Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương trong việc giáo dục học sinh và phát triển nhà trường
Mọi hoạt động giáo dục được tổ chức ở nhà trường phổ thông đều nhằm
thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp
học sinh lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết,
phát triển tư duy sáng tạo và nhân cách. Điều 27, Luật Giáo dục (2005) nêu: “Mục
tiêu của GDPT là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng
tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách
và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống
lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học
quy định: “Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia
đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục
tiêu, nguyên lý giáo dục” và “Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng
đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị
giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục
lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh;
tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành
mạnh phù hợp với lứa tuổi”.
Như vậy, giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Muốn thực hiện
được mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh cần phải coi trọng cả giáo dục trong nhà
trường và giáo dục ngoài xã hội, bởi chỉ riêng nhà trường thì không thể làm tốt
công tác giáo dục toàn diện được. Vì thế, công tác phối hơp giữa nhà trường với
các tổ chức, đoàn thể ở địa phương là một nội dung vô cùng quan trọng không chỉ
có vai trò góp phần giáo dục toàn diện học sinh mà còn góp phần giúp nhà trường
ngày càng phát triển. Nhận thức rõ điều đó, những năm gần đây, với vai trò là cán
bộ quản lý nhà trường, chúng tôi đã có nhiều giải pháp phối hợp với các tổ chức
ngoài nhà trường để giáo dục toàn diện học sinh cũng như thu hút nguồn lực để
xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học góp phần phát triển nhà trường. Qua
quá trình thực hiện, chúng tôi đã thu được những kết quả nhất định,và rút ra được
một số kinh nghiệm trong công tác quản lí.
- 2019 1481 0 (0%) 9 (0,06%) 5 (0,33%) Biểu đồ thống kê số học sinh lưu ban, bỏ học, bảo lưu của trường TPT Tân Kỳ Biểu đồ thống kê số lượng học sinh lưu ban, bỏ học, bảo lưu trên cũng là một trong những minh chứng thuyết phục giúp chúng tôi thấy được tình trạng học sinh bỏ học, lưu ban, bảo lưu cũng ngày càng giảm, đó là một tín hiệu đáng mừng của nhà trường trong quá trình giáo dục học sinh. 2.4.1.3. Chất lượng mũi nhọn Mặc dù Tân Kỳ là một huyện miền núi, các trường THPT trên địa bàn huyện khi tham dự kỳ thi học sinh giỏi tỉnh vẫn phải xếp cùng bảng A với nhiều trường khác ở thành phố, đồng bằng, có điều kiện kinh tế, văn hóa, điều kiện, môi trường học tập tốt hơn. Song kết quả thi học sinh giỏi tỉnh hàng năm của trường THPT Tân Kỳ nói riêng, các trường THPT trên địa bàn nói chung vẫn có nhiều khả quan, khẳng định được uy tín, thương hiệu của nhà trường. Đây là thành quả của công 45 lao học tập, dạy giỗ của các thầy cô, các em học sinh. Nhưng để có được thành quả này không thể không kể đến công lao phối hợp, đồng hành của nhiều tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là Hội CMHS. Bảng thống kê kết quả học sinh giỏi tỉnh và học sinh đạt giải sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp tỉnh của trường THPT Tân Kỳ Năm học Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba Giải KK Thứ toàn đoàn Khoa học Kỹ thuật 2017-2018 07 09 05 20 1 giải 3 (2HS) 2018-2019 01 06 03 11 20 1 giải 3 (2 HS) Kết quả thống kê số lượng học sinh giỏi tỉnh và học sinh đạt giải cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật trong hai năm học qua đã cho thấy được nhà trường luôn giữ được sự ổn định trong chất lượng mũi nhọn. Điều đáng mừng là năm học 2018 – 2019, nhà trường đã có 1 em đạt gải nhất học sinh giỏi tỉnh môn Địa Lý, môn học này cũng có số lượng học sinh đậu học sinh giỏi tỉnh cao nhất, xếp trong tốp đầu của tỉnh. 2.4.1.4. Hiệu quả công tác giáo dục pháp luật. Nhờ có sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, ngoại khóa, nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật, an toàn giao thông... trong đó chú trọng gắn giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa, đã giúp các em nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi của bản thân phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực của xã hội. Em Hoàng Ngọc Thúy – Bí thư chi đoàn 10C9 chia sẻ: “Chúng em rất thích hoạt động phối hợp với Công an huyện Tân Kỳ tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật hay xem những phiên tòa lưu động được xử tại trường. Những buổi tuyên truyền như thế này giúp chúng em hiểu hơn về pháp luật để phòng tránh vi phạm, đặc biệt là kỹ năng sử dụng mạng xã hội, không phải bạn nào cũng hiểu hết được những quy định của pháp luật trong việc sử dụng mạng xã hội. Theo em, nhà trường cần phối hợp với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa hơn nữa”. Trong 2 năm học 2017-2018, 2018-2019, tỉ lệ học sinh vi phạm pháp luật, đặc biệt là Luật giao thông năm sau đã ít hơn năm trước, trong nhà trường không có tình trạng học sinh kéo bè phái để gây mâu thuẫn, đánh nhau, tình trạng bạo lực học đường ngày càng giảm. Bảng thống kê số lượng học sinh vi phạm an toàn giao thông, học sinh bị kỷ luật Năm học Tổng số HS vi phạm ATGT Học sinh bị kỷ luật 46 học sinh 2017-2018 1414 25 (1,76%) 14 (0,99%) 2018-2019 1481 12 (0,81%) 07 (0,47%) Biểu đồ thống kê số lượng học sinh vi phạm an toàn giao thông, học sinh bị kỷ luật Quan sát biểu đồ thống kê số lượng học sinh vi phạm an toàn giao thông, học sinh bị kỷ luật trong 2 năm học qua, chúng ta thấy được số lượng học sinh vi phạm ATGT cũng như học sinh bị kỷ luật ngày càng giảm. 2.4.1.5. . Hiệu quả trong giáo dục kỹ năng sống - Với sự phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, nhiều chuyến trải nghiệm thực tế về nguồn, nhiều buổi tuyên truyền, nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật, văn nghệ, thể dục, thể thaođã góp phần không nhỏ giáo dục các em ý thức và kĩ năng khi tham gia giao thông, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, kĩ năng phòng cháy chữa cháy, kỹ năng phòng chống đuối nước; những ứng xử văn hóa trong tình bạn, tình yêu, văn hóa khi sử dụng các trang mạng xã hội... - Thông qua các hoạt động này, đồng thời, rèn luyện cho các em những kĩ năng khác trong công tác xã hội, như kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng hợp tác nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng hoạt động đoàn Các trò chơi, hoạt động trong hội trại, văn nghệ, thể thao cũng giúp các em biết thêm các kĩ năng mềm khác, giúp các em có thêm định hướng nghề nghiệp trong tương lai 2.4.1.6. Hiệu quả trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh - 100% học sinh được tư vấn, tuyên truyền về sức khỏe nói chung, các dịch bệnh dễ lây lan, cách phòng tránh dịch bệnh. Vì thế, học sinh trong nhà trường có ý thức cao trong việc tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh, hạn chế tối đa việc mắc các bệnh dịch tràn lan như một số địa phương khác. 47 - 100% học sinh được tư vấn đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, trách nhiệm khi tham gia BHYT nên tất cả các em đều tham gia đầy đủ. Trường THPT Tân Kỳ được Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen đã tham gia tốt công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2017 – 2018. - 100% học sinh được chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ mỗi năm học 1 lần, kịp thời phát hiện những bệnh lý ban đầu. - Phần lớn các em có ý thức cao trong việc bảo vệ, chăm lo sức khỏe bản thân, cộng đồng. 2.4.1.7. Hiệu quả từ những cảm nhận, chia sẻ của học sinh Khảo sát một số học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ, các em đã có những câu nhận xét, trả lời khách quan về cảm nhận của bản thân đối với các hoạt động mang tính phối hợp của nhà trường với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương và hiệu quả của các hoạt động này mang lại cho các em. Trước câu hỏi: “Các em có thích tham gia các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương không? Em đánh giá như thế nào về hiệu quả của các hoạt động đó?”, 105 em được phát phiếu khảo sát tại các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ đã có những câu trả lời như sau: rất thích: 92 em (87,6%), thích (1,24%), không thích: 0 (0%). Rất hiệu quả: 85 (80,9%), Hiệu quả: 20 (19,1%), Không hiệu quả: 0 (0%). Phỏng vấn trực tiếp một số học sinh về những cảm nhận của bản thân sau khi tham gia một số hoạt động tập thể mang tính phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương, các em đã có những chia sẻ, tâm sự rất chân thành: Em Vi Tuệ Bình – Lớp trưởng lớp 10C1 – Trường THPT Tân Kỳ chia sẻ: “Trước đây học ở THCS chúng em ít có cơ hội tham gia các hoạt động tập thể mang tính phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương. Giờ được tham gia rất nhiều hoạt động, chúng em thấy tự tin hơn, hiểu biết được nhiều hơn, có ứng xử linh hoạt hơn với bạn bè, thầy cô và cũng học hỏi thêm được nhiều phương pháp học tập mới. Em thích nhất là hoạt động giao lưu tiếng Anh với trường bạn và cuộc thi nhảy Plamos, chưa lúc nào tất cả các bạn trong lớp đều cùng được tham gia một hoạt động lý thú như thế”. Em Nguyễn Hương Trà – Lớp 10C5 – Trường THPT Tân Kỳ III cho biết: “Đây là lần đầu tiên em được tham gia hoạt động gói bánh chưng nhân ngày hội bánh chưng xanh. Hoạt động này giúp chúng em học hỏi được cách gói bánh, một nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nhưng háo hức nhất là lúc nấu bánh và cùng BCH Huyện đoàn đi tặng bánh cho các em học sinh ở các vùng khó khăn. Em thấy chúng em đã làm được một việc làm hết sức ý nghĩa.” “Lúc đầu em rất sợ tham gia khám sức khỏe tại trường, vì sợ các bạn phát hiện ra cân nặng của mình. Nhưng quả thực sau đó em rất cảm ơn nhà trường, cảm ơn các bác sĩ, vì nhờ có cuộc khám sức khỏe định kỳ này em mới biết mình có 48 vấn đề về thị lực và tim mạch, từ trước tới nay em rất chủ quan về sức khỏe” (Em Đào Ngọc Khánh Linh – 11C9 – THPT Lê Lợi chia sẻ). “Em thích nhất là hoạt động trải nghiệm thực tế. Lần đầu tiên chúng em được tham quan khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, khu tưởng niệm Nguyễn Du. Những chuyến trải nghiệm như thế giúp chúng em hiểu hơn về lịch sử, về những chiến công, những đóng góp của các thế hệ cha anh trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đât nước. Cả lớp được cùng nhau tham gia một hoạt động tập thể còn giúp chúng em đoàn kết hơn, biết cách tổ chức, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho các thành viên để bạn nào cũng cảm nhận được vai trò, vị trí của mình trước tập thể”. (Em Hoàng Thu Trang – Lớp 12C1 – Trường THPT Tân Kỳ). “Được tham gia các hoạt động tình nguyện ở địa phương em cảm thấy bản thân mình trưởng thành hơn rất nhiều. Dù học không giỏi nhưng chúng em thực sự đã có thể làm được những công việc có ích cho quê hương, cho cộng đồng” (Em Thái Bá Ngọc – Lớp 11A1 – TTGDNN-GDTX huyện Tân Kỳ) Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều ý kiến ý kiến tâm sự, chia sẻ của các em học sinh mà chúng tôi nhận được. Những cảm nhận hồn nhiên, chân thành của các em đã cho chúng tôi thấy được hiệu quả thiết thực trong công tác phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương để tổ chức nhiều hoạt động bổ ích, lý thú cho các em, giúp các em bên cạnh những giờ học chính khóa còn được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực, hành vi, kỹ năngcho các em. 2.4.2. . Về hỗ trợ cơ sở vật chất, kinh phí 2.4.2.1. Nhà trường đã được Huyện hỗ trợ kinh phí sửa sang lại Phòng Hội đồng, mua sắm trang thiết bị: với trị giá 800.000.000 đồng. 2.4.2.2. Hội cha mẹ học sinh đã ủng hộ xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật chất trường học với tổng số tiền: gần 1 tỉ đồng (Năm học 2017 – 2018: 680.279.000 đồng ; Năm học 2018 – 2019: Hơn 300.000.000 đồng) để xây bờ rào khuôn viên nhà trường, xây nhà đa năng, xây dựng hệ thống nước uống cho học sinh. Mua tặng trường hệ thống ô chống nắng trị giá 15.000.000đ; Hỗ trợ đoàn dự thi HSG tỉnh, KHKT cấp tỉnh 10.000.000đ. Khen thưởng cho các tập thể lớp TTXS, tập thể lớp TT và GVCN lớp: 10.000.000đ; Hỗ trợ kinh phí cho học sinh các lớp tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế: 20.000.000đ. 2.4.2.3. Doanh nghiệp vàng bạc Ngọc Khanh đã lắp toàn bộ hệ thống đèn led chống cận, trang bị bàn, ghế giáo viên cho lớp học 11C1 (Năm học 2017-2018) với tổng trị giá 15.000đ, Hỗ trợ quỹ khuyến học 5.000.000đ; Ủng hộ 25.000.000đ để mua sách cho Tủ sách nhân ái của Đoàn trường. 2.4.2.4. Các Doanh nghiệp khác và cựu học sinh mua tặng trường 03 bộ bàn ghế đá, 01 ti vi, 02 quạt hơi nước, 01 điều hòa lớn, 02 đồng hồ với tổng trị giá 65.000.000đ. Hỗ trợ sửa lại khuôn viên phía trước sân trường trị giá 70.000.000đ. 49 Ủng hộ quỹ khuyến học 123.00.000đ. Ban khuyến học nhà trường đã trao được hàng trăm suất khuyến học cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh con thương binh, liệt sĩ, học sinh con giáo dân, học sinh giỏi tỉnh, học sinh đạt giải cuộc thi KHKT cấp tỉnh 2.4.2.5. Các nhà hảo tâm ủng hộ học sinh tổ chức đêm hội Halloween: 92.000.000đ Có thể khẳng định rằng, với số tiền, hệ thống cơ sở vật chất mà nhà trường đã nhận được từ sự ủng hộ, chung tay góp sức của Hội CMHS, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các thế hệ học sinh cũ của nhà trường đã góp một phần không nhỏ giúp nhà trường xây dựng, sửa sang một số công trình cấp thiết cũng như mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy – học của của nhà trường được tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Đây là những minh chứng cụ thể chứng minh cho việc trường THPT Tân Kỳ đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để cả xã hội cùng đồng hành với nhà trường, chung tay, góp sức xây dựng nhà trường ngày càng phát triển. 50 PHẦN III: KẾT LUẬN 3.1. Kết luận. 3.1.1. Với tư cách là một cán bộ quản lý của trường THPT Tân Kỳ, trải qua quá trình gần 10 năm làm công tác quản lý, bằng kiến thức lý luận đã được học và bồi dưỡng, bằng trải nghiệm thực tế những công việc đã tham gia, bản thân tôi nhận thấy, để giáo dục toàn diện học sinh, để phát triển nhà trường, thì mỗi trường học ngoài sự phát huy nội lực vốn có của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường, thì cần phải hết sức coi trọng sự phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương. Sau một thời gian trăn trở, đưa vào áp dụng, bản thân tôi đã mạnh dạn chia sẻ đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương để giáo dục học sinh và phát triển nhà trường”. Đề tài này không chỉ được áp dụng có hiệu quả tại trường chúng tôi mà còn được chia sẻ, áp dụng tại các trường THPT và TTGDNN- GDTX trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Thiết nghĩ, đề tài này có thể phổ biến, triển khai, ứng dụng rộng rãi cho tất cả các trường học, tùy vào tình hình thực tế từng trường, từng cấp học, từng địa phương để ứng dụng một cách linh hoạt, hiệu quả. 3.1.2. Trải qua 2 năm học áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi thấy rằng, sáng kiến kinh nghiệm này thực sự có hiệu quả thiết thực trong quá trình phối hợp để giáo dục toàn diện học sinh và góp phần phát triển nhà trường. Tham gia các hoạt động phối hợp, học sinh ngoài việc được học kiến thức, học văn hóa trong nhà trường, thì đã có thêm nhiều thời gian, cơ hội được tham gia các lớp bồi dưỡng, tuyên truyền, ngoại khóa, dã ngoại, trải nghiệm thực tế, hội trại, văn nghệ, thể dục, thể thao, khám sức khỏe định kỳ, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, tham gia nhiều hội thi bổ ích, nhiều chương trình tri ân, thiện nguyện, về nguồn Các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương đã góp phần không nhỏ giáo dục các em ý thức tuân thủ pháp luật, giúp các em nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực của xã hội. Đồng thời, giúp các em có thêm định hướng nghề nghiệp, rèn luyện cho các em những kĩ năng cơ bản, cần thiết trong cuộc sống để các em xứng đáng là những học sinh trong thời đại mới, thời đại 4.0, thời đại mà con người cần trang bị nhiều kỹ năng mềm để giúp các em tự tin hòa nhập với cộng đồng, trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai Bên cạnh đó, việc áp dụng sáng kiến nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương còn góp phần giúp nhà trường thu hút được nhiều hơn sự đầu tư, ủng hộ về cơ sở vật chất, về kinh phí của các tổ chức, doanh nghiệp, phụ huynh, cựu học sinh, các nhà hảo tâm để có được một nguồn lực nhất định xây dựng, sửa sang, mua sắm những hạng mục cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động dạy và học, làm cho cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang hơn, hiện đại hơn, góp phần thúc đẩy nhà trường ngày càng phát triển. 51 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Đối với Đảng ủy, BGH nhà trường. Đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng bộ, Ban giám hiệu nhà trường trong mọi hoạt động của nhà trường. Thường xuyên tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường để xây dựng cơ sở vật chất, nguồn lực, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh. Tập trung xây dựng các quy chế, kế hoạch, nội dung hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện của nhà trường trong từng thời điểm khác nhau. Phát huy thường xuyên, mạnh mẽ vai trò, tiềm lực của các lực lượng trong xã hội để đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Huy động nhiều tiềm lực ở địa phương tham gia vào các hoạt động giáo dục nhiều hơn, đa dạng hơn. 3.2.2. Đối với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương Cần tạo điều kiện tối đa trong công tác phối hợp với nhà trường để giúp nhà trường có điều kiện thuận lợi tổ chức các hoạt động tập thể, phát huy cơ hội giáo dục, rèn luyện kỹ năng cho học sinh và có nguồn lực để phát triển nhà trường. Với một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác, tôi xin trình bày, chia sẻ một số vấn đề mà bản thân mình tâm đắc trong việc tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương. Đề tài chắc chắn còn có những thiếu sót, kính mong các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp đóng góp và xây dựng để đề tài được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình ứng dụng thực tiễn. Xin chân thành cảm ơn! 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo chính trị của Đảng bộ trường THPT Tân Kỳ nhiệm kì 2015-2020 2. Báo cáo tự đánh giá của trường THPT Tân Kỳ, 2018. 3. Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 và 2018- 2019 của Bộ GDĐT và Sở GDĐT Nghệ An. 4. Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về "Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên". 5. Luật giáo dục, 2005. 6. Nghị quyết số 29- NQ/TW (04/11/2013) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. 7. Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 phê duyệt đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gia đoạn 2015-2020. 8. PGS-TS Trần Vĩnh Tường, 2017, Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để phát triển nhà trường THPT, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, ĐHSP Huế. 9. Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Bộ giáo dục và Đào tạo. 10. Thông tư 29/2012/TT-BGDĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục, Bộ giáo dục và Đào tạo. 11. Website - dung-va-phat-trien-nha.html 53 PHỤ LỤC Bảng thông kê một số hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế, các cuộc thi, tham gia hoạt động tại địa phương trong 2 năm học 2017 - 2018, 2018-2019 của trường THPT Tân Kỳ TT Nội dung hoạt động Số buổi Số HS tham gia Đơn vị phối hợp 1 Tuyên truyền pháp luật và an toàn giao thông 02 2895 Công an huyện 2 Tuyên truyền chăm sóc SKSS vị TN 01 1481 TT DSKHH GĐ 3 Khám SK định kỳ 02 2895 TT y tế huyện 4 Xét xử phiên tòa lưu động 02 2895 Tòa án huyện 5 Chăm sóc nghĩa trang LS huyện 18 1452 Phòng LĐTBXH huyện 6 Chăm sóc khu di tích KM0 8 1220 TTVH huyện 7 Hội thi TN với ATGT 01 406 Huyện đoàn; Phòng Tư pháp 8 Tìm hiểu Luật 01 1414 Phòng Tư pháp 9 Ngày Hội bánh chưng xanh 02 2895 Huyện đoàn, Đoàn xã 10 Khi tôi 18 01 502 Huyện đoàn, TTVH huyện 11 Ngày Hội Tư vấn hướng nghiệp 02 1048 Cựu học sinh 13 Hội thi dân ca trong trường học 01 56 TTVH Huyện 14 Trải nghiệm thực tế tại Ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn, quê Bác 02 1405 Hội CMHS 15 Trải nghiệm thực tế tại nhà máy sữa TH 01 406 Hội CMHS 17 Trải nghiệm thực tế tại Nhà máy đường Sông con 01 200 Doanh nghiệp 18 Giao lưu tiếng Anh 01 206 Trường THPT Anh Sơn 1, Hội CMHS 54 19 Bàn giao học sinh về hè và nhận học sinh sau khi nghỉ hè 03 2895 Đoàn xã, Huyện đoàn 20 Trải nghiệm thực tế tại khu mộ Nguyễn Du, khu sinh thái Đồng Nôi 02 436 Hội CMHS 21 Tham gia Lễ ra quân huấn luyện 04 1050 Huyện đội Tân Kỳ, Trung đoàn 1 22 Tham gia ngày chạy olimpic 01 1450 UBND Thị trấn 24 Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập huyện 01 1450 UBND Huyện 25 Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Thị trấn Tân Kỳ 01 500 UBND Thị trấn 26 Lao động vệ sinh tuyến đường nội thị 08 2045 UBND Thị trấn 27 Phục vụ Hiến máu tình nguyện 02 200 Hội CTĐ huyện 28 Bát cháo nghĩa tình 06 60 Hội CTĐ, Huyện đoàn, Đoàn xã. 29 Áo ấm mùa đông 02 2895 Huyện đoàn 30 Tuyên truyền về ngày 22/12 02 2875 Hội Cựu CB 31 Thi ATGT vì nụ cười ngày mai 02 2876 Công an huyện 32 Thắp nến tri ân 02 1268 Huyện đội, Huyện đoàn 33 Cuộc thi nhày flasmost 01 1320 Huyện đoàn 34 Tập huấn cán bộ đoàn 02 160 Huyện đoàn 35 Thanh niên với văn hóa học đường 01 1414 Huyện đoàn 36 Thi trang trí mâm ngũ quả 01 25 Trung đoàn 1 37 Thi căm hoa nghệ thuật 01 120 Trung đoàn 1 38 Tập huấn kỹ năng phòng cháy 01 1414 Công an PCCC 39 Thanh niên tình nguyện 02 2895 Đoàn xã, thị trấn.
File đính kèm:
- video_34.pdf