Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi
Trẻ em mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Có thể nói nhân cách của trẻ em được hình thành và hoàn thiện dần với tốc độ nhanh nhất ở tuổi mầm non. Vì vậy trường mầm non được coi là nơi thuận lợi nhất, quan trọng nhất, tạo điều kiện cho sự phát triển về ngôn ngữ, thể chất, nhân cách và hình thành về kĩ năng sống cho trẻ nhất là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ.
Các hoạt động ở trường mầm non được tổ chức đều nhằm mục đích giáo dục trẻ hình thành và phát triển toàn diện ở trẻ các mặt: phát triển thể lực - phát triển nhận thức - phát triển ngôn ngữ - phát triển thẩm mỹ - phát triển tình cảm xã hội. Nhất là trẻ nhà trẻ, còn rất non nớt cần được sự yêu thương, chăm sóc của cô giáo và các hoạt động ở trường lớp, giúp trẻ ngày một phát triển và hình thành những nề nếp, thói quen, kỹ năng sống dặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Ngôn ngữ là phương tiện, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm sống cho trẻ thông qua giao tiếp từ ngôn ngữ nói của xã hội của loài người. Trẻ em sinh nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn để làm giàu vốn từ và kinh nghiệm sống cho trẻ. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển toàn diện về mọi mặt ch trẻ như: Đức, trí, thể, mỹ và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người.
đối với chương trình GDMN mới hiện nay. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng, là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “số vốn từ ” đó một cách thành thạo và tốt nhất. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu được, ngôn ngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu được giúp trẻ phát triển nhận thức, tìm hiểu, khám phá về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong cuộc sống, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật kết hợp cùng với từ tương ứng. Để ngôn ngữ của trẻ được phát triển thì cô giáo phải là người tác động trực tiếp đến khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn của trẻ, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ giao tiếp của từng trẻ nhằm khám phá, tìm hiểu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ để kịp thời có những biện pháp giáo dục và nâng cao dần ngôn ngữ cho trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách phát âm. Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm. Ví dụ cô hỏi: Con học cô giáo nào? Cô giáoThơ thì trẻ trả lời “Cô Hơ” hay còn nói ngọng, giao tiếp không đủ câu cho nên nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ đang nói về cái gì? Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói , trẻ chỉ biết chỉ tay vào những thứ mình cần khi cô hỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế, nghèo nàn. Trong điều kiện hiện nay thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ còn ít. Do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển ngôn ngữ qua ti vi, tranh ảnh, chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn. Ngôn ngữ chính là công cụ để trẻ tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển nhận thức, nhân cách, kỹ năng sống cho trẻ. Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi thì ngôn ngữ, nhận thức của trẻ còn rất nhiều hạn chế. Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24-36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy trẻ phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy trẻ thông qua các môn học khác nhau và dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: Thông qua hoạt động ngôn ngữ giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt “Đức ,Trí ,Thể, Mỹ” góp phần hình thành nhân cách cho trẻ là nền tảng vững chắc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Chính vì vậy là giáo viên mầm non yêu nghề mến trẻ nhận thức rõ được mục đích ý nghĩa tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ đối với trẻ, năm học 2017- 2018 vừa qua bản thân tôi đã đi sâu vào nghiên cứu tìm tòi học hỏi để có hình thức phương pháp tốt nhất áp dụng vào dạy trẻ. Nên tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu tài liệu để tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ, các biện pháp đó như sau: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi”. Các giải pháp của đề tài như sau: Căn cứ vào thực trạng trên của lớp tôi đã mạnh dạn thay đổi thiết kế một số môi trường hoạt động mới nhằm dạy trẻ phát triển ngôn ngữ đạt kết quả cao cụ thể như. 1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động đón trả trẻ: Trẻ còn rất nhỏ ở nhà được ông bà, bố mẹ chiều chuộng mọi mặt từ ăn uống, nói, ngủ và mọi sinh hoạt nên khi đến trường môi trường lớp học khác lạ với môi trường gia đình. Trong thời gian đầu đến trường trẻ thường quấy khóc, ôm lấy cô không chơi và ít giao tiếp với cô với các bạn. Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ lúc đón và trả trẻ rất quan trọng vừa củng cố thêm vốn từ vừa tạo bầu không khí thoải mái cho trẻ khi đến lớp cũng như trước khi ra về để trẻ cảm thấy yên tâm thấy vui vẻ khi đến lớp. * Trong giờ đón trẻ: Cô ân cần đón trẻ, âu iếm, dỗ dành trẻ, dần dần trẻ ngoan tin tưởng cô như mẹ của mình. Trong thời gian đầu cô phải kiên trì khi trẻ có nề nếp, thói quen cô thường xuyên gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ.Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc, mở rộng vốn từ cho trẻ. Cô có thể trò chuyện khơi gợi cho trẻ cảm giác thoải mái, trò chuyện với trẻ về chủ đề đang học hoặc về những điều trẻ thích thú. Ví dụ: Hôm nay ai đưa con đi học? Con học cô giáo nào nhỉ? hoặc trò chuyện về những đồ dùng đồ chơi trẻ mang theoTrong khi trò chuyện với cô trẻ sẽ tự tin hơn và thích được đi học từ đó ngôn ngữ của trẻ được mở rộng và phát triển hơn. * Trong giờ trả trẻ: Bước đầu cô khích lệ đồng thời hướng dẫn trẻ chào ông bà , bố mẹ, chào cô và các bạn để về, khi trẻ nói được cô và bố mẹ động viên, khen trẻ kịp thời. Việc làm thường xuyên như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển và kích thích trẻ yêu thích đi học, muốn đến trường lớp với cô với bạn, bên cạnh đó giáo dục trẻ có nề nếp thói quen lễ phép , biết vâng lời. 2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động chơi tập có chủ đích: * Thông qua hoạt động chơi tập có chủ đích: Cô giáo cần thường xuyên trò chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ nói, khi trẻ có khó khăn hay tâm lý ngập ngừng, nhút nhát, cô cần khích lệ hỗ trợ, động viên để trẻ tích cực trò chuyện, các từ đã học được sử dụng thường xuyên cùng với những từ mới thì sẽ làm cho vốn từ của trẻ thêm phong phú. Các giờ học có thể tiến hành ở vườn trường, cánh đồng trẻ rất vui tươi, hớn hở, hào hứng và nói được, học được rất nhiều từ môi trường tự nhiên ngoài lớp học. Thời thơ ấu trẻ học bằng bắt chước, đặc biệt là ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường, nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ đó là cha mẹ , cô giáo trong trường mầm non. Những trẻ đi nhà trẻ từ nhỏ thì thời gian chủ yếu là ở trường , vì vậy vai trò của cô giáo trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là quan trọng hơn bao giờ hết, giúp cho trẻ có tâm hồn trong sáng , cao đẹp trong tương lai. Ngôn ngữ chính là nhân cách, là con người. Dân gian ta có câu: “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” Vì vậy việc trở thành những tấm gương sáng để trẻ noi theo là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các cô giáo mầm non. Đây là hoạt động quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động học: * Thông qua hoạt động nhận biết tập nói. Giúp trẻ phát triển và cung cấp vốn từ chuẩn, chính xác nhất cho trẻ từ cách phát âm đến cấu trúc câu từ đều hoàn chỉnh, Không chỉ chuẩn về ngữ âm, ngữ pháp hoạt động nhận biết tập nói còn chuẩn cả về màu sắc, định hướng và các khái niệm hình hình học cơ bản Ví dụ : Bài nhận biết “ Xe máy” Khi vào bài cô bắt chước tiếng kêu của xe máy. Trẻ trả lời đó là Xe máy, cô đưa chiếc xe máy cho trẻ quan sát và đàm thoại : - Xe gì đây? (Xe máy) - Xe máy có màu gì? (Xe máy màu đỏ ) - Xe máy đi ở đâu? (Xe máy đi ở trên đường ạ) - Xe máy dùng để làm gì? (Dùng để đi, chở người.) - Còi Xe máy kêu như thế nào? ( bíp bíp) => Sau mỗi câu hỏi trẻ trả lời cô cho trẻ nhắc lại. Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu để trẻ trả lời nhằm kích thích trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ, qua đó lồng liên hệ thực tế giáo dục trẻ về an toàn giao thông khi đi trên đường. * Thông qua tác phẩm văn học ( thơ, truyện): Cách lựa chọn từ ngữ, cách nói có ngữ điệu, truyền cảm của cô giúp trẻ nhanh chóng học được những vẻ đẹp của ngôn ngữ mạch lạc tạo tiền đề cho trẻ nói năng lưu loát, ở giai đoạn sau khi mà vốn từ của trẻ phát triển tốt. Vẻ đẹp của vần điệu, tình yêu quê hương đất nước, thấm vào trẻ một cách tự nhiên, nhuần nhị mà tinh tế. Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học không chỉ phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện. Để giờ đọc thơ, kể truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ . 3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi hàng ngày ở trường : Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, trò chơi mang lại niềm vui cho trẻ và cuốn hút trẻ được tham gia nhiều nhất. Qua trò chơi trẻ có thể bộc lộ đầy đủ khả năng của mình và những khả năng sẽ được phát triển mạnh mẽ nhất khi chúng làm điều gì đó một cách tự nguyện. Vì vậy, phát triển lĩnh vực ngôn ngữ thông qua các trò chơi là cách làm tích cực và hiệu quả nhất. Đây là cơ hội để trẻ sang tạo và phát triển ngôn ngữ. Có rất nhiều hình thức để phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhưng đối với trẻ lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 24- 36 tháng này thì vui chơi là biện pháp tốt nhất để hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ. Hiện nay hoạt động giáo dục trẻ mầm non chủ yếu là theo quan điểm "Lấy trẻ làm trung tâm" trẻ là người tham gia chủ động vào các trò chơi, trẻ được chọn nội dung chơi đồ chơi... cô giáo chỉ là người khơi gợi hướng dẫn và định hướng chơi cho trẻ để giúp trẻ phát triển và hoàn thiện vốn từ sẵn có. Trong trường mầm non trẻ 24-36 tháng tuổi hoạt động chủ yếu của trẻ ở độ tuổi này là “hoạt động với đồ vật” nhưng để thực hiện tốt hoạt động này thì cô giáo tổ chức dưới dạng các trò chơi nhằm phát huy tính tích cực và mở rộng kinh nghiệm, vốn từ cho trẻ. Và thường tổ chức vui chơi cho trẻ theo hai hình thức: * Hoạt động chơi tự chọn ở các góc: Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất , bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ.Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau. Trẻ được hóa thân vào các vai chơi , được tái hiện lại cuộc sống hàng ngày thông qua các góc chơi trong: “ xã hội trẻ em” . Ví dụ 1: Trò chơi trong góc “ Thao tác vai” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. + Bác đã cho búp bê ăn chưa? (Chưa ạ) + Khi ăn bác nhớ đeo yếm để bột không dây ra áo của búp bê nhé! (Vâng ạ) + Ngoan nào mẹ cho búp bê ăn nhé! + Bột vẫn còn nóng lắm để mẹ thổi cho nguội đã ! (Giả vờ thổi cho nguội) + Búp bê của mẹ ăn ngoan rồi, mẹ cho búp bê đi chơi nhé! (Âu yếm em búp bê) - Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của con người. Ví dụ 2: Trong góc “Hoạt động với đồ vật” ở chủ điểm “Giao thông” bằng đồ dùng tự tạo đó chính là những chiếc ô tô đã đục sẵn lỗ và những chiếc ô tô, máy bay chưa có bánh xe tôi đã cho trẻ lấy dây xâu qua những lỗ đó và tôi sẽ hỏi trẻ: - Con đang xâu gì vậy? ( Con đang xâu ô tô ) - Con xâu ô tô bằng gì đấy? (Con xâu bằng dây xâu, bánh xe ) - Ô tô này đã đi được chưa hả con? ( Chưa đi được ) - Làm thế nào để ô tô đi được? ( Lắp thêm bánh xe ạ) - Khi xâu xong con để sản phẩm của mình nhẹ nhàng vào khay nhé! Ví dụ 3: Ở góc “ Bé khéo tay” cũng ở chủ đề “Giao thông” bằng miếng xốp thừa tôi đã tận dụng cắt thành hình ô tô, xe máy để cho trẻ in màu. Trẻ sẽ được in những phương tiện giao thong đủ màu sắc tạo lên giấy thành sản phẩm của mình một cách nghệ thuật. Tôi thấy trẻ rất khéo léo, chơi chăm chú . Khi trẻ làm tôi ân cần đến bên trẻ trò chuyện cùng trẻ: - Con đang làm gì vậy? (Con in hình ô tô) - Ô tô con đang in có màu gì? (Màu đỏ ) - Đây là phương tiện gì con có biết không? (Xe đạp) - Xe đạp này có màu gì? (Màu vàng) - Ô tô và xe đạp đi ở đâu hả con? (Trên đường) Như vậy bằng những đồ chơi tự tạo thông qua hoạt động chơi không những rèn cho trẻ sự khéo léo mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương , gắn bó của con người * Hoạt động dạo chơi ngoài trời: Để môi trường vui chơi cho trẻ có nội dung phát triển vốn từ thì trước hết cô phải làm cho môi trường ngoài lớp học phong phú khơi gợi ở trẻ nhiều ý tưởng hướng trẻ tự đưa ra các câu hỏi. Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bập bênh Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trường và hỏi trẻ: - Cây hoa này có màu gì? (Trẻ trả lời màu vàng) - Thân cây này có to hay nhỏ? (To ) - Cây sấu này rất cao và có lá màu gì? ( Màu xanh ) - Cô đố các con biết con gì đang bay đến cây sấu? (Con chim) - Con chim gì vậy? (Con chim sâu) - Con chim kêu như thế nào? (Chích chích) * Giáo dục: Các con nhớ cây xanh rất tốt cho sức khoẻ của con người các con không được hái hoa, bẻ cành mà phải tưới cây để cây mau lớn nhé! Qua đó kích thích trẻ chú ý, tư duy tưởng tượng diễn đạt cách phát âm những sự vật hiện tượng xung quanh. Khi trẻ được hòa mình vào thiên nhiên thì trẻ sẽ rễ bộc lộ những cảm xúc nhất định từ đó ngôn ngữ của trẻ cũng theo đó phát triển. Trẻ sẽ biết đưa ra các câu hỏi nhằm khám phá tìm tòi và thỏa mãn nhu cầu của mình . Kết quả là sự hoàn thiện về phát triển ngôn ngữ. a) Về khả năng áp dụng sáng kiến: Qua việc thực hiện một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi , tôi đã thu được một số kết quả sau: Trẻ mạnh dạn , tự tin hơn trong khi giao tiếp. Trẻ hiểu được nội dung câu từ, phát âm chuẩn. Trẻ khi giao tiếp biết nói đủ câu hoàn chỉnh. Trẻ hứng thú hơn trong giao tiếp tỷ lệ trẻ nói ngọng, nói lắp giảm đi đáng kể. Ngôn ngữ của trẻ đã phong phú hơn và trẻ đã biết vận dụng vốn từ vào cuộc sống hàng ngày. b) Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến: Trên 90% trẻ đã nói được trọn câu: Ví dụ: “Chào mẹ – Con chào mẹ” và nói rõ ràng, ít nói ngọng hơn, không nói lắp, có nhiều trẻ trả lời lưu loát và trọn ý, trọn câu. Trẻ đọc thơ đúng, rõ lời ,hay hơn, giờ âm nhạc hát đúng giai điệu và nhịp nhàng. Trong giao tiếp với cô trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn và trả lời mạch lạc, đủ câu, khi tham gia các trò chơi tập thể trẻ trò chuyện với bạn rất vui. Trẻ có yêu cầu gì trẻ đều thể hiện qua lời nói rất rõ ràng. Bản thân tôi đã tích cực làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo hấp dẫn với trẻ và phù hợp với nội dung bài dạy. ` Phụ huynh đã quan tâm đến trẻ nhiều hơn. - Đối với trẻ: Qua việc thực hiện một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi , tôi đã thu được một số kết quả sau: + Trẻ mạnh dạn , tự tin hơn trong khi giao tiếp. + Trẻ hiểu được nội dung câu từ, phát âm tốt hơn. + Trẻ khi giao tiếp biết nói đủ câu hoàn chỉnh. + Trẻ hứng thú hơn trong giao tiếp tỷ lệ trẻ nói ngọng, nói lắp giảm đi đáng kể. Ngôn ngữ của trẻ đã phong phú hơn và trẻ đã biết vận dụng vốn từ vào cuộc sống hàng ngày. => Qua đó trẻ phát triển các mặt: xúc cảm, tình cảm, giao tiếp xã hội, nhất là việc phát triển ngôn ngữ. Kết quả cụ thể trong đợt khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến vào dạy hoạt động phát triển ngôn ngữ như sau: STT Nội dung khảo sát Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp So sánh Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm 14 70% 20 100% Tăng 40 % 2 Vốn từ 12 60% 18 90% Tăng 30 % 3 Khả năng nói đúng ngữ pháp 10 50% 15 75% Tăng 25 % 4 Khả năng giao tiếp 12 60% 18 90% Tăng 30 % Vậy với việc hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã có sự tăng giảm cụ thể sau: Đối với giáo viên. Trên 90% trẻ đã nói dược trọn câu: Ví dụ “Chào cô – Con chào cô” và nói rõ ràng, ít nói ngọng hơn, không nói lắp, có nhiều cháu trả lời lưu loát và trọn ý, trọn câu. Các cháu đọc thơ hay hơn, giờ âm nhạc hát đúng giai điệu, rõ lời và nhịp nhàng. Trong giao tiếp với cô, trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn và trả lời rõ nghĩa, khi tham gia các trò chơi tập thể trẻ trò chuyện với bạn rất vui. Trẻ có yêu cầu gì trẻ đều thể hiện qua lời nói rất rõ ràng. Bản thân tôi đã tích cực làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo hấp dẫn với trẻ và phù hợp với nội dung bài dạy. Đối với phụ huynh. Hàng ngày cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày về các hoạt động diễn ra trong thời gian trẻ ở trường và hướng dẫn cha mẹ trẻ về tiếp tục phát triển ngôn ngữ củng cố vốn từ cho trẻ bằng các câu hỏi ( Hôm nay con được học gì? Đọc thơ cho bố mẹ nghe) Đối với những cháu mới đi học vốn từ của trẻ còn hạn hẹp, hơn nữa trẻ rất hay nói ngọng, nói lắp thì vai trò của phụ huynh trong việc phối hợp với cô giáo trong việc trò chuyện với trẻ là rất cần thiết bởi nó giúp trẻ được vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống của trẻ, trẻ được giao tiếp, được sửa âm, sửa ngọng. Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm những quyển thơ, truyện có chữ, hình ảnh to, rõ nét, nội dung phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ để cho trẻ làm quen. Từ đó vốn từ của trẻ dần hoàn thiện và phát triển tốt hơn. Phụ huynh đã quan tâm đến trẻ nhiều hơn, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi. Qua đó tăng cường mối quan hệ, kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, các đề tài mà trẻ đã làm quen ở trường lớp. - Các thông tin cần được bảo mật(nếu có): Không c) Các điều kiện cần để áp dụng sáng kiến; - Điều kiện về cơ sở vật chất: + Môi trường ngoài lớp học phong phú, an toàn và có khu vui chơi cho trẻ trải nghiệm. + Các trang thiết bị cần thiết: Máy tính, máy chiếu, băng đĩa nhạc + Lớp học đầy đủ trang thiết bị cần cho trẻ phục vụ trong các tiết môi trường xung quanh. - Điều kiện về giáo viên + Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao ban giám hiệu nhà trường và sự phối hợp chặt chẽ của các bậc phụ huynh. + Đồ dùng dạy học phải đa dạng, phong phú, tạo hứng thú cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. + Thống nhất phương pháp dạy giữa giáo viên trong lớp, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. + Giáo viên Mầm non: Yêu nghề, nhiệt tình, ham học hỏi ,sáng tạo. + Có trình độ chuyện môn, năm vứng phương pháp, nội dung chương trình chăm sóc, gíao dục trẻ. - Điều kiện về trẻ: + Trẻ lớp nhà trẻ ở Trường Mầm non: Trẻ đi học đầy đủ, hứng thú, tích cực tham gia hoạt động phát triển ngôn ngữ. + Tích cực tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh. d) Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến đã áp dụng có hiệu quả đối với trẻ 24- 36 tháng tuổi tại trường mầm non nơi tôi công tác và áp dụng rộng rãi đối với trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi ở tất cả các trường mầm non. Bằng một số kinh nghiệm của mình mà tôi đã áp dụng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi nhà trẻ và các trẻ đã có tiến bộ rõ rệt. Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực’ đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_p.doc