Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24–36 tháng tại trường Mầm non 3

Mô tả nội dung:

Phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng, là phát triển ở trẻ khả năng nghe, hiểu lời nói

và trả lời được các câu hỏi của những người xung quanh trong quá trình giao tiếp, trò

chuyện. Trẻ phải nói to, nêu được yêu cầu, phát âm rõ ý muốn nói để người nghe hiểu và hỗ

trợ trẻ kịp thời. Trẻ phải mạnh dạn, tự tin có vốn từ phong phú thì trẻ mới thể hiện được

mon muốn của mình. Hiểu được vấn đề đó, nên tôi đã suy nghĩ và tìm ra các giải pháp tối

ưu nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp vốn từ của trẻ ngày càng mở rộng, đa dạng và

phong phú. Thông qua quá trình dạy và tác động đến trẻ hằng ngày tại nhóm lớp mình phụ

trách, tôi đã nghiên cứu và thực hiện các giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ trong năm qua

và đã đạt ít nhiều thành công rõ rệt từ trẻ của lớp mình. Cụ thể:

2.1. Khảo sát:

Để biết được vốn từ và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ ở lớp, vào đầu năm học tôi đã tiến

hành khảo sát kết quả thực tế cụ thể như sau: đầu năm số trẻ là 25 trẻ

2.2. Nguyên nhân thực trạng:

Thuận lợi:

+ Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, hàng năm đã tổ chức chuyên đề bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên.

+ Thường xuyên được tham dự các buổi sinh hoạt cụm chuyên môn giữa các trường

để trau dồi kinh nghiệm.

+ Trường lớp có qui mô gọn gàng sạch sẽ, phòng học rộng rãi, thoáng mát đảm bảo

hợp vệ sinh an toàn cho trẻ.

+ Trẻ cùng một độ tuổi.

+ Đồ dùng phục vụ cho việc phát triển vốn từ cho trẻ phonng phú về hình ảnh, màu

sắc, hấp dẫn (tranh ảnh, vật thật).

Khó khăn:

+ Trẻ 24 – 36 tháng do tôi phụ trách đa số chưa học qua nhóm bé và nhóm nhỡ, có

nhiều trẻ chưa biết nói, một số cháu phát âm chưa chuẩn, trẻ còn nhút nhát trong sinh hoạt

tập thể.

+ Các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với cô và các bạn, hay nghỉ học

do ốm vì chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp.

+ Đa số phụ huynh buôn bán tự do hay tính chất công việc chiếm nhiều thời gian nên

nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ còn hạn chế, hay cho trẻ xem ti vi

hoặc điện thoại mà ít dành thời gian trò chuyện, đọc sách cho trẻ nghe.

Đứng trước một số khó khăn như vậy, tôi đã tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu

để tìm ra một số giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ.

pdf11 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24–36 tháng tại trường Mầm non 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở trẻ.
Cung cấp vốn từ cho trẻ qua hoạt động học
- Đối với các giờ học cô phải sử dụng đồ dùng trực quan, đồ dùng trực quan và hệ
thống câu hỏi của cô là nền tảng để tổ chức việc phát triển ngôn ngữ và vốn từ của trẻ.
Trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, không nói cụt lủn hoặc cộc lốc.
Gv: Tăng Thị Cẩm Vân Lớp: Nhà trẻ4
Một số giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tại trường Mầm Non 3
Ví dụ: Nhận biết tập nói Bài “ Quả khóm, quả đu đủ”. Tôi chuẩn bị đầy đủ các loại
quả thật để trẻ được nhìn, được sờ, được nếm. Tôi đặt câu hỏi : 
+ Đây là quả gì? (Đây là quả khóm ạ!)
+ QuẢ có màu gì? (màu cam)
+ Vỏ quả khóm như thế nào? (Vỏ khóm “ Sần sùi”)
+ Quả khóm có “Vị” chua hay ngọt? (có quả ngọt , có quả chua)
+ Con hãy sờ xem vỏ của quả đu đủ có “Sần sùi” không? Vỏ đu đủ “nhẵn” (hay láng)
Việc cho trẻ quan sát, sờ, nếm vật thật có ý nghĩ vô cùng to lớn đối với sự phát triển
ngôn ngữ cho trẻ. Điều này khêu gợi và duy trì sự chú ý có chủ định ở trẻ , lôi cuốn sự chú
ý, hứng thú của trẻ vào đối tượng, kích thích trẻ nói nhiều hơn. Mặt khác khi quan sát vật
thật trẻ được trực tiếp tiếp xúc với vật cụ thể (Trẻ được nhìn, nghe, được sờ vật ngay trước
mặt). Quan sát vật thật giúp trẻ nhận biết, tri giác một cách khái quát và cụ thể từng chi tiết.
Vì vậy tôi đã tổ chức cho trẻ quan sát vật thật ( tùy theo đối tượng) trong các giờ học để phát
triển ngôn ngữ cho trẻ .
Cung cấp vốn từ cho trẻ qua hoạt động vui chơi
Ví dụ: Khi hoạt động ngoài trời cho trẻ quan sát xe đạp. Tôi đưa ra những câu hỏi:
+ Xe gì đây? (xe đạp) 
+ Xe đạp có mấy bánh? (Xe đạp có 2 bánh)
Sau đó tôi gợi mở cho trẻ kể lại những gì trẻ quan sát được. Nếu trẻ không kể
được, tôi đưa ra các câu hỏi hướng trẻ quan sát và trả lời (cái yên xe, tay cầm, giỏ xe, bánh
xe). Sau đó tôi cho trẻ chơi mô phỏng động tác lái xe và kêu kính coong, kính coong giả
làm tiếng chuông xe đạp (qua đó rèn luyện phát âm từ “kính coong” cho trẻ).
Tôi tổ chức rộng rãi cho trẻ chơi nhiều trò chơi khác nhau để sử dụng những loại câu
đơn giản khi dạo chơi, hoạt động ngoài trời, hay tận dụng những tình huống có sẵn (như trời
mưa, gió, tiếng chim hót...) để cung cấp từ mới cho trẻ.
Khi cho trẻ đi dạo: tôi cũng rất chú ý việc phát triển vốn từ của trẻ, trẻ được quan sát,
trò chuyện về sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, trò chuyện về các con vật cây cối trong
sân trường, tôi dùng các câu hỏi kích thích tư duy của trẻ hoạt động như :
+ Con nhìn thấy con mèo đang làm gì? 
+ Con mèo đang ăn gì đấy?
Cho trẻ chơi trò chơi “Bắt chước tiếng kêu của con vật”:
Cô nói: con mèo, trẻ kêu: meo meo; 
Cô nói: con vịt, trẻ kêu: cạp cạp; 
Cô nói: con chó, trẻ kêu: gâu gâu
Qua vui chơi các góc, tôi gợi ý nội dung chơi cho trẻ giao tiếp với cô và giao tiếp với
bạn, nhờ vậy vốn từ của trẻ được phát triển mạnh trong khi chơi.
Ví dụ: Trò chơi bế em, cô hướng dẫn trẻ bế và cho búp bê bú, búp bê ăn, ru búp bê
ngủ, trẻ sẽ bắt chước những từ cô nói như: “con của mẹ ngoan quá!”, biết hát ru “à ơi” cho
em bé ngủ và như vậy vốn từ của trẻ cũng được phát triển theo.
Gv: Tăng Thị Cẩm Vân Lớp: Nhà trẻ5
Một số giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tại trường Mầm Non 3
Cung cấp vốn từ cho trẻ qua các hoạt động khác trong ngày
Trong hoạt động đón và trả trẻ, tôi cũng tận dụng để dạy trẻ nói và phát âm các câu
từ giao tiếp phù hợp: Đến lớp thì “Thưa cô, con mới đến”, “Thưa ba / mẹ con đi học”. Ra về
thì” Thưa cô con về”, “Thưa ba / mẹ con đi học mới về”. Hình thành cho trẻ thói quen tốt
trong giao tiếp ứng xử: lễ phép với người lớn.
Trong họat động ăn, ngủ, vệ sinh, tôi hướng dẫn trẻ biết dùng từ ngữ để bày tỏ nhu
cầu của bản thân.
 Ví dụ: Cô ơi, con muốn ăn thêm. Con khát nước, con muốn đi ị..
Tôi dùng tình cảm để khuyến khích, động viên và khen ngợi khi trẻ nói được câu, từ
hoàn chỉnh, nói rõ ràng và mạnh dạn giao tiếp với cô với bạn. (Bạn Phúc Khang giỏi quá,
bạn Phúc Khang biết gọi cô dẫn đi tiểu, không còn tiểu dầm nữa, mình vỗ tay khen bạn
Phúc Khang đi nào!).
Từng chút, từng chút một, tôi kiên nhẫn dạy trẻ, cung cấp vốn từ cho trẻ mọi lúc mọi
nơi, trong mọi hoạt động nhờ thế mà ngôn ngữ của trẻ phát triển rõ rệt, trẻ phát âm rõ ràng
hơn, nói được câu có 5-7 tiếng chỉ sự vật hiện tượng gần gũi, biết sử dụng từ phù hợp để bày
tỏ nhu cầu của bản thân, đạt 23/25 trẻ, tỷ lệ 92%.
3. Linh hoạt trong phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức hoạt động.
Hiện nay, trong các hoạt động thì giáo viên cần phát huy tính tích cực của trẻ. Muốn
thế thì cô giáo phải linh hoạt trong phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức hoạt động
nói chung và phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ nói riêng. Dựa vào khả năng của trẻ để có
phương pháp giáo dục phù hợp vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt (không trẻ nào giống hệt
trẻ nào), do đó cô không thể dùng phương pháp giáo dục áp đặt cho tất cả trẻ trong lớp.
Hiểu được điều đó, tôi đã vận dụng linh hoạt phương pháp giáo dục cũng như hình thức tổ
chức hoạt động phù hợp để phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn từ cho trẻ một cách có hiệu
quả nhất.
Ví dụ: Khi dạy trẻ đọc bài thơ: Miệng xinh của tác giả Phạm Hổ (bài thơ có 4 câu,
mỗi câu có năm từ), đây là một bài thơ ngắn, tương đối dễ đọc đối với trẻ có khả năng phát
âm rõ ràng , nhưng đối với trẻ hạn chế về ngôn ngữ thì đọc một lúc năm từ trong câu thì trẻ
gặp khó khăn (Bé Duy Phương, bé Nhã Hân, bé Hào, bé Trọng Phước), trẻ chỉ đọc từ đầu và
vuốt đuôi từ cuối, các từ ở giữa câu thì không thể hiện được. Vì thế, để giúp các bé đọc
được bài thơ tôi không yêu cầu những bé này phải đọc cả câu giống như các bạn khác mà có
thể ngắt câu ra làm hai. Ví dụ: Các cháu/ chơi với bạn. Cãi nhau/ là hết vui. Cái miệng/ nó
xinh thế. Chỉ nói/ điều hay thôi. Sau đó, ngoài giờ học tôi hướng dẫn riêng cho những bé đó
đọc lại và dần dần hoàn chỉnh câu có năm từ. Khi trẻ đã đọc được bài thơ, tôi mời trẻ đọc
cho bạn nghe và tuyên dương trẻ trước các bạn, trẻ rất thích và mạnh dạn hơn trước trong
giao tiếp với cô với bạn.
Không phải hoạt động học nào cũng tổ chức ở môi trường trong lớp học, mà có
những hoạt động tôi tổ chức ngoài trời, cô và trẻ cùng đi dạo, tôi trò chuyện cũng trẻ và dạy
trẻ đọc thơ, cung cấp từ mới qua tìm hiểu khám phá, nhận biết phân biệt và hoạt động với đồ
vật. Ví dụ: Nhận biết phân biệt “Đồ chơi quen thuộc của bé”. Tôi dẫn trẻ ra sân trường và
cho trẻ phát hiện có món đồ chơi đang được cất giấu dưới một gốc cây (quả bóng, búp bê)
để dạy trẻ gọi tên, cách sử dụng... Trẻ rất thích thú và tham gia tích cực, nhiều trẻ đã đặt câu
hỏi: Cô ơi, sao đồ chơi lại ở đây? Con có được chơi với bóng không cô?... Và sau đó trẻ
càng thích thú hơn khi những bạn trai thì được chơi cùng nhau, những bạn gái thì được bế
Gv: Tăng Thị Cẩm Vân Lớp: Nhà trẻ6
Một số giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tại trường Mầm Non 3
búp bê đi chơi trong sân trường. Tôi còn gợi ý cho trẻ đặt tên cho búp bê, vốn từ của trẻ vì
thế được phát triển qua học bằng chơi, chơi mà học.
Qua giải pháp trên, trẻ lớp tôi được phát triển vốn từ ngày một hiệu quả. Trẻ rất hứng
thú bước vào hoạt động và tham gia tích cực cùng cô. Trẻ thích đặt câu hỏi vì trẻ đang tò mò
trước sự việc mới (do tôi thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức, không sao chép theo lối
mòn), từ đó ngôn ngữ trẻ phát triển rất nhanh, trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp đạt 22/25
trẻ, tỷ lệ 88%.
 4. Đảm bảo các nguyên tắc của giáo dục: tính vừa sức, hệ thống và liên tục.
Đặc điểm nhận thức của trẻ ở lứa tuổi này là rất chóng quên nếu như ta chỉ
cung cấp cho trẻ qua một lần rồi bỏ qua mà không được lặp đi lặp lại. Hơn nữa, việc cung
cấp vốn từ cho trẻ cũng cần đảm bảo tính vừa sức, hệ thống, có nghĩa là vốn từ cung cấp cho
trẻ phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ: những bài thơ dạy trẻ đầu năm
thường là những bài thơ có câu ngắn, từ đơn giản, dễ hiểu như bài thơ: Đi dép; Cái bát!; Bạn
mới; Chú gà con; Bà và cháu; Bắp cải xanh; Con cá vàng....Những bài thơ này có từ bốn
đến sáu câu, mỗi câu có từ ba đến bốn chữ , giúp trẻ dễ đọc, dễ nhớ. Vào giữa năm học trở
đi, từ ngữ cung cấp cho trẻ dần khó lên. Câu chuyện, bài thơ dạy trẻ có nhiều câu, nhiều tình
tiết hơn. Ví dụ: Bài thơ Lời chào; Cô và mẹ; Mười quả trứng tròn, Trăng;.... với những âm
khó như âm “ tr”, âm “r”, âm ‘s”...
Tôi cùng với cô giáo chung lớp phối hợp với nhau cung cấp, củng cố vốn từ
cho trẻ đảm bảo theo nguyên tắc giáo dục, không bỏ qua một nguyên tắc nào trong quá trình
giáo dục phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ.
Với giải pháp này, vốn từ cung cấp được trẻ nhớ lâu, trẻ biết vận dụng vào sinh hoạt
hàng ngày, trẻ có thể trả lời các câu hỏi: Con đang làm gì? Cái gì đây? ... và cũng có thể
thực hiện một hoặc hai yêu cầu của người lớn, đạt 23/25 trẻ, tỷ lệ 92%.
5. Đưa trò chơi, đồng dao, ca dao để phát triển ngôn ngữ , vốn từ cho trẻ.
Với trẻ nhỏ thì việc tiếp thu một từ ngữ hay một nội dung mới nào đó thường qua trò
chơi, bài hát, câu chuyện, bài thơ hơn là lý thuyết suông. Vì thế để cung cấp vốn từ và rèn
phát âm cho trẻ tôi đã sưu tầm, chọn lựa một số trò chơi, bài đồng dao, ca dao, bài hát phù
hợp với trẻ.
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian, các bài đồng dao cho trẻ, tôi tuân thủ theo nguyên
tắc giáo dục: đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Dựa theo nguyên tắc này tôi soạn
cho mình những trò chơi dân gian mà tôi sẽ cho trẻ chơi theo từng tháng, từng chủ đề cho
phù hợp:
Ví dụ: Chơi trò chơi " Lùa vịt" với bài đồng dao: (bài đồng dao này tôi đã cắt bớt một
đoạn để phù hợp với trẻ
Cạp cạp cạp/ Vịt lội dưới ao/ Vịt xào vịt xới/ Vịt bới tôm cua/ Đi lùa về nhốt. 
Bài đồng dao này luyện phát âm cho trẻ từ “Vịt” và âm “Cạp, cạp, cạp”
Cách chơi: Trẻ đưa hai tay lên miệng làm mỏ vịt và kêu “Cạp, cạp, cạp”, làm động
tác vịt lội. Cô giáo làm người lùa vịt, khi thấy người lùa vịt xuất hiện thì những chú vịt
nhanh chân chạy về chuồng (được cô giới hạn là một vòng tròn). Khi trẻ chơi thạo, tôi cho
trẻ đóng vai người lùa vịt. Trẻ vừa chơi vừa đọc đồng dao để luyện phát âm “Vịt”, âm “Cạp
cạp cạp”.
Gv: Tăng Thị Cẩm Vân Lớp: Nhà trẻ7
Một số giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tại trường Mầm Non 3
Ví dụ: Với trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” ( bài đồng dao đi kèm với trò chơi này ngắn, trẻ
dễ thuộc, qui mô chơi : chơi theo từng đôi trẻ, cách chơi: Hai trẻ ngồi xệp xuống đất hai tay
nắm với nhau kéo qua kéo lại kết hợp với đọc đồng dao.)
Lúc đầu tôi cho trẻ đọc bài đồng dao: Kéo cưa của Nam bộ.
Kéo cưa lừa kít/ Làm ít ăn nhiều / Đụng đâu ngủ đó/Nó lấy mất cưa / Lấy gì mà kéo.
Trẻ được cung cấp từ “Kéo cưa” kèm với hành động “Kéo cưa”, trẻ luyện phát âm
“Kéo”, âm “Kít”
Khi trẻ chơi đã thành thạo, bài đồng dao đọc cũng nhuần nhuyễn hơn, thì tôi cho trẻ
đọc đồng dao: Kéo cưa của Bắc bộ:
Kéo cưa lừa xẻ/ Ông thợ nào khỏe/ Thì ăn cơm vua/ Ông thợ nào thua/ Thì về bú mẹ.
Với bài đồng dao này, trẻ luyện phát âm “Khỏe”, âm “Thợ”, âm “Thua”, âm “Thì”
(vì trẻ lớp tôi đa số phát âm sai những âm này)
Ví dụ: Chơi trò chơi và đọc đồng dao: Đi cầu đi quán. (Trò chơi này tôi cho trẻ chơi
vào gần cuối năm học, do bài đồng dao có nhiều câu)
Đi cầu đi quán/ Đi bán lợn con/ Đi mua cái xoang/ Đem về đun nấu/ Mua quả dưa
hấu/ Về biếu ông bà/ Mua một đàn gà/ Về cho ăn thóc/ Mua lược chải tóc/ Mua cặp cài đầu/
Đi mau về mau/ Kẻo trời sắp tối.
Cách chơi: hai trẻ làm cổng nắm tay nhau giơ lên cao cho các bạn xếp hàng dọc lần
lượt chui qua cổng, khi đọc đến câu cuối của bài đồng dao thì hai bạn làm cổng sẽ hạ tay
xuống (đóng cổng), bạn nào còn rớt lại phía sau sẽ không được chơi tiếp. Vì thế muốn
không bị rớt lại thì đến câu gần cuối, các bạn phải tăng tốc đi nhanh hơn.
Qua bài đồng dao, trẻ luyện phát âm “Đun”, âm “Xoong”; hiểu được nghĩa của các
từ: cái xoong là cái nồi; cặp cài đầu là cái kẹp tóc của các bạn gái.
Bằng cách làm trên, từng bước tôi đã cung cấp từ mới, luyện phát âm cho trẻ một
cách nhẹ nhàng. Trẻ rất thích được chơi, được đọc đồng dao mà qua đó trẻ được học từ mới
một cách thoải mái, đạt hiệu quả 23/25 trẻ, tỷ lệ 92%.
6. Tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong giáo dục, phát triển vốn từ cho
trẻ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ nhỏ càng tham gia trò chuyện với người lớn nhiều
thì vốn từ của các bé càng nhiều và rộng. Trò truyện với con là phương pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ đơn giản, dễ áp dụng nhưng nhiều cha mẹ vì quá bận bịu nên thường xuyên
quên điều này. Mỗi ngày, cha mẹ nên nói chuyện cùng con bất cứ khi nào có thể, như trong
lúc ăn hoặc khi tắm cho con, ” 
Ngoài ra, khi nói chuyện, cha mẹ cũng nên đưa ra cho bé những câu hỏi đơn giản để
bé có thể dễ dàng trả lời. Ví dụ như khi đi làm về, hãy hỏi trẻ: “Hôm nay con ở nhà có nghe
lời bà không?” hoặc “Hôm nay ở nhà con đã làm những gì, hãy kể cho ba/ mẹ nghe nhé!”
Thực hành cho bé những câu hỏi như vậy sẽ rèn luyện cho bé cách hồi tưởng những việc đã
diễn ra và cố gắng tư duy từ ngữ để nói cho cha mẹ biết những gì bé đã làm trong ngày”. 
Tôi đã dùng nội dung này để đưa vào nội dung tuyên truyền trên bản tin của lớp và
khi trò chuyện với phụ huynh khi đón, trả trẻ kết hợp với trao đổi thông tin trong sổ liên lạc.
Ví dụ: Bé Phúc Khang rất thích nghe kể chuyện, phụ huynh dành thời gian kể chuyện
cho bé nghe. Hoặc: bé Duy Phương hay đặt câu hỏi, thích khám phá, phụ huynh nên dành
Gv: Tăng Thị Cẩm Vân Lớp: Nhà trẻ8
Một số giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tại trường Mầm Non 3
thời gian chơi và trò chuyện với bé, không nên cho bé xem ti vi nhiều. Bé Hào còn nhút
nhát, ít chịu nói chuyện, ba mẹ hãy cùng chơi, đọc sách cho bé nghe, hỏi bé những điều bé
được cô giáo dạy ở trường để giúp bé dạn dĩ, tự tin hơn.v.v
Bên cạnh đó, tôi dán các bài thơ, câu chuyện, bài đồng dao ở bảng tin lớp và nhờ phụ
huynh về dạy cho bé đọc thêm, kể lại chuyện cho bé nghe để củng cố từ mới mà cô đã dạy
trẻ ở lớp.
Qua một thời gian áp dụng công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh như thế,
các bé ở lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt về ngôn ngữ, bé dạn dĩ, hồn nhiên trong giao tiếp,
thích khám phá, thích hỏi về sự vật quan sát được và cũng thích kể lại cho người lớn nghe
những gì mình nhìn thấy. Phụ huynh rất phấn khởi khi thấy bé tiến bộ và bày tỏ với cô giáo
sự hiệu quả về những nội dung mà mình áp dụng khi nghe tôi trao đổi.
IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Trải qua một quá trình thực hiện bền bỉ, liên tục, trẻ ở lớp tôi đã có những chuyển
biến rõ rệt, phần lớn số trẻ trong lớp đã có một số vốn từ rất khá, các cháu nói năng mạch
lạc, rõ ràng, biết cách diễn đạt ý muốn của mình, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, vốn
từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều so với kết quả đầu năm tôi đã khảo sát. Kết quả của
trẻ được đánh giá như sau:
Stt
Nội dung khảo sát
Đầu năm Cuối năm Tỉ lệ
tăng
Số trẻ
đạt
Tỉ lệ Số trẻ
đạt
Tỉ lệ
1 Phát âm rõ tiếng 10/25 40% 23/25 92% 52%
2 Nói được câu đơn, câu 5-7 tiếng,
có các từ thông dụng chỉ sự vật,
hoạt động, đặc điểm quen thuộc 9/25 36% 24/25 96% 60%
3 Biết bày tỏ nhu cầu của bản
thân( con muốn uống nước, đi tè,
)
7/25 28% 25/25 100% 72%
4 Trả lời các câu hỏi: Ai đây?, cái gì
đây?, làm gì? Thế nào? 8/25 32% 23/25 92% 60%
5 Hỏi về các vấn đề quan tâm như:
“Con gì đây?”, “Cái gì đây?” 6/25 24% 23/25 92 % 68%
Qua kết quả khảo sát trên, ta nhận thấy mỗi nội dung khảo sát, số trẻ đạt đã tăng rõ
rệt từ 55% đến 74%. Điều đó chứng tỏ những giải pháp trên đã góp phần phát triển vốn từ
và khả năng ngôn ngữ cho trẻ lớp tôi đạt hiệu quả tốt.
Đa số phụ huynh cũng hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển ngôn
ngữ cho trẻ và có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ ở nhà,
dành nhiều thời gian chơi và trò chuyện với trẻ hơn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Gv: Tăng Thị Cẩm Vân Lớp: Nhà trẻ9
Một số giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tại trường Mầm Non 3
Bản thân tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm rất quan trọng cho việc rèn ngôn
ngữ và phát triển vốn từ cho trẻ như: Cô phải thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ giao lưu, tiếp
xúc, trò chuyện với cô và bạn thông qua các hoạt động hằng ngày; Luôn khuyến khích, động
viên trẻ mạnh dạn nói, nêu rõ yêu cầu mong muốn và nhu cầu của bản thân với mọi người
xung quanh; Thường xuyên cho trẻ nghe kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, đọc chuyện trẻ nghe
và yêu cầu trẻ lặp lại một số từ mới để mở rộng vốn từ cho trẻ; Thông qua âm nhạc cũng
giúp vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ; Và điều quan trọng là giáo viên
phải biết khơi gợi, khuyến khích, quan tâm, chia sẻ, hiểu và đồng cảm với trẻ thì quá trình
phát triển vốn từ và ngôn ngữ ở trẻ sẽ đạt hiệu quả cao.
V. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG:
Qua việc thực hiện đề tài này, kết quả trên trẻ cho thấy những giải pháp trên rất dễ áp
dụng ở các khối lớp, chỉ cần điều chỉnh nội dung chút ít cho phù hợp độ tuổi là ta có thể
thực hiện được ở lớp mình. Và hiện tại có một vài lớp đã vận dụng cho lớp mình như lớp
Mầm 2 của cô An, lớp Mầm 1 của cô Lan.
Những giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng của tôi được bạn đồng nghiệp
ở trường bạn chia sẻ và vận dụng như cô Võ Thị Bích Tuyền và cô Dương Thị Hải Yến
Nhóm trẻ của trường Mầm non Sơn Ca Tân Ngãi. Hy vọng những giải pháp trên sẽ còn
được nhân rộng thêm ở các trường bạn trong thời gian tới. 
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Phát triển vốn từ cho trẻ ở trường mầm non và đặc biệt là ở lứa tuổi nhà trẻ là vấn đề
rất quan trọng và cần thiết, mức độ phát triển vốn từ của trẻ còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau. Tôi nhận thấy việc rèn luỵên và phát triển vốn từ cho trẻ là cả quá trình liên tục
và có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, khắc phục khó khăn để tìm ra giải
pháp, biện pháp thích hợp và điều kiện cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữ của các bé.
Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi cũng rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên phải có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng. Giáo viên thường xuyên
học hỏi kinh nghiệm, tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn. Giáo viên phải biết
xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của lớp. 
- Tạo cơ hội cho trẻ được trò chuyện giao tiếp cùng cô và các bạn. Lắng nghe trẻ nói
và luôn có sự phản hồi với trẻ, không thờ ơ với ý kiến của trẻ, tỏ thái độ quan tâm trước vấn
đề trẻ muốn nói để kích thích trẻ nói, điều trẻ muốn chia sẻ với cô.
- Phối hợp tốt với phụ huynh để giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ và vốn từ cũng như
các mặt khác.
2. Kiến nghị:
Bản thân tôi rất mong Ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu, tham
quan học tập ở các trường bạn trong và ngoài tỉnh nhiều hơn nữa những phương pháp, hình
thức tổ chức giáo dục mới nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 Những phương pháp và biện pháp, hình thức mà tôi thực hiện trên đây chắc chắn sẽ
có những hạn chế, tôi mong được sự góp ý của Ban giám hiệu và các chị em đồng nghiệp để
tôi hoàn thành tốt công việc mà tôi đang thực hiện . 
Phường 3, ngày 02 tháng 6 năm 2020
 Người viết 
Gv: Tăng Thị Cẩm Vân Lớp: Nhà trẻ10
Một số giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tại trường Mầm Non 3
 Tăng Thị Cẩm Vân
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Đề tài: “Một số giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tại trường 
Mầm Non 3” của Bà: Tăng Thị Cẩm Vân. Chức vụ: Giáo viên.
SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội
đồng khoa học của Trường Mầm Non 3 được đánh giá vào ngày 09/6/2020
Đạt điểm; Xếp loại:..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT)
SKKN: “Một số giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tại trường 
Mầm Non 3” 
Của Bà: Tăng Thị Cẩm Vân đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng 
GD&ĐT TP Vĩnh Long:. đánh giá vào ngày../../2020
Đạt điểm; Xếp loại:..
TM. HỘI ĐỘNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
TRƯỞNG PHÒNG
Ngô Thanh Sơn
Gv: Tăng Thị Cẩm Vân Lớp: Nhà trẻ11

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_phat_trien_von_tu_cho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan