Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường Mầm non 3 năm học 2019 -2020

Mô tả nội dung:

Đối với trẻ mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy trẻ thu được các kinh

nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ. Cụ thể trẻ 24-36 tháng thì nhận thức

và ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nói được câu 2-3 từ ,có trẻ

thì đã nói được câu 4-6 từ, có trẻ nói chưa trọn vẹn được câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn

của mình bằng những câu đơn giản, trẻ chưa chịu nói chính vì vậy mà phát triển ngôn ngữ

cho trẻ là việc làm cần thiết.

Đối với trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển các khả năng

nhận thức nghe, hiểu, nói của trẻ. Để phát triển các khả năng này thì việc dạy trẻ nhận biết

tập nói, trò chuyện, giao tiếp với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính

là việc làm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.Nguyên nhân thực trạng:

Thuận lợi:

- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất, trang

thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ.

- Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn 100%. Nhiệt tình công tác, đoàn kết trong việc

chăm sóc giáo dục trẻ.

Khó khăn:

- Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp: 70%

- Vốn từ của trẻ còn rất ít, phát âm chưa chính xác, còn nhiều trẻ nói ngọng: 65%

- Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều

- Trí nhớ của trẻ còn hạn chế chính vì vậy mà trẻ chưa biết cách sắp xếp trật tự các từ

trong câu nên khi phát âm trẻ thường bỏ bớt từ, cách diễn đạt lời nói của trẻ chưa tốt

- Một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp như : Phúc Nguyên, Gia Hào, Tuê

Anh, Bảo Ngọc, Thùy Linh

- Một số trẻ còn nói lắp hay cà lăm như Lê Bình An, Đỗ Thiên Ân, Trương Nhã Hân,

Bùi Duy Phương, Lý Quốc Thiên, Nguyễn Trọng Phước

- Đây là giai đoạn đầu tiên trẻ đến lớp nên đa số trẻ tính tình còn nhút nhát, có một số

trẻ chậm nói, chưa chịu nói nên quá trình thực hiện đề tài còn khó khăn.

2.3 Đề ra giải pháp:

+ Giáo viên cần tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ để giúp trẻ phát triển vốn từ, mạnh dạn,

tự tin :+ Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng tháng xuyên suốt năm

học.

+ Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

+ Trang trí lớp gợi mở kích thích trẻ nói .

+ Phối hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường Mầm non 3 năm học 2019 -2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở 
trường Mầm non 3 năm học 2019 -2020
thì đã nói được câu 4-6 từ, có trẻ nói chưa trọn vẹn được câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn
của mình bằng những câu đơn giản, trẻ chưa chịu nói chính vì vậy mà phát triển ngôn ngữ
cho trẻ là việc làm cần thiết. 
Đối với trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển các khả năng
nhận thức nghe, hiểu, nói của trẻ. Để phát triển các khả năng này thì việc dạy trẻ nhận biết
tập nói, trò chuyện, giao tiếp với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính
là việc làm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
2.1. Khảo sát:
Phân loại khả năng
Sĩ số: 25 trẻ
Tốt Khá TB Yếu
Sl % Sl % Sl % Sl %
Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và
phát âm
8 32 5 20 5 20 7 28
Vốn từ 8 32 7 28 5 20 5 20
Khả năng giao tiếp 10 40 5 20 5 20 5 20
2.2 Nguyên nhân thực trạng:
Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ.
- Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn 100%. Nhiệt tình công tác, đoàn kết trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ.
 Khó khăn: 
 - Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp: 70%
 - Vốn từ của trẻ còn rất ít, phát âm chưa chính xác, còn nhiều trẻ nói ngọng: 65%
 - Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều
- Trí nhớ của trẻ còn hạn chế chính vì vậy mà trẻ chưa biết cách sắp xếp trật tự các từ
trong câu nên khi phát âm trẻ thường bỏ bớt từ, cách diễn đạt lời nói của trẻ chưa tốt 
- Một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp như : Phúc Nguyên, Gia Hào, Tuê
Anh, Bảo Ngọc, Thùy Linh
- Một số trẻ còn nói lắp hay cà lăm như Lê Bình An, Đỗ Thiên Ân, Trương Nhã Hân,
Bùi Duy Phương, Lý Quốc Thiên, Nguyễn Trọng Phước 
 - Đây là giai đoạn đầu tiên trẻ đến lớp nên đa số trẻ tính tình còn nhút nhát, có một số
trẻ chậm nói, chưa chịu nói nên quá trình thực hiện đề tài còn khó khăn.
2.3 Đề ra giải pháp:
+ Giáo viên cần tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ để giúp trẻ phát triển vốn từ, mạnh dạn,
tự tin :
Gv: Ngô Thị Ngọc Hiền – Lớp Nhà trẻ 2
Một số giải pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở 
trường Mầm non 3 năm học 2019 -2020
+ Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng tháng xuyên suốt năm
học.
+ Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
+ Trang trí lớp gợi mở kích thích trẻ nói .
+ Phối hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
2.4. Những nội dung cần đạt:
Phân loại khả năng
Sĩ số: 25 trẻ
Tốt Khá TB Yếu
Sl % Sl % Sl % Sl %
Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và
phát âm
15 60 5 20 5 20 0 0
Vốn từ 15 60 5 20 5 20 0 0
Khả năng giao tiếp 20 80 5 20 0 0 0 0
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN “MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
TẬP NÓI Ở TRƯỜNG MẦM NON 3 NĂM HỌC 2019 - 2020”:
1. Giáo viên cần tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ để giúp trẻ phát triển vốn từ, mạnh
dạn, tự tin:
- Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 24 - 36 tháng về thể lực, tâm lý
và ngôn ngữ trẻ đang phát triển đóng vai trò quan trọng đối với trẻ. Trẻ có thể dùng ngôn
ngữ lời nói của mình để giao tiếp với mọi người xung quanh trẻ.
 Ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào môi trường sống, quan hệ
giao tiếp với người xung quanh. Đây là giai đoạn trẻ đang học ăn, học nói, trẻ hay bắt chước
những cử chỉ, điệu bộ của người lớn. Do vậy, cô giáo chính là người trực tiếp dạy trẻ những
cái hay, cái đẹp, uốn nắn trẻ phát âm rõ ràng từng chữ, từng câu.
Muốn đạt điều đó người giáo viên phải có ý chí trau dồi ngôn ngữ, tự học, tự rèn
luyện cho mình cách phát âm chuẩn, rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ lời nói
phải ngắn gọn, dễ hiểu, thân thiện, tình cảm, gần gũi
Bên cạnh việc rèn luyện trau dồi trình độ chuyên môn của bản thân giáo viên cần
phải tìm hiểu sâu hơn về tâm sinh lý của trẻ 24-36 tháng. Chẳng hạn như:
Đặc điểm phát âm: Trẻ đã phát âm được các âm khác nhau. Phát âm được các âm của
lời nói nhưng vẫn còn ê a. Trẻ hay phát âm sai ở những từ khó, những từ có 2/3 âm tiết như:
Lựu/ lịu, hươu/ hiu, hoa sen / hoa xem, thuyền buồm/ thiền bồm.... 
Đặc điểm vốn từ: Vốn từ của trẻ còn rất ít. Danh từ và động từ ở trẻ chiếm ưu thế.
Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ đồ vật con vật, hành động trong giao tiếp quen thuộc
hàng ngày. Những các từ chỉ khái niệm tương đối như: Hôm qua, hôm nay, ngày mai... trẻ
sử dụng chưa chính xác. Một số trẻ đã biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: màu xanh, màu
đỏ, màu vàng.... Đã biết sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép với người lớn trong giao tiếp
như: Cảm ơn cô, vâng, dạ Cách diễn đạt nội dung, sự liên kết các câu nói lại với nhau tạo
Gv: Ngô Thị Ngọc Hiền – Lớp Nhà trẻ 3
Một số giải pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở 
trường Mầm non 3 năm học 2019 -2020
thành chuỗi lời nói nhằm diễn tả trọn vẹn một ý, một nội dung ngắn gọn nào đó để giúp
người nghe hiểu.
Đặc điểm ngữ pháp: Trẻ nói được một số câu đơn giản, biết thể hiện nhu cầu mong
muốn và hiểu biết của mình bằng một hay hai câu.
Ví dụ: Cô ơi ! Con uống nước, con ăn kẹo... Trẻ nói tên một số đồ vật, con vật, các
loại quả được nghe nhiều lần, có sự gợi ý của cô.
Tuy nhiên, sự sắp xếp các từ trong câu còn chưa hợp lý. Trẻ sử dụng câu cụt ví dụ
như: Nước, uống nước,... Trong một số trường hợp trẻ dùng từ trong câu chưa chính xác,
chủ yếu trẻ dùng câu đơn mở, rộng giáo viên giúp trẻ phát triển vốn từ, mạnh dạn, tự tin.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ chính là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả
năng trình bày có logic có trình tự, chính xác một nội dung nhất định
Lựa chọn nội dung nói: Trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi còn nhỏ nên chưa có khả
năng lựa chọn nội dung diễn đạt vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn giúp trẻ. Xác định nội
dung cần nói của trẻ có nội dung thông báo ngắn gọn, rõ ràng. Xác định sự việc chính trong
nhiều sự việc, xác định đặc điểm nổi bật, cơ bản của con vật, của cây, của đồ vật, của bức
tranh, nội dung chính trong môn nhận biết tập nói.
Ví dụ: Về đồ vật: Tên gọi, hình dáng, công dụng, cách sử dụng. Về con vật: Tên gọi,
hình dáng, tiếng kêu, lợi ích. Về cây: Tên gọi, hình dáng, màu sắc, công dụng.
Lựa chọn từ: Sau khi đã lựa chọn nội dung rồi thì tôi hướng dẫn trẻ lựa chọn từ để
diễn tả chính xác nội dung mình cần thông báo. Chọn từ đúng giúp cho lời nói của trẻ rõ
ràng, chính xác và mang sắc thái biểu cảm. Sự liên kết các câu nói lại với nhau tạo thành
chuỗi lời nói nhằm diễn tả trọn vẹn một ý, một nội dung nào đó giúp người ta hiểu được đây
là sự sản xuất toàn bộ nội dung thông báo một cách có logic. Để bắt trẻ lặp lại các từ trong
bức tranh hoặc vật thật nào đó thì việc sắp xếp cấu trúc lời nói là đơn giản đối với một số
trẻ, nhưng khó khăn với một số trẻ còn ít tháng hoặc nói chậm. 
Sau khi tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 24-36 tháng đã giúp cho bản thân tôi
hiểu được các cháu lớp mình cần có những nhu cầu gì về ngôn ngữ và bản thân giáo viên sẽ
đáp ứng và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách phù hợp đạt hiệu quả.
2. Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng tháng xuyên suốt
năm học:
Tháng 9, 10: Phát triển khả năng ghi nhớ, quan sát, chú ý cho trẻ:
Cô giới thiệu cho trẻ biết về tên trường, tên lớp, tên các cô, các bạn trong lớp, biết về
các bộ phận trên cơ thể bé, lặp lại nhiều lần để luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính
giác, cho trẻ chơi đồ chơi trong lớp,... Tạo điều kiện để trẻ tập trung chú ý luyện khả năng
chú ý thính giác.
Cố gắng phát âm đúng, không phát âm sai vì trẻ hay bắt chước. Sửa lỗi phát âm cho
trẻ khi trẻ phát âm sai, ở mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động hàng ngày.
Tháng 11, 12: Nghe, nhắc lại các âm, tiếng và câu nhằm phong phú vốn từ cho trẻ.
Giáo viên cần lặp đi lặp lại về tên gọi, đặc điểm, công dụng đồ dùng đồ chơi, về các
loại phương tiện giao thông, giúp cho trẻ hiểu, nhớ và phát âm chính xác các từ. Để đẩy
mạnh sự phát triển, khả năng vận động của cơ quan phát âm, cần tập cho trẻ các bài tập
luyện cơ quan phát âm thích hợp.
Gv: Ngô Thị Ngọc Hiền – Lớp Nhà trẻ 4
Một số giải pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở 
trường Mầm non 3 năm học 2019 -2020
VD: Rì rà rì rà, đội nhà đi trốn, bì bà bì bõm, bé bắt Ba Ba.Bà bảo bé, bé bế búp bê,
bé bồng, bé bế, búp bê ngoan nào. 
Tháng 1, 2: Vẫn xuyên suốt 2 nhiệm vụ trên nhưng đào sâu vấn đề luyện trí nhớ cho
trẻ qua tranh ảnh, vật thật đặc biệt là cho trẻ xem các loại quả thật, đầy hấp dẫn và lôi cuốn. 
Tháng 3, 4, 5: Xây dựng những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc.
VD: Trẻ chơi về đúng vườn “Vườn quả cam- quả chuối”. Cô có thể hỏi trẻ vườn có
quả có dạng dài là vườn có quả gì? Vườn có quả có dạng tròn là vườn có quả gì? Trò chơi
về đúng chuồng “con gà- con vịt” cô có thể hỏi trẻ về tên gọi, đặc điểm cho trẻ chọn
chuồng, cho trẻ nói từ dễ đến khó, các mẫu câu phức tạp dần lên. Để củng cố kĩ năng nói
đúng ngữ pháp, pháp triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
Tôi đã từng bước cung cấp vốn từ cho trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động nhờ
thế mà ngôn ngữ trẻ phát triển rõ rệt. Một khi trẻ đã có một số lượng vốn từ phong phú trẻ
sẽ tự tin trong giao tiếp với mọi người một cách hứng thú hơn.
 3. Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ:
Thực tế là thời gian đầu tôi thực hiện tiết dạy bình thường hình thức đơn giản với
những giáo cụ sẳn có, trẻ tham gia học chưa tích cực, còn thụ động, kết quả đạt chưa cao.
Qua những lần dự giờ chuyên đề do Sở - Phòng giáo dục tổ chức và những lần dự giờ đồng
nghiệp ở đơn vị tôi vận dụng để thực hiện trên lớp mình, nhưng 2 tháng đầu trôi qua kết quả
đạt được không mấy khả quan chỉ đạt khoảng 70%. Giờ tôi đã hiểu ra nguyên nhân là ở lứa
tuổi này cháu cần tiếp xúc nhiều đồ vật, đồ chơi qua tranh ảnh, vật thật có màu sắc tươi
sáng, có sự giao tiếp ân cần của cô và những người xung quanh. Từ đó tôi bắt đầu cố gắng
làm đồ dùng dạy học để minh họa cho tiết dạy như ở tiết nhận biết tập nói xe đạp - xe máy,
tôi dùng nguyên vật liệu sẳn có như ống hút, chai nhựa, nắp keo dán sắt, hình ảnh xe rõ
ràng màu sắc phù hợp không nhòe trẻ có thể nhận ra hình ảnh và gọi tên, màu sắc đặc
điểm của xe trả lời các câu hỏi chính xác. 
Để hoạt động dạy trẻ môn nhận biết tập nói đạt kết quả cao cũng như hình thành
ngôn ngữ cho trẻ thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo:
 + Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho trẻ.
 + Nếu là tranh vẽ phải đẹp, to, rõ màu sắc tươi sáng phù hợp với trẻ giúp cho việc phát
triển vốn từ của trẻ được thuận lợi.
Qua hình thức chuẩn bị đồ dùng trực quan sinh động, hình ảnh tươi sáng rõ nét thể
hiện qua môn nhận biết tập nói giúp cho vốn từ trẻ phát triển mạnh.
4. Trang trí lớp gợi mở kích thích trẻ nói :
Ngay từ đầu năm học với mục đích sẽ phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua môn
nhận biết tập nói cho nên tôi và giáo viên cùng lớp phối hợp thực hiện trang trí lớp với các
hình ảnh về các loại đồ vật, các loại xe về phương tiện giao thông, các loại quả, tranh ảnh về
các con vật theo chủ đề. Khi dán hình ảnh đó lên cô dắt trẻ cùng xem cô làm.
 Cô trò chuyện:
+ Đây là tranh gì?(xe ô tô)
+ Xe ô tô chạy ở đâu?
+ Xe ô tô là phương tiện giao thông gì?
Gv: Ngô Thị Ngọc Hiền – Lớp Nhà trẻ 5
Một số giải pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở 
trường Mầm non 3 năm học 2019 -2020
+ Đây là con gì?(gà, vịt)
+ Gà, vịt là vật nuôi ở đâu?
Thông qua các hình ảnh sinh động ấy sẽ kích thích cho trẻ nhận ra và gọi tên các đồ
vật, các loại xe, các loại quả, các con vật mà trẻ được nhìn thấy qua thực tế, phim ảnh
Dựa vào từng chủ đề tôi lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi một cách cụ thể. Mỗi chủ
đề đều có bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học, vui chơi của trẻ để qua đó phát triển
vốn từ cho trẻ một cách có hiệu quả.
5. Phối hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ:
Để vốn từ của trẻ phát triển tốt không thể thiếu được đó là sự đóng góp của gia đình.
Việc giáo dục trẻ ở gia đình là rất cần thiết tôi luôn kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trao đổi
thống nhất về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và kế hoạch lịch sinh hoạt dạy học cho từng
tháng, từng tuần cho phụ huynh nắm bắt được. Vì đây là trẻ nhà trẻ, trẻ bắt đầu tập nói tôi
trao đổi với phụ huynh về ý nghĩa phát triển vốn từ cho trẻ và yêu cầu phụ huynh cùng phối
hợp với cô giáo trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hàng ngày phụ huynh phải dành
nhiều thời gian thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các
sự vật hiện tượng xung quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ.
Đối với những cháu mới đi học vốn từ của trẻ còn hạn hẹp, hơn nữa trẻ rất hay nói
ngọng, nói lắp thì vai trò của phụ huynh trong việc phối hợp với cô giáo trong việc trò
chuyện với trẻ là rất cần thiết bởi nó giúp trẻ được vận dụng những kiến thức đã học vào
cuộc sống của trẻ, trẻ được giao tiếp, được sửa âm, sửa ngọng.
Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm những tranh ảnh về các loại xe, các
loại quả, các con vật bằng hình ảnh to, rõ nét, nội dung phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ để cho
trẻ làm quen và để xây dựng góc thư viện sách truyện của lớp.
Khuyến khích hoặc tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho
trẻ.Tránh không nói tiếng địa phương, tập cho trẻ nói ở mọi lúc mọi nơi, cần tránh cho trẻ
nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác...
Qua thời gian phối hợp với phụ huynh, các bé ở lớp tôi có sự tiến bộ rõ rệt về ngôn
ngữ các bé mạnh dạn tự tin trong giao tiết Không còn trẻ nói lắp, nói ngọng nữa. Phụ
huynh rất phấn khởi khi thấy bé tiến bộ và bày tỏ với cô giáo hiệu quả mà mình đã áp dụng.
IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Với các giải pháp nêu trên đến thời gian hiện tại lớp tôi có những chuyển biến rõ rệt,
phần lớn số trẻ trong lớp đã có một số vốn từ rất khá, các cháu nói năng mạch lạc, rõ ràng
được thể hiện như sau:
Phân loại khả năng
Sĩ số: 25 trẻ
Tốt Khá TB Yếu
Sl % Sl % Sl % Sl %
Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm 15 60 5 20 5 20 0 0
Vốn từ 15 60 5 20 5 20 0 0
Khả năng giao tiếp 20 80 5 20 0 0 0 0
Gv: Ngô Thị Ngọc Hiền – Lớp Nhà trẻ 6
Một số giải pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở 
trường Mầm non 3 năm học 2019 -2020
-Với kết quả cuối năm thì tôi đạt được kết quả sau:
+ Về khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm tốt: tăng 28% 
+ Vốn từ trẻ phát triển tốt: tăng 28%
+ Khả năng giao tiếp tốt: tăng 40%
+ Trẻ đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp: 80%
+ Vốn từ của trẻ đã phát triển và phong phú hơn so với đầu năm, trẻ biết được nhiều
từ diễn đạt được lời nói chiếm 75%.
+ Các bé như Bùi Duy Phương, Lê Bình An, Trần Gia Hào, Huỳnh Gia Hân, Lê Phúc
Khang, giờ đây đã phát âm chính xác không còn nói lắp hay cà lăm nữa.
+ Bé Nguyễn Hồ Phúc Nguyên, Lê Hoàng Nam, Châu Kim Quyên, Lý Quốc Thiên
đã mạnh dạn, tự tin rất nhiều trong giao tiếp.
Qua kết quả khảo sát trên, tôi nhận thấy nội dung phân loại khả năng, số trẻ đạt tốt
tăng rõ rệt. Chứng tỏ những giải pháp trên đã góp phần phát triển vốn từ và khả năng ngôn
ngữ cho trẻ lớp tôi đạt hiệu quả tốt.
- Đa số phụ huynh hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ,
liên kết chặt chẽ với giáo viên trong việc dạy trẻ ở nhà, dành nhiều thời gian chơi và trò
chuyện với trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
- Bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm rất quan trọng, trong việc phát triển
ngôn ngữ và phát triển vốn từ cho trẻ: Cô phải thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ giao lưu,
tiếp xúc, trò chuyện với cô và bạn thông qua hoạt động hằng ngày, luôn động viên kích
thích trẻ nói, yêu cầu mong muốn và nhu cầu của bản thân với mọi người xung quanh.
Thường xuyên kể chuyện, đọc thơ, đồng dao cho trẻ lặp lại từ mới để mở rộng vốn từ. Cô
giáo phải khơi gợi, khuyến khích, quan tâm, chia sẻ hiểu và đồng cảm với trẻ thì quá trình
phát triển vốn từ và ngôn ngữ ở trẻ sẽ đạt hiệu quả cao.
V. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
Tôi đã trao đổi những kinh nghiệm của tôi với các bạn đồng nghiệp, trong tổ Khối
Mầm, lớp Mầm 2 của cô Lệ Quyên và cô Mỹ An trong trường, và các bạn đồng nghiệp ở
trường khác như cô Võ Thị Bích Tuyền lớp trẻ trường Sơn ca Tân Ngãi trong địa bàn
Thành phố. Tôi rất vui là được các bạn khích lệ và hưởng ứng thực hiện trải nghiệm và đạt
được những kết quả rất khả quan trên 85%. 
VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận: 
- Với “Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt
động nhận biết tập nói ở trường Mầm non 3 năm học 2019 - 2020” mà tôi đã nêu trên đã
được thực hiện ở lớp tôi và đã đạt kết quả cao, trẻ đã phát triển ngôn ngữ rõ rệt vốn từ của
trẻ đã phong phú hơn rất nhiều so với đầu năm học. Các bé không còn nói lắp hay cà lăm
nữa, đa số trẻ đã mạnh dạn, tự tin rất nhiều trong giao tiếp. Để đạt được kết quả đó bản thân
tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm: 
+ Giáo viên cần tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ để giúp trẻ phát triển vốn từ, mạnh dạn,
tự tin.
Gv: Ngô Thị Ngọc Hiền – Lớp Nhà trẻ 7
Một số giải pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở 
trường Mầm non 3 năm học 2019 -2020
+ Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng tháng xuyên suốt năm
học.
+ Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ:
+ Trang trí lớp gợi mở kích thích trẻ nói.
+ Phối hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trên đây là những kết luận từ thực tế giảng dạy trong quá trình thực hiện đề tài chắc
chắn không thể tránh những thiếu sót rất mong được sự đóng góp của bạn đồng nghiệp để
tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu và sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để làm tốt nhiệm vụ
chăm sóc giáo dục các cháu tốt hơn.
 2. Đề xuất: 
- Tôi mong Phòng giáo dục của Thành phố Vĩnh Long, các cấp các ngành quan tâm
hơn nữa tới ngành học Mầm non, cung cấp thêm nhiều đồ dùng đồ chơi, các thiết bị phục
vụ cho chuyên đề phát triển ngôn ngữ. Mở thêm chuyên đề nhà trẻ cho giáo viên học hỏi
kinh nghiệm, để tạo điều kiện cho việc chăm sóc giáo dục trẻ tốt . Đề nghị Đảng và Nhà
nước quan tâm hơn nữa đến vật chất và tinh thần đối với giáo viên Mầm non, tạo điều kiện
cho giáo viên Mầm non được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Phạm vi nhà trường tạo môi trường sinh hoạt có sân chơi bóng mát, có vườn hoa để
các cháu hoạt động đạt hiệu quả tốt hơn. 
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã rút ra trong năm học, nhằm phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3. Rất mong Ban lãnh đạo cùng các bạn
đồng nghiệp bổ sung cho tôi để tôi làm phong phú hơn những kinh nghiệm trong công tác
giảng dạy.Tôi xin chân thành cảm ơn./.
 Phường 3, ngày 01 tháng 06 năm 2020
 Người viết
 Ngô Thị Ngọc Hiền
Gv: Ngô Thị Ngọc Hiền – Lớp Nhà trẻ 8
Một số giải pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở 
trường Mầm non 3 năm học 2019 -2020
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Đề tài: : “Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt
động nhận biết tập nói ở trường Mầm non 3 năm học 2019 - 2020” của Bà: Ngô Thị
Ngọc Hiền. Chức vụ: Giáo viên.
SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội
đồng khoa học của Trường Mầm Non 3 được đánh giá vào ngày 09/6/2020
Đạt điểm; Xếp loại:..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT)
SKKN: “Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt
động nhận biết tập nói ở trường Mầm non 3 năm học 2019 - 2020”
Của Bà: Ngô Thị Ngọc Hiền đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng 
GD&ĐT TP Vĩnh Long:. đánh giá vào ngày../../2020
Đạt điểm; Xếp loại:..
TM. HỘI ĐỘNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
TRƯỞNG PHÒNG
Ngô Thanh Sơn
Gv: Ngô Thị Ngọc Hiền – Lớp Nhà trẻ 9

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.pdf
Sáng Kiến Liên Quan