Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp huy động trẻ ăn bán trú, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non Nga Văn

Mục tiêu chung của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố ban đầu của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm lý và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Để thực hiện được mục tiêu đó, nhiệm vụ đặt ra cho trường học mầm non với 2 nội dung chính đó là: Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo năm lĩnh vực. Các nhiệm vụ này được thực hiện đồng bộ tại trường mầm non trên chủ thể đó là các cháu mầm non.

Như vậy việc huy động trẻ ra lớp, huy động trẻ ăn bán trú tại trường mầm non là một nhiệm vụ qua trọng mà các trường mầm non phải thường xuyên thực hiện.

Hiện nay trường mầm non Nga Văn đã thực hiện việc huy động trẻ nhà trẻ ra lớp với tỉ lệ cao, đạt 100% trẻ mẫu giáo và 40% trẻ nhà trẻ. Vì vậy việc thực hiện nội dung giáo dục trẻ đã tương đối đạt hiệu quả. Nhưng một thực tế hạn chế của trường hiện nay là tỉ lệ huy động trẻ ăn bán trú tại trường đang đạt tỉ lệ thấp, mới chỉ đạt 78%. Vì vậy mà điều kiện để thực hiện đồng bộ hiệu quả các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ còn bất cập.

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 12137 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp huy động trẻ ăn bán trú, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non Nga Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 theo mùa, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏeĐể phụ huynh có thêm thong tin, biết cách chăm sóc trẻ phù hợp, khoa học .
 Ví dụ: Đối với trẻ nhỏ, khi sử dụng các loại thịt động vật, không nên cho trẻ ăn thịt miếng, thịt rang khô vì giảm chất dinh dưỡng khó hấp thụ.
Tăng cường các loại tôm, cua, tép, giã nhỏ nấu canh để có nhiều chất đạm và can xi, Tăng cường cho trẻ ăn các loại rau củ quả, kết hợp cân đối bốn nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ theo quy định.
 - Để mở rộng phạm vi tuyên truyền chúng tôi kết hợp đài truyền thanh của xã tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh. Ngoài ra chúng tôi phân công ban giám hiệu cùng với giáo viên ở từng địa bàn luôn tranh thủ hoà nhập vào các cuộc họp xóm, họp phụ nữ để tuyên truyền trong các tổ chức để mọi phụ huynh thấm nhuần và gửi con vào bán trú (Vấn đề này đã được chúng tôi đề cập ở biện pháp 2)
 - Công tác tuyên truyền được thực hiện xuyên suốt từ lúc xây dựng kế hoạch cho đến lúc triển khai.
 - Khi đa số các bậc phụ huynh đã đồng tình gửi con, nhưng còn một số ít gia đình ở xóm 6, xóm 7 Chúng tôi lại tiếp tục phân công 1 ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm cùng với xóm đến tận hộ gia đình để nắm tình hình cụ thể và tìm cách động viên họ gửi con vào bán trú.
5. Giải pháp đầu tư mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
 - Cơ sở vật chất là điều kiện thiết yếu để tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm Non, Bởi vậy ngay từ cuối năm học 2012 -2013 tôi đã kiểm kê toàn bộ cơ sở vật chất nhà trường, nắm được tình hình cụ thể về đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trên yêu cầu, tiêu chuẩn của ngành. Từ đó tôi xây dựng kế hoạch tu sửa, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bán trú. Tham mưu với UBND xã phê duyệt kế hoạch cho tu sữa và mua sắm mới.
* Biện pháp
 - Tham mưu với UBND xây dựng tu sửa những hạng mục lớn.
 - Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, các bậc phụ huynh.
 - Nhà trường thực hiện chỉ tiêu đúng mục đích, tiết kiệm, bảo quản tốt cơ sở vật chất.
* Kết quả
 - Mua sắm bổ sung đồ dùng bán trú gồm: chiếu, chăn = 5.000.000đ
 - Mua sắm bổ sung đồ dùng nhà bếp gồm: 2 Nồi cơm điện,bếp ga công nghiệp, bát I nốc, đĩa, thìa = 8.000.000đ
 - Mua sắm bổ sung đồ dùng vệ sinh: 5 thau, xô đựng nước, 372 khăn cho trẻ. Thùng đựng rác thải : 2.730.000đ
 - Tu sửa cơ sở vật chất:
 Tu sửa hệ thống đường điện , xây bể lọc nước = 27.000.000đ, từ ngân sách xã
6. Giải pháp tổ chức tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
6.1. Làm tốt công tác xây dựng khẩu phần và chế độ ăn hợp lý
Trong những năm đầu của cuộc sống con người, đặc biệt là năm đầu tiên tốc độ của trẻ rất nhanh, các năm về sau tốc độ giảm dần, nhu cầu về dinh dưỡng ở mỗi độ tuổi khác nhau,vì vậy cần căn cứ vào từng độ tuổi để xây dựng khẩu phần cho cân đối,cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ.
Ví dụ: + Trẻ 25 – 36 tháng tuổi có nhu cầu năng lượng cả ngày đêm 100% là: 1.180Calo/1 trẻ. Khẩu phần ăn của trẻ 1ngày cần có:
Thức ăn giàu Gluxit
- Gạo: 150 gam
- Đường :7gam.
Thức ăn giàu Prootit
Thịt , cá: 70 gam
Nước mắm: 10gam
Thức ăn giàu VTM – MK
Rau: 70 gam
- Quả chín: 100gam
Thức ăn giàu Lipit
 - Dầu, mỡ:15 gam
Tại trường mầm non đảm bảo từ 70% năng lượng trở lên: 708 – 826calo/trẻ.
 + Trẻ 4 – 6 tuổi có nhu cầu năng lượng cả ngày đêm 100% là: 1.470calo/1 trẻ. Khẩu phần của trẻ một ngày cần có:
Thức ăn giàu Gluxit
- Gạo: 150 - 200 gam
 - Đường :7gam.
Thức ăn giàu Prootit
- Thịt , cá: 100 gam
 - Nước mắm: 15gam
Thức ăn giàu VTM – MK
Rau: 100 gam
 - Quả chín: 100gam
Thức ăn giàu Lipit
 - Dầu, mỡ:17 - 20 gam
Tại trường mầm non đảm bảo từ 60 - 70% năng lượng trở lên: 735 - 882 calo/trẻ.
Khi xây dựng khẩu phần luôn đảm bảo tỷ lệ các thành phần sinh năng lượng: 
+ 12 – 15% năng lượng do chất đạm cung cấp.
+ 20 - 30% năng lượng do chất béo cung cấp
+ 55 - 68% năng lượng do chất bột đường cung cấp.
Mỗi ngày trẻ ăn ở trường 1 bữa chính, 1 bữa phụ, đạt 70% trở lên nhu cầu năng lượng trong 1 ngày, trong đó bữa chính đảm bảo 35 - 40%, bữa phụ đảm bảo 10 - 15% năng lượng cả ngày.
Tôi luôn tìm tòi nghiên cứu học hỏi để làm sao bảo đảm chế độ ăn cho trẻ đạt yêu cầu về năng lượng và cân đối các chất theo quy định chuẩn của từng độ tuổi. Chỉ đạo xây dựng thực đơn theo mùa, theo tháng, theo tuần.
6.2. Chỉ đạo công tác mua, chế biến thực phẩm 
Ngay từ đầu năm học tôi cùng với cô giáo tổ trưởng tổ nuôi dưỡng đi tham khảo thị trường để tìm hiểu giá cả và chất lượng thực phẩm ở các cơ sở tư nhân để đặt và làm hợp đồng mua thực phẩm cho toàn trường như hợp đồng: Mua gạo, đậu các loại thịt, tôm, cá, cua đồng,, chuối, sữa, Ngoài ra chú trọng việc chọn mua thực phẩm phải tươi ngon, biết rõ nguồn gốc tận dụng thực phẩm có sẵn ở địa phương, có giá trị dinh dưỡng cao, mà giá cả lại rẻ. Khai thác nguồn thực phẩm mua từ phụ huynh như tôm, cua, trứng, các loại rau, củ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa gắn trách nhiệm của cha mẹ với con mình. Cô chế biến thay đổi thường xuyên cách chế biến tạo ra nhiều món ăn đa dạng, với màu sắc, mùi vị để kích thích trẻ ăn ngon miệng, tạo điều kiện tốt cho việc tiêu hóa, hấp thụ thức ăn,
Ví dụ: Biết phân biệt đặc điểm của thịt lợn tươi thịt chắc, độ đàn hồi cao, bề mặt khô ráo, màu sắc sẫm tự nhiên, mỡ trắng, thịt lợn bị bệnh, ôi thiu, mỡ vàng, thịt nhão
 - Chế biến đúng cách, biết bảo tồn dinh dưỡng trong quá trình chế biến,
Ví dụ: thức ăn của trẻ cần chế biến nhỏ, nhừ, thơm ngon, đẹp mắt.
 - Biết kết hợp nhiều loại thực phẩm để nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn để tạo món ăn đa dạng về màu sắc, mùi vị kích thích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết định lượng, tạo điều kiện cho sự tiêu hóa thức ăn tốt.
 - Khi chế biến phối hợp an toàn các loại thực phẩm trong bữa ăn: các loại thực phẩm nào có thể phối hợp với nhau sẽ nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, thực phẩm nào kết hợp với nhau sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Ví dụ: Thịt xào giá đỗ sẽ nâng cao giá trị dinh dưỡng. Nhưng gan lợn xào giá đỗ sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.
 Chế biến thực phẩm sao cho phù hợp, phải đảm bảo từ khâu chuẩn bị, sơ chế đến chế biến theo quy trình 1 chiều từ sống đến chín. Chế biến phải phù hợp với độ tuổi, khẩu vị ăn của trẻ để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất và dễ tiêu hoá.
6.3. Chỉ đạo tốt công tác cho trẻ ăn và chăm sóc trẻ ng.
 	Chăm sóc và nuôi dưỡng là rất cần thiết, luôn đi đôi với nhau. Bởi trong nuôi có dạy, trong dạy có nuôi, một cơ thể khoẻ mạnh mới có điều kiện phát triển trí tuệ. Như người ta nói “trí tuệ phát triển trong cơ thể khoẻ mạnh”. Chính vì thế mà chúng tôi những người làm công tác quản lý phải lên kế hoạch chỉ đạo sát đúng để tất cả trẻ phải được chăm sóc chu đáo từ bữa ăn đến giấc ngủ.
 	 Hơn ai hết cô giáo chủ nhiệm phải là người nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có cách chăm sóc trẻ cho phù hợp. 
Ví dụ: Tạo cảm giác ăn ngon miệng, ăn hết suất và có thói quen lễ phép, vệ sinh trong giờ ăn thì cô giáo phải biết tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ như: Trước giờ ăn hoặc chờ chia cơm cô cho trẻ đọc thơ có nội dung về giáo dục, lễ giáo như ăn biết mờihay giữ vệ sinh trong khi ăn hoặc giới thiệu các món ăn cho trẻ biết mỗi món ăn cung cấp cho chất gì và có lợi cho cơ thể như thế nào? Nếu thiếu chất dinh dưỡng thì có hại gì cho cơ thể từ đó tạo cảm giác ăn ngon miệng cho trẻ cũng như kích thích một số trẻ ăn yếu.
Ngoài ra cô cần chú ý chăm sóc riêng đối với những trẻ kém ăn, ăn chậm, dỗ dành cho trẻ ăn.
 	Chỉ đạo cho giáo viên rèn cho trẻ súc miệng, đánh răng sau khi ăn đối với trẻ mẫu giáo. Với trẻ nhà trẻ làm vệ sinh cho trẻ và tập cho trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ để trẻ ngủ ngon giấc.
 	Chỉ đạo cho giáo viên trực trẻ ngủ, chỉ đạo chu đáo từ phản ngũ, chăn màn, gối đầy đủ, phòng ngủ đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
 Đặc biệt chú trọng chăm sóc đối với những trẻ yếu, trẻ ốm để tạo cảm giác an toàn cho trẻ.
 6.4. Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục và các hoạt động khác
Nhà trường phát động phong trào xây dựng và sử dụng giáo án điện tử trong suốt cả năm học. Nhằm tạo cho giáo viên có tính chủ động, có nhiều biện pháp tích cực và hình thức sáng tạo trong các hoạt động chung...
Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ vấn đề đầu tiên đó là kết quả việc giáo dục. Bởi vậy tích cực hướng dẫn việc tổ chức dạy học có nề nếp là việc làm thường xuyên. Mỗi giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày như: Hoạt động chung; HĐ góc; HĐngoài trời; vui chơi, HĐ chiều. Giáo án soạn đầy đủ, đúng nội dung, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Lựa chọn, vận dụng phương pháp giáo dục tích cực tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, tính sáng tạo của trẻ. Tạo môi trường giáo dục phù hợp với chủ đề, chủ điểm, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, tìm ra cái mới, thể hiện sự hiểu biết của trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ đạo nghiêm túc các hoạt động chuyên môn, tổ chức tốt các hội thi.
Đối với trẻ tích cực, hứng thú, tự nguyện tham gia váo các hoạt động giáo dục trẻ tạo ra sản phẩm, tìm tòi khám phá, giáo viên không làm thay, vẽ thay, viết thay cho trẻ. Giáo viên hình thành và rèn luyện để cho trẻ có thao tác đúng, thuần thục một số thói quen về nề nếp học tập. 
Cô luôn theo dõi sự phát triển, nhận thức của trẻ trên các lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và phát triển thể lực. Đánh giá kết quả của trẻ đúng thực chất, khách quan, công bằng, tôn trọng sản phẩm của trẻ. Vì thế người giáo viên muốn có kết quả tốt thì phải biết thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, biết tạo mọi cơ hội để ôn luyện thêm kiến thức cho trẻ vào các thời điểm trong ngày. Bởi trẻ mầm non dễ nhớ, dễ quên nên hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. “Học mà chơi, chơi mà học” là kết quả tốt nhất vì trong quá trình chơi giúp trẻ ôn luyện kiến thức mà trẻ đã được trải nghiệm, được khám phá. 
Nhà trường thực hiện tốt chương trình GDMN mới giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, chủ động, trẻ biết cách tư duy, có kỹ năng tự giải quyết một số việc đơn giản trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Giáo viên nắm được các chủ đề của từng độ tuổi mình phụ trách. Chương trình GDMN mới gồm 9 chủ đề dành cho 35 tuần có gắn đặc điểm thời gian, điều kiện thực tế các địa phương như mùa Xuân, gia đình, , Tết trung thu, trường mầm non,  vì vậy giáo viên phải dự kiến thời gian thực hiện, phân phối các chủ đề, lồng ghép ngày hội, ngày lễ sao cho phù hợp và đạt hiệu quả.
Lực lượng giáo viên là nòng cốt để thực hiện chương trình GDMN mới nên Trường Mầm non Nga Văn đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên học nâng chuẩn. Khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Trường thường xuyên tổ chức các hội thi: Giáo viên nuôi, dạy giỏi cấp trường, trang trí nhóm lớp, đồ dùng đồ chơi tự tạo, “Bé khỏe bé ngoan”, tạo điều kiện để giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, việc tạo cảnh quan môi trường xung quanh lớp học cũng đóng vai trò quan trọng. Để giúp trẻ có nhiều sáng tạo trong học tập, vui chơi.Trường đã vận động phụ huynh cùng tham gia tạo môi trường thân thiện cho trẻ như: Xây bồn hoa, trồng cây xanh, mua sắm trang thiết bị Đẩy mạnh các hoạt động tự làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí nhóm lớp, các tiết dạy để phù hợp với từng chủ đề, nội dung phong phú, trò chơi hấp dẫn, phát huy tính chủ động sáng tạo ở trẻ, kích thích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Kết quả 100% số trẻ được theo dõi, đánh giá, phát triển tốt và đạt yêu cầu theo các lĩnh vực: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ, tình cảm, xã hội, trẻ ngoan ngoãn, mạnh khỏe. việc thực hiện chương trình GDMN mới được ban giám hiệu nhà trường hết sức quan tâm. Vì vậy nhà trường thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng đồng thời tạo điều kiện để giáo viên được tham gia các lớp tập huấn do ngành tổ chức. Toàn trường có 18 giáo viên, 64,7% giáo viên đạt trên chuẩn, 70% giáo viên có chứng chỉ tin học. Giáo viên chủ động linh hoạt sáng tạo trong phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục và thiết kế theo sự hứng thú của trẻ làm cho tiết dạy sinh động, hiệu quả.
Trường mầm non Nga Văn dạy trẻ với phương châm “trẻ học mà chơi, chơi mà học” nên các tiết dạy đều lấy trẻ là trung tâm, trẻ được thể hiện vai trò trong mọi hoạt động. Để mỗi giờ hoạt động, vui chơi của trẻ đạt hiệu quả cao, giáo viên đã phát huy được tinh thần học nhóm của trẻ qua các giờ hoạt động góc, từ đó giúp trẻ tự tin, sáng tạo, kích thích trẻ khám phá, trải nghiệm. 
 Kết quả qua đánh giá: 97% trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, toán; 95,7% trẻ phát triển ở các lĩnh vực khác, tỷ lệ trẻ SDD giảm 3% so với đầu năm học.
Với đội ngũ giáo viên hăng say, miệt mài trong công việc, Trường mầm non Nga Văn đã được các bậc phụ huynh tin cậy khi gửi con em mình. 
7. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra đánh giá
Kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản lý, qua kiểm tra để biết rõ kế hoạch, mục tiêu đề ra thực tế đã đạt được đến đâu, như thế nào. Từ đó tìm ra biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh.
Đối với việc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non việc kiểm tra của người quản lý là hết sức cần thiết vì đây là công việc tỷ mỷ, dễ sai sót và có những sai sót khó phát hiện. Vì vậy cần có kế hoạch kiểm tra, sử dụng nhiều hình thức kiểm tra (định kỳ, đột xuất) và phải phối hợp với các lực lượng khác trong trường như công đoàn, thanh tra, kế toán để tiến hành kiểm tra và để tạo niềm tin cho phụ huynh. Kiểm tra là một quá trình. Để việc kiểm tra có chất lượng cao phải thực hiện các bước.
 - Xây dựng được các tiêu chuẩn: Đối với các nhân viên trong tổ nuôi và các giáo viên trên lớp. Ngoài những tiêu chuẩn chung do ngành quy định, nhà trường dựa vào đó để đề ra những tiêu chuẩn riêng cho phù hợp với trường mình, lấy đó làm tiêu chí để kiểm tra.
 - Đối chiếu những gì đã làm được với tiêu chuẩn.
 - Góp ý về cách khắc phục những tồn tại và đề ra những giải pháp
Nội dung kiểm tra:
 + Kiểm tra bộ phận cô nuôi: Kiểm tra khâu chọn mua thực phẩm, khâu chế biến thực phẩm và sự công bằng trong chia thức ăn cũng như giờ ăn đã đúng với quy định chưa, việc lưu mẫu thức ăn có thường xuyên không? Công khai tài chính có hợp lý không?
 + Kiểm tra giáo viên về việc cho trẻ ăn và hướng dẫn trẻ vệ sinh cũng như việc chăm sóc trẻ ngủ.
 - Trước hết kiểm tra về khâu chuẩn bị bàn ăn, khăn lau, nước uống, phản ngủ, chăn, chiếu, gối có đảm bảo cho trẻ không?
 - Kiểm tra việc chăm sóc trẻ ăn có tốt không? Trẻ có ăn hết suất không? Có lồng giáo dục vào bữa ăn chưa? Đã có biện pháp hay chăm sóc với những trẻ ăn chậm hay kén ăn chưa? Giáo viên đã có thủ thuật hay sáng kiến gì để trẻ ngủ nhanh, ngủ sâu, ngủ đủ giấc chưa?
Kiểm tra là một việc làm thường xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức, kiểm tra toàn diện, chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất. Kiểm tra toàn diện được100% giáo viên; Kiểm tra chuyên đề mỗi giáo viên kiểm tra 2 lần/năm. 
Việc kiểm tra đột xuất một số nội dung: Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kiểm tra hồ sơ, giáo án, kiểm tra thực hiện chế độ sinh hoạt, kiểm tra việc đánh giá chất lượng. Kiểm tra kỹ năng của trẻ: Vở tập tô, làm quen toán, tạo hình, các loại vở theo hướng dẫn của cấp trên...
Qua kiểm tra, đã uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong công tác giáo dục. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch bối dưỡng giúp cho chất lượng giáo dục tốt hơn.
Sau những lần kiểm tra chúng tôi ghi lại những kết quả chính để theo dõi tiếp quá trình thực hiện công việc tiếp theo. Những kết quả này cũng là cơ sở để đánh giá thi đua khen thưởng hay kỷ luật.
Kiểm tra là công việc khó, vì vậy đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có nhiều kinh nghiệm về kỹ năng kiểm tra và kinh nghiệm thực tế trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Kiểm tra càng kỹ càng phát hiện ra những sai sót dù nhỏ nhất. Vì vậy người quản lý luôn đi sát thực tế để nắm vững công việc của từng bộ phận có nhiều kinh nghiệm, có ích cho công tác kiểm tra của mình.
8. Giải pháp thực hiện tốt dân chủ hoá trường học
Tôi thực hiện giải pháp dân chủ hóa trường học để đạt mục tiêu huy động trẻ ăn bán trú tại trường với mục đích: 
- Để tạo môi trường dân chủ cho mọi người có thể tham gia quản lý và giải quyết tại chổ những vấn đề phát sinh trên cơ sở công khai kiểm tra đánh giá, công khai các mức thu, các nguồn hổ trợ của các tổ chức, đoàn thể, công khai các khoản chi cho việc mua sắm cơ sở vật chất từ nguồn hổ trợ cấp trên liên quan đến xã hội hóa do phụ huynh được kiểm tra giám sát.
- Công khai các kế hoạch, các vấn đề liện quan đến hoạt động tài cíng, tổ chức bán trú cho tập thể sư phạm biết cùng bàn bạc và có trách nhiệm thực hiện.
 	- Thực hiện công khai chế độ ăn của trẻ, tạo lònh tin cho phụ huynh..
	Để thực hiện mục tiêu dân chủ hóa, tôi đã thực hiện các công việc như sau:
+ Xây dựng hòm thư góp ý, bỏ phiếu kín.
+
+
Qua việc.
IV. KIỂM NGHIỆM 
Sau khi đã áp dụng những biện pháp nêu trên đã thu được kết quả như sau:
 * Những thay đổi về nhận thức của lãnh đạo địa phương, phụ huynh, cộng đồng, xã hội.
 - Làm thay đổi quan điểm của lãnh đạo địa phương và ủng hộ hoàn toàn chủ trương, kế hoạch của nhà trường.
 - Đây là bước đột phá làm chuyển biến nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về công tác huy động trẻ vào bán trú. Chính vì thế mà tỷ lệ trẻ bán trú đạt chỉ tiêu đề ra, chất lượng nuôi dưỡng được tăng lên giảm tỉ lệ xuống.%.
	Qua quá trình tổ chức thực hiện các giải pháp, để đánh giá hiệu quả của đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát lại các nội dung tiêu chí như ban đầu đã đánh giá, kết quả đạt như sau:
STT
Nội dung khảo sát
Số lượng khảo sát
Kết quả khảo sát
Ghi chú
Số lượng
Tỉ lệ %
1
- Tỉ lệ trẻ ăn bán trú tại trường 
176 
137
78
2
- Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng 
176
19
10,8
3
- Tỉ lệ phụ huynh tuyết đối tin tưởng vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.
176
125
C. KẾT LUÂN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT KUẬN
Ở lứa tuổi mầm non các cháu rất cần sự chăm sóc, thương yêu, gần giũ, quan tâm đến trẻ một cách chân thành, không tính toán, xuất phát từ tấm lòng của người mẹ, cô giáo cần tạo cho trẻ sự yên tâm, trẻ xa mẹ sẽ cảm thấy bơ vơ, chính vì thế cô giáo hãy luôn ở bên trẻ, cùng vui buồn, với trẻ. Một khi trẻ tìm thấy sự yêu thương từ cô giáo trẻ mới thích đến lớp, và lúc đó “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”của trẻ và cả bố mẹ.
 	Con người ta cần ăn để mà sống, ăn uống là một trong nhu cầu thiết yếu nhất của con người, nhưng ăn như thế nào? Khoa học dinh dưỡng đã chứng minh con người cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đọan phát triển tâm sinh lý. Đối với trẻ mầm non cơ thể trẻ tuy mỗi lần ăn với số lượng ít hơn người lớn nhưng không thể không có. Trẻ đang lớn rất nhanh nhu cầu dinh dưỡng rất cao cần có chế độ dinh dưỡng cân đối giúp cho sự phát triển của trẻ từ thể xác lẫn tinh thần. Điều đó cho thấy việc tổ chức và quản lý hoạt động nuôi dưỡng trong trường mầm non hết sức quan trọng. Trẻ khỏe mạnh, có sự phát triển cân đối giữa thể xác và tinh thần, cân đối giữa cân nặng và chiều cao. Sự phát triển của cơ thể còn giúp trẻ tránh sự nhiễm trùng, tinh thần mở mang , điều hòa, khuôn mặt vui tươi, dễ thương của tuổi thơ. Trẻ chỉ phát triển hài hòa cân đối khi mà được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nếu trẻ ăn uống thiếu thốn, không điều độ thỉ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ngay từ bây giờ và cả sau này. Như vậy chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường đóng vai trò hết sức quan trọng, mà trong trường Mầm non cần có biện pháp tổ chức và quản lý tốt.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân về công tác huy động trẻ vào bán trú, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 XÁC NHẬN 
 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Văn, ngày 10 tháng 04 năm 2014
Tôi xin cam kết bản SKKN là của chính bản thân, không coppy, sao chép của người khác.
 Người viết SKKN
Trinh Thị Thức

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Sáng Kiến Liên Quan