Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trường THCS

 Môn Ngữ Văn có một vị trí quan trọng đặc biệt trong chương trình của cấp học THCS. Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Ngữ Văn còn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học sinh: biết yêu thương, quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới những tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái ác, cái xấu, bước đầu các em có năng lực cảm thụ các tác phẩm có giá trị nhân văn cao cả.

 Tuy nhiên học Văn là cả một quá trình tích luỹ lâu dài, không thể học xổi, học dồn mà phải cập nhật từng ngày, từng vấn đề, từng tác phẩm.

 Đây cũng là đề tài đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều giáo viên đã thực hiện song đó cũng là các đề tài có tính chất chung cho việc dạy học môn Ngữ Văn. Qua kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học, qua việc tìm hiểu thực tế ở dạy – học môn Ngữ Văn ở trường sở tại, chúng tôi mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ THÁNG 10:
Một số giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trường THCS
 Người báo cáo: Lương Thị Cương
A.  Đặt vấn đề
 Môn Ngữ Văn có một vị trí quan trọng đặc biệt trong chương trình của cấp học THCS. Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Ngữ Văn còn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học sinh: biết yêu thương, quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới những tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái ác, cái xấu, bước đầu các em có năng lực cảm thụ các tác phẩm có giá trị nhân văn cao cả. 
        Tuy nhiên học Văn là cả một quá trình tích luỹ lâu dài, không thể học xổi, học dồn mà phải cập nhật từng ngày, từng vấn đề, từng tác phẩm.
        Đây cũng là đề tài đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều giáo viên đã thực hiện song đó cũng là các đề tài có tính chất chung cho việc dạy học môn Ngữ Văn. Qua kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học, qua việc tìm hiểu thực tế ở dạy – học môn Ngữ Văn ở trường sở tại, chúng tôi mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn.
B  Nội dung
I. Thực trạng
       Các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn đều đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, có lòng yêu nghề, nhiệt tình trong giảng dạy.
Xác định tầm quan trọng của môn Ngữ Văn nên đa số học sinh có ý thức học tập bộ môn.
       Học sinh ở xã đại đa số là con em nông dân nên chăm chỉ, có ý thức cố gắng trong học tập và rèn luyện bộ môn Ngữ Văn.
      Tuy nhiên theo đặc thù bộ môn, theo xu thế của xã hội, môn Ngữ văn đang bị mất dần vị thế của nó.  Học sinh ít mặn mà với bộ môn Văn và chỉ coi môn văn là môn học bắt buộc để thi vào lớp 10.
       Sách tham khảo cho bộ môn rất nhiều nên khó khăn cho việc lựa chọn tài liệu để nâng cao chất lượng dạy – học môn Ngữ Văn.
      Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn? Sau đây chúng tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm nho nhỏ, hi vọng sẽ giúp nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
II. Giải pháp
      Từ thực tiễn giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm dạy - học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn.
1. Giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân
      - Cuộc sống xã hội biến đổi từng ngày từng giờ nên dù giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn đều được đào tạo chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ nhưng cần tích cực, thường xuyên tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Từ năm học 2008 – 2009 là năm mà Bộ Giáo dục lấy là năm ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc dạy - học. Vì thế tất cả các trường trong cả nước đều được hỗ trợ lắp đặt mạng Internet. Việc lắp đặt mạng sẽ giúp các thầy cô giáo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Có thể tìm kiếm thông tin phục vụ giảng dạy, trao đổi với các thầy cô giáo trên mọi miền tổ quốc (VD: Bài giảng Bạch kim, Xa lô.Vn, E.Văn, Thi viên.Nét; Sachhay.com,...). Bên cạnh đó cũng có thể học hỏi bạn bè đồng nghiệp để tích luỹ nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
       - Nên nắm vững kiến thức chung cho chương trình cấp học để có cái nhì n bao quát về nội dung yêu cầu cho từng khối lớp.
       - Soạn - giảng theo đúng chương trình mà Bộ GD&ĐT đã quy định trong phân phối chương trình.
        - Khi giảng dạy cần chú ý đến từng loại đối tượng học sinh trong lớp học để có phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Giáo viên cũng cần phân loại được học sinh trong lớp. Dù là lớp chọn, lớp đại trà hay lớp yếu kém thì mức độ tiếp thụ, học tập của học sinh có sự khác nhau. Từ đó xác định học sinh yếu kiến thức, kĩ năng nào để tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục còn đối với  học sinh giỏi bồi dưỡng nâng cao kiến thức kĩ năng đã học để tạo hứng thú trong việc học tập bộ môn.
 2. Hướng dẫn học sinh cách học (trên lớp và ở nhà)
 * Khi tiếp nhận lớp cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép sao cho đúng, đủ, khoa học, dễ học. Học sinh rất tiết kiệm, thường để lề rất ít hoặc không để lề, vì vậy giáo viên phải kiểm tra nhắc nhở để học sinh phải để lề đủ lớn (2,5-3,0 cm) đề dễ theo dõi bài học. Nếu cần bổ sung thì ghi vào lề cho tiện. Phần số tiết, tên bài, các đề mục cũng cần phải ghi làm sao cho nổi bật dễ nhận thấy. Sau mỗi tiết học cần có thói quen kẻ hết bài để dễ học, dễ kiểm tra.
  * Giáo viên cũng cần  hướng dẫn học sinh xác định nội dung học tập
   - Với phân môn Văn (Phần văn bản)
       + Đọc lại toàn bộ văn bản trước khi học (Mặc dù ở phần học chính khoá đã đọc). Đối với văn bản là tác phẩm thơ phải học thuộc, là văn xuôi phải tóm tắt dược nội dung của văn bản, học thuộc dẫn chứng.
       + Với những tác phẩm có tác giả cần nắm chắc được về tiểu sử tác giả (Năm sinh năm mất- nếu có- tên khai sinh, bút danh, quê quán), sự nghiệp văn chương của tác giả đó, hiểu được hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
+ Nắm chắc được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (tìm hiểu phần nội dung cần đạt, phần ghi nhớ).
+ Biết phân tích, cảm thụ một số chi tiết (câu, đoạn) được cho là đặc sắc (Đối với học sinh khá giỏi)
   - Đối với phân môn Tiếng Việt 
       + Học thuộc các khái niệm, vận dụng làm tốt các bài tập từ dễ đến khó(Từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao)
       + Với các biện pháp tu từ biết phát hiện đúng, nêu được tác dụng của phép tu từ đó trong hoàn cảnh sử dụng.
       + Biết viết câu, viết đoạn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) với nhiều chủ đề và yêu cầu khác nhau (Diễn dịch, quy nạp)
   - Đối với phân môn Tập làm văn
       + Nắm được dặc trưng các thể loại: Miêu tả, Tự sự, Biểu cảm, Nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ.
       + Sau khi đọc đề bài, phải biết tìm hiểu đề, tìm ý; biết cách lập dàn ý; biết viết các đoạn để hoàn chỉnh bài viết.
 * Hướng dẫn học sinh cách làm bài :
       - Phần trắc nghiệm: Học sinh thường hay nhầm lẫn ở tác giả, phương thức biểu đạt,  vì thế giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên để học sinh tránh các lỗi đó. Cần cho học sinh nắm rõ các hình thức trắc nghiệm: trắc nghiệm nhiều lựa chon, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm ghép đôi, ...
       -  Phần tự luận: Khi làm phần tự luận cũng cần chú ý ở từng câu. Học sinh thường chủ quan khi đọc câu hỏi, thấy câu nào quen thường chú tâm vào làm mà không để ý đến thang điểm nên những câu ít điểm thì chú ý còn câu nhiều điểm thì làm rất sơ sài . dẫn tới bài làm bị điểm thấp, không đạt yêu cầu.
       + Đối với dạng tự luận ngắn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách trả lời, cách làm bài. Không nhất thiết viết thành một bài có bố cục ba phần đầy đủ nhưng trong đoạn văn cũng cần có phần nêu, phần nội dung và kết thúc.
VD: Nêu ý nghĩa tình huống truyện “Làng” của Kim Lân
       “Làng” là một thành công của Kim Lân. Truyện thể hiện tình yêu làng của nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy của ông Hai được đặt trong một tình huống thử thách, tình huống ông  đột ngột nghe tin dữ: làng quê ông - làng Chợ Dầu, theo giặc lập tề. Làng Chợ Dầu mà ông hằng tự hào, hãnh diện bấy lâu nay bỗng theo giặc. Tình huống ấy giúp nhà văn có thể đi sâu khai thác nội tâm nhân vật để thể hiện rõ tình yêu làng và tinh thần kháng chiến của những người nông dân phải rời làng đi tản cư như ông Hai.
       + Đối với dạng tự luận dài, giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết học sinh có thể vận dụng để lập dàn ý một cách thuần thục. Giáo viên cũng cần viết mẫu cho học sinh một số bài văn để học sinh có thể dựa vào đó mà vận dụng.
        Ở từng lớp (7, 8, 9) nên rèn cho học sinh cách viết bài cho các kiểu văn bản nhất là văn bản nghị luận. Trước hết là phần mở bài để ít nhất khi đọc một đề văn học sinh biết tự làm phần mở bài (dù là học sinh yếu). Muốn thế giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều cách mở bài., hướng dẫn cho học sinh một cách mở bài và viết gợi ý cho học sinh một cách mở bài. Để lên các lớp trên học sinh biết viết phần thân bài (từ khâu viết đoạn).
* Sau mỗi tiết dạy, ra bài tập và hướng dẫn học sinh cách làm, những nội dung cụ thể cần học thuộc, cần ghi nhớ để học sinh chuẩn bị cho tiết sau.
3.  Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá
 Với việc kiểm tra thường xuyên, giáo viên cần đa dạng hoá để học sinh phải tự giác học tập.
     - Kiểm tra vở ghi: Kiểm tra chữ viết, kiểm tra nội dung ghi chép có đầy đủ không (nhắc nhở về cách ghi chép)
     - Kiểm tra sách,  tài liệu - sách tham khảo, vở nháp của học sinh. Học sinh nào chưa có, chưa đúng yêu cầu nhắc nhở để kiểm tra lại. Nên giới thiệu một số sách tham khảo cho học sinh sưu tầm để học tập.
     - Kiểm tra đầu giờ,
       + Kiểm tra miệng: Nội dung đã nhắc từ tiết trước
       + Vừa kiểm tra miệng, vừa kiểm tra viết: Kiểm tra miệng có thể là tác giả, bài văn; kiểm tra viết có thể cho học sinh viết nội dung nghệ thuật của tác phẩm truyện, bài thơ,
       + Làm bài tập Tiếng Việt: Nếu bài tập trong sách giáo khoa nên kiểm tra sách của học sinh để tránh việc học sinh ghi lời giải vào bài tập trong sách. Có thể ra bài tập tương tự SGK, bài tập nâng cao (HS khá, giỏi)
 * Đối với học sinh chưa thuộc kĩ hoặc không thuộc. Lần đầu cho kiểm tra vào cuối tiết. lần 2 cho học lại và kiểm tra vào tiết học chuyên đề, lần tiếp theo có thể bố trí riêng một buổi để kiểm tra nếu không sửa chữa sẽ mời gia đình đến để thông báo, nắhc nhở, trao đổi thêm. Đối với những học sinh cá biệt như lười học, yếu kĩ năng, ... giáo viên nên lập một danh sách riêng để chú ý kiểm tra nhiều hơn.
4. Kết hợp giữa học chính khoá và học chuyên đề (Học thêm, phụ đạo)
 Bộ GD&ĐT đã cho phép các trường tổ chức học thêm để nâng câo chất lương dạy học các môn nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Vì thế khi tổ chức các lớp học chuyên đề giáo viên phải biết lựa chon những kiến thức cơ bản nhất để dạy có hiệu quả và  gây sự hứng thú học tập bộ môn.
       Khi dạy học cần quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm tra, đánh giá vì dạy chuyên đề có nhhiều thời gian so với dạy chính khoá.
       Ở mỗi khối lớp, cần chia theo các nội dung lớp để giảng dạy cho có hệ thống
VD: Ở lớp 9, có thể chia thành các nội dung như: Truyện Trung đại, Thơ hiện đại, truyện hiện đại, Văn bản nhật dụng, Văn bản thuyết minh, Các phương châm hội thoại,...
       Kết thúc mỗi nội dung nên có các bài kiểm tra để đánh giá việc học tập của học sinh để đề ra cách giảng dạy cho phù hợp. Những học sinh chưa đạt yêu cầu (bước đầu có thể kiểu tra học sinh từ điểm 4 đến 4.75) cần cho học sinh ôn lại để kiểm tra theo sự bố trí của giáo viên.
5.  Phối hợp chặt chẽ với, nhà trường, với GVCN
 Thông báo cho Ban giám hiệu,  giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập chung của học sinh, nhất là những học sinh chưa chịu khó, chưa tích cực đề xuất các hình thức khen thưởng, kỉ luật kịp thời.
6. Kết hợp gia đình học sinh
 Phối hợp với gia đình để nâng cao chất lượng dạy - học: Giáo viên dạy Văn thường là các giáo viên chủ nhiệm nên có thể trao đổi với phụ huynh  qua buổi họp phụ huynh, nếu không có thể đến gặp gỡ với gia đình, trao đổi qua điện thoại, thư,  để gia đình đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra học sinh giúp học sinh chăm chỉ tích cực hơn nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
     Có thể đề nghị nhà trường tổ chức họp phụ huynh từng lớp hoặc theo đối tượng học sinh (Trung bình, Yếu)  để thông báo với gia đinh, bàn với gia đình những biện pháp nâng cao chất lượng học tập.
C. Kết luận
 Trên đây là một số kinh nghiệm có thể áp dụng để nhằm nâng cao chất lương dạy học bộ môn. Tuy nhiên đó cũng chỉ là những ý kiến cá nhân. Trong thực tế còn có rất nhiều các kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. Rất mong sự đóng góp của các thầy cô.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_b.docx
Sáng Kiến Liên Quan