Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp kích thích tính tích cực trong hoạt động học tập đối với học sinh hỏng kiến thức bộ môn Tiếng Anh
Ngành Giáo Dục của nước ta được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư và phát triển để tạo nên một nền tảng thật vững chắc cho thế hệ trẻ, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động dạy và học không ngừng được đổi mới, trong đó có bộ môn Tiếng Anh. Sự đổi mới bộ môn Tiếng Anh thể hiện rất rõ nét ở phương pháp dạy học, sách giáo khoa và trang thiết bị. Mục đích xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với tình hình thực tiển và khả năng tiếp thu của học sinh. Tất cả những việc làm trên nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, góp phần phát triển ngành Giáo Dục.
Mặt khác, các thầy cô giáo bộ môn Tiếng Anh đã nhiệt tình trong giảng dạy, ra sức học hỏi, trau dồi, cập nhật những kiến thức mới, phương pháp giảng dạy có hiệu quả để đáp ứng được mục tiêu do Đảng và Nhà nước đề ra.
Thực tế có không ít học sinh bị hỏng kiến thức trầm trọng, ngay cả những kiến thức đơn giản và cơ bản nhất của bộ môn Tiếng Anh. Thậm chí có nhiều học sinh, khi bước vào cấp Trung học phổ thông mà phải học lại những kiến thức cơ bản, từ từ vựng đến ngữ pháp, cách viết câu, phát âm.v.v. Kết quả cụ thể được thống kê từ bài khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 10A7 năm học 2010-2011 trường THPT Trường Chinh – Ninh Sơn – Ninh Thuận như sau:
- Số lượng học sinh của lớp: 41
- Điểm 5 trở lên: 1/41 chiếm tỉ lệ 2,4%.
Một khi học sinh đã mất hết kiến thức cơ bản thì bộ môn trở thành gánh nặng đối với họ. Từng tiết học là trận tra tấn khủng khiếp. Đứng trước thực trạng đó, giáo viên cần phải làm gì để kích thích học sinh tích cực trong hoạt động học tập trong khi hỏng kiến thức một cách trầm trọng.
Để học sinh có hào hứng tham gia đóng góp cho tiết học, có sôi nổi hăng hái xây dựng bài hay không, học sinh có lĩnh hội những vấn đề mà giáo viên truyền đạt hay không, đôi khi bí quyết lại nằm ở những vấn đề tưởng chừng rất đơn giản.
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH ---{--- Năm học: 2011 - 2012 Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐỐI VỚI HỌC SINH HỎNG KIẾN THỨC BỘ MÔN TIẾNG ANH Họ và tên tác giả : Lê Thị Xuân Bông Chức vụ : Tổ trưởng Lĩnh vực công tác : Giảng dạy Lĩnh vực sáng kiến : Chuyên môn nghiệp vụ Ninh Sơn, ngày 12 tháng 4 năm 2012 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành Giáo Dục của nước ta được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư và phát triển để tạo nên một nền tảng thật vững chắc cho thế hệ trẻ, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động dạy và học không ngừng được đổi mới, trong đó có bộ môn Tiếng Anh. Sự đổi mới bộ môn Tiếng Anh thể hiện rất rõ nét ở phương pháp dạy học, sách giáo khoa và trang thiết bị. Mục đích xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với tình hình thực tiển và khả năng tiếp thu của học sinh. Tất cả những việc làm trên nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, góp phần phát triển ngành Giáo Dục. Mặt khác, các thầy cô giáo bộ môn Tiếng Anh đã nhiệt tình trong giảng dạy, ra sức học hỏi, trau dồi, cập nhật những kiến thức mới, phương pháp giảng dạy có hiệu quả để đáp ứng được mục tiêu do Đảng và Nhà nước đề ra. Thực tế có không ít học sinh bị hỏng kiến thức trầm trọng, ngay cả những kiến thức đơn giản và cơ bản nhất của bộ môn Tiếng Anh. Thậm chí có nhiều học sinh, khi bước vào cấp Trung học phổ thông mà phải học lại những kiến thức cơ bản, từ từ vựng đến ngữ pháp, cách viết câu, phát âm..v.v.. Kết quả cụ thể được thống kê từ bài khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 10A7 năm học 2010-2011 trường THPT Trường Chinh – Ninh Sơn – Ninh Thuận như sau: - Số lượng học sinh của lớp: 41 - Điểm 5 trở lên: 1/41 chiếm tỉ lệ 2,4%. Một khi học sinh đã mất hết kiến thức cơ bản thì bộ môn trở thành gánh nặng đối với họ. Từng tiết học là trận tra tấn khủng khiếp. Đứng trước thực trạng đó, giáo viên cần phải làm gì để kích thích học sinh tích cực trong hoạt động học tập trong khi hỏng kiến thức một cách trầm trọng. Để học sinh có hào hứng tham gia đóng góp cho tiết học, có sôi nổi hăng hái xây dựng bài hay không, học sinh có lĩnh hội những vấn đề mà giáo viên truyền đạt hay không, đôi khi bí quyết lại nằm ở những vấn đề tưởng chừng rất đơn giản. II. CÁC GIẢI PHÁP Việc soạn giảng kỹ, chuẩn bị chu đáo, đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị chưa hẳn tiết học đó có hiệu quả. Để tiết học có hiệu quả, ngoài những vấn đề nêu trên thì đòi hỏi học sinh phải tích cực tham gia xây dựng tiết học. Để tất cả học sinh tích cực tham gia xây dựng tiết học là một vấn đề khiến không ít giáo viên đau đầu. Vậy, giải pháp để giải quyết là gì? Nói đến hoạt động dạy và học là nói đến sự tương tác giữa giáo viên và học sinh – người dạy và người học. Giáo viên cung cấp kiến thức → Học sinh lĩnh hội Giáo viên giao nhiệm vụ → Học sinh thực hiện nhiệm vụ Giáo viên nhận xét và sửa lỗi ← Học sinh trình bày kết quả Thực tế cho ta thấy rằng: Sự tương tác mang tính nhạy cảm nhất là ở giai đoạn nhận xét, sửa lỗi cho học sinh. Cách sửa lỗi của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, bởi sau khi sửa lỗi liệu các em có tự tin vào cách sử dụng ngôn ngữ của mình hay lo lắng, sợ hãi, rụt rè, xấu hổ. Chính vì thế, vấn đề đặt ra giáo viên phải làm thế nào để việc sửa lỗi trở nên hiệu quả, khuyến khích học sinh hăng hái hơn trong giờ học ngoại ngữ. 1. Giải pháp kích thích học sinh tích cực học tập qua quá trình sửa lỗi. Giáo viên cần thực hiện những qui tắc sau: a. Phân loại lỗi sai: Giúp học sinh ghi nhận lỗi sai một cách có hệ thống. Lỗi ngữ pháp: lỗi chia thì động từ, lỗi dùng giới từ, đại từ, liên từ, Lỗi từ vựng: lỗi sử dụng từ trong ngữ danh từ, từ trong ngữ cảnh Lỗi phát âm: lỗi ngữ âm cơ bản, trọng âm, ngữ điệu Lỗi văn viết: ngữ pháp, chính tả, lựa chọn từ vựng, sử dụng từ theo ngữ cảnh b. Nên đưa ra những nhận xét mang tính chất mô tả chứ không chung chung. Nhận xét càng cụ thể càng tốt. Giáo viên có thể sửa lỗi này cho học sinh A, lỗi khác cho học sinh B và lỗi khác nữa cho học sinh C. Điều này sẽ giúp học sinh nhận ra những lỗi sai, điểm yếu của bạn bè và của cả chính mình nữa, có sự chia sẻ lỗi sai với nhau. Từ đó, chính học sinh sẽ tự nhận thấy là chúng phải học các từ mới nhiều hơn, tập đọc, tập nói, tập viết ở nhà nhiều hơn, tham gia tích cực hơn để xây dựng bài học. Vi dụ: Trong tiết dạy Reading - Unit 1 - Tiếng Anh lớp 10 - Chương trình chuẩn, giáo viên gọi ba học sinh lần lượt đọc bài khóa nhưng khi sửa lỗi phải phân định như sau: Học sinh A được sửa lỗi ngữ âm, học sinh B được sửa lỗi trọng âm và học sinh C được sửa lỗi ngữ điệu. Không nên sửa nhiều loại lỗi cho một học sinh. c. Đừng bao giờ áp đặt học sinh của mình. Việc đưa ra các lỗi dồn dập không những không có lợi mà còn phản tác dụng. Khi chúng lo lắng, sợ hãi, xấu hổ thì không bao giờ còn có thể tiếp thu những gì bạn muốn truyền đạt nữa. Và thậm chí giờ học tiếng Anh có thể trở thành cơn ác mộng đối với chúng. Các nhận xét của giáo viên mỗi lần chỉ nên tập trung một hoặc hai vấn đề quan trọng mà thôi. Không nên quá áp đặt mà luôn luôn nhớ mình là người hướng dẫn cho học sinh. Mục đích quan trọng nhất của giáo viên là không phải bắt học sinh học hết từ vựng, biết tất cả cách sử dụng ngữ pháp mà là nâng cao khả năng học tiếng Anh của chúng. Vi dụ: Trong tiết dạy Language focus - Unit 13 - Tiếng Anh lớp 10 - Chương trình chuẩn, trọng tâm của tiết học là cách sử dụng các loại phân từ thì chỉ chú ý vào lỗi sử dụng các phân từ. Những lỗi khác như mạo từ, ví dụ như: “I have just heard a surprising news”, đúng ra là “I have just heard the surprising news” thì không cần phải sửa trong tiết học đó. d. Không nên sử dụng ngôn ngữ mang tính đánh giá. Sử dụng ngôn ngữ mang tính đánh giá dễ làm mất tính khuyến khích khi học sinh mắc lỗi. Ví dụ: - Học sinh viết: “ I am go to school”. - Giáo viên: “It’s wrong!” (“Sai rồi!”) * Tình huống trên dễ làm học sinh chán nản. e. Nên gợi ý lỗi sai, đưa ra loại lỗi sai để học sinh tự sửa. Gợi ý lỗi sai, đưa ra loại lỗi sai để học sinh tự sửa nhằm tránh sử dụng ngôn ngữ mang tính đánh giá khi học sinh mắc lỗi và chủ yếu chỉ ra lỗi cho học sinh. - Trong kĩ năng nói: + Yêu cầu học sinh lặp lại câu sai để cảnh báo học sinh tự sửa lỗi. + Lặp lại lỗi sai để gợi ý học sinh tự sửa lỗi. + Sau khi sửa xong, giáo viên có câu khen ngợi. Ví dụ: Student : What do you doing now? Teacher: Mmtry again? Teacher: do you doing? Student : Ah! What are you doing now? Teacher: Good! - Trong kĩ năng viết: + Gạch chân lỗi sai + Phân loại lỗi sai + Học sinh tự sửa lỗi + Giáo viên chỉnh sửa sau cùng Ví dụ: My name is Nguyen Lan Phuong. I teaches the English at Chu Van An High school. (Verb tense, article) It is one of the biggest schools in Ha Noi. Teach is hard work, but I enjoy it (Verb form) because I love working with children. 2. Giải pháp kích thích học sinh tích cực trong giờ học bằng cách phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh trong giờ học. Có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh là niềm ao ước lớn lao của mọi người, học sinh không ngoại lệ. Vì thế, Nói Tiếng Anh tốt là động lực rất lớn thúc đẩy học sinh ham học môn Tiếng Anh. Mặt khác, đất nước ta đang trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới, đòi hỏi cần phải có trình độ ngoại ngữ để đối thoại, giao lưu tìm hiểu về phong tục tập quán, văn hóa của các nước trên thế giới. Xuất phát từ hai nguyên nhân trên, phát triển kĩ năng nói trong giờ học Tiếng Anh sẽ lôi cuốn phần lớn học sinh ham học môn Tiếng Anh. Đã nói đến việc rèn luyện và phát triển kĩ năng thì phải có tính liên tục. Vì vậy việc phát triển kĩ năng nói phải đưa vào từng tiết học. a. Thời điểm rèn luyện kĩ năng nói trong mỗi tiết học Thông thường một giờ lên lớp được xây dựng trên cơ sở một quy trình ba bước gồm: Giới thiệu, luyện tập và vận dụng. - Bước giới thiệu (Pre): Trong bước này, giáo viên giới thiệu tình huống của bài nghe, bài đọc hay bài viết, giới thiệu từ, cấu trúc mới và xác định nhiệm vụ, thời gian học sinh cần thực hiện. - Bước luyện tập (While): Học sinh cần thực hiện các bài tập khai thác bài nghe, nói, đọc và viết bắt đầu bằng các bài tập có hướng dẫn đến các bài tập mở, tự do hơn. - Bước vận dụng (Post): Học sinh được khuyến khích vận dụng các kiến thức ngôn ngữ vừa học trong những tình huống giao tiếp hoặc kết hợp nhiều kiến thức ngôn ngữ đã học với nhau. Cũng trong bước luyện tập này, học sinh chuyển sự chú ý từ hình thức ngôn ngữ sang nội dung giao tiếp. Đây chính là thời diềm phát triển kĩ năng nói. b. Nội dung kiến thức cần để làm phương tiện rèn luyện kĩ năng nói: Giáo viên phải tự xây dựng, dựa theo nội dung trọng tâm của tiết học. Ví dụ: Trong tiết học Reading – Unit 1 – Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình chuẩn, nội dung cần rèn luyện: “Talk about your daily activities” Ví dụ: Trong tiết học Listening – Unit 1 – Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình chuẩn, nội dung cần rèn luyện: “Talk about your morning activities”. c. Cách thức phát triển kĩ năng nói. Với phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trọng tâm”, hoạt động cặp, nhóm là phương thức chính yếu. Muốn cho các cặp, nhóm luyện nói có hiệu quả, lớp học cần thực hiện tốt ba bước cơ bản sau: - Trước luyện tập: Để việc luyện tập đạt hiệu quả, giáo viên cần thực hiện bước “trước luyện tập” bằng cách thực hiện một quy trình gồm ba yếu tố: Chuẩn bị tâm thế cho học sinh - xác định mục đích và chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện - ấn định thời gian. Ví dụ: Trong phần thứ ba của tiết học Listening – Unit 1 – Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình chuẩn, tiến hành luyện kĩ năng nói. + Mục đích của luyện nói: Giúp học sinh luyện nói về hoạt động hằng ngày của mình. + Nhiệm vụ cần thực hiện: Học sinh làm việc cá nhân, cặp, nhóm, sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả. + Thời gian hoàn thành kết quả của nhóm: 10 phút. - Trong khi luyện tập: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước và sau đó các cá nhân trao đổi nhiệm vụ trong các cặp để rút ra những vấn đề chung, các cặp được ghép thành các nhóm để trao đổi kết quả nhiệm vụ và rút ra những vấn đề chung của nhóm, cuối cùng đại diện nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp. Trong khi học sinh luyện tập, giáo viên có thể đứng ở một vị trí nào đó trong lớp (trước lớp, cuối lớp hoặc giữa lớp) hoặc đi xung quanh lớp quan sát và lắng nghe hoạt động của các cặp nhóm diễn ra, giáo viên có cơ hội tập trung giúp đỡ các đối tượng học sinh yếu kém. - Sau khi luyện tập: Khi thời gian dành cho hoạt động cặp và nhóm kết thúc, giáo viên cần tổ chức để các cặp, nhóm thông báo lại kết quả hoạt động của cặp, nhóm mình, cả lớp lắng nghe, bổ sung thông tin, sửa chữa lỗi, cho nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. Cuối cùng, giáo viên tóm tắt các hiện tượng ngôn ngữ, cho nhận xét, đánh giá chung công việc vừa tiến hành có đảm bảo mục tiêu, các bước thực hiện và thời gian đã định trước không. Cách tổ chức cặp, nhóm vẫn theo cách thức chung mà giáo viên đã từng thực hiện, nhưng điểm mới đó là kết quả của hoạt động nhóm không lấy từ những nhóm khá, giỏi hay những nhóm có kết quả hoàn thành sớm trước thời gian qui định mà lấy kết quả của những nhóm yếu hơn, hoạt động không tích cực, thiếu tính hợp tác. Hiển nhiên kết quả không cao. “Tạo ra điểm mới có tác dụng gì?” Sự cạnh tranh luôn khiến con người phải nỗ lực hết mình và do đó, trong các cuộc tổ chức thi đua học tập giữa các nhóm trong mỗi tiết học, tất cả học sinh luôn bộc lộ tối đa khả năng của mình. Dĩ nhiên các cuộc tổ chức thi đua học tập giữa các nhóm công bằng thường tạo ra niềm vui cho tất cả học sinh. Tuy nhiên các cuộc thi đó chỉ đem lại niềm vui cho học sinh chiến thắng và không công bằng với các em khác vì chiến thắng thường rơi vào những em khá giỏi hơn, nổi trội hơn trong lớp chứ cơ hội ít khi dành cho học sinh yếu kém. Học sinh chỉ cạnh tranh khi họ muốn chiến thắng. Không ai tham gia thi đấu mà lại muốn thua cuộc. Bởi vậy, nếu một học sinh thấy mình khó có khả năng nằm trong số những người chiến thắng các cuộc thi trên lớp thì sẽ dần dần mất đi động lực học tập và tinh thần phấn đấu. “ Làm gì với kết quả hoạt động nhóm không cao của học sinh yếu?”. Giáo viên cần làm những bước sau đây: + Áp dụng giải pháp 1 để chỉnh sửa lỗi. + Tiếp tục kiểm tra hoạt động lần sau với tinh thần đôn đốc, động viên, khích lệ. Tận tụy của Giáo viên chính là đây. + Dùng hệ thống ghi điểm để đánh giá. Hệ thống được thiết lập như sau: Trong mỗi học kỳ có 53 tiết học, nhưng số tiết rèn luyện kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ là 46 (2 kiểm tra định kỳ, 4 ôn tập, 1 kiểm tra học kỳ ). Tương ứng với 46 tiết học, mỗi học sinh có 46 điểm 9. Nếu trong từng tiết học mà học sinh không nỗ lực để có kết quả tốt thì điểm 9 trong tiết đó sẽ bị mất. Nhóm hoạt động tích cực hơn thì dĩ nhiên kết quả xứng đáng với điểm 9. Phương thức này mang tính tích cực hơn thay vì làm ngược lại, nếu nhóm nào hoạt động tích cực, kết quả cao hơn sẽ đạt điểm 9 và các nhóm có kết quả không đạt sẽ không có điểm. Làm như thế, các nhóm yếu, kém hơn sẽ không có cơ hội lấy điểm. Từ đó, ngày càng xa dần tiết học. Cuối học kỳ, cộng tổng các cột điểm rồi chia cho 46. Điểm bình quân sẽ là cột điểm kiểm tra miệng trong học kỳ đó. (Mẫu: Bảng 1) BẢNG 1 STT Họ và tên Bảng ghi điểm Tổng điểm 46 1 2 3 4 5 42 43 44 45 46 1 Nguyễn A 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 2 Nguyễn B 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 3 Nguyễn C 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 4 Nguyễn D 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 5 Nguyễn E 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 41 Nếu học sinh có 1, 2; 3 hoặc nhiều hơn nữa cột mất điểm được minh họa ở Bảng 2, thì điểm bình quân sẽ không thay đổi nhiều vì hệ số 46 là quá lớn. BẢNG 2 STT Họ và tên Bảng ghi điểm Tổng điểm 46 1 2 3 4 5 .. 42 43 45 45 46 1 Nguyễn A 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 2 Nguyễn B 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 3 Nguyễn C 9 0 0 9 9 9 9 9 0 0 8,2 4 Nguyễn D 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 5 Nguyễn E 9 0 0 9 0 9 0 0 0 0 7,1 41 ... Một số ví dụ minh họa cách tính điểm cho hoạt động nhóm theo hệ thống nói trên: - Điểm của học sinh Nguyễn A: (9 x 46) : 46 = 9 - Điểm của học sinh Nguyễn C: (9 x 42) : 46 = 8,2 (vì có 4 cột mất điểm) - Điểm của học sinh Nguyễn E: (9 x 39) : 46 = 7,6 (vì có 7 cột mất điểm) Chắc chắn sẽ có câu hỏi rằng “ Điểm bình quân của học sinh E không thấp hơn nhiều so với điểm của học sinh C và điểm bình quân của học sinh C không thấp hơn nhiều so với điểm của học sinh A. Hơn nữa, hệ số điểm miệng là 1 thì không ảnh hưởng lớn đến điểm trung bình học kỳ, liệu học sinh có còn tích cực tham gia vào hoạt động học tập nữa hay không?” Chính mức điểm hạ thấp không đáng kể đã thể hiện cách đánh giá điểm mang tính tích cực, không áp đặt. Bên cạnh đó, vấn đề học sinh có nhiều lần mất điểm bắt buộc mỗi học sinh phải suy nghĩ, nhìn lại việc học của mình. Đây mới là thời điểm kích thích học sinh nỗ lực hơn. Nhưng ngay thời điểm đó, giáo viên phải động viên, hướng dẫn kỹ hơn nữa. Từ đó chắc chắn sẽ có sự chủ động tích cực của học sinh trong mỗi tiết học để đưa kết quả cao hơn. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Thời gian áp dụng đề tài: Hai năm. Từ tháng 8 năm 2010 đến nay (tháng 4 năm 2012). 2. Đối tượng áp dụng đề tài: - Lớp 10 A7 – Năm học: 2010-2011 - Trường THPT Trường Chinh – Ninh Sơn – Ninh Thuận. - Lớp 11 A7 – Năm học: 2011-2012 - Trường THPT Trường Chinh – Ninh Sơn – Ninh Thuận. 3. Thời gian đánh giá: Do thời gian áp dụng đề tài bắt đầu năm học 2010-2011 cho đến nay (tháng 4/2012) nên thời gian đánh giá kết quả thực hiện đề tài chia làm ba thời điểm sau đây: - Đầu năm học 2010-1011 - Cuối năm 2010-2011 - Tháng 4 năm 2012 4. Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết - Kiểm tra chất lượng đầu năm, - Kiểm tra học kỳ - Kiểm tra định kỳ dưới hình thức đề chung. 5. Nhận xét: Chất lượng tăng đều, tăng khá mạnh. 6. Số liệu thống kê: Thời điểm đánh giá Loại bài kiểm tra Kết quả đạt từ điểm 5 trở lên. Số lượng % Đầu năm 2010 -2011 Bài kiểm tra chất lượng đầu năm 1/41 2,4 Cuối năm 2010 – 2011 Bài kiểm tra học kỳ 2 27/41 65,8 Tháng 4 năm 2012 Bài kiểm tra định kỳ số 4 ( hình thức đề chung) 35/41 85,4 IV. KẾT LUẬN Mỗi tiết học Tiếng Anh đều có tương tác giữa giáo viên và học sinh. Ngoài ra còn có sự tương tác giữa các học sinh với nhau. Để cho tiết học thành công, học sinh có hào hứng, tích cực tham gia đóng góp, có sôi nổi hăng hái xây dựng bài thì những sự tương tác nói trên đều phải mang tính tích cực, hợp tác và xây dựng, kích thích tính chủ động, tự học của học sinh. Ngoài ra giáo viên phải tìm hiểu những điều mà học sinh cần cho cuộc sống thực tiển để dễ kích thích tính ham học của học sinh trong quá trình giảng dạy. Từng tiết học thành công sẽ dần dần khắc phục tình trạng hỏng kiến thức bộ môn Tiếng Anh cho học sinh, nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung. Bên cạnh đó, dạy học hiệu quả có nghĩa là ta đã thực hiện một trong những nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Giáo viên có thể áp dụng cả hai giải pháp cho tất cả các giờ học Tiếng Anh, vì tiết học nào học sinh cũng cần được sửa lỗi và cần rèn luyện kĩ năng nói. Đề tài trên bản thân đã từng áp dụng thành công cho các lớp có số lượng học sinh hỏng kiến thức lớn. Xin được chia sẻ cùng quý đồng nghiệp và hy vọng giúp quý đồng nghiệp một phần không nhỏ để đạt được mục tiêu như mình mong muốn. Ninh Sơn, ngày 12 tháng 4 năm 2012 Người viết Lê Thị Xuân Bông
File đính kèm:
- SANG_KIEN_Le_Thi_Xuan_Bong.doc