Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm duy trì sỹ số học sinh ở các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn huyện Anh Sơn

Đánh giá tổng quan về Quy mô trường lớp và học sinh trên địa bàn huyện Anh Sơn:

Từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021:

- Tổng số trường THCS giảm từ 21 trường xuống 17 trường THCS, số lớp 181, số học sinh 6.359 em, với 409 GV đứng lớp.

- Tổng số trường Tiểu học: 20 trường với 207 lớp, 6.687 học sinh, với 491 giáo viên đứng lớp.

- Bậc học tiểu học và THCS toàn huyện có 25/37( 68%) trường đạt chuẩn quốc gia.

- Đối với bậc học THPT: trên địa bàn huyện có 03 trường THPT và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp; mỗi năm tuyển sinh 30 lớp 10 với khoảng 1.300 em học sinh; Trong đó trường THPT Anh Sơn 1 được thành lập năm 1965, đạt chuẩn quốc gia năm 2009, lần 2 vào năm 2017; trường THPT Anh Sơn 2 thành lập vào năm 1986, đạt chuẩn quốc gia năm 2016, trường THPT Anh Sơn 3 thành lập năm 1976 là trường chưa được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; trung tâm GDTX-GDNN Anh Sơn được thành lập năm 2000.

Năm học 2020-2021 Toàn khối THPT-GDTX có 89 lớp với học sinh; tổng số CBGV, nhân viên là 300 người trong đó CBQL là 13, GV là 201, nhân viên 16 người.

Số phòng học: Phòng học kiên cố 110 phòng, số phòng học tạm: 0, số phòng máy vi tính: 8, số phòng Ngoại ngữ: 03, phòng THTT: 15; Nhà thi đấu đa năng 01;

02 trường đạt chuẩn quốc gia.

 

doc31 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm duy trì sỹ số học sinh ở các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn huyện Anh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phối hợp với giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tư vấn tâm lý cho đội ngũ GVCN, cán bộ Đoàn thanh niên.
1.3.Thời gian và điều kiên để thực hiệ:
Hiệu trưởng các nhà trường căn cứ vào thời gian năm học xây dựng các kế hoạch giao dục năm học cụ thể:
- Tổ chức quán triệt, tập huấn cho giáo viên vào các tuần đầu của năm học học.
- Họp phụ huynh đầu năm vào khoảng tuần 3- 5 của năm học.
- Công tác tuyên truyền của Đoàn thanh niên thực hiện thường xuyên trong các tuần học.
Kinh phí chi cho người báo cáo chuyên đề, chi cho công tác triển khai nội dung họp phụ huynh và công tác phí cho GVCN tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh thực hiện theo quy chế nội bộ.
2. Nâng cao năng lực, chất lượng công tác chủ nhiệm lớp và đội ngũ cán bộ lớp. Xây dựng tinh thần đoàn kết trong các tập thể lớp.
2.1. Mục đích:
Giáo viên chủ nhiệm có vị trí hết sức quan trọng trong việc giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh và các vấn đề liên quan đến học tập và rèn luyện của cá nhân học sinh; Đội ngũ cán bộ lớp là người quản lý lớp sau giáo viên chủ nhiệm. 
Vì vậy nhà trường cần xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm; cân nhắc phân công đội ngũ GVCN, lựa chọn đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ lớp đảm bảo dân chủ, trách nhiệm, phát huy tối đa khả năng của cá nhân hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, hạn chế các tồn tại trong học sinh, hạn chế hiện tượng học sinh bỏ học; tăng cường mối đoàn kết trong tập thể lớp để HS giúp nhau cùng tiến bộ.
2.2. Nội dung thực hiện:
- Từ đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường tùy tình hình cụ thể của các lớp, năng lực của CBGV lựa chọn đội ngũ GVCN có đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, có năng lực, nhiệt huyết làm công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh bằng tình cảm, trách nhiệm, xem các em học sinh như là con em của mình. 
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp theo các đợt bồi dưỡng của cấp trên.
- Tổ chức phê duyệt kế hoạch công tác chủ lớp cho GVCN với hiệu trưởng. Trong đó,cần quán triệt các nội dung:
 Đưa các nội dung thi đua các lớp gắn với thi đua của cá nhân giáo viên 
chủ nhiệm.
 Cam kết chất lượng giáo dục đạo đức và giáo dục văn hóa của lớp với 
Hiệu trưởng.
 Tổ chức tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh tại các gia đình mỗi học kỳ
25% gia đình học sinh trở lên, Xây dựng kế hoạch tìm hiểu đầu năm, tìm hiểu đột xuất. Yêu cầu, các GVCN cần đến tại gia đình HS để hiểu rõ hoàn cảnh các em, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp với từng em.
 Cam kết lớp có 1 học sinh bỏ học lớp không đạt loại “Hoàn thành xuất sắc 
nhiệm vụ”, nghỉ từ 02 em trở lên lớp “Không hoàn thành tốt nhiệm vụ”. 
- Tổ chức lựa chọn cán bộ lớp, cán bộ đoàn đúng quy định, phát huy tính dân chủ, trách nhiệm của cá nhân; không áp đặt giao nhiệm vụ khi tập thể lớp không đồng ý.
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ đoàn, cán bộ lớp, tập huấn các nhiệm vụ của cán bộ đoàn, cán bộ các lớp.
- Khuyến khích tính sáng tạo chủ động của học sinh trong các hoạt động tập thể, các sân chơi sáng tạo dành cho học sinh.
- Một tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh sẽ là một môi trường học tập và rèn luyện tốt cho tất cả các thành viên, sẽ là nguồn động lực to lớn để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, để các em không chán học, không mất đi mục tiêu học tập đúng đắn và sẽ không muốn bỏ học nữa.
- Nhưng một tập thể lớp có đoàn kết, có vững mạnh hay không, nó phụ thuộc phần lớn vào các giải pháp mà giáo viên chủ nhiệm đề ra, áp dụng cho chính lớp mình. Để xây dựng được khối đoàn kết lớp học thì vai trò định hướng của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Có rất nhiều cách để làm được điều đó, và một trong những cách hiệu quả nhất là xây dựng được phong trào, hoạt động tập thể của lớp. Ví dụ như làm công trình thanh niên, phong trào văn hóa - văn nghệ -TDTT những phong trào này giáo viên cần phải huy động nhiều nhất có thể số lượng thành viên tham gia, bởi chỉ khi các em cùng sinh hoạt, cùng hoạt động, cùng chia sẻ, cùng vui, cùng buồn với nhau thì mới có thể hiểu nhau, yêu thương nhau, đoàn kết với nhau được. Tin chắc rằng, nếu được học tập trong một môi trường như thế, các em sẽ không nỡ bỏ học, không muốn bỏ học nữa.
2.3. Thời gian và kinh phí thực hiện:
- Công tác phân công nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm, lựa chọn cán bộ Đoàn, cán bộ lớp thực hiện từ đầu năm học, tổ chức theo dõi đánh giá hàng tuần, hàng tháng để CBQL có biện pháp tư vấn, điều chỉnh, giúp đỡ kịp thời về công tác giáo dục HS.
- Tổ chức tập huân đầu năm và giữa kỳ cho GVCN, cán bộ lớp, cán bộ đoàn.
- Các nội dung về tìm hiểu năm bắt hoàn cảnh học sinh và gia đình học sinh thực hiện theo kế hoạch và đột xuất.
3. Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức tốt việc phụ đạo cho học sinh yếu kém, khắc phục tình trạng chạy theo thành tích, thiếu trung thực trong kiểm tra, đánh giá.
3.1. Mục đích:
Đây là một nội dung lớn trong kế hoạch giáo dục của trường, tuy nhiên xét về góc độ góp phần hạn chế học sinh bỏ học, nhằm duy trì sỹ số học sinh trong năm học thì giải pháp này cũng góp phần vô cùng quan trọng:
 - Giúp các em không nhàm chán trong các hoạt động giáo dục, học các môn văn hóa, tạo điều kiện cho các em được tham gia đa dạng hoạt động tập thể để các em có động lực đến trường, có ý thức, trách nhiệm hơn với bản thân; hòa đồng với tập thể.
3.2. Nội dung thực hiện:
- Nhà trường chủ động xây dựng phân phối chương trình phù hợp với đối tương học sinh sau khi đã phân luồng:
 Chương trình cho học sinh đại trà.
 Chương trình dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi
 Chương trình dành cho học sinh yếu kém
 Chương trình phụ đạo cho học sinh yếu kém.
- Đổi mới, đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh. Chú trọng đánh giá quá trình, tăng cường khuyến khích sự tiến bộ của các em trong mọi lĩnh vực một cách toàn diện.
- Chú trọng các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các sân chơi trải nghiệm, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và chú ý để các đối tượng học sinh đều được tham gia; khuyến khích các em chưa tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường. Từ đó, giúp các em có thêm niềm vui, động lực đến trường. Giúp các em tự tin hơn, cảm thấy bản thân mình có ý nghĩa đối với gia đình với tập thể.
- Tổ chức tốt hoạt động tư vấn của tổ tư vấn tâm lý cho học sinh. 
3.3. Thời gian và điều kiện thực hiện:
- Thực hiện theo kế hoạch giáo dục môn học.
- Chú trọng việc kiểm tra việc thực hiện KH môn học.
- Chi trả đầy đủ kinh phí cho việc xây dựng kế hoạch môn học, giáo viên phụ đạo cho học sinh yếu kém về văn hóa, kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khóa, kinh phí cần cho tư vấn tâm lý, tìm hiểu tâm sinh lý của học sinh. 
4. Đẩy mạnh công tác phân luồng giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho học sinh:
4.1. Mục đích:
Đây là nội dung quan trọng trong kế hoạch giáo dục của trường, tuy nhiên xét về góc độ góp phần hạn chế học sinh bỏ học, nhằm duy trì sỹ số học sinh trong năm học thì mục đích, ý nghĩa của giải pháp:
 - Giúp các em hiểu biết về nghề nghiệp và có định hướng nghề nghiệp trong tương lai, từ đó các em biết được cái đích cần phải đến trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường; không nhàm chán trong các hoạt động giáo dục, học các môn văn hóa, để các em được tham gia nhiều khâu trong các hoạt động tập thể để các em có động lực đến trường, có ý thức, trách nhiệm hơn với bản thân; hòa đồng với tập thể. 
- Từ công tác phân luồng được thực hiện hiệu quả giúp cho các tổ chuyên môn, giáo viên dạy bộ môn xây dựng được chương trình môn học phù hợp với các đối tượng được phân luồng. xây dựng được kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp; giảm được áp lực học tập cho các em, đặc biệt là các em học lực yếu, và các em tạo được động lực để đến trường và chăm chỉ học tập.
4.2. Nội dung thực hiện:
Từ các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nghệ An, các nhà trường cần cụ thể hóa các nội dung phân luồng học sinh và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Cụ thể:
- Cần phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông trong việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, cha mẹ học sinh, học sinh và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực giáo dục nghề nghiệp.
- Tuyên truyền các quy định cụ thể hóa công tác phân luồng và liên thông trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, kết nối giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. 
- Đặc biệt là cần bồi dưỡng năng lực giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các bộ phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.
- Tăng cường sự tham gia của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
 - Tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục phổ thông với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm khai thác, sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông.
 - Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ...
- Mời các nhà khoa học, các nhà quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nhân,... tham gia làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
4.3. Thời gian và kinh phí thực hiện:
- Thực hiện theo kế hoạch giáo dục hướng nghiệp.
- Chú trọng việc kiểm tra việc thực hiện KH môn học.
- Chi trả đầy đủ kinh phí cho việc xây dựng kế hoạch tổ chức phân luồng, hướng nghiệp; kinh phí cần cho tư vấn cho của học sinh,  Theo các quy định hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
5. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả ba lực lương Nhà trường - Gia đình và Xã hội:
5.1. Mục đích: 
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia đình và cộng đồng về vai trò của giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Vận động các gia đình tạo điều kiện cho con em được đi học và thường xuyên quan tâm đến việc học của con em. Phối hợp chặt chẽ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội giúp đỡ học sinh có học lực yếu kém; nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên. Phối hợp với phụ huynh học sinh, với chính quyền địa phương trong việc quản lý, giáo dục học sinh là giải pháp chúng ta đã nói nhiều, nghe nhiều, viết nhiều, nhưng chỉ những giáo viên trực tiếp làm công tác chủ nhiệm mới thấu hiểu được giải pháp này thực hiện không dễ.
5.2. Nội dung thực hiện:
 Các cơ sở giáo dục( Nhà trường) phải nắm rõ nguyên nhân khiến học sinh bỏ học và đề xuất những giải pháp thực hiện hết sức cụ thể:
- Đề xuất những giải pháp thực hiện hết sức cụ thể cho từng cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể của địa phương, theo đó có kế hoạch phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, các sở, ban, ngành, tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ nghĩa vụ, lợi ích của việc học tập để nâng cao dân trí, tạo điều kiện để xóa đói, giảm nghèo, làm giàu cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.
- Có ý kiến đề nghị sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục ở các vùng khó khăn, ưu tiên chương trình kiên cố hoá trường học và các dự án xây dựng trường học, phát triển mạng lưới trường lớp thuận lợi cho học sinh đi học, xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, cấp đủ sách giáo khoa cho học sinh dân tộc thiểu số; hỗ trợ kinh phí cho học sinh thuộc diện chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thêm cơ hội đến trường.
- Giáo viên chủ nhiệm cần chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, các tổ chức Đoàn thể trong, ngoài nhà trường để kịp thời nắm bắt mọi tình hình của học sinh, kịp thời đưa ra những giải pháp xử lý hiệu quả nhất cho mọi tình huống xảy ra.
 - Thật sự để làm tốt giải pháp này thì người giáo viên phải đầu tư, phải hy sinh khá nhiều thời gian và tâm sức. Một trong những cách để phối hợp tốt nhất với phụ huynh học sinh là phải thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh. Trong buổi họp này, giáo viên nên chuẩn bị thật kỹ những yêu cầu, giải pháp mà bản thân cần phụ huynh phải chủ động phối hợp trong năm học.
5.3. Thời gian và kính phí thực hiện:
 Sự phối hợp 3 lực lượng cần được xây dựng kế hoạch từ đầu năm, đặc biệt triển khai họp các lực lượng với nhà trường định kỳ tối thiểu 02 lần trên năm.
Kinh phí được bàn bạc trong hội nghị CNVC đầu năm, các đoàn thể xã hội.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua hơn 2 năm thực hiện các giải pháp để duy trì sỹ số học sinh THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn, thực tế đã thu được những kết quả tích cực. Theo báo cáo của các trường THPT-TTGDTX số học sinh bỏ học đi học nghề và bỏ học trong 5 năm từ năm học 2016-2017 đến học kỳ 1 năm học 2020-2021 như sau:
1. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm rõ rệt qua các năm:
Số liệu thống kê cụ thể như sau:
+ Trường THPT Anh Sơn 1:
TT
Năm học
Tổng số HS
Số học sinh nghỉ học, đi học nghề
Số học sinh bỏ học
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
1
2016-2017
1432
5
3
2
5
4
1
2
2017-2018
1358
3
2
1
5
3
2
3
2018-2019
1362
1
1
0
7
3
4
4
2019-2020
1353
2
1
1
4
1
3
5
2020-2021
1443
0
0
0
2
0
2
 + Trường THPT Anh Sơn 2:
TT
Năm học
Tổng số HS
Số học sinh nghỉ học, đi học nghề
Số học sinh bỏ học
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
1
2016-2017
887
4
2
2
11
7
4
2
2017-2018
829
2
2
0
13
6
7
3
2018-2019
761
1
1
0
7
2
5
4
2019-2020
744
2
1
1
9
4
5
5
2020-2021
845
0
0
0
2
2
0
 + Trường THPT Anh Sơn 3:
TT
Năm học
Tổng số HS
Số học sinh nghỉ học, đi học nghề
Số học sinh bỏ học
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
1
2016-2017
680
15
11
4
40
35
5
2
2017-2018
656
13
9
4
26
18
8
3
2018-2019
648
22
15
7
39
27
12
4
2019-2020
684
12
6
5
16
7
9
5
2020-2021
781
5
3
2
8
6
2
 + Trường TTGDTX Anh Sơn:
TT
Năm học
Tổng số HS
Số học sinh nghỉ học, đi học nghề
Số học sinh bỏ học
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
1
2016-2017
195
20
11
9
22
20
2
2
2017-2018
245
11
7
4
12
11
1
3
2018-2019
299
15
8
7
18
17
1
4
2019-2020
381
11
5
6
25
17
8
5
2020-2021
403
13
3
10
19
11
8
Tổng số học sinh bỏ học trong toàn huyện Anh Sơn bậc học THPT- THGDTX là:
- Năm 2016-2017 là 122 em (3,29%), trong đó đi học nghề có 68 em.
- Năm 2017-2018: là 99 em (2,9%), trong đó HS đi học nghề có 29 em.
- Năm 2018-2019: là 119 em (3,5%), trong đó HS đi học nghề có 39 em.
- Năm 2019-2020: là 77 em (2,01%), trong đó HS đi học nghề có 27 em.
- Năm 2020-2021: là 39 em (1,1 %), trong đó HS đi học nghề có 14 em.
Số lượng học sinh bỏ học, sự biến động về mức độ bỏ học của học sinh tại huyện Anh Sơn dựa trên hệ thống chỉ tiêu đánh giá: 
- Số lượng học sinh bỏ học giảm (học sinh); rS = St – Shs hiện tại.
- Tỷ lệ giảm số học sinh bỏ học (%): rS= (S bh)/ St * 100%.
2. Thành công và hạn chế:
Trong quá trình triển khai các giải pháp của đề tài chúng tôi nhận thấy các giải pháp đã đem lại một số thành công:
- Số học sinh bỏ học giảm đáng kể, từ năm học 2016-2017 có 3,29% học sinh bỏ học, đến nay đã giảm xuống còn 1,1%.
- Nhận thức của CBGV và học sinh về vấn đề học sinh bỏ học, các giải pháp duy trì sỹ số của các lớp, của nhà trường được nâng cao.
- Nội dung và phương pháp thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm có bước chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như hành động.
- Một số nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học như nguyên nhân có tình 
cảm trai gái trong học sinh dẫn đến có bầu và bỏ học về lấy chồng trong học sinh nữ , nguyên nhân về gia đình có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học, nguyên nhân tự ty của 1 bộ phận học sinh dân tộc thiểu số,  được khắc phục khá triệt để.
- Song song với việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc chủ động khảo sát chất lượng học sinh, nắm bắt chất lượng chủ động xây dựng chương trình phù hợp với từng đối tượng học sinh trong các tổ hợp môn mà học sinh tự chọn để tham gia thi Tốt nghiệp THPT hàng năm.
Trong quá trình triển khai các giải pháp của đề tài chúng tôi nhận thấy một số hạn chế:
- Vẫn chưa khắc phục được triệt để tình trạng học sinh chán học, một số HS vẫn còn thiếu động cơ học tập đúng đắn.
- Còn vướng mắc nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh phức tạp, do nhiệm vụ chuyên mônnên công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, các hoạt động trải nghiệm chưa đạt hiệu quả mong muốn.
- Do điều kiện kinh tế, một số PH phải đi làm ăn xa nên vấn đề phối hợp 
giữa Gia đình- Nhà trường còn bị gián đoạn và hạn chế.
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Khi nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã phân tích các khái niệm, các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh. Đề tài cũng phân tích thực trạng để thấy sự cần thiết của việc cần thiết phải đưa ra các giải pháp duy trì sỹ số học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn.
- Dựa vào các văn bản cấp trên, căn cứ vào tình hình thực tế của các đơn vị, đề tài đã chia sẻ kinh nghiệm tổ chức và thực hiện các giải pháp duy trì sỹ số HS một cách có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn giáo dục. 
- Kết quả quá trình áp dụng đề tài ở các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn cho phép khẳng định hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp duy trì sỹ số HS ở các trường THPT. Các giải pháp vừa dễ áp dụng, vừa có hiệu quả rất tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Tuy nhiên, cần phải phát hiện và khắc phục đối với một số khó khăn, hạn chế của các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng giáo dục. 
Từ các nghiên cứu đó, có thể khẳng định để làm tốt công tác duy trì, đảm bảo sỹ số HS, giảm thiểu số học sinh bỏ học giữa chừng; các CBQL tại các trường học trước hết cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạo đức HS để các em có nhân sinh quan lành mạnh, thái độ sống tích cực. Bên cạnh đó, cần huy động nguồn lực là các cán bộ GV nói chung, GVCN nói riêng luôn nêu cao tình thương và trách nhiệm để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục. Phối kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường – Gia đình- Chính quyền địa phương để quản lí tốt HS; Chỉ đạo tích cực đổi mới giáo dục tại đơn vị, chú trọng giáo dục tích cực, quan tâm chăm lo đời sống tinh thần, tâm tư tình cảm của học sinh. Từ đó, huy động được sức mạnh tập thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.
2. Kiến nghị:
* Đối với Bộ GD & ĐT:
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách giáo dục, giảm tải chương trình, thúc đẩy phong trào đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học tại các cơ sở giáo dục nhằm hướng đến xây dựng “ Trường học hạnh phúc” để mỗi học sinh đều thích đến trường, giảm thiểu tình trạng bỏ học của học sinh.	
* Đối với Sở GD&ĐT:
 	Hàng năm cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng quản lý HS, tư vấn tâm lí HS cho các cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm của các trường THPT.
* Đối với các cấp ủy và chính quyền địa phương: 
	Cần có cơ chế quản lí tốt các cơ sở dịch vụ, giải trí trên địa bàn, tránh tình trạng lôi kéo khuyến khích HS bỏ học, tụ tập ăn chơi lêu lổng.
	Tạo các sân chơi lành mạnh, ý nghĩa cho thế hệ trẻ tham gia vào các dịp lễ tết, nghỉ hè như thể dục thể thao, các hoạt động thiện nguyện,  
* Đối với các bậc cha mẹ học sinh: 
Cần phối hợp cùng nhà trường và địa phương nhằm giáo dục nhân cách học sinh trở thành công dân có ích cho xã hội, quan tâm hơn nữa đến tâm tư, tình cảm, ước mơ nguyện vọng của con em mình; kịp thời phát hiện các biểu hiện tiêu cực nhằm có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Làng Việt Nam nổi tiếng” (NXB Thanh Niên, 2005.
2. “ Nghiên cứu về nguyên nhân bỏ học của trẻ em Việt Nam”, Hà Nội tháng 11/2010”.
3. Thông tư 58/2011/TT-BDGĐT Ban hành Qui chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. 
4. Báo cáo tổng kết các năm học 2016-2017; 2017-2018; 2018-2019; 2019-2020 của các trường THPT, TTGDTX trên địa bàn huyện Anh Sơn.
5. Nghị quyết Đảng bộ huyện Anh Sơn khóa 18 nhiệm kỳ 2015-2020; khóa 19 nhiệm kỳ 2020-2025.
6. Luật giáo dục năm 2019.
7. Thông Tư 32/2020/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, và trường phổ thông có nhiều cấp học.
8. Webside:www anhson.com.vn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_duy_tri_sy_so_ho.doc
Sáng Kiến Liên Quan