểu, biết tự đánh giá và nhận xét khách quan các sự kiện hay nhân vật lịch sử nào đó, khiến các em đam mê thực sự chứ không bị gò bó. Chính vì thế , tôi đã biến tiết BTLS thành 1 “sân chơi lịch sử” với phương châm “ Chơi mà học, học mà chơi”, huy động được tất cả học sinh tham gia. Sau giờ “ chơi” đó, tôi thấy đa số học sinh rất vui, thoải mái , vẫn nắm được nhiều kiến thức lịch sử và hơn nữa các em rất thích mỗi khi có tiết BTLS. Đó là điều mà tôi rất tâm đắc. 
- Trong từng tiết BTLS, tôi cũng luôn thay đổi các dạng trò chơi để tránh sự nhàm chán .Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh. Khi thiết kế và tổ chức trò chơi, tôi chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn luyện cho HS, tổ chức, biên soạn câu hỏi cho trò chơi phải bám vào “Chuẩn kiến thức - kĩ năng” của bộ môn để thực hiện. Mong rằng trong quá trình giảng dạy mỗi thầy, cô giáo có sự sáng tạo thêm nhiều giải pháp khác nhau, bổ sung làm cho trò chơi lịch sử trở thành một hệ thống ngày càng sinh động hơn , phong phú hơn và được sử dung nhiều hơn nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy – học đối với bộ môn lịch sử . Sau đây là một số giải pháp có thể vận dụng :
Giải pháp 1. Theo dòng lịch sử.	
* Mục đích: 
- Nhớ được những sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu của đất nước trong từng giai đoạn.
- Với trò chơi này sẽ luyện trí nhớ cho học sinh, phát triển tư duy, , tạo hứng thú và thi đua trong học tập giữa các tổ.
* Chuẩn bị. Câu hỏi cho loại câu này không nặng các sự kiện ghi nhớ quá nhiều mà chủ yếu là những kiến thức mà trong quá trình dạy tôi đã nhấn mạnh cho học sinh, hoặc là những câu đố vui liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử, các địa danh.
 * Tiến hành. Ở phần này , tôi cho thi đua giữa các tổ, mỗi tổ chuẩn bị 1 bảng con để ghi đáp án à tổ nào nhanh hơn và nhiều kết quả đúng hơn sẽ thắng. Cuối mỗi phần chơi đều có tổng kết điểm trên bảng.
* Ví dụ
1. Bản đồ xưa nhất nước ta
	Ai ra lệnh vẽ, gọi là tên chi.
Đáp án: VUA LÊ THÁNH TÔNG- BẢN ĐỒ HỒNG ĐỨC
2. Sông nào ở nước ta đã ghi dấu ba lần đánh bại quân xâm lược
	Đáp án: SÔNG BẠCH ĐẰNG
3. Quốc hiệu đầu tiên của nước Việt Nam là gì?
Đáp án: VĂN LANG
4. Người thầy giáo được trọng dụng nhất thời Trần? 
Đáp án: CHU VĂN AN
 	5. 	 Ai người bơi giỏi, lặn tài
	Khoan ngầm thuyền giặc, đánh bài đặc công	
Đáng đời lũ giặc Nguyên –Mông
 Xuống chầu hà bá, đáy sông nộp mình
Đáp án: YẾT KIÊU
 Giải pháp 2. Ai nhanh hơn
* Mục đích: 
- Nhớ và nêu tên các nhân vật, các sự kiện lịch sử tiêu biều.
- Với trò chơi này sẽ rèn luyện sự nhanh trí cho học sinh, phát triển tư duy , tạo hứng thú và thi đua trong học tập.
* Chuẩn bị
Câu hỏi có 4 đáp án , Học sinh sẽ chọn đáp án đúng nhất .Câu hỏi cho loại câu này cũng không nặng các sự kiện ghi nhớ quá nhiều .
* Tiến hành.. Phần này tôi cho hoạt động cả lớp, khi trình chiếu câu hỏi học sinh sẽ thi đua phát biểu, hoặc chỉ định học sinh trả lời.
- Với trò chơi này, giờ học rất sôi động , lôi cuốn hầu hết học sinh tham gia, giúp học sinh nhớ lại được những kiến thức cơ bản của lịch sử.
 	* Ví dụ.
 1. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La năm
A. 1001 	 B. 1009
C. l010	 	 D. 1054.
 2. Quốc hiệu nước ta thời Đinh là
	 A. Vạn Xuân	B. Đại Cồ Việt
	 C. Đại Việt	D. Đại Ngu.
 3. Nhà sử học nổi tiếng đầu tiên của nước ta, tác giả của bộ sử kí “Đại Việt Sử kí là
	 A. Nguyễn Trãi.	B. Nguyễn Du.
	 C. Lê Văn Hưu	D. Ngô Sĩ Liên.
4. Tác giả của « Bình Ngô Đại cáo » là
A. Lý Thường Kiệt.	C. Ngô Sĩ Liên. 
B. Nguyễn Trãi.	D. Lê Thánh Tông.	
5/ UNESCO đã cấp bằng công nhận Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới vào năm
	A. 1991	B. 1992
	C. 1993	D. 1994.
 Giải pháp 3. Tiếp sức và thử thách.
	* Mục đích: 
- Giúp học sinh nhớ được các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ta ở từng thời kì, các các nhân vật lịch sử với những đặc điểm nổi bật , những tác phẩm nổi tiếng ...
- Rèn phản xạ ghi nhớ nhanh.
- Giáo dục học sinh tôn trọng truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước
*Chuẩn bị: 
- Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi , những sự kiện tiêu biểu , nhân vật lịch sử của chương. 
* Tiến hành.
- Phần này tôi cho thi đua giữa 2 dãy bàn , mỗi dãy chọn 1 đề tài . Mỗi dãy có 5 bàn, 1 bàn là 1 đội.
- Đội nào nhanh hơn sẽ giành quyền trả lời.Nếu sai đội bạn sẽ bổ sung.
Dãy A. Lập bảng thống kê quá trình thành lập nhà Lý. Giáo viên cho thời gian, học sinh tìm ra sự kiện tương ứng.
 Tôi chọn đây là vòng thử thách.
 Thời gian
 Sự kiện
1. Năm 1009
Lý công Uẩn lên ngôi vua.Nhà Lý thành lập
2. Năm 1010
Lý công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long.	
3. Năm 1042
Nhà Lý ban hành bộ Hình thư.	 
4. Năm 1054
Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt .	
Dãy B. Vòng tiếp sức với hình thức nối cột 
- Tôi chia làm 2 cột: Thời gian- sự kiện , hoặc là nhân vật- đặc điểm...( phần này tôi tránh những ý trùng với tiết ôn tập) – Mỗi bài tập 1 phút.
Các đội thảo luận , và ghi đáp án vào bảng của đội mình .
Hết thời gian, các đội đều giơ cao đáp án, đội nào có đáp án đúng nhiều nhất sẽ thắng.
Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp .
A (Tác phẩm)
B (Nhân vật lịch sử) 
Nối ý A & B
1. Bình ngô đại cáo
A. Ngô Sĩ Liên
1+
2. Hồng Đức quốc âm thi tập
B. Lý Thương Kiệt 
2+
3. Đại Việt sử ký toàn thư
C. Nguyễn Trãi
3+
4. Đại thành toán pháp 
D. Lương Thế Vinh
4+
E. Lê Thánh Tông
Giải pháp 4. Điền nhanh, điền đúng
* Mục đích.
- Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học của chương.
- Rèn kĩ năng phán đoán nhanh, logich.
* Chuẩn bị. 
- Phần này chúng tôi trích 1 đoạn ở sách giáo khoa, hoặc là tổng hợp kiến thức của 1 bài .
* Tiến hành. Cho làm việc theo bàn. Học sinh thảo luận , bàn nào nhanh sẽ được ưu tiên trả lời. .
Câu 1.Chọn và điền từ hoặc cụm từ trong ngoặc (phục hồi, giảm nhẹ,tăng cường, ” mở cửa ải, thông chợ búa”, “Chiếu khuyến nông” ) vào chỗ (..) sao cho đúng về những việc làm chính của Quang Trung về kinh tế. 
	Ban hành................................................. để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được ................................................ nhanh chóng.
	Bãi bỏ hoặc ................................................ nhiều loại thuế. Ông yêu cầu nhà Thanh ................................................., khiến cho hàng hóa không ngưng đọng.
Câu 2: Chọn và điền từ hoặc cụm từ trong ngoặc (Viện Sùng Chính,Hán,Nôm, Chiếu lập học ”, trường học.) vào chỗ (..) sao cho đúng về những việc làm chính của Quang Trung về văn hóa , giáo dục. 
	 Vua Quang Trung ban bố .........................................., các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở 	...............................................
	Dùng chữ ..................................... làm chữ viết chính thức của nhà nước.Lập ..................................................... để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
Giải pháp 5 . Nhận diện Lịch sử
	* Mục đích:
	- Ghi nhớ và nhận biết những địa danh, những công trình di tích nổi tiếng của nước ta trong chương trình.
	- Rèn trí nhớ và kĩ năng quan sát.
	* Chuẩn bị. 
	- Tôi chọn 1 số tranh lịch sử liên quan nhiều đến nội dung bài học , khi quan sát học sinh sẽ dễ nhận biết .
	- Chuẩn bị câu hỏi .
* Tiến hành. 
- Với trò chơi này, tôi cho học sinh chơi theo bàn, trình chiếu trên màn hình 1 số hình ảnh lịch sử .Các nhóm sẽ quan sát , sau đó đặt câu hỏi .
- Các nhóm đều trả lời đáp án vào bảng phụ .
Ví dụ. Đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng được bảo tồn khá trọn vẹn, nơi thờ của 8 vị vua thời Lý.
	 ĐỀN ĐÔ
 Giải pháp 6. Trò chơi “ô chữ bí mật”
Đây là dạng trò chơi mà tôi và đồng nghiệp thường hay sử dụng nhất trong quá trình dạy học, vì hiệu quả của trò chơi này mang lại là rất cao.
 * Mục đích: 
- Ghi nhớ lại những kiến thức về các sự kiện, địa danh,nhân vật lịch sử tiêu biểu của chương trình .
- Phát triển tư duy ngôn ngữ và trí nhớ , phản ứng nhanh.
- Sử dụng vốn hiểu biết của mình để “ Học mà vui”
	* Chuẩn bị:
	- Tôi thiết kế một hệ thống ô chữ lịch sử theo chủ đề với các ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc có hệ thống gợi ý cho các ô chữ hàng ngang. Ô chữ hàng dọc là những kiến thức cơ bản của chương.
* Tiến hành
- Phần này tôi cho học sinh hoạt động độc lập.
- Giáo viên lần lượt đọc câu gợi ý trả lời cho ô hàng ngang, học sinh suy nghĩ và nhanh chóng trả lời.
- Sau khi học sinh trả lời câu hỏi hàng ngang, tôi cho học sinh mở khóa ô chữ hàng dọc. Nếu học sinh trả lời không được, giáo viên sẽ gợi ý .
- Trình bày hiểu biết về ô chữ hàng dọc.
à Giáo viên nhận xét và tuyên dương những học sinh có tiến bộ.
Hệ thống câu hỏi ô chữ.( Hàng ngang)
1. Đây là nơi nhà Trần triệu tập các vương hầu, quý tộc: BÌNH THAN
2. Địa điểm quân Nguyên xây dựng căn cứ để đánh lâu dài với ta? VẠN KIẾP
3. Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 3?TRẦN QUỐC TUẤN
4. Tên tướng giặc đã chui vào ống đồng bắt quân lính khiêng chạy về nước.THOÁT HOAN
5. Nơi đây từng nhấn chìm đoàn thuyền lương của giặc.VÂN ĐỒN.
6. Tên tướng chỉ huy đoàn thuyền chiến kéo vào nước ta: Ô MÃ NHI
7. “ Vườn không nhà trống” được thực hiện ở nơi đây? THĂNG LONG
8. Tên tướng giặc chỉ huy đoàn thuyền lương của giặc? TRƯƠNG VĂN HỔ
Gợi ý ô chữ hàng dọc: Một chiến thắng lớn của quân ta trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên: 	BẠCH ĐẰNG
 Giải pháp 7: Tìm hiểu nhân vật lịch sử.
* Mục đích.
	- Giúp HS khắc sâu được những nhât vật lịch sử tiểu biểu của Việt Nam .
	- Tiếp tục bồi dưỡng thêm lòng biết ơn đối với những người anh hùng đã có công với nước, với dân. 
	- Giúp các em vừa học vừa chơi, tạo không khí thoải mái, thân thiện trong giờ học	
	* Chuẩn bị
- Giáo viên dùng máy chiếu PowerPoint, Giáo án điện tử thiết kế trò chơi	
	* Cách chơi :
	- Giáo viên giới thiệu trò chơi , chia lớp thành 5 đội, mỗi đội khoảng 6 học sinh và đặt tên cho 5 đội .
- Nhìn hình ảnh đoán tên nhân vật lịch sử .
- Tìm hiểu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp .
 	+ Giáo viên chọn 5 nhân vật tiêu biểu ở trên để học sinh trả lời.
Công lao :Đánh giá về công lao nhân vật.	
+ Giáo viên cho học sinh bắt thăm nhân vật để trả lời
+ Học sinh sẽ thảo luận để đánh giá công lao của nhân vật đối với lịch sử dân tộc.
+ Ví dụ: Nêu công lao to lớn của Lê lợi, Quang Trung đối với lịch sử dân tộc? 
+ Học sinh thảo luận , lần lượt trả lời và nhận nhau xét lẫn.
	- GV tổng kết, nhận xét, và đúc rút kinh nghiệm.
 Giải pháp 7: Tiếp sức về nguồn.
	* Mục đích.
	- Giúp học sinh củng cố kiến thức về các nhân vật lịch sử, các địa danh quan trọng của chương trình, đặc biệt hiểu biết sâu hơn về Lịch sử Việt nam.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ và trí nhớ , phản ứng đối đáp nhanh, mạnh dạn hơn.
- Sử dụng vốn hiểu biết của mình để “ Học mà vui”
	* Chuẩn bị
	- Ở trò chơi này , tôi chia làm 2 đội chơi. Một dãy bàn là 1 đội. Học sinh của mỗi đội sẽ phân công 2 học sinh có đối đáp nhanh, ăn ý với nhau.
	* Cách chơi :
1. Một học sinh được nhìn trên màn hình, làm nhiệm vụ dẫn chương trình , gợi ý cho bạn đoán ra các khái niệm, địa danh và nhân vật lịch sử,... Học sinh còn lại phải quay mặt xuống lớp , trả lời câu dẫn của bạn .
	- Học sinh nhìn lên màn hình sẽ có 60 giây để xem trước các khái niệm, địa danh, nhân vật lịch sử 
2. Phần chơi sẽ có 10 địa danh, khái niệm vật LS, hiện trên màn hình. 
 	Số điểm của phần thi phụ thuộc vào số câu trả lời đúng .
	Với trò chơi này , tạo cho học sinh nhanh nhẹn, thông minh hơn
Đội A.
Bình Ngô Đại Cáo.
Hải Thượng Lãn Ông.
Trần Thủ Độ.
Chi Lăng
Xương Giang
Ngọc Hồi
Hồ Quý Ly
Tranh Đông Hồ
Diên Hồng
Thành Tây Đô
Đội B.
Cố đô Huế.
Lương Thế Vinh
Lê Văn Hưu.
Đống Đa
Nguyễn Ánh
Phú Xuân
Nguyễn Du
Quang Trung
Lý Thường kiệt
 Lam Sơn.
5. Hiệu quả
- Đối với giáo viên khi chưa áp dụng trò chơi bản thân tôi, cũng như qua trao đổi cùng đồng nghiệp, thường thì giáo viên thường mắc phải những lỗi cơ bản trong giảng dạy: Giờ dạy trầm, giáo viên nói nhiều, học sinh làm việc ít, giờ học không có sự sáng tạo, phân lượng thời gian không hợp lí, không hiệu quả, thường là giáo viên cho 1 đến 2 bài tập cho học sinh làm hoặc giao về nhà hôm sau nộp lại cho .Chính vì vậy mà giờ BTLS hiệu quả không thực sự cao, không thu hút được sự húng thú của các em. Sau khi áp dụng trò chơi phương pháp dạy học đã có sự thay đổi nhiều và theo chiều hướng tích cực, với sự chuẩn bị chu đáo về cách thiết kế, tổ chức trò chơi của giáo viên nên giờ học không còn cứng nhắc, đơn điệu, truyền thu kiến thức một chiều, mà giờ học trở nên sinh động, học sinh rất tích cực tham gia xây dựng bài và thích tiết BTLS.
- Qua quá trình áp dụng, tôi đã chủ động mời đồng nghiệp đánh giá. Đối với học sinh, qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học lịch sử như đã nêu trên, tôi nhận thấy trong học sinh có sự chuyển biến rõ nét, các em rất tích cực xây dựng bài, không còn e dè, ngại ngùng như trước vì thế mà giờ học trở nên sôi nổi, bớt cứng nhắc, khô khan, các em rất thích thú tham gia học tập, nắm vững kiến thức lịch sử . Điều đó được phản ánh qua khảo sát chất lượng học tập bộ môn từng năm học .Kết quả đạt được như sau: 
Lớp
Tổng
Số
Đầu năm
Cuối học kì 1
Cuối tháng 3
HS ko tham gia vào các trò chơi trong tiết BTLS, không thích giờ học BTLS.
HS biết vận dụng, khắc sâu kiến thức, tham gia vào các trò chơi. Thích giờ học BTLS
HS ko tham gia vào các trò chơi trong tiết BTLS, không thích giờ học BTLS.
HS biết vận dụng, khắc sâu kiến thức, tham gia vào các trò chơi. Thích giờ học BTLS.
HS ko tham gia vào các trò chơi trong tiết BTLS, không thích giờ học BTLS.
HS biết vận dụng, khắc sâu kiến thức, tham gia vào các trò chơi. Thích giờ học BTLS.
7.1
36
21
(58.3%)
15
(41.7%)
8
(22.2%)
28
(77.8%)
5
(13.9%)
31
(86.1%)
7.2
33
20
(60.6%)
13
(39.4%)
13
(39.4%)
20
(60.6%)
9
(27.3%)
24
(72.7%)
Có được kết quả như trên, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Để dạy tốt tiết BTLS, giáo viên luôn phải tìm tòi, sáng tạo, chuẩn bị thật công phu, kĩ càng. Mỗi trò chơi, mỗi giải pháp phải tập trung vào các kiến thức lịch sử cần ghi nhớ
- Với kết quả trên , tôi đã thành công trong giờ dạy lên lớp. Thực sự rất vui- bởi nó đã thực sự đem lại hứng thú học tập, các em thi đua sôi nổi, hiệu quả hơn. Bởi ngoài việc chơi, hơn hết các em được ghi nhớ các đơn vị kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép, nặng nề. “ Học mà chơi, chơi mà học” dần dần các em yêu thích hơn bộ môn lịch sử , nhất là mỗi khi đến tiết bài tập. Đó là điều hạnh phúc nhất mà không riêng gì chúng tôi- mà tất cả những giáo viên , trong 1 giờ học mà học sinh cùng cô giáo lại đam mê hăng say đến thế. Hy vọng, với một số giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập ở tiết BTLS .
III. KẾT LUẬN.
1. Kết luận
	- Trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử , tôi nhận thấy học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng, học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học, và hiểu những kiến thức bài học đồng thời rèn luyện thêm kỹ năng sống cho học sinh. 
	- Với sáng kiến kinh nghiệm này, hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc giúp giáo viên thực hiện dạy tốt tiết BTLS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong chương trình đổi mới giáo dục. Nếu quá trình giảng dạy người thầy không gây được tâm lí hứng thú, thoải mái thì học sinh rất khó để lĩnh hội kiến thức.
- Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết , tận tụy với nghề, người Thầy phải thật sự tâm huyết thì tiết học mới đạt hiệu quả cao, có thế mới hấp dẫn học sinh , học sinh không thụ động mà nâng cao tầm hiểu biết của mình.
2.Kiến nghị
- Muốn học sinh yêu thích môn Lịch sử, trước hết bản thân giáo viên dạy Lịch sử phải yêu thích nó.
- Để dạy tốt tiết BTLS, mỗi giáo viên cần thực sự tâm huyết với bộ môn, đầu tư đến chất lượng, hệ thống kiến thức một cách khoa học, sắp xếp thời gian hợp lí để tổ chức thực hiện các trò chơi trên trong 1 tiết học BTLS có hiệu quả nhất.
- Cần có sự ủng hộ nhiệt tình từ phía BGH, nhà trường , phụ huynh , học sinh.
- Trên đây là 1 số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong tiết dạy BTLS 7. 
Mong có sự đóng góp , xây dựng để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
 	 Xin chân thành cảm ơn!
 	 Tân Thiện ,tháng 4 năm 2015
Người viết
Nguyễn Thị Xuân Hồng
PHÒNG GD-ĐT LAGI	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Tân Thiện 	 Độc lập – Tự do- Hạnh phúc 
	 	* * * 

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan