Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ

Quá trình dạy học môn Công nghệ ở đơn vị nơi công tác, tôi thấy nổi lên một thực trạng như sau:

- Nhà trường đã tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất trong khả năng có thể để phục vụ giảng dạy nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu dạy học ngày càng cao của bộ môn.

- Giáo viên giảng dạy đã có ý thức cao trong việc soạn, giảng và áp dụng công nghệ thông tin cũng như sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào quá trình dạy học.

- Học sinh ngoan nhưng ý thức về học tập bộ môn chưa cao do còn tư tưởng xem nhẹ môn Công nghệ.

Và đặc biệt là việc hiểu biết về năng lượng cũng như ý thức sử dụng hợp lý năng lượng còn quá kém. Cụ thể:

- Ý thức tự giác về giữ gìn vệ sinh trường lớp của đa số học sinh còn quá kém, các em chỉ làm việc theo sự phân công và mang tính chiếu lệ. Hiện tượng xả rác bừa bãi còn rất nhiều.

- Học sinh chưa thực sự tự giác trong việc sử dụng điện quạt ở lớp, ở phòng thực hành, việc sử dụng nước nơi công trình công cộng còn tùy tiện, bừa bãi.

- Việc tham gia lao động vệ sinh giữ gìn khuôn viên nhà trường Xanh – Sạch – Đẹp và giữ gìn vệ sinh thôn xóm của học sinh chưa thực sự mang tính tự giác.

 Sau khi dạy xong học kỳ I năm học 2015 – 2016 tôi tiến hành khảo sát một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng năng lượng trong nhà trường, kết quả như sau:

- Trên 80% không hiểu được sử dụng năng lượng tiết kiệm là gì.

- Trên 80% không quan tâm đến việc sử dụng năng lượng ra sao.

- Gần 20% học sinh có hiểu biết về tiết kiệm năng lượng nhưng xem ra còn lơ mơ, chưa hiểu và nắm bắt được bản chất về năng lượng là gì .

- 50% học sinh không quan tâm đến việc tiết kiệm điện, nước và bảo vệ môi trường, đa phần các em thực hiện công việc chỉ vì mệnh lệnh hay vì những lý do khác mà thôi.

- Tiền điện phục vụ cho công tác dạy học mà nhà trường phải thanh toán cho công ty điện lực lên đến 3.200. 000 đồng/tháng.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả
trong giới thiệu bài học bằng cách tạo tình huống.
* Mục tiêu của giải pháp:
- Tạo được sự bất ngờ, gây tình huống cần giải quyết cho học sinh, tạo tâm lý thân thiện, gần gủi, tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái cho học sinh trước khi chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới.
* Nguyên tắc:
- Vấn đề đặt ra phải mang tính nhẹ nhàng, dễ hiểu và mang tính thực tiễn cao.
- Không được sai lệch với nội dung của mỗi bài học.
* Phương pháp sử dụng:
- Sử dụng phương pháp đặt tình huống thực tiễn mang tính gợi mở cho học sinh suy nghĩ hoạt động và trả lời.
- Sử dụng Video về tình huống sử dụng điện trong thực tế cho học sinh xem và trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra.
- Dùng phương pháp thuyết trình về vấn đề môi trường mang tính thời sự trên thế giới, trong nước hay cụ thể là ở trên địa phương đang sống.
* Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp:
- Thông qua giải pháp đã tạo được sự bất ngờ, gây tình huống cần giải quyết cho học sinh, tạo tâm lý thân thiện, gần gủi, tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái cho học sinh trước khi chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới. Các em có hứng thú và tâm thế tốt khi vào học bài học mới.
- Giúp các em hiểu rõ hơn về vai trò của mình trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách thoải mái, tự nhiên, không gò ép mà hiệu quả.
* Ví dụ minh họa:
- Khi đặt vấn đề vào bài dạy “Sử dụng hợp lý điện năng”, tôi đã cho học sinh xem qua một video và hình ảnh vui về thực trạng sử dụng điện năng hiện nay (Đặc biệt lưu ý đến những hành vi sử dụng điện năng không đúng mục đích trong giờ cao điểm). Sau đó đặt câu hỏi: 
+ Em có nhận xét gì về hành vi của các đối tượng vừa được xem qua Video? 
+ Các em dự đoán hậu quả của các hành động đó sẽ như thế nào? 
- Thật dễ dàng để tất cả các đối tượng học sinh tham gia trả lời đúng yêu cầu giáo viên đặt ra. 
Với hoạt động này, học sinh sẽ cảm thấy vai trò chủ động của mình khi bắt đầu tham gia vào tiết học và chắc chắn những kiến thức này sẽ được các em khắc sâu hơn trong việc sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Hay khi đặt vấn đề cho bài dạy “Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống”, thay vì dẫn lời theo bài dạy, tôi đã thông báo các thông tin mang tính thời sự về các hình thức sản xuất, truyền tải và nhu cầu sử dụng điện năng. Qua đó, lồng ghép một số bình luận của cá nhân về các hình thức sản xuất điện năng đó. Cách làm này sẽ thu hút sự chú ý của học sinh ngay từ thời điểm đầu tiên của tiết học, chẳng những nó mang lại sự gần gủi, thân thiện mà còn tạo được tâm lý thoải mái cho các em khi tiếp thu bài mới..
Giải pháp 2: 
Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
thông qua phần củng cố bài học.
* Mục tiêu của giải pháp:
Hoạt động củng cố và hướng dẫn về nhà mang tính chất hệ thống, cô động những kiến thức đã học được, do vậy khi thực hiện tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng vào đây cần đạt được những mục tiêu sau:
- Giáo dục ý thức, kỹ năng cho học sinh về khả năng liên hệ, ứng dụng vào thực tiễn trường, lớp và ở gia đình, cộng đồng.
- Nội dung tích hợp phải cô động và gắn với những vấn đề “nóng” cần được giải quyết tại lớp, tại trường, cộng đồng.
- Khéo léo trong việc vận dụng tích hợp để học sinh không nhàm chán.
* Nguyên tắc:
- Không được lấy việc tích hợp giáo dục năng lượng làm nội dung chính trong khi củng cố.
- Đưa nội dung liên hệ thực tế vào tích hợp. 
* Phương pháp sử dụng:
Khi hệ thống bài học, giáo viên cho một số học sinh trả lời một số câu hỏi mang tính thực tế, các em khác nhận xét. Công việc cuối cùng của giáo viên là khẳng định lại và giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh vận dụng cho bản thân. Hình thức sử dụng chủ yếu ở đây là phát vấn, thuyết trình giao nhiệm vụ.
* Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp
Năng lực của học sinh về khả năng liên hệ, vận dụng vào thực tiễn trường, lớp và ở gia đình, cộng đồng được cải thiện đáng kể.
Các em hiểu rõ hơn về: Vai trò của năng lượng đối với con người; Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên; năng lượng hiện nay. Nguồn tài nguyên năng lượng không phải là vô hạn; Những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng đối với môi trường. Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng; Các biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
* Ví dụ minh họa:
- Khi tổng kết bài học “Thiết bị bảo vệ điện”, sau khi củng cố nội dung tôi đặt ra câu hỏi: Việc sử dụng các thiết bị đóng cắt tự động có tầm quan trọng thế nào trong việc tiết kiệm điện? Hãy kể ra một số thiết bị tự động đóng cắt trong gia đình em hoặc em đã biết? 
- Dễ dàng để học sinh có thể trả lời được:
 	Thiết bị bảo vệ có ý nghĩa quan trọng đối với an toàn mạng điện trong nhà, các thiết bị tự động giúp con người tiết kiệm năng lượng điện khi sử dụng: 
Tự động đóng cắt khi đó đạt yêu cầu quy định hoặc xảy ra sự cố điện (quá tải, ngắn mạch) 
 Tự động bơm nước khi hết nước trong bể tự động ngắt khi bể đầy. 
 Rơ le trong tủ lạnh tự ngắt khi đạt đến độ lạnh cần thiết.
Đèn, thiết bị tự động bật sang khi có người vào phòng và ngắt khi đóng phòng.
- Hay khi tổng kết bài “Đèn huỳnh quang” Tôi đã đặt câu hỏi: Gia đình của em hiện đang sử dụng những loại đèn nào? Theo em nên sử dụng loại đèn nào để tiết kiệm điện?..
 	Qua những câu trả lời của học sinh về thực trạng sử dụng đèn chiếu sáng và những kiến thức vừa nắm bắt trong bài học, các em dễ dàng rút ra được cần sử dụng loại đèn compac huỳnh quang , đèn led để tiết kiệm điện 
Giải pháp 4: 
Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
trong bài dạy thực hành.
* Mục tiêu của giải pháp:
Thông qua hoạt động thực hành, giáo viên tích hợp để giáo dục sử dụng năng lượng cho học sinh như:
- Ý thức chuẩn bị đồ dùng hợp lý.
- Ý thức sử dụng đồ dùng, thiết bị, điện năng của phòng học.
- Ý thức làm việc theo quy trình khi thực hiện một công việc.
- Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường và vệ sinh phòng học.
* Nguyên tắc:
- Việc tích hợp giáo dục phải gắn với nội dung bài thực hành.
- Sử dụng tối đa những nội quy, quy định của phòng thực hành để đưa các em đi vào hoạt động có quy trình theo phong cách công nghiệp. 
* Phương pháp sử dụng:
Với loại hình bài giảng này, tôi thường sử dụng phương pháp tích hợp toàn phần: Từ việc giới thiệu bài, kiểm tra công tác chuẩn bị đồ dùng của học sinh đến việc thực hiện công việc theo quy trình. Bên cạnh đó, trong hoạt động hướng dẫn ban đầu, tôi thường lồng ghép những câu hỏi nhanh về giáo dục sử dụng năng lượng. Những câu hỏi dạng này có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động trong phòng thực hành của các em, dần dần hình thành thói quen lao động công nghiệp. Có thể nói rằng, hoạt động hướng dẫn thường xuyên là hoạt động chính trong tiết thực hành. Đây là khoảng thời gian để học sinh hoàn thành các yêu cầu đặt ra của giáo viên. Trong hoạt động này nói chung, tôi thường tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng thông qua việc điều chỉnh hành vi của học sinh từ những tư thế, động tác đến việc sử dụng thiết bị đồ dùng đúng yêu cầu kỹ thuật cho mọi đối tượng. Nhờ đó, dần dần hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản trong khi thực hành, góp phần lớn đến giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm.
 Cũng trong kiểu bài này, trong phần củng cố, đánh giá sản phẩm tôi thường đưa thêm tiêu chí về việc sử dụng đúng đồ dùng, thiết bị, tác phong lao động thi đua theo nhóm, tổ. Như vậy, tự bản thân các em (các nhóm) sẽ có ý thức cao trong việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm.
* Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp:
Qua quá trình áp dụng giải pháp tôi thấy:Ý thức chuẩn bị đồ dùng, ý thức sử dụng đồ dùng, thiết bị của học sinh cũng như việc sử dụng điện năng trong phòng học được nâng lên rõ rệt. Học sinh biết làm việc theo quy trình khi thực hiện một nội dung bài tập. Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường và vệ sinh phòng học của học sinh đã có sự chuyển biến tiến bộ rõ rệt.
Các em hiểu rõ hơn về: Vai trò của năng lượng đối với con người; tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên, năng lượng hiện nay; nguồn tài nguyên năng lượng không phải là vô hạn; những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng đối với môi trường đang sinh sống; sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng; các biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Từ đó biết liên hệ, vận dụng vào thực tiễn góp phần bảo vệ trường, lớp và ở gia đình, cộng đồng một cách có hiệu quả nhất.
* Ví dụ minh họa:
Khi dạy bài thực hành Thực hành “Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện ” Để vào bài mới, sau khi đã kiểm tra lại kiến thức cũ về những nguyên nhân gây ra tai nạn điện? Tôi giải thích thêm: Các nguyên nhân gây tai nạn điện trong đó có việc dây dẫn bị đứt sẽ gây tổn thất năng lượng điện. Áp dụng các biện pháp an toàn điện để tránh tổn hao năng lượng điện trên mạch điện và các thiết bị điện. Dùng quá tải với lưới điện, làm điện áp bị giảm, không đảm bảo được hiệu suất của các thiết bị (đèn tối, công suất máy điện giảm) lãng phí điện năng. Qua đó, học sinh sẽ hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề và có ý thức hơn trong việc thực hiện các biện pháp an toàn điện.
Trong giảng dạy các tiết thực hành nói chung, tôi yêu cầu các em học thuộc và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của phòng thực hành, cùng với công tác kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh một cách thường xuyên. Nhờ đó các em đã hình thành được tác phong lao động công nghiệp.
Có thể nói rằng, hoạt động hướng dẫn thường xuyên là hoạt động chính trong tiết thực hành. Đây là khoảng thời gian để học sinh hoàn thành các yêu cầu đặt ra của giáo viên. Trong hoạt động này nói chung, tôi thường tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng thông qua việc điều chỉnh hành vi của học sinh từ những tư thế, động tác đến việc sử dụng thiết bị đồ dùng đúng yêu cầu kỹ thuật cho mọi đối tượng. Nhờ đó, dần dần hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản trong khi thực hành, góp phần lớn đến giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Trong hoạt động thực hành, khâu kiểm tra đánh giá và vệ sinh phong học sau khi hoạt động xong chính là thời điểm tốt để tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng hợp lý. Thông qua việc đánh giá, giáo viên khen ngợi những nhóm hoặc cá nhân học sinh thực hiện đúng yêu cầu, đúng quy trình.. đồng thời cũng nhắc nhở những thành viên chưa thực hiện đúng yêu cầu đặt ra. Như vậy các em sẽ có sự thi đua nhau trong những tiết học tiếp theo, tạo đà cho việc hình thành thói quen lao động công nghiệp. 
Giải pháp 5: 
Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
thông qua kiểm tra đánh giá.
* Mục tiêu của giải pháp:
Việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em mang một ý nghĩa lớn đối với việc rút kinh nghiệm, điều chỉnh phương pháp dạy học của giáo viên từ kiến thức, kỹ năng, thái độ hợp tác làm việc đến ý thức của học sinh trong việc sử dụng năng lượng hợp lý. Mục tiêu của việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng trong kiểm tra đánh giá là:
- Kiểm tra, đánh giá để khẳng định việc giáo dục tích hợp năng lượng là đúng đắn, góp phần hình thành nhân cách và ý thức tham gia bảo vệ môi trường của học sinh.
- Trên cơ sở đó, giáo viên giúp cho học sinh củng cố lại những kiến thức bộ môn đã học đồng thời qua đó để đánh giá lại thành quả dạy học của mình đặc biệt là việc giáo dục sử dụng năng lượng cho học sinh.
* Nguyên tắc:
- Việc tích hợp câu hỏi giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hợp lý không được vượt quá giới hạn trong nội dung chính của bài kiểm tra.
- Câu hỏi tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hợp lý phải mang tính liên hệ cao đối với địa phương học sinh đang sống.
* Phương pháp sử dụng:
- Lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng vào những câu hỏi, bài tập theo chương trình.
- Sử dụng ở dạng trắc nghiệm để kiểm tra được nhiều đơn vị kiến thức .
* Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp:
Qua quá trình áp dụng giải pháp, các em đã hiểu rõ hơn về: Vai trò của năng lượng đối với con người; Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên; năng lượng hiện nay. Nguồn tài nguyên năng lượng không phải là vô hạn; Những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng đối với môi trường. Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng; Các biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Từ đó biết liên hệ, vận dụng vào thực tiễn trường, lớp và ở gia đình, cộng đồng tốt hơn .Giáo viên khẳng định việc giáo dục tích hợp năng lượng là đúng đắn, góp phần hình thành nhân cách và ý thức tham gia bảo vệ môi trường của học sinh.
Trên cơ sở đó, giáo viên giúp cho học sinh củng cố lại những kiến thức bộ môn đã học đồng thời qua đó để đánh giá lại thành quả dạy học của mình đặc biệt là việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh.
II.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Kết quả cụ thể
Sau khi áp dụng sáng kiến này tại trường từ học kì 2 năm học 2015 - 2016 đến nay đã thu được kết quả như sau:
- Trên 80% số học sinh có ý thức trong việc thực hiện những nội quy, quy định của nhà trường, phòng thực hành. 
- Học sinh sử dụng điện, quạt đúng thời điểm và tắt đèn, quạt trước lúc tan trường. Số tiền chi trả cho điện năng tiêu thụ giảm xuống đáng cơ bản: 2.300.000 đồng/tháng mặc dù đơn giá điện năng đã tăng đã tăng lên.
	- Ý thức tham gia lao động làm xanh sạch đẹp học đường được cải thiện rõ rệt: Không còn tình trạng xả rác bừa bãi, khuôn viên lớp học sạch sẽ hơn.
	- Trên 80% học sinh đã tự đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ, không cần bố mẹ phải đưa đón bằng xe máy.
	Dưới đây là kết quả cụ thể qua từng năm học kể từ khi áp dụng phương pháp.
 - Kết quả thực hiện sáng kiến trong cuối năm học 2015 - 2016 như sau:
TT
Lớp
Sỹ số
Học lực TB trở lên
Hạnh kiểm từ khá trở lên
Số học sinh tự đến trường
Số học sinh có ý thức sử dụng điện, nước hợp lý
Số học sinh có ý thức LĐVS chung
Số học sinh có hiểu biết về năng lượng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
8A
34
32
94,1
34
100
30
88,2
30
88,2
30
88,2
33
97,0
2
8B
36
29
80,5
34
94,4
25
69,4
20
55,6
21
58.3
17
47,2
	Nhìn vào kết quả của lớp áp dụng là 8A và lớp đối chứng 8B, so với kết quả khảo sát cuối kỳ II tôi thấy rằng đây là dấu hiệu khả quan để áp dụng sáng kiến trong thời gian tiếp theo.
Kết quả áp dụng cho toàn trường nơi tôi giảng dạy sáng kiến này trong năm học 2016- 2017 như sau:
TT
Khối
Sỹ số
Học lực TB trở lên
Hạnh kiểm từ khá trở lên
Số học sinh tự đến trường
Số học sinh có ý thức sử dụng điện, nước hợp lý
Số học sinh có ý thức LĐVS chung
Số học sinh có hiểu biết về năng lượng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
6
132
130
98,4
125
94,6
100
75,7
94
71.2
98
74,2
120
90,9
2
7
134
131
98,5
124
92.5
130
97,0
98
73,1
115
85,8
120
89,5
3
8
130
129
99,2
128
98.4
130
100
118
90,7
120
92,3
123
94,6
4
9
123
121
98,4
120
97.5
123
100
118
95,9
112
91,0
117
95.1
Toàn trường
519
511
98,4
497
95.7
483
93,0
428
82,5
445
85,7
480
92,5
2. Bài học kinh nghiệm:
Quá trình áp dụng sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua giảng dạy môn Công nghệ” đã thu được một số kết quả khả quan đáng ghi nhận và cần phát huy nhân rộng thêm. Tuy nhiên, sau quá trình vận dụng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
	1. Việc tích hợp giáo dục trong bộ môn cần phải có sự hỗ trợ của những phương tiện dạy học hiện đại để từ đó giáo viên có thể tiếp cận, cập nhật thông tin một cách nhanh nhất trong từ đó hiệu quả mới đạt cao.
	2. Việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả muốn có kết quả cao cần phải được tiến hành đồng đều giữa các bộ môn có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống để bảo đảm cho toàn bộ học sinh được tiếp cận và vận dụng trước khi còn chưa muộn trong việc giáo dục bảo vệ môi trường.
	3. Tổ chức tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin để kêu gọi mọi người cùng tham gia hưởng ứng trong các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời đưua vào ứng dụng trong hộ gia đình , nhà trường , công sở , bệnh viện .. để tiết kiệm được nguồn năng lượng chung .
III. PHẦN KẾT LUẬN
	Giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong phạm vi trường phổ thông là một quá trình tạo dựng cho học sinh những nhận thức và mối quan tâm đối với các nguồn năng lượng (như về các loại năng lượng, ý nghĩa to lớn của nó, tình trạng khai thác sử dụng hiện nay và những nguy cơ làm cạn kiệt các nguồn năng lượng) sao cho các em có đủ kiến thức, thái độ, động cơ, ý thức và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong hiện tại và tương lai. 
 Việc giáo dục ý thức cho học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không thể thành công trong “một sớm, một chiều” và chỉ áp dụng đơn thuần một sáng kiến kinh nghiệm nào đó là được.
Để có được một hoạt động tích hợp thực sự có hiệu quả thì giáo viên phải xây dựng được hoạt động phong phú, hấp dẫn, nhằm khơi dậy sự hứng thú, lòng ham học, tìm tòi, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Để tích hợp tốt người thầy phải quan sát thực tế, nhạy cảm, theo dõi sự chú ý và hứng thú của học sinh vì sự chú ý như cửa sổ tâm hồn của con người, khi cửa sổ này khép lại thì mọi hoạt động của thầy không còn ảnh hưởng đến tâm hồn của họ nữa. Vì thế, khi tích hợp người thầy phải sử dụng linh hoạt các hình thức (nói, viết, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, bài tập, hỏi đáp, thảo luận, làm thí nghiệm, kiểm tra đánh giá, xem video ...). Ngôn ngữ, phong thái của thầy luôn kết hợp hài hoà với nhau, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ học tập và không khí hoạt động chung của lớp học, tạo ra bầu không khí tự nhiên, đầm ấm và lành mạnh, lôi cuốn các em vào môi trường học tập. 
Sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của tôi đã góp phần nào nâng cao ý thức của học sinh trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cụ thể:
- Ý thức tham gia lao động làm xanh sạch đẹp học đường được cải thiện rõ rệt: Không còn tình trạng xả rác bừa bãi, khuôn viên lớp học sạch sẽ hơn.
	- Điều đáng mừng nhất là học sinh đã cảm thấy hứng thú khi tiếp thu môn học vừa “khô” vừa cứng của tôi và tất nhiên là chất lượng môn học đã nâng cao đáng kể.
	- Học sinh có ý thức trong việc chấp hành các nội quy, quy định của nhà trường, liên đội, tham gia các hoạt động tình nguyện làm đẹp môi trường thôn xóm.
	Để hiệu quả tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đạt kết quả cao hơn nữa, tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau:
 - Trang cấp phòng chức năng cho bộ môn Công nghệ với đầy đủ cơ số về đồ dùng dạy học.
- Tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn công nghệ.
- Điều chỉnh chương trình cho phù hợp hơn bằng cách bố trí một vài tiết dã ngoại để học sinh có thể nắm rõ tình hình thực tiễn từ đó có ý thức vận dụng hiệu quả hơn.
	Trên đây là giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua môn Công nghệ 8 mà tôi đã áp dụng nơi tôi giảng dạy từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 05 năm 2017. Do phạm vi áp dụng hẹp, kinh nghiệm tích hợp chưa nhiều nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp.
 Xin chân thành cảm ơn!
 MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Trang
I
PHẦN MỞ ĐẦU
1
I.1
LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
1
I.2
. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
3
II
PHẦN NỘI DUNG
4
II.1
 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN CẦN GIẢI QUYẾT
4
II.2
 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
6
Giải pháp 1: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giới thiệu bài bàng cách tạo tình huống
6
Giải pháp 2: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong dạy bài mới.
8
Giải pháp 3: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phần hệ thống củng cố bài học
10
Giải pháp 4: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong bài thực hành
12
Giải pháp 5: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong kiểm tra đánh giá
15
II.3
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
17
1.
Kết quả cụ thể
17
2
Bài học kinh nghiệm:
18
III
PHẦN KẾT LUẬN	
20
PHẦN XÁC NHẬN
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_viec_su_dung.doc
Sáng Kiến Liên Quan