Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt Lớp 7

Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ IV về “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp – Đào tạo“đã chỉ rõ phải “ xác định lại mục tiêu thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo” và cho đến nay Giáo dục đã khẳng định là “Quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục là một đòi hỏi khách quan đối với nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay. Nhất là trong những năm ở thế kỉ XXI, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng đòi hỏi bức thiết để đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Bởi vậy người giáo viên phải thấy được trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới giáo dục. Không những vậy mà còn phải năng động sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nói chung –trong bộ môn văn học nói riêng- trong đó có phân môn Tiếng Việt

Như chúng ta đã biết môn Ngữ văn là môn học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo – đã giành vị trí xứng đáng trong nhà trường phổ thông. Bởi "Văn học là nhân học"( MX Gooc- ki). Văn học giúp các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp hiểu biết về thế giới bên ngoài xã hội và con người.

 

doc31 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 
+ Không có nghĩa hoàn toàn khác nhau
-> Trong giao tiếp cần tránh hiện tượng này, tránh cách nói nước đôi, gây hiểu lầm cho người khác. 
* GV chốt ý và gọi học sinh đọc to, rõ mục ghi nhớ 2- SGK/ 135. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
? Tìm nghĩa của những từ sau:
Bài tập 1, 2, 3 cho học sinh hoạt động nhóm mỗi nhóm 2 bàn cùng thảo luận và trình bày. Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên kết luận và ghi điểm cho cả nhóm. 
? Nhận xét gì về từ loại của 3 từ này? Nghĩa của chúng có gì khác nhau?
Bài tập 4: Giáo viên cho học sinh tự làm. 
- Hướng dẫn: Chú ý đến sự khác biệt về từ loại.
HS cần thấy được sự đa dạng về cách sử dụng từ đồng âm tạo nên những cách hiểu thú vị.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập theo nhóm.
Giáo viên nêu yêu cầu,học sinh thực hiện.
I – Thế nào là từ đồng âm ? 
Ví dụ: SGK/135
a/ Lồng 1: Động từ – chỉ hoạt động của con ngựa. 
b/ Lồng 2: Danh từ – là đồ vật thường được làm bằng tre, nứa, sắt.. dùng để nhốt gà, vịt, chim 
c/ Lồng 3: Động từ – hoạt động của người mẹ đang trùm áo ngoài cho chiếc áo gối. 
* Nhận xét:
- "Lồng" - Phát âm giống nhau- Nghĩa khác xa nhau.
* Ghi nhớ 1 : SGK/135
* Bài tập nhanh: 
II- Sử dụng từ đồng âm: 
1) Nghĩa của từ đồng âm: 
- Nghĩa của từ đồng âm phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp.
2) Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. 
Ví dụ: “Đem cá về kho.
-> Có thể hiểu theo 2 nghĩa: 
Kho 1 ( ĐT) : Hoạt động chế biến cá thành thức ăn
Kho 2( DT) : nơi chứa, dự trữ cá. 
àHiện tượng mơ hồ về nghĩa.
* Lưu ý: Cần tránh nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa.
* Ghi nhớ 2: SGK/ 135
III- Luyện tập: 
1/ Bài tập 1: SGK 136
Cao 1: chiều cao 
Cao 2: cao hổ cốt 
Ba 1: ba năm 
Ba 2: bão táp, phong ba
Tranh 1: tấm tranh 
Tranh 2: bức tranh thuỷ mặc 
Sang 1: sang trọng 
Sang 2: sang sông. 
(các từ khác tương tự) 
2/ Bài tập 2: SGK/ 136. 
Cổ 1: phần tiếp giáp giữa đầu và vai.
Cổ 2: ( Cũ ) - cổ xưa 
Cổ 3: chỉ cô gái ( Tiếng địa phương)
=> Cả ba từ đều là danh từ. 
à Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
3/ Bài tập 3: SGK/ 136
a/ Hai anh em ngồi vào bàn và bàn mãi mới có cách giải quyết vấn đề. 
- Bàn 1: DT chỉ vật có mặt phẳng để vật khác lên
-Bàn 2: ĐT - Chỉ hoạt động thảo luận để tìm ra hướng giải quyết.
b/ Con sâu lẩn sâu vào vạt cỏ. 
_ Sâu 1: DT chỉ loài côn trùng ăn hại đối với hoa màu
- Sâu 2: ĐT chỉ hoạt động lẩn tận vào trong khó tìm.
c/ Năm nay, năm anh em tôi làm ăn khấm khá hơn năm trước. 
	4) Củng cố và luyện tập: (5’ – 7’)
	-Từ đồng âm là từ như thế nào ? 
	A- Có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. 
	B- Có âm thanh giống nhau, nghĩa giống nhau. 
	C- Có âm thanh giống nhau, nghĩa gần giống nhau. (tuỳ theo ngữ cảnh). 
	- Sử dụng từ đồng âm cần lưu ý đến điều gì ? 
	A- Đến quan hệ thứ bậc, lớn nhỏ 
	B- Đến lời nói của đối tượng giao tiếp. 
	C- Đến ngữ cảnh để tránh hiểu lầm. 
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
	- Làm bài tập còn lại BT4 SGK/ 136 
	- Chuẩn bị bài mới “Thành ngữ”. Tham khảo SGK và trả lời các câu hỏi. Lưu ý mục II. Sử dụng thành ngữ (xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ). 
IV)- Rút kinh nghiệm: 
	Cần cho học sinh tìm thêm ví dụ ngoài SGK để học sinh thấy rõ hơn việc sử dụng từ đồng âm đem lại hiệu quả như thế nào. 
Phiếu học tập phần hoạt động nhóm
 Nhóm 1 : Tìm từ đồng âm với mỗi từ : cao, tranh
 Nhóm 2 : Tìm từ đồng âm với mỗi từ : cao, tranh
 Nhóm 3 : Tìm từ đồng âm với mỗi từ : sang, nam
 Nhóm 4 : Tìm từ đồng âm với mỗi từ : sang, nam
 Nhóm 1: Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó ?
 + Cổ ( nghĩa gốc ) bộ phận nối liền thân và đầu của người hay động vật.
 + Cổ : bộ phận nối liền cánh tay và bàn tay, ống chân và bàn chân ( cổ tay, cổ chân)
 + Cổ : bộ phận nối liền giữa thân và miệng của đồ vật ( cổ chai, cổ lọ)
 Nhóm 2 : Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.
 + Cổ : xưa ( cổ đại, cổ điển )
 + Cổ : bộ phận nối liền thân và đầu của người hay động vật. ( cổ tay, cổ chân)
Bài 28-Tiết 144
Tiếng Việt: LIỆT KÊ
A-Mục tiêu bài học: 
-Hiểu được thé nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.
-Phân biệt được các kiểu liệt kê: liệt kờ theo từng cặp l/k không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến/ liệt kê không tăng tiến.
-Biết vận dụng các kiểu liệt kê trong nói, viết.
B-Chuẩn bị: 
1 -Đồ dùng: Bảng phụ.
2 -Những điều cần lưu ý:
- Liệt kê là một phép tu từ cú pháp được thể hiện qua việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cum từ cùng loại để diến tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, t.c.
- Phép liệt kê thường đem đến các hiệu quả tu từ là làm bộc lộ tính quyết liệt của hành động hay bién cố , tính phong phú hơn mức bỡnh thường của chủng loại ... Sử dụng phép liệt kê đúng chỗ và đúng lúc sẽ gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
- Phân biệt các kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
- Khi liệt kê về người, cần chú trọng đến tôn ti, tuổi tác, thân sơ, nội ngoại,...
C-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
1.ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: “ Nắng mới lao xao trên mái nhà. Vườn nhà em bừng dậy, phủ một màu xanh mơ màng. Hoa thược dược,hoa hồng, hoa bướm, hoa cúc... đua nhau nở. Màu xanh cuả lá, màu đỏ của hoa, màu vàng của cánh bướm vv...làm cho cảnh vườn xuân/ muôn phần rực rỡ.”
H? Haỹ xác định câu có cụm C-V để mở rộng câu?
G: Để tả cảnh mùa xuân người viết còn sử dụng 1 loạt hình ảnh miêu tả sự vật để làm bật vẻ đẹp sắc xuân . Vậy đó là biện pháp tu từ gì? Chung ta sẽ tìm hiểu bài mới: Liệt kê.
3.Bài mới: 
*Hoạt động 1( khởi động).
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
*Hoạt động 2:
-Hs đọc ví dụ (bảng phụ).
- Cho biết đoạn văn được trích trong văn bản nào? ND miêu tả cảnh gì?
-C.tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm có gì giống nhau ?
+ Xét về cấu tạo có những từ, có kết cấu tương tự nhau.
+ Xét về ý nghĩa?(cùng miêu tả về các sự vật bày biện xung quanh quan phủ).
H? Nhận xét gì về các đổ vật được tả trong đoạn văn?
- Các sự việc đó được sắp xếp như thế nào? ( liên tiếp nhau)
H? -Việc tác giả đưa ra hàng loạt đồ vật tương tự và bằng những kết cấu tương tự như vậy có tác dụng gì ?
H?-Cách diễn tả như vậy.Gọi là phép liệt kê. Vậy thế nào là phép liệt kê ?
G chốt: Liệt kê được coi là 1 phép tu từ cú pháp . Nó được thể hiện qua việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ cùng loại (giống nhau về cấu tạo và ý nghĩa) để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
H: tìm VD ( đoạn văn hoặc đoạn thơ có sử dụng phép liệt kê?)
*Hoạt động 3
-Hs đọc ví dụ.
-Xét theo cấu tạo các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau ? (Chú ý các từ in đậm có cấu tạo khác nhau như thế nào?)
+ Câu (b) sự việc được liệt kê có gì khác với cách liệt kê ở VD a? 
(a.không dùng quan hệ từ và->..
. b dùng quan hệ từ và) 
 (ngoài ra người ta hay sử dụng quan hệ từ đẳng lập như: và, với, hay..)
-Hs đọc ví dụ.
-Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đây rồi rút ra kết luận: Xét theo mặt ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?
- VD a? vì sao đổi được? (Vì vẫn lô gích ý nghĩa của câu không bị ảnh hưởng) 
- VD b? tại sao không đổi được? (các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa từ nhỏ đến lớn)
G: chốt: a-> không tăng tiến. trường hợp b là tăng tiến.
H? Vậy khi sử dụng phép liệt kê tăng tiến cần lưu ý điều gì? (Cần sắp xếp các yếu tố sao cho đúng trình tự tăng dần theo tiêu chí được lựa chọn. đặc biệt khi liệt kê về người cầnchú trọng đến tôn ti , tuổi tác, thân sơ, nội ngoại..) 
H? Qua các VD cho biết có bao nhiêu kiểu liệt kê? Hãy vẽ sơ đồ và giải thích?
*Hoạt động 4
H: đọc và yêu cầu đề bài ?
-Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho lđiểm "Yêu nước là một truyền thống quí báu của ta", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy ?
- Đoạn1? Đoạn 2? đoạn3?
* Lưu ý: Việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại trong phép liệt kê không giới hạn trong phạm vi những bộ phận kế tiếp nhau trong 1 câu mà có thể mở rộng ra giữa các câu kế tiếp nhau trong 1 đoạn. 
H? Cách sử dụng phép liệt kê đó có tác dụng gì?
G: giới thiệu đoạn trích miêu tả cảnh đường phố nghênh đón tên Va - Ren khi đến Việt Nam.
-Hs đọc đoạn trích.
-Tìm phép liệt kê có trong đoạn trích?
G: nêu tác dụng của phép liệt kê trong đoạn văn
Đoạn thơ ca ngợi chị Lý bị tra tấn dã man nhưng vẫn kiên cường , không chịu khuất phuc kẻ thù.
G: hướng dẫn học sinh viết 
Phần (c) về nhà viết tiếp.
G: đưa bảng phụ (đoạn văn)
H? Chỉ ra những hình ảnh liệt kê có trong đoạn văn?
- Cho biết nó thuộc loại liệt kê nào?
+ đều là...sống động-> tăng tiến.
+ Những con người thật....tâm trạng thật-> không theo cặp
G: đưa đoạn ca dao:
 Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
 Dẫn trâu sợ họ máu hàn
Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân
 Miến là có thú 4 chân
Dẫn con chuột béo mời dân mời làng.
H? Đoạn ca dao trên có sử dụng phép liệt kê không? hãy chỉ ra? thuộc loại liệt kê nào đã học?
G: tăng cấp -> nhưng không tăng tiến mà lùi dần ( lờn -> nhỏ) => gây thú vị cho người đọc. Vậy ngoài liệt kê tăng tiến còn có liệt kê lùi dần.
I-Thế nào là phép liệt kê:
1-Cấu tạo và ý nghĩa của phép liệt kê:
*Ví dụ:
-Về cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau: 
+ Bát yến hấp đường phèn...
+ Tráp đồi mồi chữ nhật để mở...
+ Nào ống thuốc bạc...
+ Nào dao chuôi ngà...
+ Ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông.
-Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về các đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn: những sự vật xa sỉ, đắt tiền.
2-Tác dụng của phép liệt kê:
-Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan ( thói hưởng lạc, ích kỉ và thói vô trách nhiệm của tên quan) đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.
*Ghi nhớ 1: sgk (105).
II-Các kiểu liệt kê:
1-Xét theo cấu tạo:
*Ví dụ:
-Câu a: sử dụng liệt kê theo trình tự sự vệc, không theo từng cặp.
-Câu b: sử dụng liệt kê theo từng cặp ( với quan hệ từ và)
=> Khác nhau về cấu tạo.
2-Xét theo ý nghĩa:
*Ví dụ:
Câu a: dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê.
-Câu b: không thể dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, bởi các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến.
=> Khác nhau về ý nghĩa
*Ghi nhớ 2: sgk (105 ).
III-Luyện tập:
1-Bài 1 (106 ): Tìm phép liệt kê:
Trong bài TTYNướcCNDT, C.tịch HCM đã 3 lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc:
-Sức mạnh của tinh thần y.nước: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
-Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hung dân tộc: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,..
Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân đứng lên chống pháp:Từ các cụ già tóc bạcđếntừ nhân dân miền ngược..đến.
2-Bài 2 (106 ):
a-Và đó cũng là...Đông dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân...nóng bỏng; Những quả dưa hấu...; những sâu lạp sườn..; cái rốn một chú khách..; một viên quan... hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo !
b-Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
3. Bài tập 3:Viết câu có sử dụng phép liệt kê
a. Trên sân trường, chỗ này nhảy dây, chỗ kia đá cầu, giữa sân kéo co thật náo nhiệt.
b. Truyện những trò lố...vừa đả kích .. vừa ca ngợi...
4. Bài tập bổ trợ:
“ Những trang nhật kí này, Chu Cẩm Phong ghi không phải để cho người khác đọc, cũng không phải để in ra. Nhưng giá trị lại trước hết chính ở chỗ ấy, ở tính chân thực đáng tin cậy. Tất cả những gì ta đọc được ở đây đều là sự thật, cái sự thật thô tháp, tươi ròn và sống động. Những con người thật, những địa chỉ thật, những sự việc thật, những tâm trạng thật.”
4.Củng cố :
 ?Thế nào phép liệt kê ?tác dụng của phép liệt kê ?
5-Hướng dẫn học bài: 
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 (106 ).
- Viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê.
-Chuẩn bị bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
Phiếu học tập phần hoạt động nhóm 
 Nhóm 1 – Bài tập 1 : Chỉ ra phép liệt kê ở đoạn văn sau ? 
 " Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước."
 Nhóm 2 – Bài tập 1 : Chỉ ra phép liệt kê ở đoạn văn sau ? 
 " Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung"
 Nhóm 3 – Bài tập 2b : 
Chỉ ra phép liệt kê trong đoạn thơ của Tố Hữu :
 " Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
 Em đã sống lại rồi, em đã sống
 Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
 Không giết được em, người con gái anh hùng."
 Nhóm 4 – Bài tập 3a : Đặt câu có phép liệt kê tả sân trường em giờ ra chơi ?
 Nhóm 1- Bài tập 1: Chỉ ra phép liệt kê ở đoạn văn sau ?
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
	Các bài dạy trên tôi đã áp dụng ở lớp 7C tại trường THCS Cao Viên năm học 2013-2014 và đã sử dụng 1 số giải pháp để nâng cao chất lượng: 
Phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp dạy theo mẫu,phương pháp giao tiếp học sinh . Kết quả cho thấy các em hiểu bài sâu sắc, không khí lớp học sôi nổi. Các em hào hứng học tập, vận dụng làm các dạng bài tập tốt. 
 Ngay từ lúc bước vào bài mới với câu hỏi tình huống như vậy các em đã thực sự bị cuốn hút vào bài học trong tâm trạng hứng khởi. Các em hào hứng và thích thú khi nhận ra những cách hiểu khác nhau như vậy. Và trong tình huống đó các em thật sự hào hứng suốt cả tiết học. Trong giờ học, các em đã giơ tay xung phong làm bài tập nhiều hơn. Đặc biệt một số em nam lớp 7C thường ngày không chịu ghi chép bài cũng chăm chú hơn. Đối chiếu với kết quả kiểm tra nhanh ngay sau tiết học tôi đã ghi nhận một phần nào đó sự đi lên của các em, cụ thể như sau: 
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
7c
 39
 4
10,3
 18
46,2
 11
28.2
 6
 15,3
Điểm khá giỏi tăng: 10 em= 25,6%. Điểm yếu kém giảm 6 em= 15,3%.
- Được các đồng chí trong tổ dự rút kinh nghiệm , đánh giá xếp loại đạt cụ thể như sau:
	- Đã vận dụng được một số giải pháp nâng cao chất lượng , phát huy được tính tích cực của học sinh, giờ học sôi nổi. Học sinh nắm được kiến thức và vận dụng được vào bài tập. Đặc biệt vận dụng vào giao tiếp ( nói và viết ) khá tốt. 
	* Tổ đánh giá xếp loại giỏi: 17 điểm.
	Kết quả đạt được sau bài “Từ đồng âm” so với khảo sát ban đầu tăng lên rất rõ. Điều đó chứng tỏ rằng việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào tiết Tiếng Việt là điều rất cần thiết và hữu ích. 
 C.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
	Qua nghiên cứu thực nghiệm “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7” tôi nhận thấy : Học sinh hứng thú học tâp hơn, gây được sự chú ý của học sinh. Học sinh tư duy, chủ động sáng tạo trong việc hình thành khái niệm. Hiểu bài sâu sắc, vận dụng được khá tốt quan điểm giao tiếp trong mọi tình huống nói, viết. Đó cũng chính là mục đích cuối cùng của việc dạy Tiếng Việt theo hướng giao tiếp là dạy cho học sinh tư duy tốt, giao tiếp tốt. Vì vậy vận dụng tốt các phương pháp đàm thoại, gợi mở, tạo tình huống trong giao tiếp .thì việc dạy và học Tiếng Việt nói chung - Tiếng Việt lớp 7 nói riêng mới có hiệu quả cao .Từ đó các em hứng thú học tập . Đặc biệt các em yêu quí , trân trọng vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ.
Có thể nói rằng: Nếu một tiết học Tiếng Việt đạt kết quả tốt thì đòi hỏi người giáo viên trước hết phải nắm vững các phương pháp đặc trưng của phân môn Tiếng Việt và vận dụng một cách linh hoạt trong mọi tình huống, từng bài học.. 
	- Người thầy chú trọng đến phương pháp dạy theo quan điểm giao tiếp. Biết tạo ra hứng thú học tập bằng những tình huống có vấn đề. Ở bất cứ bài nào về mặt nguyên tắc đều có thể nêu ra các tình huống giao tiếp giả định - Những tình huống đó phải hết sức sát thực với cuộc sống thực . Có như vậy học sinh mới tìm tòi vấn đề và đề xuất ý kiến riêng. Đây chính là quá trình học sinh học tập cách giao tiếp, cách bộc lộ tư tưởng, tình cảm , nêu ý kiến riêng để bảo vệ ý kiến của mình. đồng thời rèn cho các em những kĩ năng dùng từ, đặt câu, nói và viết trong giao tiếp.
	 Muốn vậy người thầy cần nâng cao kiến thức tay nghề để linh hoạt, sáng tạo hướng dẫn học sinh giải quyết các tình huống.
	- Người thầy có cần phải chuẩn bị chu đáo về phương tiện dạy học vì: Những phương tiện giạy học sẽ góp phần rất quan trọng cho sự hình thành kiến thức của mỗi học sinh. Nếu thầy chuẩn bị bài tốt bị cuốn hút ngay từ đầu. Muốn làm được điều này người thầy phải chú tâm có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
	Điều tiếp theo: Hệ thống câu hỏi trong giờ học phải đạt hiệu quả tối ưu nhất. Những câu hỏi phải hướng các em tới việc tìm hiểu và giải quyết vấn đề đặt ra trong giờ dạy. Các em không chỉ tìm hiểu kiến thức được đưa ra trong sách giáo khoa mà còn cần phải hiểu: khi nào sử dụng chúng và sử dụng như thế nào là tốt nhất? Bởi lẽ học Tiếng Việt là để giao tiếp và vận dụng khi tìm hiểu văn bản, tạo lập văn bản nên người giáo viên cần đặc biệt chú trọng vấn đề này.
	Thứ ba: Nếu có điều kiện GV nên chú ý đến hệ thống kênh hình trong quá trình dạy Tiếng Việt- Sử dụng máy chiếu trong khi dạy vừa tiết kiệm thời gian ghi chép vừa tác động cụ thể đến thị giác của HS, giúp các em nhìn nhận vấn đề một cách hiệu quả nhất. Những hình ảnh sinh động, thú vị trên máy chiếu sẽ kích thích hoạt động học tập của các em. Các em sẽ cảm thấy tiết học không còn nhàm chán tẻ nhạt.
	Thứ 4: Cần phân bố thời gian hợp lý khi chia nhóm thảo luận, chú ý đến nhiều nhóm đối tượng học sinh ; Bởi khi thảo luận, nhiều lúc giáo viên chưa chú ý đến các nhóm học sinh trung bình, yếu. Điều đó làm hạn chế sự tiếp thu bài học của một nhóm đối tượng này. 
	Như vậy , những giải pháp nói trên phù hợp với lý luận dạy tiếng Việt hiện đại. Phù hợp với thực tiễn hoạt động giao tiếp trong đời sống xã hội ngày nay, 
 	Để làm tốt điều đó, tôi xin kiến nghị với các cấp lãnh đạo những vấn đề sau: 
	1. Đối với nhà trường:
	- Chỉ đạo sát sao việc thực hiện chuyên đề của giáo viên trong nhà trường một cách kịp thời và kiểm tra đánh giá cụ thể.
	- Tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
	- Tăng cường phòng học bộ môn có máy chiếu để giáo viên sử dụng thành thạo và hiệu quả.
	- Tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm kịp thời sau những giờ dạy.
	2. Đối với Phòng Giáo dục và đạo tạo:
	- Tiếp tục có kế hoạch xây dựng những chuyên đề có chất lượng.
	- Xây dựng những buổi ngoại khóa tại những cụm, trường để tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm.
	Trên đây là một số ý kiến của tôi về vấn đề dạy phân môn Tiếng Việt trong chương trình ngữ văn nói chung và dạy Tiếng Việt lớp 7 nói riêng. Do điều kiện thời gian và hạn chế về kiến thức nghiên cứu về một vấn đề phức tạp. Cho nên những ý kiến của bản thân cũng như quá trình thực hiện của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp, xây dựng tận tình của Ban Giám hiệu, các thành viên Hội đồng Khoa học các cấp của ngành giáo dục, để bài viết của tôi hoàn thiện hơn. 
*Lời cam kết của người viết sáng kiến kinh nghiệm:
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi viết,nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
	 Tôi xin chân thành cảm ơn!
D.TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1/ Phaân phoái chöông trình Ngöõ Vaên 7 
2/ Saùch Giaùo khoa Ngöõ Vaên 7 Taäp 1 vaø 2 
3/ Saùch Giaùo vieân Ngöõ Vaên 7 Taäp 1 vaø 2 
4/ Thieát keá baøi giaûng Ngöõ vaên 7 Taäp 1 vaø 2 Nhaø xuaát baûn Haø Noäi. 
5/ Taøi lieäu boài döôõng thöôøng xuyeân Giaùo vieân thay saùch lôùp 6. 7. 8. 9 THCS Moân Ngöõ vaên. 
6/ Moät soá vaán ñeà ñoåi môùi phöông phaùp daïy hoïc ôû tröôøng THSCS – Moân Ngöõ vaên 7 – Taùc giaû Vuõ Nho.
7/ Taøi lieäu Boài döôõng thöôøng xuyeân chu kyø 2004 – 2007 moân Ngöõ vaên – Nhaø xuaát baûn Giaùo duïc 2005.	
8/ Phöông phaùp daïy hoïc tieáng Vieät- Nhaø xuaát baûn ÑHSP Haø Noäi.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan