Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Như chúng ta đã biết: Tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ, nhất là trẻ mẫu giáo. Ở giai đoạn này sự phát triển nhân cách của trẻ qua các tác phẩm văn học vô cùng quan trọng, bởi văn học là một loại hình nghệ thuật, là một bộ phận hoạt động tinh thần cơ bản làm nên sự phong phú của nhân cách, và làm nảy sinh tư tưởng, tình cảm, niềm tin và hành động nhân đạo của con người trong môi trường tự nhiên và xã hội. Các tác phẩm văn học còn là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ vì thông qua các tác phẩm văn học trẻ nhận thức được cái hay, cái đẹp ở thế giới xung quanh qua đó tâm hồn trẻ thơ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng thêm phong phú đồng thời cũng yêu quý cái hay, cái đẹp, trân trọng nó và có ý thức sáng tạo ra cái hay cái đẹp đó.

Tác phẩm văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về thế giới xung quanh, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với thiên nhiên và cuộc sống, thông qua đó trẻ biết tích lũy được những kinh nghiệm sống. Đồng thời nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, thông qua việc làm quen với tác phẩm văn học giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết dùng từ chính xác, biểu cảm. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a bài thơ, câu chuyện. Cô giáo cho trẻ ôn tập hay củng cố kiến thức là cô đọc hoặc kể diễn cảm các tác phẩm cho trẻ nghe, sau đó cho trẻ đọc, kể lại. Giáo viên theo dõi, sửa sai cho trẻ để trẻ thể hiện chính xác, và diễn cảm tác phẩm. Muốn cho việc ôn luyện, củng cố kiến thức hấp dẫn có hứng thú giáo viên nên tổ chức theo hình thức trò chơi: Đoán tên, đóng kịch, thi biểu diễn giữa các cá nhân, các tổ theo những đề tài khác nhau: VD: Tổ Chim non đọc các bài thơ về gia đình, Tổ Sơn Ca đọc bài thơ về Bác Hồ, Các tổ thi đua nhau đọc thơ về ngày 20/11....
 Đối với các tác phẩm văn học dân gian tôi tận dụng đưa vào hoạt động ngoài giờ bởi các tác phẩm văn học dân gian rất dễ hiểu, dễ thuộc và phù hợp với những vận động mang tính nhẹ nhàng, nhí nhỏm, vui nhộn như các bài ca dao, đồng dao được lồng ghép vào các trò chơi của trẻ (Dung dăng dung dẻ, Rồng rắn lên mây, đi cầu đi quán, kéo cưa lừa xẻ...). Thông qua đó trẻ được tham gia các trò chơi dân gian và trẻ đọc các bài ca dao, đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc, trẻ có hứng thú hơn khi cô muốn truyền thụ kiến thức văn học dân gian cho trẻ.
 Đặc biệt với những trẻ nói lắp, nói ngọng; tôi thường xuyên quan tâm dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Cho trẻ tham gia chơi dân gian để trẻ mạnh dạn tự tin vào chính bản thân mình từ đó trẻ được phát triển ngôn ngữ nhiều hơn.
2.2.6. Cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học qua góc Bé đọc thơ, kể chuyện:
 Lớp học chúng tôi có góc Bé đọc thơ, kể chuyện đủ ánh sáng, có bàn ghế đúng quy cách, có các loại sách tranh chuyện hấp dẫn, cô trang trí góc văn học đẹp mắt, có hình ảnh các nhân vật cổ tích như Ông tiên, Bà tiên, Công chúa, Hoàng tử, cô Tấm, cô bé Lọ Lem, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, có bàn ghế ngồi êm, dễ chịu... Tạo góc kể chuyện hấp dẫn như vườn cổ tích thu hút tính tò mò, muốn khám phá của trẻ, cô gợi ý cho trẻ tự lấy sách chuyện ra xem tranh và kể lại các câu chuyện, đọc lại các bài thơ. Trẻ có thể kể khi trẻ củng đã được cô đọc cho nghe thuộc hoặc kể theo trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ, cô cho trẻ tự tìm hiểu qua tranh vẽ, sau đó kể, đọc cho trẻ nghe, cô dùng các câu hỏi gợi ý để hướng trẻ chú ý vào những hình ảnh chính của bức tranh. Cô kể một đoạn chuyện, bài thơ ở dưới bức tranh, đọc xong chuyện, thơ cho trẻ xem tranh một lần nữa, những tranh trẻ đã được xem nhiều lần cô có thể cho trẻ kể lại nội dung của từng tranh, hoặc kích thích gợi ý cho trẻ kể chuyện sáng tạo nhằm phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng cho trẻ hình thành kỹ năng đọc viết sau này của trẻ.
 Hoạt động ở góc văn học cô giáo cũng lấy trẻ làm trung tâm, trẻ tự mình tìm tòi, khám phá, sáng tạo, tự thể hiện sở thích, ham muốn của bản thân, cô chỉ quan sát, gợi ý thêm cho trẻ, giúp đở trẻ khi trẻ cần, không gây áp lực cho trẻ để trẻ thấy đây là góc chơi đầy thú vị của mình và thích tham gia vào góc chơi này.
2.2.7. Tổ chức dạy trẻ kể lại chuyện, đọc thơ, chơi đóng kịch và đóng vai trong các nhân vật trong từng câu chuyện, bài thơ.
 Cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học thông qua nhiều hình thức khác nhau đó là: Dạy trẻ kể chuyện, đọc thơ, chơi đóng kịch, đóng vai theo chủ đề. Tôi thường chú ý đến ngôn ngữ, cử chỉ hành động của trẻ. Nhắc trẻ nói trọn câu, nói mạch lạc không ngắt quảng, không nói lắp. Tôi cho trẻ đọc, kể theo trí nhớ của trẻ, sau đó sửa sai cho trẻ. Đối với các bài thơ, tôi chú ý tập cho trẻ đọc thuộc thơ, luyện giọng đọc, tập ngắt nhịp điệu, ngữ điệu, thể hiện điệu bộ, cử chỉ sao cho truyền cảm. Cô giáo tổ chức cho trẻ nhập vai và đóng kịch các câu chuyện bài thơ vào các thời điểm lồng ghép vào các hoạt động khác như: Biểu diễn văn nghệ cuối tuần, sinh hoạt chiều, tham gia vào các ngày lễ hội trong năm học...
 Việc rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ rất có ý nghĩa nên phải đưa trẻ vào các hoạt động kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch để trẻ có thể diễn đạt được những vai trò mà mình được tham gia trong các tác phẩm văn học, từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ, có như vậy trẻ mới có đủ năng lực tham gia vào đọc, kể diễn đạt các tác phẩm văn học được.
 Trong khi chơi đóng kịch hay chơi đóng vai theo chủ đề, ngôn ngữ rất cần thiết, giúp trẻ giao tiếp với nhau là thông qua nhân vật. Trẻ thể hiện được ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, tính cách của các nhân vật qua vai diễn. Trẻ phân biệt được giọng điệu của các nhân vật để nhập vai ăn khớp và vai diễn thành công hơn.
 Khi tập cho trẻ kểl ại một câu chuyện hay đọc một bài thơ tôi không bắt trẻ kể cả câu chuyện, hay đọc cả bài thơ mà tôi cho trẻ luân phiên đọc, kể theo đoạn, kể theo lời của các nhân vật để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trẻ cảm nhận được ý nghĩa của từng đoạn chuyện ,bài thơ hay cả câu chuyện, bài thơ. Đối với trẻ nói ngọng, nói lắp tôi sửa sai kịp thời để trẻ phát âm rỏ ràng, rành mạch hơn.
 VD: Bài thơ: “Gấu qua cầu” Tôi mời 4 trẻ nhập vai và đóng kịch; hai trẻ đóng vai hai chú gấu, một trẻ đóng vai chú Nhái bén, một trẻ đóng vai người dẫn dắt bài thơ. Thông qua đó khi trẻ đọc đến hình ảnh vai nào thì trẻ đó thể hiện vai chơi của mình. Khi trẻ đóng kịch cô giáo hướng dẫn trẻ thực hiện các vai từ giọng đọc, nét mặt cử chỉ điệu bộ của từng vai để làm toát lên nội dung vở kịch sinh động, hấp dẫn; làm cho người xem thấy ưa thích và hứng thú hơn.
2.2.8. Cho trẻ làm quen tác phẩm văn học qua đọc, kể sáng tạo:
 Muốn trẻ đọc, kể sáng tạo được đòi hỏi trẻ có vốn từ phong phú, có các kỹ năng tổng hợp mở nút, thắt nút tác phẩm, kỹ năng truyền đạt lại ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung, biểu cảm. Biện pháp này có tác dụng kích thích tư duy của trẻ đồng thời giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, năng lực tri giác cụ thể và trí nhớ tức thì. Xuất phát từ một hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ hay một tình huống bất ngờ xảy ra cũng có thể là tự bịa. Cô đóng vai trò gợi ý, khuyến khích trẻ kể lại sự việc hay câu chuyện đó một cách logic, theo cách trình bày của một tác phẩm văn học, hoặc sử dụng câu nói vần, nói ngắn để tạo thành thơ.
 Trẻ mẫu giáo có nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Trong đó ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, nhờ có ngôn ngữ mà con người khi giao tiếp có khả năng hiểu biết lẫn nhau, cho dù ngôn ngữ bằng lời của con người có bị hạn chế về không gian và thời gian. Cho dù ngoài ngôn ngữ ra con người có thể dùng những phương tiện giao tiếp khác nhau như: cử chỉ, điệu bộ, tín hiệu, âm thanh vv. Nhưng ở vị trí trên hết và trước hết vẫn phải là ngôn ngữ 
 Ở trẻ mẫu giáo nhu cầu giao tiếp rất lớn trong giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày ý nghĩ, biểu cảm hiểu biết của mình với mọi người xung quanh. Cho nên việc tạo ra cho trẻ được nghe hiểu và được nói là hết sức cần thiết trong giao tiếp mà hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
 Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện nhận thức khi trẻ nhận thức được thế giới khách quan trẻ tiến hành các hoạt động với nó và trẻ sử dụng ngôn ngữ kể lại, miêu tả lại sự vật hiện tượng để trình bày những hiểu biết của mình. Ngôn ngữ còn là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ vì thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức được cái hay, cái đẹp ở thế giới xung quanh qua đó tâm hồn trẻ thơ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng thêm phong phú đồng thời cũng yêu quí cái hay, cái đẹp, trân trọng nó và có ý thức sáng tạo ra cái hay cái đẹp đó.
 VD1: Trẻ bất chợt khoe “Hôm qua cháu được mẹ cho đi siêu thị” từ đó cô gợi mở, dẫn dắt để trẻ kể lại tiến trình đi siêu thị, cho trẻ kể lại những gì trẻ thấy và cô giúp trẻ liên kết các diễn biến đó lại thành một câu chuyện cho trẻ tự đặt tên câu chuyện của mình.
 VD2: Trong giờ hoạt động tạo hình tình huống xảy ra có hai bạn tranh giành đồ dùng của nhau, cô dựng thành câu chuyện: “Tâm sự của đồ dùng” Trong câu chuyện có hai bạn tranh giành đồ dùng của nhau từ đó giúp trẻ nhận ra hành động của mình và phải xử lý tình huống trên như thế nào?.
 “Hôm nay giờ hoạt động Tạo hình có bạn A và bạn B tranh giành nhau hộp bút màu và rơi xuống đất làm gãy bút. Tối hôm đó bạn A mơ thấy có một hộp bút khóc lóc, bạn A đến hỏi :
 -Vì sao bạn khóc? Bút màu nói: Mình bị hai bạn tranh giành nhau và làm gảy bút của mình bị gãy, đau lắm, mình rất buồn và giận hai bạn ấy. Tỉnh dậy, bạn A lấy làm ân hận và từ đó không tranh dành đồ dùng nữa mà cùng chia sẽ dùng với bạn và luôn yêu quý dùng của mình.”
 Vậy hai con học tập bạn A đi nào!
 Đây là biện pháp mới, việc thử nghiệm biện pháp này có nhiều điểm hay, kích thích ham muốn tự thể hiện mình của trẻ, giáo viên được khám phá khả năng sáng tạo của trẻ nhiều hơn.
2.2.9. Cho trẻ làm quen tác phẩm văn học qua việc tuyên truyền với phụ huynh.
 Cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học qua việc tuyên truyền với phụ huynh không kém phần quan trọng bởi qua biện pháp này phụ huynh nhận thức được việc cho trẻ đến lớp không chỉ vui chơi, múa hát mà việc học các tác phẩm văn học giúp trẻ hình thành nhân cách toàn diện một cách tốt nhất từ đó các bậc phụ huynh chung tay phối hợp với nhà trường và cô giáo.
 Qua các buổi họp phụ huynh của nhà trường và các buổi họp phụ huynh của lớp và qua việc đón, trả trẻ hàng ngày tôi tuyên truyền chuyên đề này bằng cách in các tờ rơi, các bài thơ, câu chuyện phát cho phụ huynh mang về nghiên cứu hoặc để trong góc “Cha mẹ cần biết” để phụ huynh phối hợp với giáo viên giúp trẻ làm quen, ôn luyện khi ở nhà, những bài thơ câu chuyện trên thay đổi theo từng chủ đề, chủ điểm và in thành nhiều bản phát cho phụ huynh. Ngoài ra tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh vận động các bậc phụ huynh tích cực tham gia sáng tác, sưu tầm thơ, chuyện để hưởng ứng các cuộc thi do nhà trường tổ chức như cuộc thi “Bé với ca dao, đồng dao, trò chơi dân gian” Và thi “Làm đồ dùng phục vụ góc văn học”
 Qua việc tuyên truyền có nhiều phụ huynh đã tích cực tham gia, hằng ngày khi có bài thơ câu chuyện nào hay, mới, phụ huynh mang đến. Tôi đọc cho trẻ nghe, tuyên dương, khích lệ trẻ để trẻ có hứng thú cùng bố mẹ sáng tác, sưu tầm thơ, chuyện. Tôi phối hợp với phụ huynh làm nhiều mô hình sa bàn, rối que, rối tay, rối dẹt... về các tác phẩm văn học từ đó giúp giáo viên có thêm nhiều dụng cụ trực quan để phục vụ giảng dạy.
 Trong tháng tôi lựa chọn những tác phẩm vui, hài hước cho trẻ tập luyện, và cuối giờ chiều chuẩn bị trả trẻ tôi cho trẻ chơi đóng kịch, khi phụ huynh đến đón trẻ thấy được hoạt động của con mình và những hoạt động của trẻ khác thì tỏ ra thích thú, sẽ có hứng thú hơn và nhận ra sự thay đổi của con, của trẻ trong lớp từ đó có thái độ tích cực hợp tác hơn nữa ở các chủ đề của các tháng tới.
 Hình thức này tôi thấy nhận thức của phụ huynh ngày càng tăng, có nhiều phụ huynh phấn khởi thấy được việc xây dựng nền móng vững chắc cho trẻ ngay những ngày đầu tiên quan trọng như thế nào cho việc chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1. Kết quả tôi thấy trẻ lớp tôi thích thú với các tác phẩm văn học.
2.2.10. Cho trẻ làm quen tác phẩm văn học thông qua các ngày hội, ngày lễ.
 VD: Ngày Tết trung thu, 20/10; 20/11; 22/12... Cô tổ chức cho trẻ biểu diễn qua các tiết mục liên hoan văn nghệ. Lồng ghép các tiết mục đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch... Qua hoạt động này các tác phẩm văn học dễ thu hút trẻ hơn, trẻ tham gia, luyện tập biểu diễn có hứng thú hơn, nó có tác dụng động viên cổ vũ cho trẻ những trẻ khá giỏi có năng khiếu, đồng thời cũng khuyến khích các trẻ yếu, nhút nhát được tham gia vào các hoạt động nghệ thuật. Để việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ có hiệu quả cô giáo lên kế hoạch tập luyện từ trước không nên áp đặt, bắt buộc và tập luyện nhiều dẫn đến trẻ mệt mỏi, chán nản. Sau thời gian tập luyện cho tất cả trẻ trong lớp, cô lựa chọn các cháu có năng khiếu tập luyện thêm để tham gia biểu diễn cho cả lớp xem hoặc cho các lớp khác xem. Tôi đã tổ chức cho trẻ đóng kịch thành công qua vở kịch “Nhổ củ cải” ; “Tích Chu”;... Các vở kịch này được chọn để biểu diễn trong các buổi lễ hội, để lại nhiều cảm xúc cho các bạn được xem.
 Đối với các tác phẩm văn học dân gian, tôi tận dụng đưa vào hoạt động vui chơi tập thể trong các buổi lễ hội bởi các tác phẩm văn học dân gian rất dễ hiểu, dễ thuộc và phù hợp với những vận động vui nhộn có tính tập thể, thi đua, cổ vũ mang tính nhẹ nhàng, nhí nhỏm, như các bài ca dao, đồng dao được lồng ghép vào các trò chơi của trẻ (Rồng rắn lên mây ; Đi cầu đi quán; Kéo cưa lừa xẻ...) qua đây trẻ hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động lễ hội cô muốn truyền kiến thức văn học dân gian cho trẻ.
 Đặc biệt với những trẻ khuyết tật, trẻ nói chớt, nói lắp... trẻ có cơ hội hòa nhập với bạn bè, được trãi nghiệm vui chơi vơi tập thể, trẻ tự tin hơn, mạnh dạn, và yêu quý môi trường trẻ đang tham gia hoạt động.
* Kết quả đạt được:
 + Đối với trẻ: Qua thời gian áp dụng những biện pháp trên tôi thấy chất lượng làm quen với các tác phẩm văn học ở trẻ có những chuyển biến rõ rệt, cụ thể qua kết quả khảo sát sau:
Xếp loại
Trẻ nhớ tên chuyện, tên các nhân vật trong chuyện
Trẻ hiểu nội dung câu chuyện
Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
Trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Đạt
29
96,7
28
93,3
30
100
29
96,7
Không đạt
1
3,3
2
7,7
0
0
1
3,3
 Tôi so sánh kết quả của lần khảo sát này so với lần trước, tôi thấy tỉ lệ trẻ đạt khá cao, tỉ lệ không đạt giảm nhiều. Đa số trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động làm quen các tác phẩm văn học, trẻ nhớ được tên bài thơ, câu chuyện, thuộc thơ, trẻ biết đọc, kể diễn cảm, trẻ tham gia chơi đóng kịch tốt, kỷ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ tiến bộ rỏ rệt. Nhiều trẻ phát huy được năng khiếu của bản thân .
 + Đối với giáo viên:
 Qua việc thực hiện đề tài này tôi thấy hiệu quả thay đổi hẳn, nhất là hiệu quả của công việc giảng dạy, tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Vì vậy, việc vận dụng linh hoạt một số Biện pháp cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học là cần thiết không thể thiếu trong quá trình tổ chức hoạt động cho cô và trẻ. Tôi thấy việc thực hiện đề tài này không chỉ phù hợp với lớp tôi mà còn có thể triển khai ở lớp khác, cũng như các độ tuổi mẫu giáo nói chung, việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi dễ dàng trong việc tổ chức các hoạt động giúp trẻ nắm được yêu cầu, kỹ năng, kiến thức cần đạt cho trẻ trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, tạo cho trẻ niềm vui, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động, cũng như tạo sự gần gũi, yêu thương giữa cô và trẻ.
 + Đối với phụ huynh:
 Đa số phụ huynh đã nhận thức vai trò quan trọng của việc cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học, phụ huynh phấn khởi, vui vẽ, hứng thú cùng chung tay phối hợp với nhà trường và cô giáo, phụ huynh tham gia vào các hoạt động của cô và trẻ nhiều hơn, các phong trào do nhà trường tổ chức được phụ huynh quan tâm, tin tưởng, quý trọng về chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường, của giáo viên.
 * Một số tồn tại:
 Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, đề tài mới thí điểm trên một phạm vi hẹp của một lớp mẫu giáo Nhỡ nên tôi chưa thể đánh giá hết những mặt ưu điểm, và hạn chế khi phổ biến các hình thức này trên diện rộng. Vì vậy, những năm sau tôi tiếp tục thực hiện đề tài này ở các lớp khác mà tôi được phân công chủ nhiệm để tiếp tục đánh giá những ưu điểm và hạn chế của đề tài.
3. PHẦN KẾT LUẬN:
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học” mang một ý nghĩa rất quan trọng và là việc làm hết sức cần thiết, bởi lẽ trẻ sẽ học bài một cách hứng thú hơn. Với sự miệt mài, kiên trì, bền bỉ, phấn đấu không mệt mỏi trong quá trình áp dụng nhiều giải pháp phù hợp tác động đến trẻ, tôi đã đưa đến cho trẻ một cách học nhẹ nhàng, thoải mái. Trẻ đã mạnh dạn tự tin, tích cực hoạt động và phát huy tính sáng tạo của bản thân, phát triển mạnh về tất cả mọi mặt. Trẻ đã có thái độ hứng thú, chú ý lắng nghe cô giáo đọc thơ, kể chuyện hay sự hướng dẫn của cô giáo khi thực hiện các nội dung khác. 100% trẻ tích cực tham gia vào hoạt động một cách hứng thú và say mê. 
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi tự rút ra cho mình bài học đó là:
 Là người giáo viên mầm non, bản thân tôi thật sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Luôn trau dồi phẩm chất đạo đức của người nhà giáo, nói đi đôi với làm “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Cố gắng vượt qua mọi khó khăn thử thách. Tích cực tham khảo nghiên cứu sách báo; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy. Bản thân cần cố gắng nổ lực hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao hơn.
 Luôn luôn nắm chắc nội dung, mục tiêu và phương pháp bộ môn, biết lựa chọn và linh hoạt vận dụng các hình thức trên quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để tổ chức tốt việc cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học. 
 Xây dựng kế hoạch chuyên đề cho từng tháng, tuần, ngày phù hợp với tình hình của lớp, thực tiễn của địa phương, của nhà trường. Trong quá trình thực hiện đề tài cần nhận ra những ưu, nhược để rút ra bài học kinh nghiệm.
 Thường xuyên vận dụng các hình thức ở mọi lúc, mọi nơi để phục vụ cho việc làm quen, ôn luyện, củng cố các tác phẩm văn học.
 Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để nhà trường mua sắm trang bị, sưu tầm các dụng cụ trực quan phục vụ việc triển khai các chuyên đề. Tích cực làm nhiều đồ dùng dạy học và đồ dùng phải hấp dẫn, đẹp, an toàn và gần gũi với trẻ. Phối hợp tốt với phụ huynh mua sắm đồ dùng học tập cho trẻ phục vụ cho các hoạt động nói chung và hoạt động văn học nói riêng.
 Biết chọn bài kết hợp phù hợp theo nội dung bài dạy và sắp xếp bài dạy hợp lý, giờ hoạt động phải biết sử dụng đồ dùng phù hợp, gây hứng thú cho trẻ. Biết chọn nội dung tích hợp, hấp dẫn phù hợp với độ tuổi. Nắm vững đặc điểm nhận thức của từng trẻ để có phương pháp dạy học phù hợp. Phát triển khả năng nhận thức về văn học cho trẻ và đảm bảo chất lượng giáo dục đồng bộ.
 Thường xuyên thay đổi, tạo môi trường học tập, thay đổi đồ dùng đồ chơi theo nội dung từng hoạt động, chủ đề.
 Muốn nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi có kiến thức vững vàng và đạt kết quả cao, giáo viên không chỉ cung cấp kiến thức cho trẻ ở trong hoạt động mà phải tạo điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, kết hợp với nhiều hoạt động khác, có như vậy trẻ mới tiếp thu lĩnh hội kiến thức về văn học một cách dễ dàng và khắc sâu kiến thức cho trẻ.
 Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm trên đề tài, tôi nhận thấy việc lựa chọn các biện pháp cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học là rất quan trọng bởi nó quyết định thành công của giáo viên khi tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học, giáo viên tự đúc rút kinh nghiệm cho sự nghiệp chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và trong những năm sau khi tiếp tục thực hiện đề tài này kết quả, mục đích của các hoạt động sẽ tốt hơn.
3.2. Những ý kiến, đề xuất:
Thông qua việc áp dụng một số giải pháp trên, tôi đã tổ chức tốt các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non trong giai đoạn hiện nay. Bản thân xin có một số ý kiến, đề xuất như sau:
 Lãnh đạo cấp trên cần quan tâm nhiều hơn nữa đến cấp học mầm non nói chung, trường mầm non chúng tôi nói riêng để tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường tăng trưởng thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tốt hơn.
 Với một số giải pháp và những kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn ở trường mầm non mà bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong việc giảng dạy và mang lại hiệu quả cao. Song, không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong Hội đồng khoa học và các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ dẫn thêm để đề tài của tôi có thêm giải pháp hay, hiệu quả cao và sáng tạo hơn nữa.
 Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng khoa học các cấp!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG MẦM NON SƠN THỦY
 Họ và tên người viết: Trương Thị Tình
 Tên đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với các tác phẩm văn học”.
 Nhận xét của Hội đồng khoa học trường Mầm non Sơn Thủy:
 Xếp loại: 
 Sơn Thủy, ngày tháng năm 2018
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 Bùi Thị Thương

File đính kèm:

  • docMột số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với các tác phẩm văn học.doc
Sáng Kiến Liên Quan