Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non 3-4 tuổi
Đứng trước tình hình đổi mới của đất nước, cùng với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục nước nhà, đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế, đất nước đang trên đường mở cửa những ảnh hưởng không nhỏ của nền nhiều nền văn hóa khác nhau. Thì việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần và cập nhật nhất. Bên cạnh đó, việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình cũng là vấn đề cần thiết- làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "Hoà nhập mà không hoà tan".
Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là "Tiên học lễ, hậu học văn" lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng ta thường bàn luận. Trong thời đại hiện nay, tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức, lễ giáo của con người, việc mà tôi và các bạn đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hằng ngày.
MỤC LỤC Tên đề mục Nội Dung Trang PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Đối tượng khảo sát 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 3 PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1 Cơ sở lý luận . 4 2 Cơ sở thực tiễn 4 3 Thuận lợi- khó khăn 5 4 Biện pháp 5 5 Kết quả đạt được 10 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Bài học kinh nghiệm 11 2 Kết luận 11 3 Khuyến nghị 12 4 Tài liệu tham khảo giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo hiện nay là việc làm hết sức cần thiết có vai trò to lớn trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài:“ Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non 3-4 tuổi” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2020 – 2021. 2. Mục đích nghiên cứu: - Mục đích: Nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non” * Nhiệm vụ nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Cơ sở lý luận. - Cơ sở thực tiễn. - Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non 3-4tuổi”. - Kết quả thực hiện. - Nêu đề xuất. 3. Đôi tương nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non 3-4tuổi 4. Đôi tương khảo sát: Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi chọn đối tượng nghiên cứu là 25 trẻ lớp mẫu giáo bé c5 trường Mầm Non Giang Biên. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau. 5.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp 5.2. Phương pháp điều tra. 5.3. Phương pháp trực quan. 5.4. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động 5.5. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm 5.6. Phương pháp kiểm tra, đánh giá. 5.7. Phương pháp thống kê toán học. 6. Phạm vi va thời gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Chuyên môn giảng dạy lĩnh vực tình cảm và kỹ năng xã hội giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non Giang Biên thông qua tất cả các hoạt động. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường đã trang bị cơ sở vật chất khá đầy đủ để phục vụ việc dạy và học trong nhà trường. -Lớp mẫu giáo bé C5 có tổng số 25 cháu, đa số trẻ đều khỏe mạnh, đi học đều. - Bản thân là một giáo viên trẻ có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình, ham học hỏi, yêu nghề. Luôn gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày được cấp trên tin tường, phụ huynh quý trọng. - Lớp học luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của các bậc cha mẹ học sinh trong viêc phối kết hợp với nhà trường để giáo dục trẻ đạt hiệu quả. b. Khó khăn: -Trẻ chưa mạnh dạn, chưa nhanh nhẹn, còn nhút nhát, thụ động. -Bên cạnh đó, những bộn bề lo toan cho công việc, cho đời sống kinh tế của mỗi gia đình nên việc chú trọng, quan tâm giáo dục cho con cái ngày càng hạn chế, bị lãng quên, đặc biệt là vấn đề giáo dục lễ giáo. 3.Biện pháp Lớp mẫu giáo bé C5 có tổng số 25 trẻ. Thời gian đầu đến lớp trẻ còn hay khóc, còn có những thói quen tự do như ở nhà, trẻ trả lời câu hỏi của cô còn trống không, ra vào lớp tự nhiên, nói năng tự do trong lớp, không chú ý khi tham gia hoạt động học, vứt rác không đúng nơi quy định. Tôi đã thực hiện khảo sát chất lượng hành vi lễ giáo của trẻ và thu được kết quả sau: Tiêu Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 chí Biết vâng Biết biểu lộ Biết an ủi, Biết nói lời Thích lời, giúp đỡ bố mẹ, cô cảm chia vui cảm ơn, chăm sóc giáo những xúc:vui ,buồn, với người xin lỗi, cây, con việc vừa sợ hãi, tức thân và bạn chào hỏi lễ vật quen sức. giận, ngạc bè phép. thuộc nhiên, xấu hổ 13/25 17/25 10/25 20/25 18/25 Tháng 52% 68% 40% 80% 72% 9/2020 ( bảng 1) Đứng trước tình hình như vậy tôi đã rất lo lắng, phải dạy trẻ thế nào và bằng những biện pháp gì để tất cả trẻ lớp tôi có những thói quen văn minh và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, cần làm gì để nâng cao giáo dục lễ giáo - Qua giờ học tạo hình, âm nhạc: Trẻ biết cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp và biết làm ra cái đẹp.Qua một số bài học, bài hát như: Bông hoa mừng cô; Dán hoa tặng mẹ; Quà 8/3; Mừng sinh nhật..giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ, động viên người thân trong các sự kiện quan trọng: Chúc mừng cô giáo ngày 20/11, chúc mừng bà, mẹ ngày 8/3,chúc mừng người thân,bạn bè ngày sinh nhật. ( Hình ảnh sô 3). Thông qua việc giáo dục lễ giáo cho trẻ qua các hoạt động học trẻ cũng được học rất nhiều điều hay, tuy đây chỉ là những việc làm rất đơn giản nhưng nó cũng đã góp một phần nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này. 3.2. Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo vao hoạt động vui chơi: Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”. Trong giờ vui chơi trẻ được thực hành, trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi, qua hoạt động này trẻ được giao tiếp, đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay. Đây là hoạt động mà trẻ được hoạt động tích cực và thể hiện rõ nhất tính cách của từng trẻ. Chính vì thế, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó, giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp. Ví dụ: Qua trò chơi phân vai bán hang: + Người bán hàng nói: Cô, chú mua gì ạ? + Người mua trả lời: Tôi mua cái bút chì. Thưa cô, bao nhiêu một cái bút chì ạ? Qua hoạt động vui chơi các cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình.( Hình ảnh sô 4) 3.3. Biện pháp 3: Giáo dục lễ giáo ở moi lúc moi nơi: Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc mọi nơi đây là biện pháp cũng hết sức quan trọng góp phần vào việc hình thành nhân cách cho trẻ. Bởi lẽ, trẻ ở lứa tuổi này dễ nhớ nhưng chóng quên. Chính vì vậy, ở mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào và lúc nào cô cũng lồng ghép được nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ, cô luôn nhắc nhỡ và giáo dục trẻ thường xuyên để hình thành thói quen “Lễ giáo” cho trẻ. Vì thói quen tức là những hành vi được tự động hóa, được lặp đi lặp lại nhiều lần và gắn liền với nhu cầu, lúc đó, trẻ thực hiện các hành vi lễ giáo một cách tự nhiên. Hằng ngày, tôi thường tập cho trẻ có thói quen giữ vệ sinh môi trường: không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường và thường xuyên cho trẻ vệ sinh cá nhân: vệ sinh thân thể, rửa tay, chân sạch sẽ, quần áo sạch sẽ,gọn gàng.Thường xuyên nhắc nhỡ trẻ chào khách đến lớp cũng như khách đến nhà.(Hình ảnh số 5) Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo, số lượng bé ngoan lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, thưa, vâng, dạ, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu mến cô giáo, đoàn kết với bạn bè. 3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với các bậc phụ huynh: Cùng với mục tiêu xã hội hoá giáo dục thì vai trò của phụ huynh có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trong thời kỳ hội nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hoá và trò chơi giải trí đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ. Trẻ có thể đối xử thô bạo với bạn sau một đoạn phim hành động, hay trẻ có những lời không nên đối với bố mẹ, khi không đồng ý cho trẻ chơi điện tử. Để phụ huynh nhận thức ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ. Qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những buổi truyền thông tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục lễ giáo đối với trẻ lúc ở nhà. Phụ huynh giành thời gian chăm sóc con cái như vệ sinh thân thể, chải răng đúng cách, phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiết đối với bạn bè, đối với người lớn. Tôi luôn trao đổi tình hình học tập của trẻ với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ để phụ huynh kịp thời nắm bắt. Qua thời gian trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt như xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao tiếp nhờ sự giáo dục bằng phương châm "Trường học là nhà, nhà là trường học". 3.5. Biện pháp 5: Khích lệ nêu gương trẻ: Tâm lý đối với trẻ lúc nào cũng muốn được khen và khen nhiều. Hằng ngày vào giờ nêu gương cuối ngày trước khi cắm cờ, tôi cho trẻ tự nhận xét về mình trong ngày đó có bạn nào có hành vi lời nói hay tôi nêu gương ra cho cả lớp và tặng trẻ một bông hoa. Tôi làm mỗi màu hoa là một nội dung yêu cầu. - Hoa màu trắng: Bé sạch sẽ. - Hoa màu hồng: Bé lễ phép. - Hoa màu đỏ: Bé học ngoan. Khi nào trẻ nhận được bông hoa màu gì, tôi hỏi cả lớp vì sao bạn nhận được bông hoa màu đó? Cuối tuần bao giờ cũng có tiết mục kể chuyện, đọc thơ, hát về gương tốt, việc tốt, tôi duy trì hoạt động đó liên tục mỗi tuần. Các câu truyện, bài thơ, bài hát có nội dung giáo dục rõ rệt như: “ Đôi bạn nhỏ”; “Cáo, Thỏ, Gà trống”; “ Tình bạn”;
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc